|
Hình Nữu Ước Thời Báo
Solzhenitsyn, long a
nonperson in
communist Russia,
beams down from a billlboard advertising
"The First Circle" above a street in downtown Moscow.
Bích chương quảng cáo Tầng
Đầu Địa
Ngục, phim TV 10 tập, trên đường phố Moscow. "Cha già dân tộc", râu ria
xồm xoàm, mỉm cười nhìn xuống nhân dân.
Cha già dân tộc, hay khiêm
tốn hơn,
lương tâm của đất nước, tiếng tăm của ông cũng lên xuống như chính nước
Nga, kể từ khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ.
Tầng Đầu Địa Ngục, một lần nữa, đưa ông trở lại sàn diễn, tới được
với công chúng, một điều kể như không thể nào hiểu nổi, vào thời điểm
bốn chục
năm trước đây, khi ông lén lút tuồn tác phẩm ra nước ngoài.
Tập I, đứng đầu, trong tuần qua, đánh gục "Terminator 3", nhưng
sau đó, tụt xuống hạng năm, tuy nhiên, vẫn có chừng 15 triệu người coi!
Chúng ta cứ thử tượng, trong nước bi giờ cho quay Chuyện Kể Năm 2000,
của Bùi Ngọc Tấn, mở ra bằng cảnh Cây Đa Tân Trào đồng chí Giáp ra
quân, và kết thúc, người tù BNT từ giã nhà tù Tân Trào, đứng ngay ở gốc
cây đa, vẫy vẫy những bạn tù còn kẹt lại.
Không chỉ toàn thể nhân dân,
mà toàn thể oan hồn, cũng thức dậy, chen
chúc nhau coi!
Chẳng lẽ đàn anh Liên Xô dám, mà thằng em út VC không dám, chịu chơi?
Bà
Solzhenitsyn nói: “Cuốn
phim đạt mong muốn:
chúng tôi cần có
một hành vi ăn năn thật sự.“
".... hắn ngồi nép vào một
góc quán, tay ôm cái bọc, nhìn trời, nhìn
nắng và sốt ruột. Mặt trời đã chếch chếch trên đầu cây đa Tân Trào xa
xa rồi."
Chuyện
Kể Năm 2000
"Le
Premier Cercle"
Album from Hell.
Nhận đồ thăm nuôi tại trại tù Solovetsky, khoảng 1927-1928.
Ivan Zaitsev, một cựu tù,
cho biết: "Tù nhân không có thăm nuôi, là chỉ có chết, do đói dài dài,
suy dinh dưỡng". Ở đây chúng ta mới nhận ra sự hy sinh của các bà vợ sĩ
quan VNCH. Chồng con còn sống là nhờ họ trường kỳ thăm nuôi, nhất quyết
không chịu thua Vi Xi.
Gấu biết có trường hợp, một sĩ quan, nhận được thư của bố mẹ, than vãn
về cái chuyện con dâu chơi thân với cán bộ. Ông con viết thư trả lời bố
mẹ: Chừng nào vợ con không còn thăm nuôi con, bỏ bê mấy đứa nhỏ, đi
theo luôn tên Vi Xi, bố mẹ hãy cho con biết, để con từ nó. Một khi
chuyện đó chưa xẩy ra, thì nó vẫn là vợ con.
Nhân Ngày Phụ Nữ, xin vinh danh các bà một phát ở đây!
(1) Album From Hell là tên bài viết của Anne Applebaum, điểm cuốn của
Tomasz Kizny, "Gulag: Sống và Chết trong Trại Tập Trung Xô Viết", trên
tờ Điểm Sách Nữu Ước , NYRB, số đề ngày 24 tháng Ba, 2005
Trang DTH
Tickets are expensive. So are the hotels.
Names range from Rita to Juanita.
In walks a policeman, and what he tells
is "You are persona non grata in terra incognita "
Joseph Brodsky: Abroad
[Vé máy bay mắc lắm. Tiền trọ khách sạn cũng chẳng thua.
Làm gì có tên DTH ở trong đó?
Ngoài kia, là một tay phú lít.
Hắn nói, "Bạn là pesona non grata tại
terra incognita "]
*
Sau mỗi cuộc chiến
Phải có ai đó dọn dẹp sắp xếp mọi chuyện.
Mọi chuyện, tự chúng, đâu làm được chuyện này?...
Một người nào đó. Chổi ở trong tay.
Vẫn nhớ chuyện xẩy ra.
