Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng
sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Bản quyền
thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
Links
Văn
Art2all
Ý Kiến
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Guardian
Hồ
Biểu Chánh
Chess
Trang
& Bài đặc biệt
Hiện
tượng Trâm Thạc
&
Bài vở liên hệ
Thư Tín
Lô cốt
trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
Golden Bridge
August, 2004
Alexa Ranking
81,253
|
Sau
nhật ký của Anne Frank, đây là cái
nhìn của một đứa trẻ
về Lò Thiêu làm xúc động độc giả. Cuốn "Những Đoạn Rời" mỏng, chỉ 150
trang, nhưng đúng là một chứng liệu khủng khiếp của một người căn cước
tả tơi,
ngay cả trước khi có cơ hội là một đứa trẻ.
Tuồng Ảo Hóa Đã Bầy Ra Đấy
Yet any projection of
Anne Frank as a
contemporary figure is
an unholy speculation: it tampers with history, with reality, with
deadly
truth.
Cynthia Ozick:
Who
Owns Anne
Frank? [Ai sở hữu Anne Frank?]
Mọi phóng
chiếu Anne Frank, như một hình tượng đương
thời đều là trò đầu cơ khốn nạn của đám tà ma ác quỉ. Bởi làm thế là
đụng chạm
tới lịch sử, tới thực tại, tới chân lý chết người].
Vụ án" PD
Chiến
Dịch
Kiệt vừa đặt chân vào
trong hành lang sâu hoắm bít bùng như
một đường hầm đã nghe văng vẳng tiếng nhạc từ phòng Nghiêm. Anh chàng
có thói
quen mở nhạc lúc làm việc. Nghiêm thu thập trong hai năm học ở Mỹ được
một bộ băng
nhạc quý. Những khúc nhạc vẳng trong trại binh buổi tối đã dẫn dụ Kiệt
tới phòng
Nghiêm gõ cửa làm quen.
Vừa
thoát cơn huyễn hoặc của bóng lửa trên núi, Kiệt lại bị
xô ngụp vào cơn huyễn hoặc của những âm thanh thân thiết.
Như
đứng lạc giữa tòa nhà bí ẩn, ma quái, Kiệt lóng tai nghe
Hòa Tấu Khúc Số 5. Những hòa tấu khúc của Beethoven Kiệt đều đã nghe
nhiều lần đến
độ thuộc lòng có thể hát theo từng đoạn. Đẩy cánh cửa khép hờ vào
phòng, nằm trên
giường Nghiêm, trong khi bạn cắm cúi ở bàn viết, Kiệt buông mặc cho
khúc nhạc
chiếm ngự.
Một
Chủ Nhật Khác 1 2 3
Cá
Rô Cây và Nước Mắm Lá Chuối
Chuyến đi thăm Paris, vào cuối thiên niên kỷ, và cùng với nó, là chuyến
đi thăm nước Đức, đất nước đẻ ra Lò Thiêu, đã quyết định chuyện trở lại
đất Bắc sau hơn nửa thế kỷ xa cách, hành lý mang theo là một số kỷ niệm
vẫn còn sót lại ở Hai Lúa, những kỷ niệm tưởng thằng em trai đã mất đã
mang theo đi giùm, nhưng không thể, và đành phải mang về, trong
đó, có mùi nước mắm lá chuối, mùi sống sít của một con ốc nhồi, nổi lửa
ngay bờ ao, sau khi tóm được nó, ẩn dưới một cánh bèo, của một củ khoai
lang đào trộm ngoài đồng, rửa nước rãnh kế bên, ăn vội ăn vàng, ăn ngấu
ăn nghiến để đừng ai nhìn thấy, đừng ai bắt gặp.
Đáp
lời VHQ
Lần gặp VHQ
cũng là lúc anh
đang dọn nhà, rời Tiểu Sàigòn đi San Jose. Anh nói, tao bỏ luôn tủ
sách, mày có muốn lấy cuốn nào thì cứ việc.
Tôi nói, sách
của ông tôi đâu đọc được. Nhưng nói thì nói, vẫn tới. Và
khuân về nhà cũng khá bộn. Anh chọc quê, sao nói, không đọc được.
