**

Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ: Buồn!

Tạp chí Văn Học, Le Magazine Littérarire loại đặc biệt, hors-série, Tháng 10/11, 2005,
Nhà Văn và Thiên Cổ Sầu.
Để gọi tên nỗi buồn, Baudelaire xài tiếng Anh: spleen. Ông không phát hiện ra, nhưng làm cho nó nổi tiếng.
Tôi gục đầu lên nỗi buồn.
Hai Lúa nhớ hoài cụm từ này, trong một truyện ngắn trên một tờ văn nghệ học sinh tại Sài Gòn, khi chủ nghĩa hiện sinh bò từ giảng đường văn khoa xuống các lớp trung học.
*
Sầu Thiên Cổ, nói cho cùng, là cái giá phải trả của đám hiện đại, do mất mẹ nó cái gọi là Bi Kịch Hy Lạp.
La mélancolie est en somme le prix payé par les modernes à la perte du tragique grecque. Christine Buci-Glucksmann: Le Cogito mélancolique de la modernité. Tạp Chí Văn Học Tây đã dẫn.
Nếu thực sự như vậy, thì đâu có khác gì Đông Phương:
Vọng Mỹ Nhân hề, thiên nhất phương
Vọng Mỹ Nhân hề, vị lai.
Nó cũng chính là cái mầm làm bật ra câu thơ:
Hồn Đông Phương thất lạc Buồn Tây Phương.
Thất lạc, hay mất mát, thì cũng một thứ.

*
Lịch sử chụp ảnh là lịch sử của xì căng đan.
The history of photography is a history of scandal.
Xì căng đan, phần lớn là do nó dễ dàng quá. Với kỹ thuật hiện đại, ai cũng có thể trở thành phó nhòm được hết.
D.D. Guttenplan, trên tờ TLS, Jan 6, 2006, điểm cuốn The Ongoing Moment của Geoff Dyer, viết về chụp hình, và không còn coi đây là một nghệ thuật nữa, bởi vì càng ngày người ta càng sử dụng nó như là một thú vui, amusement, giống như làm tình, sex, và khiêu vũ, dancing.
 Người điểm sách viện dẫn nhà văn Mẽo Susan Sontag, mới mất gần đây. Bà này rất ư là nghi ngại, nghệ thuật chụp hình:
"Cái camera đúng là một thứ thông hành, a kind of passport, nó tiêu huỷ những hàng rào đạo đức, những cấm đoán xã hội."

TRẦN HỮU HOÀNG
Xuân Xứ Tuyết

"Trong văn hoá mình không biết mình được tự do sáng tác đến mức nào. Người nghệ sĩ cảm giác là anh ta phải tự kiểm duyệt".
Nguồn
Vậy mà vẫn có những tên ngu suẩn mang tác phẩm về


Một Chủ Nhật Khác
19

Oanh nghĩ đến người đàn bà cùng đi với Kiệt ở rừng thông ngoài thành phố Chi đã gặp. Nàng không tránh khỏi hậm hực.
Kiệt sốt li bì, hết nóng đến lạnh. Nửa đêm giật mình tỉnh giấc mồ hôi vã như tắm, quần áo ướt đẫm như vừa ngâm dưới hồ ngoi lên, quờ quạng như bóng ma trong phòng tối, lóp ngóp run rẩy thay quần áo. Và ôi cha, cái đầu, cái đầu thì như khúc củi cứng đang chịu những nhát búa bửa đau nổ đom đóm mắt. Lúc ấy Kiệt làm gì? Để quên cơn đau, Kiệt nghĩ đến đêm chủ nhật của hai người. Đêm hoang đường rực rỡ…
Oanh nghẹn ngào. Kiệt nói những gì đâu nữa. Giọng chàng hình như mê. Oanh nắm bàn tay chàng đặt trên bàn.

Kiệt nhe răng cười, vàng ớn. Oanh khớp trước miệng cười, nàng phát giác trước mặt mình là người đàn ông quẩn trí. Không phải Kiệt đang kể chuyện cho nàng nghe. Chàng đang nhai nghiền những phút sống của chàng.


Đà Lạt
Kiệt có, ở Đà Lạt, hai, trong số ba nàng của chàng: Oanh và Ly.
Hai Lúa có, hai, một cô bạn và một cô bé.
Cô Bé tức Bông Hồng Đen.
Cô bạn, là cái cô, y hệt Oanh, đã, vì lòng thương hại, mà nhận lời mời đi coi ciné, với một anh chàng mê mình, ngày mai đi xa, ngày mai ra trận!

Hai Lúa còn nhớ, cô nói, khi nhìn bộ mặt thê thảm của Hai Lúa:
-Sao nghe nói, "nhà văn" thích sự thay đổi?

