*
Chúc Mừng Năm Mới
Mừng quí khách ghé thăm Tin Văn

Chào Mừng Năm Con Chó
Chó Bên Đường

Hommage de toute l'Europe aux six millions de morts de l'Holocauste
AFP
[ vendredi 27  janvier  2006 - 17h09 ]
"Auschwitz est le plus grand cimetière européen où il n'y a pas de tombes. Il est d'autant plus important de garder la mémoire de ce qui s'est passé ici (...), de la garder pour les prochaines générations, en hommage aux victimes et comme un avertissement à un monde toujours empli de haine et d'agression", a déclaré sur place le Premier ministre polonais Kazimierz Marcinkiewicz.

Âu châu tưởng niệm sáu triệu người chết tại Lò Thiêu
Auschwitz là nghĩa địa lớn nhất ở Âu Châu, nơi không có một nấm mồ. Đừng bao giờ quên. Nhớ cho cả đời sau. Hãy tưởng nhớ họ và đừng bao giờ quên để mắt  tới cái thế giới lúc nào cũng sôi sục hận thù và hung hăng chỉ muốn xâm lăng, xâm lấn.
Thủ Tướng Ba Lan tuyên bố tại Birkenau, nhân kỷ niệm lần thứ 61 trại tù này được giải phóng.


Balzac ở Việt Nam
Tác giả quay chung quanh ba nhân vật, nêu lên nỗi tuyệt vọng, do dự, ẩn dụ của họ. Qua họ, tác giả vẽ lên bối cảnh đất nước Việt Nam đang còn đau khổ vì hậu quả của chiến tranh, một đất nước mà những người đàn bà can trường phải đối đầu với cái đạo đức giả của xã hội. Tác giả tả đời sống hàng ngày của người giàu, người nghèo, lối sống gia đình quá gần nhau, cái dơ bẩn và nhất là thói ham ăn.
Bởi vì trong tác phẩm này, người ta ăn không ngừng, ăn liên lỉ hoặc chết vì đói.


"Le Premier Cercle" de Soljenitsyne adapté à la télévision russe
AFP
[ jeudi 26  janvier  2006 - 10h44 ]
Tầng Đầu Địa Ngục lên TV Nga!

Hãy thử tưởng tượng Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich, của Solzhenitsyn, được quay tại Liên-bang Xô-viết. Hay Đêm của Elie Wiesel, quay ngay tại Lò Thiêu Auschwitz.
Ông là Đồ Phổ Nghĩa, tôi đoán vậy


Bạn có đọc Amos Oz?. Có một câu thật là tuyệt vời của ông ta: Trong cuộc sống của những cá nhân, và của những dân tộc cũng vậy, những cuộc tranh chấp tệ hại nhất, thường nổ ra giữa những con người bị bách hại, giữa những dân tộc bị bách hại.
Spielberg, trả lời phỏng vấn Thời Báo, Time, Dec 12, 2005

Những "đấu đá", "thù hận"," xâu xé"...  giữa người Việt hải ngoại, giữa những cộng đồng người Việt hải ngoại, có thể hiểu được theo nghĩa trên.
Câu trên còn có ý nghĩa cay đắng hơn, khi bạn sống ở trong trại tù cải tạo. Bạn không sợ cán bộ quản giáo, bằng sợ mấy ông, cũng tù cải tạo, nhưng được quản giáo tin cậy, ban cho chức này chức nọ. Hai Lúa cũng còn giữ được một vài kỷ niệm về mấy tay này.

Amoz Oz, người Do-thái, viết văn bằng tiếng Do-thái Hebrew, sinh năm 1939 tại Jerusalem. Năm 14 tuổi ông vào kibbutz (một làng, hoặc ấp Do-thái chuyên về canh nông. Ấp chiến lược của Ngô Đình Nhu là được "gợi hứng" từ những kibbutz). Sau ông làm thầy giáo dậy học tại đây. Ông viết về những chủ đề đương đại, nhắm vào tội lỗi, sự bách hại, ngược đãi. Cuốn tiểu thuyết quan trọng làm ông nổi tiếng, viết năm 1972: "Bikhá el Sheli", tên tiếng Anh: "My Michael" ("Michael của tôi"), được tờ New York Times đánh giá là một "Bà Bovary" (1857, tác phẩm của nhà văn Pháp Flaubert), của văn chương Do-thái. Những tác phẩm của ông gồm có: "Makom Aber" (1966), bản tiếng Anh: "Elsewhere Perhaps" ("Một nơi nào đó, Có lẽ", 1973); "Har Ha-Etsah Ha-Raah" (1976), bản tiếng Anh: "The Hill of Evil Council" ("Ngọn Đồi Của Ác Hội", 1978); "Beor Hatkhelet Há aza", (1979), bản tiếng Anh năm 1995: "Under the blazing light", "Dưới ánh sáng chói chang"; "Israel" (1983); "A Perfect Peace" ("Một Hòa bình Hoàn hảo"), 1984. Cuốn tiểu thuyết "To Know a Woman" ("Để hiểu một người Đàn bà"), là chuyện một cô gái Do-thái khi còn nhỏ có bạn trai người Ả Rập. Bị phân chia do chiến tranh, lớn lên, cô gái lấy chồng, nhưng không làm sao quên được những xúc động, tình cảm đầu đời, từ mối tình thơ dại với người bạn Ả Rập. Đây vẫn là chủ đề cơ bản của thế kỷ 20, về một người đàn bà ngoại tình...
Oz đọc Chekhov và Kafka

