Mưa vô
mùa, nghĩa là hết một đợt dài lưu diễn, tôi về quê, má tôi chặt
lá, giúc nếp cặm cụi ngồi gói bánh cà bắp, nấu một nồi tám đầy vun
bánh, tôi hỏi
má gói chi nhiều vậy, má cười...
Lần đầu đọc, trên một tờ báo địa phương, với cái tên Nguyễn Thị Ngọc
Tư, mê quá, Gấu tôi bèn lóc cóc type truyện ngắn
Một
Mối Tình,
post ngay
lên Tin Văn.
Hỏi, có phải
một tác giả trong nước. Trả lời, không.
Cho tới bi giờ, Gấu tôi vẫn chưa thể biết, Nguyễn Thị Ngọc Tư của Một
Mối Tình, và Nguyễn Ngọc Tư , là một?
Nếu
bạn nghĩ văn chương Việt
Nam bi giờ ẹ lắm, và nhà văn Việt Nam bi giờ dốt quá, Gấu tôi khuyên,
nên tìm đọc Nguyễn Ngọc Tư.
Nhân vật nam trong truyện của bà, đa số thường bội bạc, và thường bỏ
đi, theo một hình bóng khác.
Hình bóng khác này, phải chăng là một... lý tưởng?
Nhà văn gốc Ấn độ, tác giả những vần thơ của quỉ, Rushdie, trong cuốn
Nụ Cười Của Con Báo, viết:
Khi chính quyền Reagan khởi động cuộc chiến chống Nicaragua, ông thấy
mình đứng về xứ sở nhỏ bé của một lục địa [Trung Mỹ] mà ông chưa từng
đặt chân tới. Và ông ngày càng quan tâm, "bởi vì, nói cho cùng, bản
thân tôi là một đứa con của một cuộc nổi dậy thành công, chống lại một
quyền lực lớn, ý thức của tôi, là sản phẩm của cuộc chiến thắng của
cuộc cách mạng Ấn Độ.
Nhưng có lẽ, điều trên còn thực, ở chỗ này, rằng những người như chúng
tôi, vốn không hề có nguồn gốc ông bà ông vải, từ những xứ sở Tây
Phương, hay Phương Bắc, chúng tôi cùng có chung một điều gì đó -
chắc
chắn không phải là một điều chi thật là giản đơn, thí dụ như, những con
người thuộc thế giới thứ ba - nhưng ít ra, cái cảm nhận chung của chúng
tôi, là một cảm nhận thế nào là yếu đuối, thế nào là một cái nhìn
từ
dưới, ngước lên trên....". Và khi có cơ hội tới Nicaragua, ông thú
nhận, không tới, với ý nghĩ, mình giản dị chỉ là một quan sát viên
không đứng về phe nào.
Tôi nghĩ, những người nhận xét văn học Việt Nam bi giờ ẹ quá, là do, họ
chưa hề cảm nhận, có một nền văn học khác hẳn nền văn học của miền bắc.
Nền văn học của miền bắc, theo tôi, là một nền văn học chưa hề biết đến
cái cảm thức, thế nào là yếu đuối. Thế nào là từ dưới ngó lên. Sự
thất
bại của Tự Lực Văn Đoàn cho thấy cái nhìn kẻ cả ở trên cao ngó xuống
người dân quê mở đường cho nền văn chương 'hiện thực", cho chính sách
"tam cùng", của Cộng Sản.
Liệu những nhà văn miền nam theo miền bắc, khi viết Hòn Đất, Những Bức
Thư Từ Tuyến Đầu Tổ Quốc, họ cảm nhận ra sự yếu đuối của miền nam, và
cầu cứu người anh em ruột thịt miền bắc?.
Chiến thắng miền nam càng làm cho nó một thêm kiêu hãnh.
Nhìn như thế, mới thấy tầm mức, ảnh hưởng, và sự quan trọng, cần thiết,
của những nhà văn như llà DTH, hay NHT.
Đồng Vọng
cho Hồn Thiêng
Lò Thiêu
Huỳnh
Phan
Anh, Gấu, và Thời Của
Chúng Ta!
Đọc
Buồn Nôn
Hà
Nội,
Thiệp và Gấu
Sự nổi tiếng của một số tác
giả ở
trong nước, sau 1975, thí dụ như NHT, DTH, BN, có dư luận hải
ngoại cho
rằng, họ ảnh hưởng văn chương miền nam trước 1975. Tôi nghĩ, có.
Chiến
thắng miền nam, và thực thế phũ phàng sau đó, làm sao không ảnh hưởng
lên bất cứ một người viết?
Đoạn cuối Nỗi Buồn Chiến
Tranh, đọc, thấy
phảng phất Tiếng Động của Thanh Tâm Tuyền. Tướng Về Hưu có không khí
hiện sinh của một thời hậu chiến ở bên... Tây. Thiếu, là thiếu
một
tiếng hát, thí dụ của Gréco, và một điệu Jazz, thí dụ, Một ngày nào,
em sẽ nhớ anh, Some of these days... của Buồn Nôn, La Nausée.
Thiệp có thể mơ hồ nhận
ra sự thiếu sót đó, và thay bằng tiếng hát... nữ thuỷ thần.
Ghi
chú về Lưu Vong
Tởm
Người
ta đã
nói nhiều về những tội ác của chế độ cộng sản. Ít ai cho biết, tôi đã
tởm chế
độ đó đến mức như thế nào. Câu chuyện sau đây là của nhà văn, nhà thơ
lưu vong người
Balan, Czeslaw Milosz, Nobel văn chương 1980, trong tác phẩm Milosz's
ABC's.