Phan Nhật Nam cũng là một người tù "kiệt xuất". Nhưng, là một nhà văn, ông khác ông kia [NHL], và về mặt khác này, ông giống Solzhenitsyn, theo nghĩa, cũng thất bại như ông Solz, khi tự ban cho mình, hoặc tin rằng, Ông Trời ban cho mình, thiên chức, độc nhất vô nhị, một mình một ngựa theo đuổi cuộc chiến chống Cái Đại Ác, Chủ Nghĩa Cộng Sản, không phải thứ thường, mà là thứ độc nhất, dữ nhất: Chủ Nghĩa Cộng Sản "made in North Viet Nam", con virus ghê gớm, cội nguồn phát sinh con bọ VC đương thời, hiện đại, và có thể, biết đâu đấy, hậu hiện đại!
Cá Rô Cây

Nước Mắm Lá Chuối
Khi chiến tranh xẩy ra, Graham Greene [1904-1991] làm Bộ Ngoại Giao, rồi làm mật vụ, phục vụ Nữ Hoàng, nhân viên MI 6, bí số 59200. Đệ tử Kim Philby. Tay này sau phản bội nước Anh, và chạy qua Liên Xô.
Trò gặp lại thầy ở Moscow, mãi sau đó.
Thầy biểu trò: "Graham, cấm lời bàn Mao Tôn Cương [pas de commentaires]."
Em chỉ hỏi thầy một câu thôi: "Thầy bi giờ nói thạo tiếng Nga chưa?"

Ôi chao, đọc tới đây (1), Hai Lúa bất giác lại nhớ đến câu, một em út Bắc Kỳ chưởi cái thằng Bắc Kỳ di cư 1954 là Hai Lúa, hơn nửa thế kỷ sau, về lại Hà Nội:
-Anh là người Nam, sao bầy đặt nói giọng Bắc? Hay ho gì cái giọng Bắc?
Lạ một điều, cô gái rất là bực vì chuyện này!
Chính thái độ bực tức của cô gái làm khổ Hai Lúa, mỗi khi nhớ lại.
(1) Oliver Barrot/Bernard Rapp: Lettres Anglaises. Une Promenade littéraire de Shakespeare à Le Carré. Nhà xb Gallimard, tủ sách Folio.
[Văn Học Anh: Dạo chơi từ Shakespeare tới Le Carré.]

Hai Lúa bỗng nghĩ đến ông bạn Cao Bồi. Ông này, tổ tiên thuộc vùng Hải Dương. Vô Nam từ mấy đời trước, đến đời Cao Bồi, vẫn không quên đất Bắc, bèn làm ký giả cho báo Mẽo, như vỏ bọc, che cốt điệp viên Bắc Bộ Phủ. Ông là người đánh cái điện cho Bắc Bộ Phủ, nói, lẹ lên vô mà chiếm Miền Nam, Mẽo đếch có dám quay lại nữa đâu.
Cao Bồi hiện ở Miền Nam. Chắc là có về thăm đất Bắc. Làm sao không?
Không hiểu, ông có bị em út chưởi lần nào, như Hai Lúa?
Hai Lúa sợ rằng em út không còn nhận ra một tí giọng Bắc nào ở Cao Bồi.
Trong bài phỏng vấn ông, trên tờ Người Nữu Ước, lúc đầu, ông cũng chê nghề điệp viên.
Ẩn hả nhớ chứ

-Tôi không nhận bất cứ một công tác nào. Tại sao lại chọn tôi?
-Bắc Kỳ yêu nước thứ thiệt. Đã ổn định nhiều năm tại Miền Nam. Ký giả nổi tiếng của tờ Time. Đã từng du học Mẽo. Ngoài anh ra, ai xứng đáng hơn để làm cái công tác "Người của Bắc Bộ Phủ ở Sài Gòn"?
[Mô phỏng "Người của chúng ta tại La Havane", Notre agent à La Havane,1958.
-Je n'accepte aucune mission. Pourquoi m'avez-vous choisi?
-Anglais patriote. Établi ici depuis des années. Membre respecté de l'Association des commercants européens. Il nous faut notre agent à La Havane, n'est-ce pas?]

Còn "ông kia", cũng Bắc Kỳ 54 như Hai Lúa, thì làm "Người của chúng ta" ở Paris!

Bản thân Hai Luá cũng đã từng được móc nối. Hay là HL có cảm giác như vậy, khi viết cho tờ Tin Văn của nhóm Nguyễn Ngọc Lương [?]. Ông này lúc đó công tác tại Đài Phát Thanh Sài Gòn, Hai Lúa có viết bài cho chương trình văn học của Đài do ông phụ trách. Cảm giác trên là do mấy lần gặp gỡ trao đổi bài vở với me-xừ Lương trên.
[Nhắn tin: Nếu không phải vậy, xin me-xừ L. bỏ qua. Hai Lúa].

Nhưng câu hỏi này mới thật căng, và thật là ly kỳ: Liệu có người của "phe ta" [VNCH] ở Hà Nội?
[Xin độc giả Tin Văn đón coi kỳ tới].