|
"Trong văn hoá mình không biết mình được tự do sáng tác đến mức nào.
Người nghệ sĩ cảm giác là anh ta phải tự kiểm duyệt".
Nguồn
Vậy mà vẫn có những ông những bà mang tác phẩm về!
James Frey, author of A Million Little
Pieces, the
bestselling memoir of drug addiction, has admitted that parts of the
book were
made up.
[Guardian]
James Frey, tác giả cuốn hồi
ký A Million Little Pieces, sau
khi bị một website tố cáo là đồ dởm, đã thừa nhận có xào nấu lại tí ti,
chừng
5%, trong phạm vi được cho phép của thể loại này.
Nhưng thú vị hơn, nhờ bị tố cáo là đồ dởm, cuốn sách trở thành
một trong những best sellers!
Thú vị hơn nữa, bà Winfrey, chủ nhân Oprah's Book Club, thay
vì than, là bị lừa, khi nâng bi, lại nâng bi tiếp, khi cho rằng, cái ẩn
dụ cứu
chuộc, ẩn náu ở phía bên dưới "Triệu mảnh li ti", vẫn còn âm ỉ ở
trong tôi, "the underlying message of redemption in James Frey's memoir
still resonates with me.", và cái
đó mới quan trọng hơn cả sự thực, the "underlying message" of a
memoir was more important than its truth. Nhưng có lẽ thấy mình hơi bị
cường
điệu, kỳ này, câu lạc bộ sách của bà đưa ra thứ hồi ký đích thực, không
xào nấu
lại tí tí nào, một hồi ký về Lò Thiêu,
"ĐÊM", của Elie Wiesel, Nobel Hòa Bình, một cuốn sách toàn thể nhân
loại cần đọc, theo bà, "should be required reading for all humanity."
"Đêm", ấn
bản mới, mà theo như chính tác giả xác
nhận, là một hồi ký thực sự, về những điều ghê rợn mà ông chứng kiến,
khi còn
là một đứa nhỏ, ở trại tù, nơi cha mẹ chị em ông đã bị giết, a true
account of
the horrors that he witnessed as a young man at Auschwitz and
Buchenwald, the
camps where his mother, sister and father were killed. Ông cũng xác
nhận, có
nhiều người coi đây là một cuốn tiểu thuyết, do tính văn chương của nó,
"mainly because of its literary style." Nhưng đừng nghĩ như vậy,
"Tôi biết sự khác biệt", "I know the difference".
As it is a
memoir, he said, "my experiences in the book
- A to Z - must be true." He continued: "All the people I describe
were with me there. I object angrily if someone mentions it as a novel."
"Vì là hồi ký cho nên đây là kinh nghiệm của tôi, từ A đến Z,
chúng phải thực.... Tôi muốn văng tục, với bất cứ ai coi nó là một cuốn
tiểu
thuyết!"
[Nữu Ước Thời Báo].
Về cái vụ
Hồi Ký Lò Thiêu, có lẽ độc giả Tin Văn cũng nên đọc lại "Người đàn
ông có hai cái đầu", về trường hợp một ông cũng đã từng
viết hồi ký Lò Thiêu, và cuốn của ông ta cũng đã nổi tiếng chẳng thua Đêm của Elie Wiesel.
Và có thể đó là lý do khiến ông Nobel này muốn văng tục, nếu có ai nghi
ngờ hồi ký của ông, và coi
đây là... tiểu thuyết!
Một
Chủ Nhật Khác
19
Kiệt nhớ lúc ba người lên
đến quảng trường, chàng nghe thấy
một cô ca sĩ tập sự hát. Chàng thấy những ngọn lửa đóm thắp dài hai bên
bãi cỏ
giữa các tòa nhà chạy về phía phạn xá, chạy ra phía cổng chính. Những
ngọn lửa
thắp bùi nhùi tẩm dầu hôi bập bùng cháy trong cơn mưa mỏng nhẹ bắt Kiệt
dừng chân.
Chàng trông như những ánh sao sa. Chàng nhớ chàng bỗng rùng mình như
đứng giữa một
luồng gió độc. Cùng lúc tiếng hát từ phạn xá lan bay trong thinh không
lạnh lẽo
bỗng hay lạ lùng. Bài hát tầm thường, giọng hát tầm thường nhưng bấy
giờ huyễn
hoặc tàn khốc, xuyên qua Kiệt như luồng gió. Đúng bài hát hồi nãy đón
hai người
vào quán không sai.
