Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng
sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Bản quyền
thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
Links
Văn
Art2all
Ý Kiến
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Guardian
Hồ
Biểu Chánh
Chess
Trang
& Bài đặc biệt
Hiện
tượng Trâm Thạc
&
Bài vở liên hệ
Thư Tín
Lô cốt
trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
Golden Bridge
August, 2004
Alexa Ranking
81,253
|
Merry Christmas and Happy New Year
Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới
Jennifer Tran
Dịch
Me-xừ Đặng Trần Huân, sinh thời, chuyên sưu tầm ba chuyện cấm đàn bà.
Còn sưu tầm chuyện khoa học giả tưởng.
Một, đại khái như sau.
Nhân loại lần đó đưa quân viễn chinh, tới một hành tinh, rất ư là hòa
bình. Đánh tới đâu, thắng tới đó, cứ như chẻ tre, chém giết sạch bộ lạc
"nam bộ", tức thổ dân của hành tinh này.
Chiến thắng xong xuôi. Bèn lăn ra ngủ, hy vọng sớm mai, sẽ có một cái
nhà nhân loại to lớn hơn, đàng hoàng hơn.
Sáng mai, chẳng có ma nào dậy cả. Đều bị giết, được chết, hết!
Hoá ra là, ở hành tinh này, giết, hay bị giết, là đại dịch. Chỉ
cần một người bị giết, là tất cả đều bị giết!
Tuồng Ảo Hóa Đã Bầy Ra Đấy
Sau nhật ký của Anne Frank, đây là cái
nhìn của một đứa trẻ
về Lò Thiêu làm xúc động độc giả. Cuốn "Những Đoạn Rời" mỏng, chỉ 150
trang, nhưng đúng là một chứng liệu khủng khiếp của một người căn cước
tả tơi,
ngay cả trước khi có cơ hội là một đứa trẻ.
Yet any
projection of
Anne Frank as a
contemporary figure is
an unholy speculation: it tampers with history, with reality, with
deadly
truth.
Cynthia Ozick: Who Owns Anne
Frank? [Ai sở hữu Anne Frank?]
Mọi phóng chiếu Anne Frank, như một hình tượng đương
thời đều là trò đầu cơ khốn nạn của đám tà ma ác quỉ. Bởi làm thế là
đụng chạm
tới lịch sử, tới thực tại, tới chân lý chết người].
Giả như cuốn nhật ký của bà Trâm
"đuợc" ông Mẽo đốt bỏ?
Như được biết, đúng ra cuốn nhật ký đã bị đốt bỏ. Nhưng một ông thông
dịch viên Ngụy can, đừng, đừng, có lửa sẵn ở trong đó rồi!
Sự tình sẽ khác hẳn, nếu không có ông thông dịch viên Ngụy.
Đây chính là câu hỏi, mà Cynthia Ozick đã đặt ra, trong bài viết của
bà: Giả sử như cái bà thần hộ mệnh của Anne Frank đó, vứt tập nhật ký
của Anne Frank vào thùng rác, hay lò lửa?
Khi ông thông ngôn Ngụy kia nói, có sẵn lửa ở trong đó, ông muốn nói,
hãy để cho cuốn sách tự nó đốt nó?
Man is not merely one who
lives, taught Alain in a rare moment of pride, 'he is one who survives".
"Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi
là tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".
Steiner: Những Bài Học của Những Ông
Thầy.
"Ở bẩn sống lâu" hay
"không
thành công thì thành nhân", bạn muốn thứ nào?
Trong kỳ trước, Hai Lúa có
viết, PD làm nhớ tới Milosz - một người đi,
một người về - và bài viết ngắn của ông, về nhà thơ "bửn" của thế
kỷ. (1)
Nay, nhân đọc Steiner, Những Bài Học
của những Sư Phụ, Lessons of the
Masters, trong đó ông vinh danh một trong những vị Thầy Suy
Tưởng,
Maitres à Penser, là Alain. Ông thầy này dậy học trò một câu, thật quái
dị: đừng thành công [ne pas réussir]. Và đây là, theo Alain, luật tối
thượng về đạo đức, the supreme moral rule.
