Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng
sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Bản quyền
thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
Links
Văn
Art2all
Ý Kiến
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Guardian
Hồ
Biểu Chánh
Chess
Trang
& Bài đặc biệt
Hiện
tượng Trâm Thạc
&
Bài vở liên hệ
Thư Tín
Lô cốt
trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
Golden Bridge
August, 2004
Alexa Ranking
81,253
|
Vụ án" PD
Tứ Tấu
Khúc, về Lan Hương và Sài Gòn
hay là
Khúc Phượng
Hoàng về một cô bé có tên là Tôi Yêu Em
[Concerto pour
une jeune fille nommée 'Je t'aime']
"Concerto..."
là tên một bản hoà tấu piano, do Clayderman chơi. Nhờ nó, Hai Lúa qua
hết được một mùa địa ngục, ở trại cấm Sikiew, Thái Lan.
Cũng vậy, là với nhạc PD, những ngày cải tạo.
Chiến
Dịch
Không đa đa siêu thực
khởi từ ca dao sang tự do
ai hỏi anh ngoài hàng rậu
lãng mạn lập thể siêu thực dã thú đa đa
tôi mở những trái cây vườn nhà
cử chỉ trữ tình tinh khiết
TTT: Tôi không còn cô độc.
Nói thiệt đọc bản dịch bài báo trên, viết nhơn dịp cuộc triển lãm dành
riêng cho ông Bourgois được tổ chức ở Trung tâm Pompidou, tôi tự hỏi
không hiểu nó giúp ích chi cho độc giả Việt Nam. Toàn chuyện «bếp núc»
của mấy nhà xuất bản Pháp không à!
Nouvel Observateur là một tờ báo không chuyên môn về
văn chương, phong cách cũng không có chi cao sang, bài phỏng vấn cũng
không có tham vọng chi.
Margaret Nguyen: Đôi điều về bản dịch một bài báo trên
Nouvel Observateur về Christian Bourgois của ông Cao Việt Dũng
[talawas]
Quả đúng như thế, nhưng cái việc CVD rửng mỡ dịch bài báo đã lạ,
talawas rửng mỡ đăng, lại càng lạ. Bởi vì rằng thì là, trong khi đám
Mít chúng ta rửng mỡ như vậy, chính mẫu quốc Tây và láng giềng của họ,
là xứ Ăng Lê, lại chú ý đến sự kiện khác - cũng xẩy ra tại Trung tâm
Pompidou - và, sự kiện này, cũng đã từng được một nhà thơ Việt Nam để
mắt tới từ thuở nào.
Đó là sự kiện Dada, mà tờ báo không thể nói không chuyên môn về văn
chương là tờ Le Magazine Littéraire đã phải đi cả một số về nó, còn tờ
TLS cũng chơi một bài thật "nghiêm túc". Tin
Văn cũng đã giới thiệu sơ qua nhân đó liên tưởng tới hiện tượng Mở
Miệng tại Sàigòn, nơi đã từng xuất hiện thơ Tự Do.
Không đa đa siêu thực
khởi từ ca dao sang tự do
Liệu nhóm Mở Miệng đã "đọc ra" "tuyên ngôn" trên, của "trường phái" thơ
tự do?
Tin Văn sẽ giới thiệu bài trên TLS, vì, tuy thiểu thiểu, không đa đa
như cả một tờ Magazine Littéraire, nhưng gọn gàng, súc tích.
Hai Lúa cũng đã từng dịch, và, lẽ dĩ nhiên, đã từng bị phạng tơi bời,
tuy đa đa, thiện ý, nhưng thiểu thiểu, đâm sau lưng chiến sĩ. Nhân đây,
kể lại, như những giai thoại về dịch thuật! Cũng thú vị!
Thú vị nhất, là lần dịch một bài, cũng trên báo Tây, về một ông Tây mê
VC bèn vô rừng. Đây là do "order", chứ lúc đó, Hai Lúa đang mê mẩn với
ông
Joseph Roth, và một nhân vật của ông, nhờ giết người mà thành thánh
[nhân vật này khiến Hai Luá liên tưởng đến ông nhạc sĩ tài ba của Việt
Nam...].
Đọc, thấy dễ ăn, bèn dịch liền tù tì, trao cho khách hàng liền
tù tì, và quay qua liền tù tì với me-xừ Roth.
