Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng
sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Bản quyền
thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
Links
Văn
Art2all
Ý Kiến
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Guardian
Hồ
Biểu Chánh
Chess
Trang
& Bài đặc biệt
Hiện
tượng Trâm Thạc
&
Bài vở liên hệ
Thư Tín
Lô cốt
trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
Golden Bridge
August, 2004
Alexa Ranking
81,253
|
Merry
Christmas and Happy New Year
Chúc Mừng
Giáng Sinh và Năm Mới
Jennifer Tran
30 ans après
sa mort,
Hannah Arendt est devenue une icône
AFP
Ba mươi năm
sau khi mất [4
Tháng Chạp 1975], triết gia Mỹ gốc Đức [Đức
gốc Do Thái] trở thành một hình tượng.
Cái Ác Tầm
Phào 1
Cái Ác Vô
Vị 2
Đi
tìm một tác phẩm sẽ có
Bạn đọc thấy ngay từ những năm 60, Merleau-Ponty đã nhìn thấy rõ kết
cục bi
thảm của tương lai Cộng sản Việt Nam hiện nay: Hành động dã man, tư
tưởng tín điều.
Lý do là, theo Merleau-Ponty, "nối kết mác-xít giữa triết học và chính
trị
đã đứt rời". Và người ta cứ coi như nó vẫn như thế, theo nguyên tắc,
trong thế giới tương lai, nghĩa là thế giới ảo tưởng, điều Marx đã nói:
"Triết học, cùng lúc, được thực hiện và tiêu huỷ bởi lịch sử, cái phủ
định thì cứu vớt, cái tiêu huỷ thì hoàn tất." (La philosophie à la fois
réalisée et détruite par l'histoire, la négation qui sauve, la
destruction qui accomplit. Signes, p.13). Và ngay từ năm 1960,
Merleau-Ponty
đã tỏ ra sáng suốt, khi kết luận: "Cuộc vận hành siêu hình đó đã không
xảy ra." Thời đại đã chứng rõ ràng là, trong khi qui luật mác-xít đòi
hỏi, đừng tiêu huỷ triết học nếu không thực hiện nó, thực tế
Stalinienne tiêu huỷ triết học, giản dị có vậy.
Hôm nay nhân loại nói chung một tiếng nói
Trong bài viết Đi tìm một tác phẩm sẽ
có ngày xửa ngày xưa đó, tôi còn nhớ được đến bây giờ, ấy là vì
tôi nhìn thấy số báo Vấn Đề có bài viết, vào một buổi tối, "như thường
lệ", ghé nhà cô bạn, thấy tờ báo nằm trên bàn nơi phòng khách.
Cô bạn mua, chắc chỉ vì bài viết!
Bài viết đó, như dần dần tôi nhớ ra được những chi tiết liên quan, [một
buổi tối... nằm trên bàn nơi phòng khách..], là được gợi hứng từ một
định nghĩa: nhà văn là người kết hôn với đất nước của mình.
Và cùng với đất nước của mình, là khí hậu, thời tiết của nơi chôn rau
cắt rốn của nhà văn đó.
Khí hậu truyện của Nhất Linh, là những mùa thu nhặt lá bàng của đất
bắc, là bến đò gió, là anh chàng Dũng, áo mở bung ngực, không cài nút,
đầu tóc xù ra, đón gió, rập rà rập rình hăm he với chính mình, sẽ bỏ
nhà ra đi làm cách mạng! Cái đoạn tả anh chàng Dũng ngớ ngẩn nhìn sang
nhà hàng xóm, thấy chiếc áo cánh trắng tinh bay phất phơ trong gió, ngộ
ra chân lý
là Loan đi học ở tỉnh về nghỉ hè, là những dấu hiệu báo hiệu mùa
thu sắp sửa trở về, và cùng với nó là... tình yêu!
*
Hà Nội, thành
phố có hương thơm và mặt trời ve vuốt, thành
phố mà Cẩn nói, được dựng lên cho những nhớ nhung và mơ tưởng của một
thời trẻ
dại, "con đường Trường Thi, hai hàng me bên đường vào khoảng tháng sáu,
tháng bẩy như thế này, lá me bắt đầu rụng để lộ những nhánh cây nhỏ,
những đứa
trẻ háu ăn đã vô ý tưởng là những quả me, và ngó lên bằng cặp mắt thèm
thuồng.
Mùa hè vàng nắng không còn, nhưng những ngày cuối mùa nóng, người dân
Hà Nội có
thói quen trước khi ngủ mở tất cả những cánh cửa sổ để đón gió mát, đột
nhiên
trong đêm khuya, có những cơn gió lạ từ đâu chợt tới, thổi thốc những
chiếc lá
khô bay phấp phới, và người lớn vội vàng trở dậy đóng bớt cửa sổ, "đó
là
những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu mùa thu trở về."
Những Ngày Ở Sàigòn
Giả
như cuốn nhật ký của cô Trâm
"đuợc" ông Mẽo đốt bỏ?
Như được biết, đúng ra cuốn nhật ký đã bị đốt bỏ. Nhưng một ông thông
dịch viên Ngụy can, đừng, đừng, có lửa sẵn ở trong đó rồi!
Sự tình sẽ khác hẳn, nếu không có ông thông dịch viên Ngụy.
Cynthia Ozick tự hỏi, sự tình sẽ ra sao, nếu bà thần hộ mệnh của Anne
Frank đó, vứt tập nhật ký
của cô vào thùng rác, hay lò lửa?
