Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng
sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Bản quyền
thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
Links
Văn
Art2all
Ý Kiến
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Guardian
Hồ
Biểu Chánh
Chess
Trang
& Bài đặc biệt
Hiện
tượng Trâm Thạc
&
Bài vở liên hệ
Thư Tín
Lô cốt
trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
Golden Bridge
August, 2004
Alexa Ranking
81,253
|
Chúc Mừng Năm Mới
Sebald:
Sân Trường Cũ
Thêm vào lời
chúc mừng Giáng Sinh, và Năm Mới, là bản dịch
bài viết của Sebald.
"Hãy viết cho
đường được", có thể đó
là lời nhắn nhủ lại của ông, qua bài viết thật ngắn này.
Tưởng niệm Sebald
Sebald: Phát biểu khi vô Hàn Lâm Viện
Tôi là người
bị phỉ nhổ nhiều nhất
tại Nhật Bản
Mặc dù
những nhọc nhằn của cuộc sống, phải nói là,
thế giới
này có chút ‘khoan dung’ [clément] đối với tôi. Bạn chắc biết câu của
Flaubert,
nhân nói về cuốn Bà Bovary của mình, đã
phán, ta muốn đi tới 'tâm hồn của sự vật', ‘l’âme des choses’. Trong
những cuốn sách
của tôi, tôi có cảm tưởng, mình muốn đi tới tâm hồn của cái chết. Chính
vì
thế mà tôi chấp nhận ý nghĩ về nó, với một sự bình thản. Trong “Quatre
Quatuors”,
T.S. Eliot viết, khi cái chết tới gần, phải “ngọ nguậy nhè nhẹ, và thật
là nhè
nhẹ.”
Một
người Nhật ở Paris.
Tôi sinh ra ở
phiá mấy kẻ tật nguyền
Nobel văn chương 1994: Cha và Con
Kertesz
Đồng Vọng cho Hồn Thiêng Lò Thiêu
Đọc Kertesz
Diễn Văn Nobel
Trang
Kertesz
J'ai subi
un deuxième choc littéraire
en 1957, quand «
L'étranger », d'Albert Camus, a été traduit en hongrois. Pour moi,
c'était une
révélation décisive qui m'a radicalement influencé dans mes choix..
[Tôi bị cú sốc văn chương thứ nhì khi Kẻ Xa Lạ được dịch qua
tiếng Hung, vào năm 1957. Đây đúng là một cú mặc khải ảnh hưởng tới sự
chọn lựa
của tôi]
Ở đây, tại Đức, người ta mong chờ các tiểu thuyết mới của tôi. «Kaddish
pour l'enfant qui ne naitra pas», [Kinh cầu cho đứa bé chẳng sinh ra]
xuất bản năm 1992, được báo chí phê bình tốt và «Être sans destin»,
[Không Số Kiếp], cũng được như vậy. Khi tôi đọc các thư từ và các bài
phê bình viết về các sách của tôi, tôi hiểu nước Đức cần những tiểu
thuyết như vậy, cần loại mô tả Holocauste. Nước Đức đối diện với quá
khứ... với Lịch Sử của họ và với Auschwitz. Ngày hôm nay, ở Âu châu
người ta biết gần như mọi người đều có tham dự vào. Trong lúc đó, thế
hệ thứ hai, thế hệ thứ ba lớn lên không có mặc cảm tội lỗi. Các thế hệ
này muốn biết làm sao những điều khủng khiếp như thế lại có thể xảy ra.
Trong các quyển sách của tôi, họ tìm ra một cái gì có thể giúp họ hiểu
rõ hơn những chuyện như vậy.
Tuy nhiên, phải sống dưới chế độ độc tài và không được
bằng lòng cho rằng đó là chế độ xấu cần phải cải tổ nhưng phải cho đó
là kẻ thù tận căn. Trong chế độ toàn trị, cái căn bản của cuộc sống là
phải hiểu mình sẽ bị giết bất cứ lúc nào. Như thế, cảm nhận được an
toàn trong một xã hội như vậy là chuyện ảo tưởng. Tin tưởng vào xã hội
này là ảo tưởng.