Bởi vì "thành công", có nghĩa là, phải... bẩn! Phải chiều theo
luật "ông mất của kia bà chìa của nọ", nghĩa là phải biết điều, phải
thỏa hiệp.
Cái khổ của PD, đúng như một độc giả trên talawas đã nhận ra, chính là
sự thành công vượt bực của ông: trở thành một thiên tài, "một người
nghệ sĩ lớn hiếm hoi mà thế kỉ XX dành tặng cho đất nước".
Thiên tài lớn lao của thế kỷ 20 của Việt Nam, sống thì có sống, thành
công thì rất ư là thành công, nhưng không... sống sót!
(1) Về cái vụ bẩn
này, nhà thơ Nobel vừa mới mất, Milosz, có nói tới, trong một "ẩn dụ"
rất ư là tuyệt vời, và chỉ những ai đã từng sống ở trong một chế độ
toàn trị mới viết ra được. Một phần nào, ông được Nobel là nhờ vậy.
Ông kể chuyện
một nhà thơ của thế kỷ 20, cuối đời nhìn lại, thấy mình
bẩn quá, bèn chui vô bồn tắm, dùng xà bông thơm kỳ cọ, cho văng tất cả
những cái bẩn đi.
Kỳ mãi, kỳ
mãi, vẫn không hết, và ông ngộ ra, số phận của ông là như
vậy.
Bởi vì, nếu
ông ta sạch,Thượng Đế đã không giao cho ông ta "nghĩa cả"
đó, và nhân loại cũng đếch cần đến ông ta.
Là nhà
thơ bẩn của thế kỷ. Sướng thật!
Tôi sợ rằng,
vào lúc này, vào những giờ phút nóng bỏng của Lò Luyện
Ngục, mấy ông thi sĩ như Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Huy
Cận... và có thể, có cả thi sĩ, tác giả tập Thơ Trong Tù đang rộn rã
bước vào Ngày Hội Thơ, hay Show Bình Bầu Nhà Thơ Bẩn Nhất Thế Kỷ 20 Của
Nền Thơ Ca Của Chúng Ta, cũng nên!
Biển
Nhớ 3
Chiến
Dịch
Có thể nói, những bài
dịch "đầu tay" của Hai Lúa, dịch Steiner, là duyên do đưa đến chuyện
Tin Văn có mặt trên không gian ảo.
Nhưng phải nói, cái duyên của nó, khởi đi từ bài Nước
Cờ của Hư Trúc.
Tức là cái duyên, được làm quen với trang VHNT, của PCL.
Trong một bài viết, HL có kể ra rằng thì là, ông anh nhà thơ có truyền
cho Hai Lúa ba đường búa của Trình Giảo Kim, một nhân vật trong Thuyết
Đường.
Ông này, đương đêm, ngủ, được tiên "báo mộng" cho một bài búa. Vừa tỉnh
dậy, ông bèn chạy ngay ra ngoài sân, lập lại bài búa. Vừa đi đượcđúng
ba đường, bà vợ chạy ra la lên: Này, khùng hả...
Thế là ông chồng bèn giật mình, quên béng hết, chỉ còn được đúng ba búa
đầu.
Giai thoại "ba búa TGK" là như vậy. Chỉ được đúng ba búa. Hết ba búa,
là... yếu xìu!
Búa đầu tiên, ông anh dậy, phải cố mà kiếm cho ra một ông thầy.
Búa thứ nhì, là: dịch, dịch, dịch. Đừng sợ sai, đừng sợ sai, đừng sợ
sai!
Búa thứ ba, hay lời khuyên thứ ba, thuộc về đường nhân duyên, nghĩa là
có tính riêng tư.
Tôi đã không nghe theo lời khuyên của ông anh, mà lại nghe theo lời của
bà cụ ông anh.
Kiệt vừa đặt chân vào
trong hành lang sâu hoắm bít bùng như
một đường hầm đã nghe văng vẳng tiếng nhạc từ phòng Nghiêm. Anh chàng
có thói
quen mở nhạc lúc làm việc. Nghiêm thu thập trong hai năm học ở Mỹ được
một bộ băng
nhạc quý. Những khúc nhạc vẳng trong trại binh buổi tối đã dẫn dụ Kiệt
tới phòng
Nghiêm gõ cửa làm quen.
