Đêm, mưa, viết, gửi về Bắc


Asked whether he takes characters from real life: “No, major characters emerge: Minor ones may be photographed.”
GRAHAM GREENE. 1953
Ông bệ nhân vật, từ đời sống thực, vào trong văn chương?
-Không, thứ thượng thặng, là từ đâu đó, từ xó xỉnh nào chẳng ai biết, bật ra. Ba thứ làm xàm, thuộc loại xái xảm, đồng nát, thì có thể sao chép muợn đỡ, từ đời sống thực, làm cái bệ, cho những công chúa, những hoàng tử, hay những tù nhân, kiểu Dos, kiểu Solz, từ đó, bước ra sàn diễn.

Trân trọng giới thiệu
CD Trần Hữu Hoàng

Nhân đọc thơ Nhã Ca
Thanh Xuân

 Thơ Du Tử Lê

Em đi áo lụa mềm lưng phố
Có động lòng thương kẻ cuối đường...

Có những câu văn, thơ, được viết ra, không phải để được đọc liền tù tì, mà là để đợi một độc giả độc nhất, độc giả độc, độc giả xịn, độc giả tri âm tri kỷ của nó.
Tao chỉ đợi mày, tao còn sống đây, là vì mày...
Tao đây nè, đọc, đọc đi để tao hoàn tất cái đời của tao.
Hoàn tất theo nghĩa, trở thành bình thường như mọi câu văn câu thơ khác.
Cho đến một lúc nào đó, lại thức giấc và lại đợi.

Hai câu thơ trên của Du Tử Lê, là như thế đối với Hai Lúa.
Ghê gớm hơn nữa, nó liên quan đến một nơi chốn, của Sài Gòn.

Cũng cái cảm giác như thế, Hai Lúa nghe, lần đầu tiên trong đời, bản nhạc Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, tại trại cải tạo Duyên Hải, khi cuộc chiến kết thúc đã từ đời thưở nào, chẳng còn ai đi "lượm" xác chồng...
Bản nhạc vừa cất lên một cái là thằng Hai Lúa rùng mình, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, nó đây rồi, nó là của mình, không của ai khác, ông nhạc sĩ sáng tác ra cho riêng thằng Hai Lúa này. Mấy người khác chỉ nghe ké, thưởng thức ké, đau khổ ké....

Viết tới đây, bỗng Hai Lúa nhớ đến một ý của Benjamin. Ông này nói, có những cuốn sách nằm ngủ ở trong thư viện, để cho bụi đắp đầy mình, chờ có khi hàng ngàn năm, độc giả của nó khật khừ tới, và đánh thức nó dậy...

Have you ever seen the rain?
Lần đầu nghe câu hát này, Hai Lúa giật mình tự hỏi, tại sao lại có một lời ca lạ kỳ như vậy.
Rồi chẳng bao giờ Hai Lúa tìm hiểu những lời tiếp theo.
Bởi vì câu hát đó, đến đó, là trọn vẹn đối với Hai Lúa.

Câu hát trọn vẹn của nó đối với Hai Lúa là như vầy:
Em có bao giờ nhìn thấy mưa rơi trên tóc, trên mặt, trên má em, bữa hai đứa mình đứng trú mưa, tại vỉa hè đường Lê Lợi, ngay trước rạp hát, kế bên Nhà Thương Đô Thành... (1).
Làm sao em nhìn thấy được!
Và bây giờ, sau bao nhiêu năm, làm sao em nhớ được!
Chỉ có một mình anh nhớ, cho cả anh và em.
Và cũng chẳng ai thèm nhìn, thèm để ý, trừ cái thằng ngố đứng sững như trời trồng, buổi sáng bữa đó.

Đâu có thua gì Barbara, của Prévert.
Cũng có một cuộc chiến chó đẻ, rình rập.
Cũng cố vội vàng, hạnh phúc.

Đoạn mới viết đó, là để trả lời cái mail của Du Tử Lê, khi Hai Lúa hỏi, trọn bài thơ trong có hai câu trên nó ra làm sao. Anh kiếm cả buổi, nhớ cả buổi, không làm sao kiếm được, nhớ ra được, thế rồi anh chậc chậc, mày đâu cần cả bài thơ? Cần làm quái gì?
Hai câu là đủ rồi, cha nội!