Tất cả các nghệ
sĩ vào thời buổi đó đều sống trong cuồng hoảng. Văn sĩ cũng là một con
người, thèm thành công, thèm được biết đến. Tôi viết một quyển sách,
quý vị hãy yêu thích nó! Cùng một lúc tôi ý thức nếu quyển tiểu thuyết
được xem
như một biểu tượng, đặt trên bệ thờ, và người ta chính thức yêu thích
thì đó là một quyển tiểu thuyết dở. Đó là nghịch lý làm mình bị nghiền
nát. Đến một lúc, mình trở nên rất tự hào vì tiểu thuyết của mình không
được thành công một cách chính thức, rơi vào thinh lặng, hoàn toàn
chẳng ai biết đến. Hai thái độ được kiểm chứng và không lay chuyển.
Đương nhiên khi chế độ toàn trị không còn thì các cảm nhận này cũng
không còn.
Kertesz trả lời tờ Point.
" Auschwitz must have
been hanging in the air for a long, long time, centuries, perhaps like
a dark
fruit slowly ripening in the sparkling rays of innumerable ignominious
deeds,
waiting to finally drop on one's head." (from Kaddish for a Child not
Born, 1990)
[Auschiwitz còn treo lơ lửng hàng hàng thế kỷ, như một trái đen, từ từ
chín đỏ nhờ hằng hằng những tia nóng của những chiến công nhục nhã, và
sau cùng rớt trúng đầu bạn]
[Những chiến công nhục nhã, ghê tởm: Phải chăng ông này muốn nói đến
chuyện "vui sao nước mắt lại trào" của đám Mít chúng ta?]
2002 Nobel Laureate in Literature
for writing that upholds the fragile experience of the
individual against the barbaric arbitrariness of history
[Trao giải Nobel văn chương 2002... vì cố níu cái kinh nghiệm mỏng manh
của một cá nhân nhằm chống lại cái tùy hứng man rợ của lịch sử].
... Nói ngắn gọn, tôi muốn làm sao tránh xa khỏi kiểu đua đòi Kafka, và
chủ nghĩa biểu hiện (expressionnisme). "Kẻ Xa Lạ" không hiện thực mà
cũng không kỳ quái (fantastique). Với tôi, đây là một thứ huyền thoại
nhập thể (incarné: nhập xác phàm), không lơ mơ mà bám cứng lấy cõi
người ta, tới tận da, tận xương, tận tủy. Và tới tận cùng của hơi nóng
ngày ngày. Người ta muốn coi đấy là một kiểu cọ mới của vô đạo đức
(immoraliste). Vậy là lầm to. Cái đập vào mặt chúng ta ở đây, không
phải là đạo đức, mà là thế giới của vụ án, nó trưởng giả, nó quốc xã,
nó cộng sản, nói tóm gọn, đây chính là vết lở lói đương thời.
Riêng với anh chàng Meursault, có chút hướng thượng ở anh ta, và đó là
từ chối, tới chết: nói dối.... Meursault không ở phía những ông tòa, lề
luật xã hội, những tình cảm ước lệ, đóng hộp. Anh ta có đó, như hòn
sỏi, như ngọn gió, như biển cả, dưới mặt trời. Và cũng như sỏi đá,
chúng có thể biết đau, nhưng không thể nói dối, chẳng bao giờ nói
dối.... Nếu ông đọc cuốn sách theo kiểu tôi vừa đề nghị, ông sẽ nhận ra
một thứ đạo đức của sự chân thành, và một niềm vui, vừa tiếu lâm vừa bi
thảm, về cõi đời. Chính những điều này làm nó thoát ra khỏi vẻ u tối,
biểu hiện, hay là thứ ánh sáng của sự tuyệt vọng....
Bữa nay
mẹ tôi mất
Camus nhìn ra, cả hy vọng lẫn phi lý, ở trong Kafka: Nói đến hy vọng ở
đây, không phải tiếu lâm, cà chớn (ridicule). Bởi vì, càng bi thảm tới
cỡ nào là nỗi ở đời của những nhân vật của Kafka, hy vọng càng ngược
ngạo chừng đó...
Hay nói như Kierkegaard, "Phải đập nát bấy hy vọng trần gian, để
làm bật ra hy vọng thứ thiệt, và được cứu rỗi, nhờ nó. (On doit frapper
à mort l’espérance terrestre, c’est alors seulement qu’on se sauve par
l’espérance véritable – la Pureté du coeur: Sự Trong trắng, trinh
nguyên của trái tim)
Đọc Kertesz
Dịch Kafka
A belief like a guillotine – as heavy as light.
Franz Kafka: Reflections on Sin, Suffering, Hope, and the True Way
[Niềm tin thì cũng giống như cái máy chém. Nặng như thế. Mà
nhẹ, cũng như thế].
