|
Tường trình đặc biệt chuyến thăm VN, 2005
của đám báo chí ngoại đã từng tham dự cuộc chiến.
Tài xế: Hoang Van Cuong, cựu nhiếp ảnh viên UPI
Từ trái: Dirck Halstead, UPI/Time, Horst Faas AP, Hugh Van Us, UPI,
người chụp bức hình di tản nổi tiếng bằng trực thăng trên nóc nhà CIA,
nhưng thường bị nhìn lầm là Tòa Đại Sứ Mẽo, Bob Davis, phóng viên tự
do. Hình chụp trước
Continental.
Hai Lúa có khá nhiều kỷ niệm với tay Faas mập này. Anh chuyên nói với
ông Hưng, nhân viên của mình, và với Hai Lúa bằng tiếng Tây, một phần
vì ông Hưng không biết tiếng Anh. Cái nickname của Hai Lúa, gã Chuyên
Viên Trẻ, Le Jeune Technicien, là của anh ban cho.
Khi Mẽo đổ quân ở bãi biển Đà Nẵng, Faas coi đây chẳng khác cuộc đổ bộ
Normandie ngày nào. Anh đổ không biết bao nhiêu thước phim, chụp cảnh
lính Mẽo từ những tầu há mồm ùa xuống. Lần đó, có vẻ như AP lỗ vốn, và
nghe ông Hưng nói, văn phòng chính tại New York [?] giũa cho Faas một
trận.
Một lần Faas đi cùng ông Hưng lên Đài coi gửi hình, và tiện thể khoe
Hai Lúa, bức hình do anh chụp, và suýt chết vì nó: Một chiếc nón
cối mầu xanh, giữa rừng cây xanh rậm rạp.
Anh cố chứng minh cho cả thế giới biết, có quân đội chính quy, tức bộ
đội Miền Bắc, trong chiến trường Miền Nam.
Lần đó, tay lính truyền tin đi kế bên Faas đi luôn. Faas chụp xong pô
hình, nhìn sang bên cạnh, lúc đó mới thấy sợ, hết đi nổi, xỉu luôn tại
chỗ. Anh nói với Hai Lúa: Tao to con như thế này, mà sao không trúng,
còn thằng đó nhỏ con, lại vác cái máy truyền tin to tổ bố, vậy mà viên
đạn cũng kiếm cho được, để mà lụi vô.
Mấy bữa sau, ông Hưng nói, thằng chả rét rồi, hết còn dám xông xáo như
trước nữa.
Đây là bức hình được
Pulitzer của Faas
Người cha ôm xác con hỏi lính VNCH: Tại sao?
Nguồn
Tên Của
Cuộc Chiến I: Sawada
Tên
của cuộc chiến II: Betsy
Viết là
Khiếp
Ký ức Huế
Một
Chủ Nhật Khác 19, 20
Anh xin lỗi em. Anh có lỗi với em. Anh
không biết phải nói với
em thế nào. Những gì em biết đại cương đều đúng. Anh không chối. Tùy
em, em muốn
xử trí ra sao, anh cũng nhận. Riêng anh, anh không thể nói gì được cả…
Anh không
có quyền nói gì cả… Thùy như bị xối nước lạnh. Bao nhiêu ý định sắp sẵn
trên đường
lê gặp Kiệt tiêu tan. Nàng tối tăm mặt mũi, uất ức chết điếng. Nàng
khóc vùi,
nhục nhã, không thể mở miệng. Chỉ có một cách là giết con người điếm
đàng, tàn
nhẫn ấy ngay tức khắc, không chần chờ, nàng đã không làm. Trong khi ấy
hắn tiếp
tục nói năng, múa may. Mỗi lời như một miếng kìm sắt nung đỏ dứt một
mảnh thịt
nàng. Cho đến khi Thùy thét lên:
-Thôi. Câm đi. Tôi tởm. Tôi tởm quá rồi…
Nín bặt. Nín bặt tuyệt đối. Lòng ghen tuông không còn mảy
may. Chỉ còn cảm giác đau đớn, rát bỏng của lòng hận thù khôn xiết.
Những lời của Kiệt đến chết Thùy cũng không quên. Chúng tiếp
tục đào bới, xục xạo, phá phách, lan rộng mãi, chui sâu mãi ở trong
nàng. Hắn đã
nói những gì? Em nên hiểu, em ráng hiểu một chút… Anh có tội một cách
vô tội,
em vô tội một cách có tội… Lần này quả thật là người tình cũ… Em là đàn
bà, em
hãy tưởng tượng về một người đàn bà… Nàng đã đi rồi, không bao giờ trở
lại. Không
bao giờ, thật như thế… Nàng đã trả anh về cho em. Nàng giữ anh cho em,
nếu không
anh đi mất đất rồi. Nàng đẩy anh trở về, còn nàng ở lại, nàng ở lại một
mình…
Anh chỉ đưa nàng đến đó, còn anh trở về với em, trở về mãi mãi với em.
Anh hy vọng
em hiểu….