Khi bài post lên lưới mới tá hoả tam tinh vì đầy lỗi. Càng bới bèo càng
ra bọ!
Bản thân Hai Lúa
đọc lại, mà còn xấu hổ, tại sao một hạt sạn hơi bị to như thế mà cũng
chẳng nhìn thấy, tại sao không tra từ điển chữ này, chữ nọ, mà cứ
đoán mò, cứ phịa nghiã cho chúng?
Nhưng Văn Cao,
chẳng hề mơ giấc mơ này. Như Joseph Roth, đã từng có vé của PEN, mời đi
Mẽo: ông bèn quẳng vào thùng rác, và uống tiếp: Người đã viết một câu
để đời, nói lên nỗi đau của cả một miền đất trong trận đói khủng khiếp
năm đó, "Thề phanh thây uống máu
quân thù," người đó không thể bỏ đi.
Vinh quang của một tướng về hưu, một thiên thai, một bến xuân, [về đây
khi gió mùa thơm ngát, ôi những ông PD giang hồ!], là như vậy.
Vinh quang đấy, mà
thất bại cũng đấy. Thất bại, vì không thể hiểu được một miền đất
khác. Những người dân ở đó nói tới nghĩa khí ở đời, nói trung hiếu với
bố mẹ, anh em, bằng hữu... chứ không với Dân, hay với Đảng.
Nếu
Đi Hết Biển 8
Kiệt và Thùy gặp nhau ở Âu
Châu trong năm học cuối cùng của Thùy. Thùy bị gia đình gọi về khi bà
mẹ ngã bệnh nặng hấp hối. Bà cụ qua khỏi nhưng lại bị bán thân bất toại
và giữ Thùy ở nhà. Thùy gọi Kiệt về. Kiệt chần chừ: về để làm gì? Làm
gì ở đấy? Em nhìn chung quanh em xem? Sang với anh. Thùy đáp: Em không
thể bỏ má; anh không thể bỏ em; không phải anh chọn lý tưởng hay tổ
quốc hay bất cứ thứ gì, anh chỉ chọn em, một mình em và đứa con sắp
chào đời của chúng ta. Anh không nghe tiếng kêu xốn xang của em sao?
Kiệt nghe tiếng kêu xốn xang của Thùy. Chàng trở về.
Một
Chủ Nhật Khác 1 2
Bạn, có thể
chưa từng đọc Proust, như Hai Lúa, nhưng, cũng như Hai Lúa,
chắc là có nghe nói tới giai thoại cái bánh ngọt madeleine, và mùi vị
của nó, vừa đụng vô lưỡi ông Proust, là bèn làm vỡ ra cả một thế giới,
cả một thời gian, tưởng rằng thì là đã mất. Hai Lúa sợ rằng, vị nước
mắm lá chuối khô kia, cũng vậy, nó không buông tha thằng bé Bắc Kỳ ngày
nào, cho dù bỏ chạy vào nước Nam Kỳ xa lắc. Cái thằng bé đó, mới ngày
nào tưởng
rằng di cư vào Nam thì cũng giống như trốn nhà đi chơi xa, rồi cũng có
ngày bị bắt về, nhưng phải hơn nửa thế kỷ sau, mới có dịp trở về, chỉ
để tìm lại cái mùi vị nước mắm lá chuối khô kia, và tự hỏi, liệu có
còn, và nếu không còn, thì liệu có ai ở mảnh đất đó, còn nhớ nó, và
trong những ai còn nhớ nó, liệu có bà con ruột thịt thân thương của nó,
không?
Bởi vì quên đi cái mùi vị giả, của nước mắm lá chuối, là một cái quên
vô cùng tai hại, vô cùng khủng khiếp!
Bởi vì, có thể, hiện tượng Chúa Sẩy Thai, thay vì sáng ngủ dậy, thấy có
một con người Việt Nam thương yêu nhau hơn, có một cái nhà Việt Nam to
đẹp hơn, thì chỉ thấy có một con bọ, là do cái vụ việc quên mất mẹ cái
mùi vị nước mắm lá chuối khô, cũng nên!
Nhưng nhớ nó, cũng có đến năm bẩy đường nhớ. Có khi vì nhớ nó quá, mà
xẩy ra hiện tượng Chúa Sẩy Thai, cũng nên!
|