Thật sự mà
nói, không đọc được thật. Bởi vì anh chuyên đọc những tác
giả mà chẳng bao giờ tôi đọc, và đây là một mảng thật thiếu vắng trong
cõi văn, nếu như có, của Hai Lúa. HL chưa hề có, hạnh phúc
lớn, diễn tả cảnh trai gái âu yếm nhau, chay cũng không, mặn lại
càng không! Nhưng đây là sở trường của VHQ. Sách anh đọc, là
cũng nằm trong cõi huê tình này!
Như đã kể, tập
truyện của anh, trong có truyện Cháo Rắn, tôi cho một cô
gái mượn đọc. Cô này cũng trên ba mươi, có chồng, có con, nhưng hai vợ
chồng nghe nói, đã ly dị.
Tôi hỏi, liệu
ngoài đời, có một người đàn bà giống như cái bà ở trong
Cháo Rắn?
Mặt cô gái ửng
đỏ, mắt cô trở nên mơ màng, và trả lời, nghe như tiếng
gió thoảng bên tai:
-Có đấy.
Ôi chao, có
đấy!
*
Như tôi còn
nhớ được về nó, Cháo Rắn là câu chuyện một anh sĩ quan trẻ
độc thân, chưa từng nghĩ đến chuyện lấy vợ. Anh quen một cặp vợ chồng
lớn tuổi hơn, và trở thành một đứa em kết nghĩa của họ.
Bà vợ thạo
đời, thạo chuyện giao thiệp bên ngoài xã hội. Đúng một thứ
mệnh phụ phu nhân. Ông chồng
thuộc loại thật thà chất phác.
Bà chị ông em
đi ra ngoài ăn vụng. Lần đầu tiên. Anh chàng thanh niên
mới lớn này, chắc chắn đã từng đánh dư trăm trận, từng trải như thế,
nhưng đâu biết chỗ nào khác, và đâu có chỗ nào khác, thế là
bèn dẫn bà chị tới khách
sạn, nơi mà anh vẫn thường quần thảo với.... bướm. HL thật khó, và biết
rằng, chẳng thể nào có tài, để tả ra được cái cảnh ông em đưa bà chị
vào
khách sạn, xấu hổ giùm, và còn lo ngay ngáy, lỡ bà chị tát cho một cái,
tại sao
những
chỗ dơ dáy như thế này em lại đưa chị tới?
Bà thản nhiên
vô, như đã từng tới đó nhiều lần!
VHQ & Hai
Lúa & Hồ Thành Đức
@
NMG's [Tiểu
Sài Gòn 1998]
Ở đây, không
có chuyện
nói xấu các bà các cô. Không có tí lên giọng đạo đức, trong
cách kể của VHQ. Cụm từ "như đã từng tới đây nhiều lần" của Hai Lúa,
tả không đúng tâm trạng của người đàn bà. Có thể, bà chưa từng
tới một chỗ như thế. Nhưng rõ ràng là, bà ứng phó rất
nhanh, nhập vai rất nhanh. Tôi nói bà thạo đời, thạo giao thiệp, là còn
theo nghĩa này. Bà biết, ông em đang tìm chỗ để "trải đệm", đánh
lớn, theo
thuật ngữ của Tú Lé, tức Ngọc Thứ Lang, người dịch Bố Già, và bà ngầm
đồng ý, chỗ
nào cũng được em ạ, chị chỉ cần có... em!
Liệu đó là tâm
trạng của bà? Hai Lúa chịu thua, chỉ đoán mò!
Cho Hai Lúa
tôi bỏ qua đoạn này, và nhảy qua một trường hợp khác, khác
hẳn
trường hợp trên.
Một lần, Hai
Lúa đọc, về nhà văn nữ hàng đầu trên thế giới, Virgina
Woolf, hình như là một cuốn có tính tiểu sử, hay là tự thuật, kể lại,
hồi còn nhỏ xíu, bà bị mấy thằng anh em bà con mò mẫm. Bà viết, tuy còn
nhỏ xíu, nhưng tôi cảm thấy rõ ràng là tôi đang bị làm nhục, rằng cái
việc làm đó của giống khác phái kia, là không thể chấp nhận được. Trong
tôi, là tất cả những người đàn bà cùng lên tiếng, vì bị làm nhục. Tất
cả đàn bà, từ cái ngày có bà Eva cho tới mãi mãi sau này, khi còn có
người đàn bà, tất cả họ, ở trong tôi, cùng lên tiếng, nói, không được!
Cảnh trên đây,
trong Cháo Rắn, là một khiá cạnh, khác, một tâm lý,
khác, của cùng một người đàn bà.
|