|
Journal
Oct 11, 2003
Đời
tôi phản ánh cái tốt nhất và
cái tệ hại nhất của
thế kỷ 20.
Madeleine Albright
Tạp
chí Pháp L'Express, số từ 2-8, Oct. 2003, có bài phỏng vấn vị cựu
đại sứ Mỹ tại LHQ, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ thời Clinton: Những lời thú
tội của Madeleine Albright.. Bà đã 'thú tội' như sau, vvề chuyện đã
thuyết phục
HK tham dự vào cuộc chiến tại Kosvovo, được gọi là 'Cuộc chiến của
Madeleine':
Đừng nghĩ thoạt đầu, đây là một lời khen... Bản thân tôi, đã trải qua
những giờ phút thật là bi thảm, khi một trái bom thả sai mục tiêu, và
con số những thường dân vô tội bị chết vì nó, hoặc khi một phi công bị
báo cáo mất tích... Tuy nhiên, tự thâm tâm,
tôi tin rằng mình làm đúng: tôi nhìn ra khuôn mặt của những người tị
nạn, và những nỗi đau khổ họ đã chịu đựng, nỗi nhục nhã bị hãm hiếp...
Vị bộ trưởng Đức, Joschka Fischer đã ban cho tôi một lời thật là thân
ái, lịch sự [gentil], khi coi đó là "một cuộc chiến của Madeleine", hay
là "chiến thắng của Madeleine"... Đây không phải chiến thắng, mà
là trách nhiệm lớn.
Dai Sijie. nhà
văn gốc Trung Hoa, sau thành công của cuốn đầu tay, "nhà văn Pháp
Balzac và cô thợ may nhỏ bé người Trung Hoa" [đã được quay thành
phim], còn là tác giả của những thước phim, thí dụ như "Trung Hoa, nỗi
đau của tôi" [Chine, ma douleur], đã cho ra lò một cuốn mới toanh: Mặc
Cảm của Di [Le Complexe de Di]. Lần này, văn hóa đế quốc "Trung
Nguyên" [l'empire du Milieu] đối đầu với ông tổ phân tâm học Freud.
Mới từ Trung Quốc trở lại Pháp, nhà văn gốc Trung Hoa, nhưng viết
văn bằng tiếng Tây này tỏ ra không được vui: "Đám ký giả 'trong nước'
xúm lại cấu xé tôi, nói, mày là thằng phản bội..." Tôi trả lời: "Liệu
có
phải là một tội ác không, khi yêu nước Tây, và những tác giả của nó?".
Trường hợp của ông làm nhớ tới nhà văn Nga viết văn bằng tiếng Tây,
André Makine, tác giả của những cuốn như Di
Chúc
Pháp, Sông
Tình Một Thuở mà Tin Văn đã giới thiệu.
Trường hợp Makine, ông đã phải coi những cuốn sách của mình, như là bản
dịch, từ nguyên bản tiếng Nga, bởi vì giới xb không tin, một người Nga
chân ướt chân ráo tới Paris, lại có thể giỏi tiếng Tây như thế!
Với Dai
Sijie, là nhờ cặp mắt xanh của Bernard Pivot, đạo diễn show văn học
"Bouillon de culture" [Nước dùng văn hóa] trên France 2. Trong chương
trình bữa 21 Tháng Giêng 2000, dành cho những best sellers như Max
Gallo, Daniel Pennac... ông cài vào một tay mơ, là Dai Sijie, với cuốn
sách đầu tay còn nóng hổi từ Gallimard. Một thứ tự thuật, câu chuyện về
hai chàng trai trí thức thành phố được đi thực tế, đúng ra là để tàn
đời, tại một vùng núi. "Một cuốn sách nên tìm đọc", đó là lời giới
thiệu của Bernard Pivot, và tác giả của nó thì ngồi chết dí trong chiếc
ghế bành, trong cái dáng thiểu não lần đầu chường mặt ra công chúng,
trên một sân quay, anh ta búng búng nói vài tiếng rồi câm luôn... "Tôi
thật bối rối. Tôi rất tin tưởng ở cuốn sách, " sau này Pivot nhớ lại.
Và rồi ông bốc lên:"Nếu cuốn sách không trở thành một best-seller, thì
kể như buổi chiếu này vứt đi."
Chỉ nội ngày hôm sau, bốn trăm ngàn ấn bản bán sạch. Gallimard phải cho
in thêm...
Tin Văn xin giới thiệu bài phỏng vấn Dai Sijie, trích từ "Đàn
Chim Việt"
Đảng
Cộng Sản Trung
Quốc đã trở thành 'đảng cầm quyền" [parti de gouvernement], và không
còn là đảng cách mạng [parti révolutionnaire], theo như nhận định của
tờ báo Pháp, Thế Giới, trong một phụ trương đặc biệt [số 324, tháng
Mười 2003], về tân cường quốc kinh tế này. Và đây cũng là cáo chung của
ý thức hệ mác xít.
Như
vậy có nghĩa là sẽ
có một thể chế dân chủ tại đây? Không đâu, nhưng
một thể chế dân sự [civisme], thì được!
Tin Văn sẽ có bài chi tiết về một xứ sở được coi như là một trong những
xưởng thợ [atelier] lớn lao nhất của thế giới, và khẩu hiệu vĩ đại
'mới' của nó, thay cho câu 'Vô sản thế giới, hãy đoàn kết lại':
Hãy tiến lên, vì [chủ nghĩa] trưởng giả quốc gia!
[En avant pour la bourgeoisie nationale!]
Phỏng
Vấn Dởm,
hay Phỏng Vấn Tưởng Tượng,
hoặc do chính tác giả nói chuyện với mình,
hoặc do một tác giả tưởng tượng mình gặp một tác giả khác,
và cuộc gặp gỡ được một ông phóng viên tưởng tượng ghi lại,
hoặc...
Cuộc Phỏng Vấn Dởm Khánh Thành Toà Nhà Văn Học Dởm này, sẽ là:
Gấu
nói chuyện với Gấu:
Thất vọng như chưa từng biết thất vọng là gì...
-Với mối tình lớn thứ nhì, văn
chương, chắc chắn vĩ
đại hơn cả mối tình đầu - là toán học đó -
ông có gặp nỗi thất vọng nào không?
Có, và còn thê
thảm hơn lần
đầu nhiều!
-Thế hả? Kể cho
nghe tí
đi.
Cứ tạm gọi nó là nỗi thất vọng, hay kinh nghiệm: Bếp
Lửa…
|
|