|
Hình Nữu Ước Thời Báo
Solzhenitsyn, long a
nonperson in
communist Russia,
beams down from a billlboard advertising
"The First Circle" above a street in downtown Moscow.
Bích chương quảng cáo Tầng
Đầu Địa
Ngục, phim TV 10 tập, trên đường phố Moscow. "Cha già dân tộc", râu ria
xồm xoàm, mỉm cười nhìn xuống nhân dân.
Cha già dân tộc, hay khiêm
tốn hơn,
lương tâm của đất nước, tiếng tăm của ông cũng lên xuống như chính nước
Nga, kể từ khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ.
Tầng Đầu Địa Ngục, một lần nữa, đưa ông trở lại sàn diễn, tới được
với công chúng, một điều kể như không thể nào hiểu nổi, vào thời điểm
bốn chục
năm trước đây, khi ông lén lút tuồn tác phẩm ra nước ngoài.
Tập I, đứng đầu, trong tuần qua, đánh gục "Terminator 3", nhưng
sau đó, tụt xuống hạng năm, tuy nhiên, vẫn có chừng 15 triệu người coi!
Chúng ta cứ thử tượng, trong nước bi giờ cho quay Chuyện Kể Năm 2000,
của Bùi Ngọc Tấn, mở ra bằng cảnh Cây Đa Tân Trào đồng chí Giáp ra
quân, và kết thúc, người tù BNT từ giã nhà tù Tân Trào, đứng ngay ở gốc
cây đa, vẫy vẫy những bạn tù còn kẹt lại.
Không chỉ toàn thể nhân dân,
mà toàn thể oan hồn, cũng thức dậy, chen
chúc nhau coi!
Chẳng lẽ đàn anh Liên Xô dám, mà thằng em út VC không dám, chịu chơi?
Bà
Solzhenitsyn nói: “Cuốn
phim đạt mong muốn:
chúng tôi cần có
một hành vi ăn năn thật sự.“
".... hắn ngồi nép vào một
góc quán, tay ôm cái bọc, nhìn trời, nhìn
nắng và sốt ruột. Mặt trời đã chếch chếch trên đầu cây đa Tân Trào xa
xa rồi."
Chuyện
Kể Năm 2000
Ối giời ơi là giời!
Hai Lúa được mời vô
Vẻ Vang Dân Mẽo!
From:
Date: Saturday, February 11, 2006 9:16:50 AM
To:
Subject: Your Invitation to Americas Whos Who
Congratulations!!
It is with great pleasure that we extend to you an
invitation to be included in the forthcoming Inaugural Edition of the
2006-2007
of The America’s WHO'S WHO Registries.
This Inaugural Edition recognizes those men and women who
have achieved success in their respective fields. This special edition
of the
registry is designed as an outstanding networking source for the
American
marketplace as well as a world wide source for the Who's Who of global
decision
makers.
We believe your accomplishments, as a highly respected
professional in your field, merit very earnest and intense
consideration for
inclusion...
Có lẽ biết bé cái nhầm, mail kế tiếp, y
chang, nhưng thay vì
Mẽo, thì là:
From:
Date: Saturday, February 11, 2006 5:06:05 PM
To:
Subject: Your Invitation to Prestige Who's Who
DTH trên TV Pháp
Sau mỗi cuộc chiến
Phải có ai đó dọn
dẹp sắp xếp mọi chuyện.
Mọi chuyện, tự
chúng, đâu làm được chuyện này?...
Một người nào đó.
Chổi ở trong tay.
Vẫn nhớ chuyện xẩy
ra.
Wilslawa Szymborska
Trang DTH
Salvation or Ruin: Cứu Rỗi hay Điêu
Tàn.
Trong một xã
hội tan rã, một khi thế hệ trẻ mù lòa đi theo chân lý muôn đời, hết cắm
cờ, thì lại ngồi lên đầu nhân dân, tai ương thảm họa là điều không thể
tránh khỏi, và được báo trước. Nhưng chính cứu rỗi, chứ không phải điêu
tàn mới là điều "tới mà chẳng ai biết trước, chẳng ai trông chờ, chẳng
làm sao tiên đoán...", bởi vì cứu rỗi, chính nó, chứ không phải điêu
tàn, tuỳ thuộc vào tự do và ý chí của con người.
