Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng
sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Bản quyền
thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
Links
Văn
Art2all
Ý Kiến
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Guardian
Hồ
Biểu Chánh
Chess
Trang
& Bài đặc biệt
Hiện
tượng Trâm Thạc
&
Bài vở liên hệ
Thư Tín
Lô cốt
trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
Golden Bridge
August, 2004
Alexa Ranking
81,253
|
Và Khi Bức Màn Rớt Xuống
Et Quand Le Rideau Tombe (1)
Tác phẩm mới nhất của nhà văn Tây Ban Nha, Juan Goytisolo
Một bài học về bóng đen.
Đỉnh Cao Tuyệt Vời Của Sự Báng Bổ
Khi cuốn sách ra lò ở Tây, nó chỉ được đọc một cách vội vàng, coi đây
cũng chỉ là một thứ "sến" [sentimentalisme], vốn xa lạ với nó. Một cách
đọc theo kiểu nhà nước như thế chẳng khác gì người mù sờ voi!
Đây là một trong những cuốn sách đẹp nhất mở ra mùa sách, theo tờ Thế
Giới Ngoại
Giao, Le Monde Diplomatique, số Tháng Một, 2005.
Và bèn mở ra một hồ sơ cho cuốn này, gồm ba bài viết về nó. Guy
Scarpetta, nhà văn, tác giả Hoàng Kim Thời Đại Của Tiểu Thuyết [L'Age
d'Or du Roman, Grasset, Paris, 1996], với bài Huy Hoàng Như Báng Bổ,
Splendeur du Blasphème. Một bài của chính tác giả cuốn sách, Juan
Goytisolo, nhà văn TBN, đã từng có cả một lô tác phẩm: Cảnh Tượng Sau
Trận Đánh [1992], Cuộc Đời Dài Của Những Marx [1995], Tình Trạng Vây
Hãm [1999]: Chấm Dứt Một Giai Đoạn [La Fin d'une Étape]. Và Milan
Kundera: Kỷ Niệm Bỏ Chạy [Desertion des souvenirs].
Tin Văn sẽ giới thiệu cả ba bài này.
(1): Juan Goytisolo, Et quand le
rideau tombe, Aline Schulman dịch từ tiếng TBN, nhà xb Fayard,
Paris, 151 trang, 13 Euros.
Những cái tít như
trên làm liên tưởng tới Bóng Đè:
Khi Cái Váy Rớt Xuống?
Đỉnh Cao Của Nghệ Thuật Báng Bổ?:
Sau NHT báng bổ lịch sử, tới ĐHD báng
bổ chính 'cái gọi là' thân xác người phụ nữ, khi cho đủ thứ bóng đè?
Đỉnh cao tuyệt vời của sự báng bổ:
Ông Trời Chẳng Có Tởm Lợm Nào Mà Không Biết, ["aucune perversion
n'est étrangère"] nói với Nhân Vật Bóng Nào Cũng Đè: Mi, từ con tinh
trùng mà ra, còn ta, từ những suy đoán và
những buổi họp công đồng, cả
hai ta đều không hiện hữu....
Hồi Ức Chạy Trốn Vào Ác Mộng?
Vào Miệng Cá? Vào Đáy Biển Cả?....
Tan
Hàng Rã Ngũ, Những Kỷ Niệm
Milan Kundera
đọc
Và Khi Bức Màn Buông
Xuống
Et Quand Le Rideau Tombe
Tác phẩm mới nhất của nhà văn Tây Ban Nha, Juan Goytisolo
Sebald:
Sân Trường Cũ
Thêm vào lời
chúc mừng Giáng Sinh, và Năm Mới, là bản dịch
bài viết của Sebald.
"Hãy viết cho
đường được", có thể đó
là lời nhắn nhủ lại của ông, qua bài viết thật ngắn này.
Tưởng niệm
Sebald
Sebald:
Phát biểu khi vô Hàn Lâm Viện
Trang
Kertesz
Bữa nay
mẹ tôi mất
Dịch Kafka
Nghệ
Thuật Ai Điếu
Giả như Hai Luá được phép viết ai điếu về Hai Luá, không thể bỏ qua chi
tiết hiển hách này:
Đứng thứ 7, trong danh sách đen, gồm 12 tên văn sĩ phản động, đồi trụy
của Miền Nam, ngay sau khi Miền Nam mất.
Nghĩ hoài
về ông, sau
khi ông mất. Tôi cố gắng gọi tên, bài học ông để lại cho chúng ta. Làm
sao mà một người không học xong trung học, chẳng bao giờ học đại học,
lại trở thành một thế giá hiển hách đến như thế, quyền uy đến như thế,
dưới hào quang rực rỡ của kiến thức, của sự hiểu biết mang tính nhân
bản?
Milosz: Ghi
chú về Brodsky
14 15 16
Cá
Rô Cây và Nước Mắm Lá Chuối
8
Về cái sự lão
hoá của văn học hải ngoại.
Đầu năm, Hai
Lúa bỗng đâm lo cho tương lai văn học hải ngoại, nhân đọc
bài Tạp Ghi mới tinh Khai Bút
Đầu Năm của Nguyễn
Mạnh
Trinh trên Người Việt online, và nhân phong trào đua nhau
đưa "rác" phẩm về trong nước, xin VC đóng dấu "kiểm nhận", và "kiểm
dịch".
Và bỗng nhiên,
Hai Lúa hiểu ra tình trạng lão hóa của văn học
hải ngoại là do không có... kiểm duyệt. Cứ giả sử, tác phẩm của bạn in
ra, được nhà văn Võ Phiến đóng dấu, ký tên, kiểm nhận, đây đúng là tác
phẩm văn học, thế là ăn tiền!
Nhưng nhớ là
chỉ chứng nhận "tác phẩm văn học" thôi, nói theo Hoàng
Ngọc Hiến. [Theo ông này, nhà văn là đủ rồi, xin xem bài viết
Văn Học Hải Ngoại].
Đừng có
thêm cái đuôi "chống cộng", để còn mang về trong nước,
xin thêm một cái dấu nữa của VC, thành tác phẩm hai dấu, hai triện, hai
mộc!
Nhắc đến Võ
Phiến ở đây, là cũng có chút 'cơ duyên'. Hồi Hai Lúa chân
ướt chân ráo bước vô Miền Đất Thiên Đàng [tên một tác phẩm của một nhà
văn Việt Nam ca ngợi xứ Canada], gặp một ông bạn cũ, ông báo tin
vui: Bạn được vô văn học sử rồi!
Hai Lúa quá
đỗi ngạc nhiên. Ông giải thích, trong cuốn Văn Học Miền
Nam, Võ Phiến có nhắc tới bạn. Rồi ông cho coi. Quả thế thực. Những lời
phán của Võ Phiến về Hai Lúa, coi bộ thật nhẹ nhàng, so với những lời
ông phán về đám Sáng Tạo.
Và như vậy,
Hai Lúa là nhà văn "bốn con dấu": Nhà văn VNCH trước
1975. Nhà văn phản động đồi trụy sau 1975. Nhà văn hải ngoại từ 1994.
Và nhà văn hải ngoại hồi chánh, nếu mang 'rác' về trong nước xin đóng
dấu kiểm nhận!
|