Một bữa ở Luân đôn, sương mù dầy đặc, đến nỗi, bạn xòe tay ra ngay trước mặt mà cũng chẳng nhìn thấy nó, có một người đàn ông nhận được một cú điện thoại, nói ông ta phải tới liền một bệnh viện ở mép bờ phiá bên kia của thành phố, vì đứa con của ông, bị bệnh nặng và đã được chở vô đó. Người đàn ông mở cửa, chạy ra đường, và trước mặt ông là một khối đen kịt. Ông kêu cứu, nhưng chẳng xe cộ, mà cũng chẳng bộ hành.
Bất thình lình, một bàn tay từ đâu đặt lên vai ông, và một giọng nói vang lên: "Tôi sẽ dẫn anh tới đó."
Và thế là người lạ kia dẫn người cha xốn xang lo lắng xuyên qua thành phố Luân đôn sương mù đen kịt, thỉnh thoảng nhắc nhở, này coi chừng chỗ này, coi chừng chỗ kia, này quẹo trái, này quẹo phải...
Khi tới được bệnh viện, người cha hỏi, làm sao mà ông lại có thể đi xuyên qua biển sương mù dầy đặc như thế, con người tốt bụng kia trả lời:
"Đêm tối, sương mù chẳng thể nào làm phiền nổi tôi. Vì tôi là một người mù."
Amos Oz: Dưới Ánh Sáng Chói Chang.
Nếu Đi Hết Biển

Nhưng phải những nhà văn sống ở "giữa hai lằn đạn", như nhà văn Do Thái, Amos Oz, mới ngộ ra, sạch, là nguy hiểm chết người!
Mới sống cái kinh nghiệm giao lưu hoà giải bi thương nhất của thế kỷ: Ngủ Với Kẻ Thù. Sleeping with the enemy.
Mời một ông nón cối, hay một cô văn công vô nhà, chưa ăn thua gì hết.
Phải "ngủ" với luý, hay với ẻn, thì mới "giải oan cho cuộc biển dâu này" được!
Mấy ông VC sẽ nói: Thì vẫn kinh nghiệm "tam cùng" của tụi tớ!
Nhưng ngủ với luý hay với ẻn, mà không yêu, cũng vứt đi.
"Khi người ta yêu, người ta không phản bội", một nhân vật của Oz phát biểu.
Biển Nhớ

Người đàn bà ngoại tình.
Đọc Biển của Miêng

 Đọc Biển, tôi cũng bị ám ảnh bởi một cuốn Sau Hỗn Mang như thế. Như thể bao nhiêu giọt nước mắt của người đàn bà ngoại tình nhỏ xuống, là để khóc than cho một tác phẩm vĩ đại:
 Giả sử, những người đã chết vẫn còn sống, cuộc phiêu lưu trên biển cả chỉ là những chuyến ngao du, chẳng hề có hải tặc, hãm hiếp, nhục nhã, cay đắng...


TRẦN HỮU HOÀNG
Xuân Xứ Tuyết

Thoạt tiên Thùy quyết đoạn tuyệt. Sự phản bội của Kiệt công khai trắng trợn đến độ nghe nói nàng không tin. Kiệt ngang nhiên sống với nhân tình, trong nửa tháng Thùy đi xa, ở khách sạn P. giữa thành phố. Hai đứa du ngoạn, diễu trước mắt thiên hạ như đôi vợ chồng hưởng tuần trăng mật. Kiệt bỏ nhiệm sở, sắp sửa bị báo cáo đào ngũ, bị giam một tuần lễ. Điều Thùy không thể tưởng tượng là Kiệt không chối. Thái độ của Kiệt nhơn nhơn sỉ nhục nàng.