After each war
somebody has to clear up,
put things in order,
by itself it won't happen. ...
Somebody, broom in hand,
still recalls how it was.
Wilslawa Szymborska:
Chấm dứt và Bắt đầu.
End and Beginning
[Joseph Brodsky dịch qua tiếng Anh,
trong Tuyển Tập Thơ Tiếng Anh, Collected Poems in English].
Khi
lương tâm vùng vẫy [mong] thoát khỏi kiếp xiềng, nó lay
động hết một cõi người của chúng ta. Sau một cú khủng khiếp như thế,
chẳng có
thể nói được, ai là người trong số chúng ta sẽ thoát ra khỏi cơn bão
tố, mà còn
giữ được tâm hồn phẳng lặng.
Solzhenitsyn
Thi
Sĩ và Thế Giới
Wilslawa Szymborska
Chống
Bất Phục Phản: Về Jean Améry
Against The
Irreversible: On Jean Améry
W. G. Sebald
Một
Chủ Nhật Khác 19, 20
Nàng sắp đặt
nhà cửa sau một ngày vắng mặt, trông nom con cái,
tắm rửa, vào bếp làm bữa tối. Bữa cơm tối là giờ xum họp. Sau bữa cơm,
Thùy xem
tập vở của các con, kiểm soát coi chúng đã học bài làm bài chưa trước
khi mở máy
truyền hình hoặc bầy cho chúng những trò vui đùa trong gia đình. Thứ
Bẩy nghỉ
buổi chiều, nàng đưa các con đi phố, cho chúng ăn hiệu hoặc xem chiếu
bóng hoặc
vào vườn thú hoặc đến thăm những nơi họ hàng quen biết. Chủ nhật hai
đứa lớn đi
họp đoàn sói. Nàng ở nhà lo chợ búa tuần tới, chơi với thằng Hào hoặc
dắt con đi
thăm bạn. Một hoặc hai tháng, chọn một ngày chủ nhật đặc biệt, Thùy
mượn xe lái
đưa con đi chơi xa, ra ngoài đồng hoặc tắm biển hoặc về Bình Dương thăm
ông bà
ngoại. Bên nội chúng chẳng có ai.
Đà
Lạt
8
Feb 6, 2004
Thơ là toán thuần tuý, ngược với văn, là toán áp dụng, của
ngôn ngữ. Nó xác thực hơn, có nhiều khả năng tạo những hình thức lý
thuyết, độc
lập không dựa vào nền tảng chất liệu, so với văn.
G. Steiner: Verse in Tragedy, Thơ trong Bi Kịch.
[... that verse is the pure mathematics of language. It is
more exact than prose..., and more capable of constructing theoretic
forms
independent of material basis. Prose, on the contrary, is applied
mathematics].
[Trích Nhật Ký Tin Văn]
Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hànội chờ
tầu về Nam, lúc chiều
tối đứng trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo
sâu hoắm
bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên
tai
"... Nhìn xuống vực thẳm... dưới ấy..", câu của anh vẳng ngân như là
một câu thơ. [Câu văn là một câu gắn liền trong mạch văn, tách ra khỏi
mạch
không ít thì nhiều cũng bất toàn. Câu thơ tách ra khỏi mạch vẫn tự đầy
đủ, tự
lập trên cái nền thiếu vắng nó gợi nhắc]....
Thơ là thứ tiếng nói tàng ẩn trong quên lãng bất chợt vẳng
dội, đòi được nghe lại (nghĩa là đọc lại, lập lại). Người ta nghĩ đến
một
truyện ngắn, một bài tùy bút, một quyển tiểu thuyết đã đọc, nhưng người
ta nhớ
đồng thời nghe và gặp lại một câu thơ, một bài thơ.
Trong
đất trời nhau.
Hiểu như thế, Một Chủ Nhật Khác quả là một bài thơ. Nó tách
rời ra khỏi cái mạch "văn chương miền nam trước 1975", và bây giờ, nó
ngày càng tự đầy đủ, độc lập trên cái nền thiếu vắng đó. Nó chính là...
cái nền
thiếu vắng đó. Cái nền kia có thể mất đi, hay bị huỷ diệt, bị lăng mạ,
làm
nhục.. nhưng nó vẫn còn, và tách hẳn ra khỏi.
Nó chính là cái mà Steiner gọi là toán thuần túy.
*
Cái nền thiếu vắng?