Trời đêm xưa gió lộng
gọi mùa sang.
Kiệt ngã đập mặt xuống đường, tét
trán. Hai người bạn vực chàng
vào bệnh xá khâu vết thương rồi dìu chàng về phòng. Họ tưởng chàng say
rượu bị
trúng gió. Không ai biết chàng kiệt sức. Kiệt bắt đầu ngộ cảm sau bữa
tiễn
Oanh, không phải đổ thừa, đó là sự thật. Hôm Oanh đi, trời bão rớt.
Đà
Lạt
Kiệt có, ở Đà Lạt, hai,
trong số ba nàng của chàng: Oanh và Ly.
Hai Lúa có, hai, một cô bạn và một cô bé.
Cô Bé tức Bông
Hồng Đen.
Cô bạn, là cái
cô, y hệt Oanh, đã "miễn cưỡng" nhận lời mời đi coi
ciné, với một anh chàng mê mình, ngày mai đi xa, ngày mai ra trận!
Người đọc Một
Chủ Nhật Khác, nếu tinh ý một chút, đã linh cảm ra được,
kết cục bi thảm của nó, khi nhớ tới đoạn Kiệt gặp anh Trung Tá già, đã
từng bị VC tóm được, trốn thoát. Hai
người bàn về loài voi, khi biết mình sắp chết, là bò về nghĩa địa...
"Loài voi có
đặc tính kỳ lạ là khi biết mình sắp chết thì tự
động bỏ đàn lánh đến chỗ khuất nằm chờ chết? Các nhà thám hiểm Phi Châu
thường gặp những nghĩa địa voi"
"Cũng có phần đúng, thành phố này là một
nghĩa địa voi. Nhưng rừng ở đây tuyệt giống voi lâu rồi.... Cái ông bác
sĩ tìm ra thành phố này là một con bệnh ông biết không? Ông ta mắc
chứng kỳ quái...".
Một
Chủ Nhật Khác
Một cuốn tiểu
thuyết, một cách nào đó, giống như một bài toán đố. Những
chi tiết, những sự kiện, giống như những giả thiết. Đọc, là tìm cách
chứng minh bài toán, tìm ra cái định lý của nó.
Chính vì thế,
người ta cho rằng, tiểu thuyết trinh thám mới đích thị là
tiểu thuyết.
Theo nghĩa đó,
Foucault cho rằng, bất cứ một kho tàng, dù chôn
giấu kỹ lưỡng thế nào, người chôn cũng để lại tiêu
ký, để cho người tìm có tí dấu vết mà lần mò.
Hai Lúa còn
nhớ, có lần, tác giả Một Chủ Nhật Khác kể lại, hình như
trong một bài viết,
lúc nghe tin ông Diệm bị làm thịt, ông đang ngồi với một vài ông bạn,
cũng sĩ quan, lính tráng. Cả bọn đồng la lên: Hỏng rồi!
Hỏng rồi, là
"đại cục" hỏng rồi?
Hỏng rồi, là
vui sao nước mắt lại trào?
Hỏng rồi, là
sẽ có 10 ngày ở... Thiên Thai?
Hỏng rồi, là
sẽ có một con bọ?
Cái "tiêu ký"
'hỏng rồi' đó, sao
mà... thảm thế!
Phan Nhật Nam
cũng là một
người tù "kiệt xuất". Nhưng, là một nhà văn, ông khác ông kia [NHL], và
về mặt khác này, ông giống Solzhenitsyn, theo nghĩa, cũng thất bại như
ông Solz, khi tự ban cho mình, hoặc tin rằng, Ông Trời ban cho mình,
thiên chức, độc nhất vô nhị, một mình một ngựa theo đuổi cuộc chiến
chống Cái Đại Ác, Chủ Nghĩa Cộng Sản, không phải thứ thường, mà là thứ
độc nhất, dữ nhất: Chủ Nghĩa Cộng Sản "made in North Viet Nam", con
virus ghê gớm, cội nguồn phát sinh con bọ VC đương thời, hiện đại, và
có thể, biết đâu đấy, hậu hiện đại!
Cá Rô Cây
Nước
Mắm Lá Chuối
Bài
viết
này không phải là một thứ chân dung tự
họa. Tôi dành cái việc
đó, cho bạn bè và kẻ thù của mình.
|