Đà
Lạt 8
Ở đầu truyện có cảnh Kiệt,
đang học trong quân trường Thủ Đức, chắc vậy, được ngày phép cuối tuần,
thay vì như mọi người, về hú hí với vợ con, chàng bèn nhẩy xe lô, ra
bến xe đi một lèo xuống Mỹ Tho, có thể Cai Lậy, kiếm khách sạn ngủ, đêm
thèm chết quá, bèn cứa mạch máu tay, sao không chết, bèn lủi thủi về
nhà, bị vợ tra vấn quá, phịa chuyện gặp người tình cũ, cả hai đồng ý
cùng chết, nhằm trốn tránh ba cuộc: Cuộc đời, cuộc tình, cuộc chiến.
Tới cuối chuyện, cảnh này mới thực sự xẩy ra, như trên cho thấy.
Độc giả tự hỏi: Khi tác giả viết đoạn đầu, liệu ông đã nhìn ra đoạn sau?
Lạ, cảnh trên Hai Lúa cũng đã từng trải qua. Ấy là cái chuyện một ngày
cuối tuần về Mỹ Tho, Cai Lậy, để kiếm một cô gái, chỉ mới nghe được tên.
Những ngày đó, Sài Gòn chưa hế biết đến chiến tranh.
Tôi
biết anh còn muốn kể lại, lần đầu tiên anh xuống xe đò,
đi lang thang trên con lộ dẫn vào quận lỵ, khi đi ngang cây cầu gỗ, rồi
tiếng
đạn từ chi khu bắn đi nghe chát chúa bên tai. Đó là lần đầu tiên anh
nhận ra
chiến tranh có thật, và tất cả những gì anh tưởng tượng về cô bạn đều
có thật.
Mặt nước sông nhăn nhó để lộ sự giận dữ của thiên nhiên, vẻ gớm ghiếc
của số
mệnh. Cùng lúc anh nhận ra nỗi đau khổ, sự thông cảm. Sau mặt nạ đầy
hăm dọa
của dối trá, anh nhận ra một khuôn mặt khác, một cuộc đời khác, đúng
không,
đúng không?...
Tự Truyện
Nước
Mắm Lá Chuối 4 5 6
Tại
sao mày cứ viết về mấy chuyện "chính trị", nhắc đến tụi chúng nó
làm gì vậy? Chúng nó đâu có đáng để cho mày viết?
Nhưng Hai Lúa đâu có viết về chúng nó, mà viết về những người mà chúng
nó ngồi lên đầu!
Thị
Trấn Miền Đông
Kỷ niệm,
kỷ niệm
Hi, Thiên
Thai
Ẩn hả, nhớ
chứ
Nhân đọc bài
trên tờ Người
Nữu Ước viết về "ông bạn cũ" Cao Bồi, tức
Phạm Xuân Ẩn, Hai Lúa tính vừa dịch, vừa viết bên lề, những kỷ niệm có
Cao Bồi ở trong. Nhưng bài này sau đó, được nhiều người dịch, thành thử
Hai Lúa cụt hứng, bỏ ngang.
Bài về Ẩn còn được "Wikipedia tiếng Việt" đưa lên net, địa chỉ.
Xin giới thiệu bạn đọc Tin Văn.
Tuy nhiên, những bài dịch này, theo Hai Lúa, do người dịch không đọc
hay không coi James Bond, nên không "nắm được" cái trò chơi chữ của nó.
Tên Điệp Viên Yêu Mẽo, The Spy Who Loved Us mô phỏng The Spy Who Loved
Me, Tên điệp viên mê tui, câu chuyện một em KGB có người yêu cũng điệp
viên KGB, bị 007 làm thịt, bèn hứa với Đảng sẽ trả thù, nhưng thay vì
trả thù, bèn mê 007. Thành thử "us" còn có nghĩa là "chúng ta" nữa.
Tất cả những bài viết về PXA đều không chỉ ra được chiến công hiển hách
nhất của Ẩn, là bán đứng Miền Nam, qua bức điện khẩn gửi Bắc Bộ Phủ,
báo tin cửa đã mở, cứ việc vô, đừng sợ Mẽo quay lại.
Bài trên Người Nữu Ước, có hàm ý điều này, khi cho biết rõ tông tích
của dòng họ Ẩn: Bắc Kỳ di cư từ đời thuở nào, nhưng vẫn không thể nào
quên đất Bắc.
Thành thử cái tít còn muốn chửi xỏ Ẩn nữa. Mày mê Mẽo, mày mê Chúng
Tao, Chúng Ông, nhưng mày đâu có
quên được cái xứ Bắc Kỳ khốn khổ, khốn nạn, khốn kiếp của mày, hỡi
tên... Yankee này?
Điều trên, chính Ẩn cũng tự thú nhận, khi tâm sự, đã từng mê một em
Mẽo, nhưng đành gạt nước mắt trở về quê hương!
Khi Nguyễn
Hoàng sợ Trịnh
Kiểm làm thịt, bỏ chạy đất Bắc, tin theo lời ông thầy bói Trạng Trình,
Hoành Sơn Nhất Đái Vạn Đại Dung Thân.... và thành lập ra Đàng Trong,
ông không hề có ý định trở về thăm Đàng Ngoài, nhưng Đàng Ngoài không
hề quên ông, và lẽ nhiên, không thể không thèm nhỏ nước miếng, ấy chết,
nước rãi, cái
miền đất phì nhiêu này.