[Hannah
Arendt, trong Franz
Kafka: A Revaluation,
trong Essays in
Understanding 1930-1954, nhà xb Schocken Books, New
York: In a dissolving society which blindly follows the natural course
of ruin, catastrophe can be foreseen. Only salvation not ruin, comes
unexpectedly, for salvation and not ruin depends upon the liberty and
the will of men].
Chỉ một khi
thế hệ trẻ, tốt nghiệp Harvard, trở về nước, bằng tự do và ý chí của
chính họ, từ chối không chịu ngồi lên đầu nhân dân, thì mới mong có cứu
chuộc được.
Tôi không tin DTH đã từng đọc Arendt, nhưng, như nhà phê bình của tờ Le
Monde viết về bà - "... sinh
trưởng tại miền Bắc và đối diện với những khủng hoảng, những điên rồ
của cuộc
chiến, với chế độ độc tài, bà không để những từ 'số kiếp phũ phàng,
định mệnh đã
an bài, cái nước mình nó như thế' len vào trong đầu, mọc mầm mọc rễ,
tạo thành
một cái tổ nho nhỏ ở trong đó" - thì đây chính là cách nhìn Kafka của
Arendt khi bà cho rằng, nếu bảo ông là nhà tiên tri, nhìn ra cơn ác
mộng toàn trị trước khi nó xẩy ra, thì mới cắt nghĩa được... một nửa
lời tiên tri mà thôi. Chỉ nhìn ra được cái phần điêu tàn của nó.
Nửa còn lại, là, "cái nước mình nó bắt buộc phải khác như thế", mới là
điều mà DTH quan tâm, mong mỏi và chiến đấu vì nó.
Đọc bà, rồi đọc những nhà văn trong nước cùng thời với bà, cả những
người nổi tiếng thế giới, ta thấy ngay sự khác biệt, và tự hào về bà,
như chính bà tự hào, về mình:
Tôi lúc nào cũng là một con sói đơn độc.
NQT
On Evil
Về Cái Tà Ma,
Đại Ác
[So hình này với hình trên, thấy.. sợ Cái Đại Ác chưa?]
Trong thiên hạ có ba ông/bà
tận mắt chứng kiến Cái Đại Ác, và chỉ ra nó, "Ơ Ra Kìa", nó đây này, đó
là Hannah Arendt, Svetozar Stojanovic và Aleksandr Solzhenitsyn, theo
Paul Crichton, trên TLS, số đề ngày 27 Tháng Giêng 2006, khi điểm hai
cuốn Destined For Evil [Cái Nước
Mình Nó Như Thế: Đẻ Ra Dưới Ngôi Sao Đại Ác]: The 20th century
responses, Ứng Phó của thế kỷ 20, Predrag Cicovacki biên tập,
nhà xb University Rochester Press, 50 Anh Kim, và cuốn Về Cái Ác, On Evil của Adam
Morton, nhà xb Routledge. Bản bìa mỏng 15.95 Mỹ Kim.
Phát hiện mới mẻ nhất về Cái Ác, của Morton, theo người điểm sách,
đó là, ai cũng ác như nhau, nhân chi sơ tính... bản ác, nhưng,
với những
con người thường thường bậc trung, thì chỉ muốn ác... khơi khơi thế
thôi", đếch có dám biến nó thành hiện thực! [Morton thinks that what
marks out evil-doers from the rest of us is not so much their desires,
which are, on the whole, little different from anyone else's, but they
are able to transmute their desires into actions: Ai cũng thèm... ác
như nhau, có hơn kém thì cũng tí ti thôi, nhưng mấy ông... [mấy ông
'chấm chấm chấm' đó] có khả năng biến cái muốn của họ đó thành hành
động].
Và đây là cái rào cản, mà Morton gọi là "lý thuyết rào cản về cái ác"
[the barrier theory of evil]. Theo người điểm sách, lý thuyết này có
cái hay là giải hoặc, demystifying, cái ác, coi đó như là cơ sở,
để, mỗi khi bị cái ác nó quần, thì theo đó mà ứng phó, không đến nỗi
khiếp vía rùng rùng cả nước chạy ra biển!