(1) Rạp Vĩnh Lợi, nhớ ra rồi. Còn Lê Lợi là rạp chiếu phim thường trực, ở sau chợ Sài Gòn, gần trường Văn Khoa cũ, nơi có lần Hai Lúa rủ em đi coi movie, hết ghế, chật cứng người, phải đứng coi ngay gần cửa, chưa đầy phút, em đã đi ra, nói, có một thằng khốn nạn đứng phía sau em.

Tình cờ Hai Lúa khám phá ra trang net của ông bạn Huỳnh Phan Anh, nhân đọc bài tưởng niệm nhà văn Lê Văn Trương, trên trang văn học
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Bài viết quên hẳn mảng văn chương thiếu nhi của LVT, mà Hai Lúa đã từng nhắc tới, trong bài viết
Nội Cỏ Của Thiên Đường
Bạn ta bi giờ làm thơ, thế mới thú!
Trân trọng giới thiệu độc giả Tin Văn,
Trang HPA trên ĐBSCL
Còn đây là Trang HPA trên Tin Văn
Gặp gỡ cuối năm


Trang Vũ Hữu Định
Câu thơ của VHĐ, trong bài Em Pleiku,
quả đúng như Nguyễn Mạnh Trinh đã nhớ.
Da em mềm như mây chiều trong
Nhân tiện cũng cùng tưởng niệm nhà thơ VHĐ với trong nước.

- Nghe nói Tư không biết rõ ngày sanh tháng đẻ của mình, chỉ nhớ là sanh trong đêm nên Tư có nước da màu đen, nhưng mà có duyên. Tư có soi gương thấy mình dễ thương không?
- Có chứ, em hay nghĩ mình tuy xấu nhưng có duyên ngầm.
Phỏng vấn Nguyễn Ngọc Tư

Trang Dương Thu Hương
Đọc bà, rồi đọc những nhà văn trong nước cùng thời với bà, cả những người nổi tiếng thế giới, ta thấy ngay sự khác biệt, và tự hào về bà, như chính bà tự hào, về mình:
Tôi lúc nào cũng là một con sói đơn độc. NQT
La louve solitaire de Hanoï
Royaumes perdus et retrouvés 
On Evil

Chống Bất Phục Phản: Về Jean Améry
Against The Irreversible: On Jean Améry
W. G. Sebald

22

Họ lại lên cái xe dodge lênh khênh không cửa, chạy vòng trong phố như những chiều chủ nhật trống trải trước kia. Đám đông không thay đổi.
Duy cười cuời giơ tay chào những mặt quen. Kiệt ngồi thẳng, đưa mắt ngó quang cảnh phố xá. Thỉnh thoảng Kiệt cười không.
Họ dừng xe bên đường, xuống tìm quà mua tặng Nghiêm. Duy mua món trang sức đeo trên áo, hình hai khẩu súng bắt chéo. Kiệt mua một tấm thiếp đựng dĩa hát nhỏ ghi âm bài mừng sinh nhật.
Duy hài lòng về món quà mình chọn:
-Tôi sẽ bắt anh chàng đeo trên áo một tuần lễ liền.
Nghiêm tính giản dị, ghét lòe loẹt. Không ai có thể ngờ anh chàng trông lù đù hiền lành như không biết gì ngoài sách vở lại là tay thiện xạ về Colt. Nghiêm được tuyển vào đoàn đại diện cho trường trong kỳ thi đua tranh chức thiện xạ toàn quân.
-Để mua rượu chát mang đến. Kiệt nói.
-Tôi hết tiền rồi.
-Còn tiền đây. Kiệt vỗ túi. - Nếu bữa nay không có sinh nhật Nghiêm tôi cũng mời anh ăn bữa nó nê.
Xách vò rượu chát từ trong tiệm bán thực phẩm ra xe, Duy khựng giữa hè. Cô cháu gái của hắn khoác tay một thanh niên đi ngang qua. Cô ngoảnh sang bạn làm như không thấy Duy.
-Cháu gái tôi đấy. Duy chỉ theo sau lưng thiếu nữ. – Anh thấy không?
-Thế hả? Kiệt hỏi xuôi. Anh chắc cũng không thấy mặt. – Đau khổ?
-Đau khổ chứ. Duy cười khà.
Duy lấy làm lạ về mình. Hắn chỉ như cắn phải cục sạn khi ăn cơm, hơi bực. Nhưng chỉ thế thôi. Mai kia mốt nọ hắn lại vẫn đến thăm cô bé coi như không có chuyện gì xẩy ra. Rất có thể hắn lại đắm đuối say mê thực sự, quên hết thẩy mọi chuyện hoặc có nhớ cũng bỏ qua không đếm xỉa. Và rồi cũng bỗng chốc hắn lạnh nhạt vô cớ, nhưng vẫn tiếp tục đi lại để khỏi làm tổn thương tự ái kẻ khác. Hắn như thế hoài. Tình ở Duy như cây trái có mùa.
Hắn không như Kiệt. Anh trầm trọng thái quá.
Duy lái xe chậm, xuống hồ, lên đồi, tìm một chỗ vắng đậu. Còn sớm quá để đến Nghiêm.