Đà Lạt

Hai Lúa từng "xủ quẻ", rằng, những người đầu tiên lên tiếng giao lưu hòa giải, đều là những người có mắc míu với miền nam cộng hòa, theo một nghĩa nào đó.
Một trong nghĩa nào đó, là:
Họ đều thù ghét cái chế độ đã ưu đãi họ.
Tại sao như vậy?
Nói rằng họ vô ơn, thì quá đơn giản câu chuyện.
Mãi sau này, tôi mới hiểu ra được rằng, họ đều muốn "sạch", trong một cuộc chiến không thể nào sạch.
Một cuộc chiến bẩn thỉu, như tụi Mẽo thường nói.
Đó là một cuộc chiến, mà một khi thoát ra khỏi, không có ai còn lành lặn.
Một khi bạn lành lặn, là có "vấn đề".
Tôi nghĩ đa số mấy ông  thuộc giới tinh anh của miền nam, được đi du học, mừng vì thoát chết, nhưng sau đó, lại cảm thấy thèm được tham dự cuộc chiến. Thèm có được một tí bẩn, của Miền Nam, kể từ khi nhân loại hết còn hứng thứ với ước mơ, sáng ngủ dậy, thấy mình là người Việt Nam. Kể từ khi con bọ xuất hiện. Thèm một chút gì, từ những con người như DTH, kể từ khi, những con người này lên tiếng, nói, chúng tôi bị lừa. Họ không có đủ can đảm để nói lên điều này, cũng như trước đây, họ không có đủ can đảm để đối diện với cuộc chiến.
Họ tìm đọc, tìm cách dịch, giới thiệu những tác giả này với thế giới, là theo tinh thần đó.
Chính vì thế mà những dịch phẩm có vấn đề ngay từ thoạt kỳ thuỷ, ngay khi mấy người này đọc chúng, bằng nguyên tác tiếng Việt, và sau đó, chuyển qua tiếng nước ngoài.

Ngay chính những tác phẩm này, chúng đều cưỡng lại những độc giả như vậy. Như đã có lần tôi "hơi bị cường điệu", khi viết: ... Cái truyện ngắn của KT, nó giống như truyện ngắn Con Thú Tật Nguyền của Nguỵ Ngữ, Ngoại Ô, Dĩ An, và Linh Hồn Tôi, của Cung Tích Biền, Dọc Đường của Thanh Tâm Tuyền, chúng đòi hỏi một điều thật là nghiệt ngã: Những ai bỏ chạy cuộc chiến, là không thể nào hiểu nổi chúng.
Nếu đi hết biển

Bởi vậy, ngay từ khi họ tìm đọc những tác phẩm "thời thượng", như của DTH, NHT... là đã có "vấn đề" rồi.
Nguợc lại với trường hợp nhà thơ bẩn muốn hết bẩn của Milosz, ở đây, họ mong được bẩn! Được có tí mùi thuốc súng, mùi bom Mẽo, mùi đầm lầy nhiệt đới...  như những Trâm Thạc, như những nhân vật của Bảo Ninh, của Dương Thu Hương đã được hưởng!
Theo nghĩa đó, họ chẳng bao giờ tìm đọc một tác giả, thí dụ như TTT.

Tôi rất ít biết về Thanh Tâm Tuyền, cũng chưa đọc truyện Bếp Lửa
Hoa Mộc Lan

Kiệt bỏ về để chết, lý do anh viện ra là, nghe tiếng gọi xốn xang của Thùy.
Nhưng đó là một cách trả lời, nhằm né tránh sự thực, anh thèm được trở về, và Thùy là cái cớ để anh về.

Bạn chắc còn nhớ cái cảnh anh chàng gian thương, cơ hội của miền nam, Rhett Butler, trong Cuốn Theo Chiều Gió, bỏ mặc em Scarlett O'Hara giữa đường chạy loạn, để trở lại tham dự cuộc chiến mà anh tin rằng, đây là cơ hội cuối cùng để anh tạ tội với một miền đất?

Kiệt trở về là theo nghĩa như vậy.
Mấy anh du học kia, bi giờ trở về bằng cách dịch...  DTH, của Miền Bắc. Hay dịch KT, của Miền Nam.
Họ đã bao lần thèm được gọi một cách lính tráng, Ê KT, là vậy!
Nhưng gọi như thế, là phải gọi ở Ngã Ba Chú Ía, hay Ngã Năm Chuồng Chó, và phải đúng vào những ngày tháng khốn kiếp đó mới được!

Ôi cho anh một tí bẩn, để anh vẫy gọi nhau... làm người!