*

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.


Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.


Links
Văn
Art2all
Ý Kiến
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Guardian

Hồ Biểu Chánh

Chess

Trang & Bài đặc biệt

  Hiện tượng Trâm Thạc
&
Bài vở liên hệ

Thư Tín

*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004

Alexa Ranking
81,253









 




*
Mừng Giáng Sinh và Tuyết 1
*
 Mừng Giáng Sinh và Tuyết 2

*
'It no longer feels a great injustice that I have to die'.
"Chết là cùng, chứ gì!"
"Tớ đếch cười".
Philip Roth: 'I don't smile'. Photo: AP
In a rare interview, Philip Roth, one of America's greatest living authors, tells Danish journalist Martin Krasnik why his new book is all about death - and why literary critics should be shot.
Wednesday December 14, 2005
The Guardian
Trong một phỏng vấn hiếm, Philip Roth nói với nhà báo Đan Mạch, Martin Krasnik, tại sao cuốn sách mới của ông chỉ nói về cái chết, và tại sao nên đem bắn bỏ mấy thằng phê bình văn học.
Philip Roth ít khi cho đời phỏng vấn, và tôi nhận ra lý do liền lập tức. Không phải ông khó chịu, khó chơi, khệnh khạng: Ông chịu không nổi mấy thằng ngu cứ hỏi đi hỏi lại, cũng chừng ấy câu.


Kenzaburo Oe
Tôi sinh ra ở phiá mấy kẻ tật nguyền
 Một người Nhật ở Paris.
Cha và Con.

NGUYỄN LƯƠNG  VỴ
ĐƯỜNG TRỞ VỀ
Gửi Khánh Trường
Sầu như giông mông vú nổi như mồ!!

Như những lời chúc dữ....

Nếu ta lỡ chết vì say rượu
Linh hồn chắc sẽ biến thành mây bay
Lần đầu tiên Hai Lúa biết đến thơ của Nguyễn Bắc Sơn, là hai câu trên, trong một bài viết của... Thanh Tâm Tuyền! Ông là người đầu tiên nhắc đến Nguyễn Bắc Sơn, lẽ dĩ nhiên, liền sau khi thơ xuất hiện. Tiếc, là không nhớ, những dòng ông viết sau đó, về thơ và về NBS.

Thơ, như nhạc, giữ nhịp thời gian. Hay nói thật bảnh, như Brodsky.
Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm gì con người.
"All my poems are more or less about the same thing – about Time. About what time does to Man."
Nhà thơ nổi loạn

Những dòng thơ xuất hiện, vào khoảng năm 1970, cũng là lúc đám GI rên rỉ, Tôi bỏ trái tim của tôi tại Cựu Kim Sơn.

Chiến tranh quá dài nên người quá khác
Không thể mừng vui rước tiếp hòa bình
Ðêm đen quá dài nên người quá khác
Không thể nào tin sẽ có bình minh.
NBS

Con người quá khác, nhưng quá khác đến nỗi biến thành một con bọ, thì nhà thơ không thể tiên đoán được.

Phải đến khi Hai Lúa chạy thoát được quê hương, ở trại tị nạn Thái Lan, nhớ đến cái chết của đứa em, mới viết nổi điều NBS chiêm nghiệm từ những ngày đó.

"Sao không hát cho những người vừa nằm xuống..."
Đã có một thời, tôi không sao chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước mắt. Chúng gọi tên thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến điêu đứng, rồ dại. Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm chán. Nhớ những kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng gần nhà cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra, hớt hải lắc đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường Gia Long. Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt nhìn người yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về, cô tha thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.

Nhớ, nhớ..."Nếu mai không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa...", em tôi vẫn thường nghêu ngao một mình trước khi bỏ đi.

Như những lời chúc dữ, chúng báo trước một Miền Nam mòn mỏi, suy sụp, trước một Miền Bắc lì lợm, dai dẳng.

Trong mỗi chúng ta đều có một Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi khơi cục than hồng của tôi, để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.
Lần Cuối Sài Gòn

Đi tìm một tác phẩm sẽ có
5

 Một Chủ Nhật Khác
10
Kiệt trẻ lại thật. Không tà ý, bay bổng, chênh chao và khờ khạo.
Chàng bảo Oanh ngồi xuống chiếc ghế trống. Nhà có hai chiếc ghế, một cái vắt quần áo và xếp chồng giấy má. Chàng ngồi ghé mép giường, đánh đàn. Chàng cố gẩy một đoạn trong Liên Khúc Số 3 của Bach. Nhạc tràn trề sinh lực, cao sang, phúc hậu. Bị vấp, chàng hát nối. Hết Bach, đến Brahms, Saint Saens. Chàng mê man như hồi mới lớn buổi tối ngồi trên bao lơn thổi kèn, tưởng tượng cô gái nhỏ bên hàng xóm đang rình nghe.
-Anh hát được vọng cổ. Lúc này anh có thể hát vọng cổ.

Trong khi ăn, Kiệt bỗng nhớ đến những ngọn gió bấc cắt da, những hạt mưa nhọn như kim châm, dúm ớt bột tê môi, chảy nước mắt, bát chè tươi bỏng rát lưỡi.Từ bát bún riêu, chàng nói về mùa màng thời tiết, về bầu trời song nước, về đồng ruộng trái quả, về phố phường thắng cảnh và vô tình chàng tiết lộ những mảnh vụn của một thời ấu thơ và niên thiếu chẳng hề chàng nói với ai.
Oanh mở mắt to chăm chú. Kiệt lại thấy những giọt nước mắt rơi. Chàng không còn tưởng là những giọt hoan lạc nữa, chàng nghĩ, đó là những giọt sầu. Những giọt sầu chung. Chàng cảm động. Tuy nhiên chàng nói:
-Em dễ bị dụ quá há.
-Em bị anh dụ từ lâu rồi. Oanh cười nhếch.
-Sợ không? Hỏi vậy, nhưng chính Kiệt thoáng hãi.
Oanh lắc đầu. Dáng nàng ảo não.


Trong khi ăn....

Người đọc đã biết Hà-nội/1954 trong Bếp Lửa, hay trong Ung Thư - Nhưng hãy chấp nhận kiếp bụi vô thường, như cục ung thư, sống với nỗi chết âm ấm ở trong lòng bàn tay (Mais accepter vivant la vanité de son existence, comme un cancer, vivre avec cette tièdeur de mort dans la main. Malraux) - trên đây là những chi tiết hiếm hoi, tác giả vô tình tiết lộ về đất bắc, và tuổi thơ của ông.
Một chủ nhật khác là cuốn tiểu thuyết sau cùng của tác giả. Khi nhìn những đoàn quân Cộng Sản tiến vào thành phố, ông nói, như vậy cũng xong... sẽ chẳng bao giờ viết nữa.
Rồi ông trở về đất bắc, như người tù.

Mưa bay lất phất gió căm căm
Đường lầy trơn nhà cửa tối tăm
Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc
Co ro đứng coi tù qua thôn

Vác bó cuốc nặng bước loạng choạng
Về trong xây xẩm buổi tàn đông
Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm
78 (Thơ ở đâu xa)
Thơ Giữa Chiến Tranh và Trại Tù


Đà Lạt  1 2
Cá Rô Cây và Nước Mắm Lá Chuối
Nhưng mà này,có biết tiếng Tây không đấy, cha nội?