Chính lý do "kinh tế" đó đẻ ra cuộc chiến Trịnh Nguyễn ngày
nào.
Hồi nhỏ, thằng bé Bắc Kỳ là Hai Lúa đọc những truyện ngắn của Tô Hoài,
và thật là thèm, như ông Tô Hoài, và những nhân vật của ông thèm, cái
thiên đường, nơi chỉ có nắng ấm, mưa rào thật nhanh và tạnh cũng thật
nhanh, và hơn thế nữa, cơm đầy đường, hay nói như ngay sau ngày 30
tháng Tư 1975, TV
- TV chứ không phải Honda - chạy đầy đường.
Giấc mộng lớn đó, biến ước mơ thành hiện thực, sỏi đá thành cơm gạo,
nhờ những người như Cao Bồi, sau bao nhiêu năm xâm
nhập miền nam, không nằm gai nếm mật, mà ăn uống thỏa thuê, nếm toàn
xâm banh với rượu vang đỏ, đã hoàn tất, kể như là từ ngày 30 Tháng Tư
năm 1975. Nước Việt Nam từ nay là một.
Những người như Cao Bồi, khi họ làm chuyện này, là mong cái điều thật
là tuyệt vời: Biến cả nước Việt Nam thành thiên đường, như thiên đường
Miền Nam.
Than ôi, giấc đại mộng của họ bị đảo ngược: Cả nước biến thành một xứ
Bắc Kỳ, còn khốn nạn, đen tối, thê thảm hơn tất cả những thời đại Bắc
Kỳ đã từng có, kể từ khi miền đất này được thành lập, từ bùn đỏ sông
Hồng.
Chiều đó ông tới quán La Cigale..
Cái quán La
Cigale này, sự thực là quán Givral, tổng hành dinh của ông
tướng tình báo.
Nhưng thú vị
là, có quán La Cigale thiệt, ở Sài Gòn hồi đó.
Bạn Chất, ông
em nhà thơ TTT rành quán này lắm. Hai Lúa cũng rất rành
nó, vì ở gần nhà Hai Lúa. Quán nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, khu Đa
Kao. Chất và Hai Lúa gọi nó bằng cái tên thú vị hơn nhiều: Con Ve Sầu.
Cũng gần đó, còn có một cái snack bar rất nổi tiếng là Con Bò Khùng.
Khu này là lãnh địa của Hai Lúa. Dưới chút nữa, là đường Phạm Đăng
Hưng, đầu cầu Sài Gòn, có quán Chả Cá Thăng Long, nơi Hai Lúa đã từng
làm bồi bàn. Quán sau đổi tên là Kontiki.
Hay một
London của Dickens, một buổi chiều đầy sương mù, chú bé Oliver Twist
đói lả người, như tôi, một ngày trong chuỗi ngày cắp sách đến trường,
đêm đêm làm bồi bàn, thời người Mỹ chưa đổ quân ào ạt vào Việt Nam.
Thành phố chưa có xa lộ, chưa có cầu Sài-gòn. Và tiệm chả cá Thăng-Long
nơi tôi tối tối bưng xoong mỡ sôi đổ lên dĩa chả cá, nghe tiếng mỡ kêu
xèo xèo, chưa biến thành nhà hàng Kontiki ở ngay đầu đường Phạm Đăng
Hưng, nơi dành riêng cho đám quân nhân Hoa Kỳ.
Ngày mai trời
sẽ mưa trên thành phố Bouville
Demain il pleuvra sur Bouville
(Sartre, La Nausée)
Ôi Sài-gòn,
một Sài-gòn hư tưởng, một Bouville, một London, của riêng tôi đó!
Lần Cuối Sài Gòn
Con Ve Sầu dọn
cơm Tây, vừa ăn vừa nhìn người ta nhảy... Đầm, trên một
cái sàn nhỏ. Hai Lúa, tuy cũng nhẩy nhót, nhưng lùn quá, nhẩy dở quá,
chỉ đi được một điệu đi chợ, đạp xích lô, là điệu slow. Lâu lâu cũng
bầy đặt tí tango bốn bước!
Ôi chao, một
thời mê em... Lệ!
Chủ quán là
một anh Tây già chiều chiều dắt thằng con thả bộ. Quán sau
không địch lại mấy snack bar kế bên, đành dẹp.
Ngay gần quán,
là Thư Viện Đa Kao, trong có quán Làng Văn.
Nào, đâu, thư
viện Gia Long, thư viện Văn Hóa Bình Dân, Đa-Kao,
nơi có câu lạc bộ, có quán cà phê Làng Văn, đêm nào đang bữa tiệc bỏ ra
về, chẳng thể làm thơ, và cũng chẳng bao giờ là thi sĩ, và Du Tử Lê khi
đó chưa làm giùm hai câu:
Em đi áo lụa mềm
lưng phố
Có động lòng
thương kẻ cuối đường...
Thế giới
thư viện
|