Vừa
thoát cơn huyễn hoặc của bóng lửa trên núi, Kiệt lại bị
xô ngụp vào cơn huyễn hoặc của những âm thanh thân thiết.
Như
đứng lạc giữa tòa nhà bí ẩn, ma quái, Kiệt lóng tai nghe Hòa Tấu Khúc Số 5.
Những hòa tấu khúc của Beethoven Kiệt đều đã nghe
nhiều lần đến
độ thuộc lòng có thể hát theo từng đoạn. Đẩy cánh cửa khép hờ vào
phòng, nằm trên
giường Nghiêm, trong khi bạn cắm cúi ở bàn viết, Kiệt buông mặc cho
khúc nhạc
chiếm ngự.
*
Tiếng Duy oang oang trong khoang thang. Duy lia ngọn đèn bấm
soi đường.
-Tìm anh cả buổi để báo một tin vui. Có người hỏi thăm anh
nghe.
-Ai vậy?
-Một người đàn bà. Người đẹp.
-Mệt. Kiệt ngắt lời.
-Thiệt không cha… Duy đứng lại kêu.
*
Đúng lúc ấy,
còi hụ vang. Duy nhảy chổm: Báo động. Điện phụt tắt, chỉ còn một ngọn
chụp sau
quầy. Hai người chạy vội ra khỏi Câu Lạc Bộ.
Trong khoang thang tối mịt, Duy kêu toáng: Kỳ quá, kỳ quá.
Kiệt cười hắc hắc: Kỳ cái gì, kỳ cái chi. Trên đầu thang, lính đã thức,
nai nịt
lách cách, chạy đi chạy lại.
Đèn đuốc khắp nơi đều tắt. Trời nhàn nhạt. Kiệt cắm cổ chạy
trên quảng trường. Duy bén gót. Từ nhà văn hóa mới về phòng độ trăm
thước, Kiệt
thấy mình thở dội. Không mở đèn, Kiệt mò lấy chiếc nón sắt trên đầu tủ
úp vào đầu.
Kiệt đã đeo sẵn giây nịt súng. Ngoài hành lang không còn ai. Chui qua
một lỗ vuông
dưới chân tường của gian phòng bỏ trống cuối hành lang, Kiệt thoát ra
mặt hậu tòa
nhà, bước vài bước vòng tới đầu cánh nơi có những hố phòng thủ đào gần
chân lưới
sắt.
*
Kiệt không ngờ tên thật của Ly là Hiền. Chàng quen gọi nàng là Ly hoặc
Ly Ly [Hello], hoặc những lúc đùa nghịch gọi là Ly Ty, Vy Ty, Ty Ty, và
đôi khi đùa nhả, gọi là Ky Ky.
*
Trong ký ức Kiệt chỉ có một thiếu nữ tên Ly, không có người đàn bà tên
Hiền.
Một
Chủ Nhật Khác 1 2 3 4
Cá
Rô Cây và Nước Mắm Lá Chuối
Chuyến đi thăm Paris, vào
cuối thiên niên kỷ, và cùng với nó, là chuyến
đi thăm nước Đức, đất nước đẻ ra Lò Thiêu, đã quyết định chuyện trở lại
đất Bắc sau hơn nửa thế kỷ xa cách, hành lý mang theo là một số kỷ niệm
vẫn còn sót lại ở Hai Lúa, những kỷ niệm tưởng thằng em trai đã mất đã
mang theo đi giùm, nhưng không thể, và đành phải mang về, trong
đó, có mùi nước mắm lá chuối, mùi sống sít của một con ốc nhồi, nổi lửa
ngay bờ ao, sau khi tóm được nó, ẩn dưới một cánh bèo, của một củ khoai
lang đào trộm ngoài đồng, rửa nước rãnh kế bên, ăn vội ăn vàng, ăn ngấu
ăn nghiến để đừng ai nhìn thấy, đừng ai bắt gặp.
|