*




 
Người trăm năm cũ.

Art puts history on show and makes the historian into a writer.
[Nghệ thuật đưa lịch sử ra trình làng, và biến sử gia thành nhà văn]. 

Roland Barthes viết, Michelet, một tay xực lịch sử, Michelet, eater of history. Ở đoạn "Michelet as predator", kẻ ăn thịt sống, ông coi sử gia người Pháp này, giống Pascal, Rimbaud, là những người viết tới đâu ăn văn mình tới đó, [Michelet is one of those predatory writers (Pascal, Rimbaud) who cannot write without constantly devouring their discourse].
[Bản tiếng Anh của Richard Howard, nhà xb Hill and Wang, New York]

Michelet nhận lịch sử như một món dinh dưỡng ông, bù lại, ông từ bỏ đời mình vì nó.
[Michelet receives History as a nutriment, but in return he abandons his life to it].

Đọc Barthes, viết về Michelet, tôi cứ băn khoăn hoài, về những nhà nhà văn Việt Nam chuyên về đề tài lịch sử, thí dụ như Hoàng Khởi Phong với cuốn Người Trăm Năm Cũ chẳng hạn, với nhân vật lịch sử là Hoàng Hoa Thám và căn cứ địa Yên Thế.
HKP không phải là người đầu tiên đưa ông hùm này vào trong tiểu thuyết.
Nhưng nhân vật hay được kéo ra khỏi mồ, ra khỏi lịch sử, và nhét vào trong một cuốn tiểu thuyết, với một số nhà văn Việt Nam, là Nguyễn Huệ.
Đã có lần tôi thử cắt nghĩa tại sao, với một Nguyễn Huệ của Nguyễn Huy Thiệp chẳng hạn. Xin nhắc lại sơ qua ở đây....

 Nguyễn Huy Thiệp nổi tiếng, theo như một vài người [xin xem diễn đàn Talawas], vì đã đưa được "cứt" vào trong văn chương.
Những lời nói thô bỉ, hành động  tục tĩu, sai nhét cứt vào đám sĩ phu Bắc Hà, theo như Nguyễn Gia Kiểng, tác giả Tổ Quốc Ăn Năn, là do anh em Nhạc Huệ Lữ là những tay cướp biển [thú thực, tôi không đọc cuốn này, mà chỉ coi ba chớp ba nháng, những bài viết về nó, và tác giả, ở trên net]. Trong bài viết Truyện ngắn, tình yêu và chiến tranh, và ở một vài chỗ khác, tôi [NQT] đã giải thích, tại sao nhân vật NH hay bị lôi khỏi mồ sống dậy, nhập vào các tác phẩm văn học:

1. Nguyễn Huệ là người độc nhất, dám Bắc Tiến, và giấc mộng của ông không ngưng ở Hà Nội, xứ Bắc, mà còn vượt biên giới, tới luôn xứ Tầu.
Giấc mộng Bắc Tiến này, truy nguyên ra, là của cả một nửa nhân loại, vì theo như "lịch sử" cho thấy, thường ra là  miền bắc xâm lăng miền nam, ít có trường hợp ngược lại. Ngay lịch sử nước Mẽo cũng vậy, thành thử cái câu Yankees go home, được lập đi lập lại nhiều lần.

Cioran coi lịch sử là tác phẩm của quỉ. Theo ông, những dân tộc thuộc vùng Đông Âu, đều chống lịch sử, cho dù khuynh hướng chính trị, ý thức hệ như thế nào. Bởi vì họ đều là nạn nhân của con quỉ này hết. Lịch sử: Ngày mai có riêng một quỉ của chính nó: Miền Bắc, Hà Nội. [NQT: Lần Cuối Sài Gòn]. Tất cả những dân tộc không có đuợc cái số mệnh của nó ở vùng phía đông Âu châu [ở miền cực nam của miếng đất hình chữ S] đều bị xâm lăng, thống trị. Với họ, lịch sử là ma quái, là tởm lợm.
 [Nguyên văn đoạn Cioran trả lời Léo Gillet mà người viết "áp dụng một cách 'thiên tài' vào thực tế Việt Nam": Au fond, tous les gens de l' est de l' Europe sont contre l' histoire. Je vais vous dire pourquoi. C'est que les gens de l' Est, quelle que soit leur orientation idéologique, ont forcément un préjugé contre l' histoire. Pourquoi? Parce qu' ils en sont victimes. Tous ces pays sans destin de l' est de l' Europe, ce sont des pays qui ont été au fond envahis et assujettis, pour eux l' histoire est nécessairement démoniaque. Cioran, Entretiens, nhà xb Gallimard, 1995].
Đó là một trong những lý do tại sao những nhà văn Việt Nam hay sử dụng tới Nguyễn Huệ, như là một nhân vật tiểu thuyết dám đi ngược lại lịch sử, lật ngược số mệnh của những con người không có số mệnh...

[Nhân nhắc tới Cioran, xin viết thêm một tị về ông này, một chuyên gia về tản mạn, như ông tự nhận, khi được (Léo Gillet) hỏi, và giải thích: Bởi vì tôi lười biếng. Muốn viết cái gì dài dài [quelque chose de suivi], phải là người hoạt động. Tôi, tôi sinh ra ở trong mẩu đoạn. (Moi, je suis dans le fragment). Tôi cũng viết được một mớ dài dài, nhưng thôi từ lâu. Bây giờ  viết châm ngôn, mẩu đoạn. Tôi là nạn nhân của chính những  tư tưởng của tôi...]

Trong lời tựa cho bộ trường thiên tiểu thuyết HKP cho biết, 'Tôi tự biết tôi là một người xa lạ ở nơi đây, mặc dù đến rất sớm... Không nên viết về một đời sống khi mình chỉ là một kẻ đứng bên lề." Ý định viết tiểu thuyết lịch sử, lẽ rất nhiên lịch sử Việt Nam, một phần là từ đó mà ra. Tôi không hiểu, khi viết về những