Khi ông thông ngôn Ngụy kia nói, có sẵn lửa ở trong đó, ông muốn nói,
hãy để cho cuốn sách tự nó đốt nó?
Nhiều
phụ nữ
làm chúng ta quên ngay vẻ
đẹp của
họ, khi họ
cất lời.
Album
Chùm ảnh Bạn Văn & Bà Con VC của HL
BVVC
Lần về Hà Nội đầu, đầu thiên niên kỷ, sau hơn nửa thế kỷ xa cách, gặp
những bạn bè chẳng hề quen, trong có NTS, liền tập tức anh làm Hai Lúa
nhớ đến một người bạn thân, cùng học Nguyễn Trãi, mà Hai Lúa bỏ lại khi
nhẩy vội lên con tầu xuống Hải Phòng, chạy một mạch vô Sàigòn.
Nhưng mà này, liệu có cái gọi là văn học Việt Nam hải ngoại không đấy,
Hai Lúa nhớ, ông nhà văn ra đi từ miền bắc VTH
đã có lần nham nhở hỏi lại cái tay phỏng vấn ông.
Cũng là cảm giác ấy, có thể nói như vậy, nhưng bàng hoàng hơn, sửng sốt
hơn, hạnh phúc sung sướng hơn nhiều, khi Hai Luá gặp một nhà văn ra đi
từ Hà Nội,
cùng với gia đình của bà, lần "ghé thăm" cựu lục địa.
-Ôi chao, những con người Hà Nội, thứ thượng hảo hạng của nó,
sau 1954 cho đến mãi ngày này, mà vưỡn còn, hử?
Thế mình về được rồi! Phải về rồi!
Hà-nội chết theo mối tình đầu. Tình yêu khi đó giống như căn bệnh lúc
trưởng thành, là tiếng khóc chào đời. Nhưng cũng có thể đó chỉ là phản
ứng của cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết. Đứa nhỏ tuy đã quen với
nắng ấm Miền Nam nhưng không làm sao quên được những đợt gió bấc lạnh
buốt.
Lần Cuối Sàigòn
"Vụ án" PD
Chiến
Dịch
Một
thiếu nữ ngồi trên lối bực đá từ
dưới lộ dẫn lên cư xá
ngay trước mặt nhà. Tóc ngắn lưng áo vàng. Chính mầu áo nổi rực giữa bờ
cỏ rậm
trên khu đồi chi chít những gốc thông già hoang tịch vào lúc nửa chiều
đập mạnh
mắt Kiệt. Mầu vàng tươi lóe trong đám xanh rối.
Một
Chủ Nhật Khác
1 2 3 4 5
Cá
Rô Cây và Nước Mắm Lá Chuối
Cuốn sách
tiếng Anh đầu tiên tôi được đọc, tại trại tị nạn Thái Lan,
sau khi chạy trốn [và thoát được] quê hương, là một cuốn thuộc loại
dành cho học sinh nước ngoài học tiếng Anh. Nhan đề của nó, lấy ra từ
một dòng thơ "promises to keep", trong bài Dừng
ngựa bên rừng chiều tuyết rụng, của Robert Frost.
Trong cuốn
sách, có một số truyện thuộc loại ngụ ngôn, một làm tôi nhớ
đến những "ẩn dụ" như cá rô cây, nước mắm lá chuối.
Câu chuyện này
cũng liên quan tới chuối.
Một anh chàng,
lần đầu được ăn một trái chuối, thấy thật là tuyệt vời.
Anh ta cứ nhớ hoài cái mùi vị của trái chuối đó, cho tới một ngày, được
gặp lại không chỉ một, mà là cả một rừng chuối. Ăn, anh ta la lên,
không phải chuối! Nói rõ hơn, vẫn là chuối, nhưng không phải chuối!
Đây cũng là
kinh nghiệm của Brodsky, khiến ông tin rằng, chính người
Nga, mới là những người Tây Phương thực sự, nhân lần đầu được ăn món ăn
đồ hộp của bọn tư bản!
*
Brodsky, vẫn
Brodsky, trong bài viết Chiến Lợi Phẩm, được in trong tập tiểu luận Về
Khổ Đau và Trí Tuệ, đã viết, bằng một giọng têu tếu - một tiểu luận, cổ
điển về hình thức, nhẹ như bông, như Coetzee khen ngợi - nhưng đôi khi
nhức nhối, về thời trẻ của ông, còn đọng lại qua những hình ảnh của Tây
Phương, những chiến lợi phẩm, thí dụ như những chiếc hộp sắt đựng thịt
bò, những chiếc đài la dô làn sóng ngắn cũng như những phim ảnh và nhạc
jazz. Như những sự kiện lịch sử trở thành những huyền thoại tuyệt vời,
về sự giao lưu giữa các nền văn minh - Con Đường Tơ Lụa, Con Đường Hồ
Tiêu... - chúng, những dấu ấn của văn minh Tây phương kia, lọt qua phía
bên kia Bức Màn Sắt, và đem ý nghĩa về một Phương Tây tới những người
dân Nga. Thú vị hơn, Brosdky nhớ lại, những hộp sắt, sau khi ăn xong
ruột, người dân Nga sử dụng làm bình cắm bông, hoa, chuôi, cán dao...
và, thừa thắng xông lên, Brodsky cho rằng, chính những người dân Nga
thế hệ của ông, mới là những người Tây Phương thực sự, và có lẽ độc
nhất, "the real Westerners, perhaps the only ones".
Bất
hạnh hay không bất hạnh, đó là vấn đề
|