Cũng thế, đọc đoạn văn trên đây, trong
Một Chủ Nhật Khác, tả
cuộc sống bình thường của Thùy, khi chồng bị động viên, ở trong quân
ngũ, ngay
cả tác giả, khi viết, cũng không thể tiên đoán ra được rằng, chúng, sau
này sẽ
trở thành những di tích của một nền văn minh miền nam đã bị đám VC miền
bắc huỷ
diệt.
Đây cũng là điều đã xẩy ra đối với nữ bá tước de Ségur. Hậu
thế sau này nhận ra, có quá nhiều xác chết, sát nhân... ở trong những
cuốn
truyện dành cho nhi đồng của bà. Và đồng thời người ta nhận ra sự thực:
Vào
thời của bà, yêu đương thì thầm lén, nhưng chết chóc lại công khai. Cái
yếu tố
xã hội đó, tác giả, khi viết, chẳng để ý tới!.
Hồi nhỏ, đọc Tam Quốc, đến khúc Quan
Công bị chặt đầu, rồi đòi, trả đầu ta đây, là
thằng bé Hai Lúa quăng bỏ cuốn truyện, không làm sao đọc tiếp được nữa.
Bao
nhiêu người hùng của thằng bé cứ theo Quan Công mà đi, đọc làm gì nữa!
Một Chủ Nhật Khác, kể từ lúc Oanh đi,
sau lần gặp chót rất ư
là thê thảm giữa Thầy và Em, chắc là ở bên ngoài rạp Rex thì phải, vì
cứ như
cung cách Oanh đậu xe tắc xi cách rạp một tị, để đi vài đường ngắm phố
xá, là
Hai Luá lại tưởng tượng ra, cái cảnh của "chàng" ngày nào đợi Bông
Hồng Đen, vừa thấy bóng nàng xuất hiện, là vẫy một cái tắc xi chở cái
rụp qua
Chợ Lớn, đâu có dám chần chờ sợ người quen bắt gặp... kể từ lúc Oanh
đi, là kể
như anh chàng Kiệt cứ thế lao xuống hố, thảm quá, không làm sao type
tiếp được
nữa!
[Ôi chao chỉ còn ba chương nữa, nhưng chương nào cũng thảm cả!]
*
Nàng nhìn trân trân đầu tóc bờm xờm,
gương mặt thiểu não,
quần áo xốc xếch của Kiệt. Nàng trông thấy sự xuy xụp khốn nạn. Không
thể tưởng
tượng đó là con người nàng từng ôm ấp chung đụng trong gần mười năm.
Nếu bây
giờ hắn chạm vào người chắc chắn nàng ngất xỉu.
MCNK
Ông bố của Kiệt là Bắc Kỳ, chạy tản
cư, khi trở về, bán hết
cơ nghiệp chạy vô Nam. Bên nội mấy đứa nhỏ con của hai vợ chồng Kiệt
Thùy không còn ai. Quê ngoại của chúng là Bình Dương. Cuộc sống chung
của hai
vợ chồng là gần mười năm... Thành thử cái kết cục thảm hại như Thuỳ
nhìn anh
chàng Kiệt trên đây, hình như lại có vẻ giống như một "ẩn dụ", về một
anh chàng Bắc Kỳ di cư 1954 làm thất vọng cô vợ Miền Nam, trước khi anh
chàng
VC Bắc Kỳ xuất hiện?
Ôi chao, đọc truyện, đọc tiểu thuyết, mà cứ như bị
"bóng đè"!
Thùy hớp những ngụm cà phê đắng nghét
vì cứ nghĩ đến mùi hôi
hám tanh tưởi tiết ra từ người đàn ông này.
MCNK
Ẩn hả nhớ chứ
Nhân đọc, cũng tờ Người Nữu Ước, có bài viết về một tay bảnh hơn Ẩn
nhiều, số phận thảm hơn Ẩn nhiều. Không làm điệp viên, nhưng là người
chuyên trị điệp viên: Code Breaker, kẻ phá mật mã. Nhờ ông
này, không biết bao nhiêu mạng người đã được cứu thoát trong Đệ Nhị
chiến. Ông còn là người đẻ ra cái máy computer.
Ông tự tử bằng cách ăn trái táo có tẩm thuốc độc, y như trong Người đẹp
ngủ trong rừng.
Hai Lúa hy vọng sẽ có dịp dịch bài này cống hiến bạn đọc Tin Văn, nhất
là những độc giả mê môn Toán
|