Hai Lúa tin rằng nhà thơ VC Phạm Tiến Duật phải đã từng đọc
Kafka, nhất là câu trên, mới nẩy ra hứng sáng tác, câu thơ thần sầu:
Đường ra trận mùa này đẹp lắm!
Nghệ
Thuật Ai Điếu
Tờ TLS điểm, và ca, một cuốn sách rất ư là đặc biệt, tuyển tập những
lời ai điếu, những nhân vật hiển hách, những sự kiện đáng nhớ nhất, của
thế kỷ vừa qua. (1)
Tiếc, chưa đọc, đã biết thiếu, một bài thật quan trọng: "Ai điếu cho
một nền văn chương minh họa", của Nguyễn Minh Châu.
Hồi Ức Ba Lan, Cứu Rỗi Qua Tiếng Cười
và
Người Mẽo Không Thầm Lặng
Điểm Sách Nữu Ước, NYRB, số đề ngày 12 Tháng Giêng
2006, Charles Simic
vinh danh nhà văn Ba Lan, Witold Gombrowicz: Cứu Rỗi Qua Tiếng Cười,
khi điểm một số sách của
ông.
Trong Những Di Chúc Bị Phản Bội, Kundera vinh danh Gombrowicz:
Rời quê hương năm 1939, khi 35 tuổi. Mang theo cuốn Ferdydurke, như là
căn cước cá nhân của mình.... Cuốn sách được in năm 1937, trước cuốn
Buồn Nôn của Sartre một năm, nhưng Gombrowicz, vô danh,
Sartre, danh
tiếng như cồn sau Buồn Nôn.
Cuốn của Sartre đã chôm vị trí Ferdydurke
của Gombrowicz. Nếu không có sự bất hạnh này, văn chương
Tây Phương, và có thể cả triết học, đã đổi khác.
Và Pankaj Mishra vinh danh Edmond Wilson, một Người Mỹ
Không Trầm Lặng, khi đọc cuốn tiểu sử mới ra lò về ông phê bình gia số
một của Mẽo này.
Nghĩ hoài về ông, sau
khi ông mất. Tôi cố gắng gọi tên, bài học ông để lại cho chúng ta. Làm
sao mà một người không học xong trung học, chẳng bao giờ học đại học,
lại trở thành một thế giá hiển hách đến như thế, quyền uy đến như thế,
dưới hào quang rực rỡ của kiến thức, của sự hiểu biết mang tính nhân
bản?
Milosz: Ghi chú về Brodsky
14 15
Ly không mảy may phản ứng khi gặp Kiệt. Gương mặt nàng phẳng
lặng. Nàng thong thả ngồi vào chỗ, nghe chuyện giữa Phương và Kiệt. Mãi
sau,
trong khi Phương đang nói, Ly nhìn Kiệt càng lúc càng sâu rồi mỉm cười
thay lời
chào hỏi.
Ông
Thầy
Cá
Rô Cây và Nước Mắm Lá Chuối
5 6
Vào năm 1944, họ đeo cho tôi
một ngôi sao vàng, và theo một nghĩa biểu tượng, nó vẫn còn đó; từ cái
ngày ấy, tôi không làm sao gỡ nó ra được nữa.
Kertesz: Ngôn ngữ lưu vong
Nhân phong trào, hiện
tượng, khuynh hướng [ tùy hỷ, muốn xài chữ nào đúng trường hợp thì xài
] đưa sách về trong nước, xin được nhà nước VC kiểm duyệt, cho phép in
[phần này lại phải xin phép đầu nậu, cho dù VC đã OK] làm Hai Lúa nhớ
đến trường hợp một ông, nhờ làm thơ về nguồn mà đậu thanh lọc.
Ông này chắc chắn chưa từng làm thơ, chưa từng viết văn. Vốn là học
trò của giáo sư NVC. Vượt biên qua Thái Lan, ông trình giấy xác
nhận của ông thầy cũ. Hai Lúa được coi giấy này, trong đó, ông giáo
sư chứng nhận, ông học trò của mình ngày còn đi học, có tham gia biểu
tình, xuống đường
chống... VC! [Chứ không lẽ chống VNCH, chống Mẽo?]