Svetozar Stojanovic
Born 1931. Founder and President of the Serbian-American
Center, Belgrade.
Professor and director emeritus of the Institute for Philosophy and
Social
Theory, University
of Belgrade.
Elected
member, Institut International de Philosophie, Paris. Elected member of the
International
Academy of Humanism, Buffalo,
NY.
Distinguished Research Fellow,
Center for Inquiry International, Buffalo, NY.
Elected member of Clare Hall College,
Cambridge,
UK.
Elected
member, Academy of Humanities Research, Moscow. Member of the Advisory Board
of the University
of Belgrade.
Member of the Board of
"Politika", Newspaper. Radio and TV co, Belgrade.
His publications include 6 books, 4 brochures
and about 130 journal articles translated into 14 languages. Books in
English:
"Between Ideals and Reality", Oxford
University Press,
1973; "In
Search of Democracy in Socialism", Prometheus Books, Buffalo, NY,
1981; "From Marxism
and Bolshevism to
Gorbachev", Prometheus Books, 1988; "The Fall of Yugoslavia: Why Communism Failed",
Prometheus Books, 1997; and "Serbia:
The Democratic Revolution", Humanity Books, Buffalo, NY,
2003.
He has been distinguished visiting professor
at many universities in U.S.,
Germany,
Great Britain,
Austria,
India…
As one of the
leading dissidents under Tito, together
with 7 other professors from the so called Praxis-group, was expelled
from the University
of Belgrade, in
January 1975.
Thi
Sĩ và Thế Giới
Wilslawa Szymborska
Chống Bất Phục Phản: Về Jean Améry
Against The
Irreversible: On Jean Améry
W. G. Sebald
Vào giữa thập niên 1960,
khi, sau một thời gian dài im tiếng,
Jean Améry lại xuất hiện trước tầng lớp công
chúng nói tiếng Đức, với những bài tiểu luận về
lưu vong, đề
kháng, tra tấn, và diệt chủng, những khuôn mặt văn học của tân Cộng Hòa
Liên
Bang vẫn còn đang cố làm sao cân bằng mức thâm thủng đạo đức lớn lao,
[điều mà Jean Améry có vẻ như chẳng quan tâm cho lắm], cho tới năm
1960, vẫn là
mặt nổi
của văn chương thời kỳ hậu chiến. Thật chẳng dễ dàng khi phải hình
thành một ý
nghĩa, về con số những rào cản mà ông phải vượt qua, khi quyết định lại
nhẩy vô
cuộc bàn luận. Sự kiện là, những kinh nghiệm như của
riêng ông không còn bị coi là điều cấm kỵ
khi phơi bầy trước công chúng, điều này hẳn đã giúp cho ông xác định vị
trí của
riêng mình; về mặt khác, nhiệm vụ của ông trở nên thật khó khăn, do
hoàn cảnh
rất ư đặc biệt, đó là, có rất ít những tiếng nói chân thực đã cất lên
trong cuộc bàn luận; tuy nhiên, ít ra, phải nói, có tiến bộ so với
sự dửng dưng lạ kỳ không thể hiểu nổi của thập niên 1950.
Tiểu
Thuyết Trinh Thám
Kertesz trả
lời Le Figaro/AFP, 8.2.2006
Một
Chủ Nhật Khác 19, 20
Đà Lạt
8
Ẩn hả nhớ
chứ
Nhân đọc, cũng
tờ Người Nữu Ước, có bài viết về một tay bảnh hơn Ẩn
nhiều, số phận thảm hơn Ẩn nhiều. Không làm điệp viên, nhưng là người
chuyên trị điệp viên: Code
Breaker, kẻ phá mật
mã. Nhờ ông
này, không biết bao nhiêu mạng người đã được cứu thoát trong Đệ Nhị
chiến. Ông còn là người đẻ ra cái máy computer.
Ông tự tử bằng
cách ăn trái táo có tẩm thuộc độc, y như trong Người đẹp
ngủ trong rừng.
Hai Lúa hy
vọng sẽ có dịp dịch bài này cống hiến bạn đọc Tin Văn, nhất
là những độc giả mê môn Toán.
CODE-BREAKER
The
life and death of Alan Turing.
by
JIM HOLT
Issue of 2006-02-06
Posted
2006-01-30
|