Đà Lạt
9
Từ giờ đến ngày Kiệt đi, Duy sẽ phải nói nhiều. Có lẽ rồi sẽ mang cả đời mình ra kể.
MCNK

Đọc câu trên, thật kỳ lạ, bởi vì chẳng một chút liên quan, Hai Lúa bỗng nhiên nhớ đến một câu, của mình, trong Lần Cuối Sài Gòn.
Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó.

Có thể, câu của Hai Lúa, thực sự là như thế này:
Kể từ ngày thành phố ra đi, có lẽ sẽ phải mang cả đời mình ra kể, thế vào chỗ của nó.

Và như thế, Tin Văn có nghĩa là.... Sài Gòn?
*
"Đời của mi, ngay ở đây, tại nơi chốn vất đi này,
mi đã làm hỏng nó…"
"Hãy nói lời giã từ thành phố mà mi đã đánh mất"
(Lawrence Durrell)
*
Chính thành phố phải chịu xét đoán; nhưng chúng ta, những đứa con (của Sài Gòn), phải trả giá.
(C’est la ville qui doit être jugée; mais c’est nous, ses enfants, qui devons payer le prix.)

Sài Gòn là một máy ép tình yêu; thoát ra khỏi, là những kẻ bịnh hoạn, những gã cô đơn, những bậc tiên tri, tất cả những kẻ dục tính bị tổn thương nặng nề.

(Alexandrie était le grand pressoir de l’amour; ceux qui en réchappaient étaient les malades, les solitaires, les prophètes, tous ceux enfin qui ont été profondément blessés dans leur sexe).

Nàng là ai? Cái thành phố mà chúng ta đã chọn lựa?
(Qui est-elle, cette ville que nous avions élue?) 

Hãy chừa riêng ra cho anh, những vết thương tình mà anh chia sẻ với Sài Gòn.
(Épargne-moi les blessures de l’amour partagé avec Justine).

Lũ đàn ông chúng mình, đều được tạo ra bằng bùn và quỉ ma của Sài Gòn.
(Tout homme est fait de boue et de daimon, et la femme ne peut pas nourrir ces deux côtés de sa nature à la fois: Mọi người đàn ông đều được tạo nên bằng bùn và quỉ ma, và một người đàn bà do bản chất, không thể nuôi nấng cả hai khía cạnh này cùng một lúc).
Sài Gòn nghĩa là gì?


Ẩn hả nhớ chứ
Nhân đọc, cũng tờ Người Nữu Ước, có bài viết về một tay bảnh hơn Ẩn nhiều, số phận thảm hơn Ẩn nhiều. Không làm điệp viên, nhưng là người chuyên trị điệp viên: Code Breaker, kẻ phá mật mã. Nhờ ông này, không biết bao nhiêu mạng người đã được cứu thoát trong Đệ Nhị chiến. Ông còn là người đẻ ra cái máy computer.
Ông tự tử bằng cách ăn trái táo có tẩm thuốc độc, y như trong Người đẹp ngủ trong rừng.
Hai Lúa hy vọng sẽ có dịp dịch bài này cống hiến bạn đọc Tin Văn, nhất là những độc giả mê môn Toán.