Một cái giấy như thế, thật khó lòng qua cửa ải thanh lọc. Ông ta bèn
nộp thêm một mớ thơ về nguồn. Đúng là thơ về nguồn thực, vì Hai Lúa có
coi, trong đề cao bốn ngàn năm văn hiến, thờ ông bà ông vải, công cha
nghĩa mẹ... Đến ngày thanh lọc, tay sinh viên Luật đại diện Bộ Nội Vụ
Thái Lan, sau khi nghe thông dịch viên dịch thơ về nguồn qua tiếng Anh,
quá đỗi ngạc nhiên, hỏi, thơ thế này, thì phản động ở chỗ nào? Ông ta
bèn dõng dạc trả lời: VC sợ thơ về nguồn này còn hơn sợ thơ phản động!
Chúng vô thần, chúng thờ ông Mác, ông Lê Nin, nên rất sợ dân Việt Nam
đòi về nguồn!
Anh sinh viên nghe có lý, bèn cho đậu thanh lọc.
Câu chuyện lúc này mới tới bước ngoặt lịch sử, đỉnh cao thời đại của
nó: Ông kia, sau đó, đi đâu cũng vỗ ngực, xưng tên, tao là thi sĩ.
Chứng cớ đâu: Thì Cao Uỷ Quốc Tế công nhận tao rồi cơ mà!
Chuyện mang tác phẩm về năn nỉ VC đóng dấu, lẽ dĩ nhiên thê thảm
hơn nhiều, và càng khó có tí tiếu lâm, tí happy ending [kết cục có
hậu], như
chuyện trên.
Nó đâu có khác ngôi sao tụi Nazi thích lên mặt người Do
Thái.
Nó có nghĩa: Mày là Do Thái, như vậy mày không phải là người!
Có thể, có người cho rằng Hai Lúa quá khích, quá thù VC, và quá.. khốn
lịn, khi chỉ nhìn thấy khiá cạnh "không dzui", của vấn đề. Kertesz, ở
trên, có nói đến sự kiện, trong một chế độ toàn trị, nếu cuốn sách của
bạn được thờ, hay được độc giả đón đọc, thì cuốn sách ấy vứt đi.
Một khi nhà nước VC đóng dấu, cho phép bạn là nhà văn, cho phép sách
của bạn được xuất bản, theo tôi, cuốn sách đó cũng thuộc loại cứt đái.
[Hai Lúa nói, những sách hải ngoại, không phải sách ở trong nước]
Nhất là sách sáng tác.
Ngay cả dịch phẩm, một khi VC cho phép in, cũng đã chứng tỏ, thuộc loại
vô hại, hoặc đã bị thiến bỏ những gì có hại cho nhà nước. Trong trường
hợp đó, thực sự mà nói, độc giả trong nước đếch cần những tác phẩm như
vậy!
Trong khi đó, với một tác giả hải ngoại, viết, là viết cho độc giả ở
trong nước đọc, như đã có lần Hai Luá viết. Nếu không, cái viết của bạn
cũng thuộc loại cứt đái.
Một trong
những thách đố quan trọng nhất, đối với bất cứ một
nhà văn hải ngoại, là, viết làm sao, để cho độc giả, nhất là độc giả
trong nước, cảm nhận: Bài viết này hình như muốn nhắn nhủ chính ta, một
điều
gì
đó, và điều này thật
'thiêng liêng và bí ẩn' [mượn
chữ của Thảo Hảo, một tác giả trong nước]. Và đây mới chính
là "tham vọng" của những bài tản văn của... Thảo Hảo. Nói rõ hơn,
trong, thì viết như là nhắn ra ngoài, ngoài thì viết như là nhắn về
trong nước, về những gì thật thiêng liêng, thật bí ẩn, thật đáng trân
trọng....
Bóng
Đè
Cuối cùng, chỉ còn mỗi một cách giải quyết "vấn nạn" trên, là viết lên
không gian ảo, viết lên trời xanh!
Theo nghiã đó, những độc giả hải ngoại của Tin Văn, là "thứ-độc giả":
độc giả hạng hai!
Độc giả đích thật của nó, là những đồng bào ở trong nước.
Đó mới chính là tham vọng hiển hách nhất mà thằng Hai Lúa này muốn thực
hiện cho bằng được, khi làm trang Tin Văn.
Và đó cũng là lời chúc tốt lành nhất, nhân dịp đầu năm, gửi về quê
hương. NQT
Trích dẫn trong ngày
"Debauchery is perhaps an act of despair in the face of
infinity."
Edmond
De Goncourt (1822-1896) and Jules De Goncourt (1830-1870). French
writers. The
Goncourt Journals (1888-1896).
[Phóng tác: Hiện tượng Bóng Đè chắc là do chán ngán trước vô cùng]
|