Merry
Christmas and Happy
New Year
Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới
'It no longer feels a
great injustice
that I have to die'.
"Chết là cùng, chứ gì!"
"Tớ đếch cười".
Philip Roth: 'I don't smile'. Photo: AP
In a rare interview, Philip
Roth, one of America's
greatest
living authors, tells Danish journalist Martin Krasnik why his new book
is all
about death - and why literary critics should be shot.
Wednesday December 14, 2005
The Guardian
Trong một phỏng vấn hiếm, Philip Roth nói với nhà báo Đan
Mạch, Martin Krasnik, tại sao cuốn sách mới của ông chỉ nói về cái
chết, và tại
sao nên đem bắn bỏ mấy thằng phê bình văn học.
Philip Roth ít khi cho đời
phỏng vấn, và tôi nhận ra lý
do liền lập tức. Không phải ông khó chịu, khó chơi, khệnh khạng: Ông
chịu không
nổi mấy thằng ngu cứ hỏi đi hỏi lại, cũng chừng ấy câu.
Cách đối xử với nạn nhân của
một dân tộc nói lên lịch sử và văn hoá của dân tộc đó.
Bùi Văn Phú
Kenzaburo
Oe
Tôi sinh ra ở
phiá mấy kẻ tật nguyền
Tự coi mình theo chủ nghĩa
nhân bản dấn thân của Thomas Mann, năm 1995,
Oé từ chối không đến tham dự Hội Sách ở
Aix-en-Provence, để
phản đối các cuộc thử nguyên tử của Pháp ở Thái Bình
Dương.
“Có thể tôi sẽ xuống hỏa ngục nhưng tôi sẽ không đi Pháp."
Một khuôn mẫu tốt đẹp cho tương lai? “Đó sẽ là cộng đồng các
xứ sở không còn là những đại cường quốc, nhưng bằng cái nhãn đó, đóng
một vai
trò đặc biệt. Âu Châu hiện nay đang ở trên đường hướng này.” Và Oe nhắc
tới vai
trò văn hoá đảm nhận trong một cuộc tiến hoá như thế, khi đưa ra thí
dụ, những
nhà văn Lỗ Mã Ni ở Paris – Ionesco, Cioran, hay Eliade - họ đã tìm thấy
ở Pháp
một khung cảnh tự do, nơi mà tiếng nói của họ được lắng nghe. “Chỉ cần
độ chừng
5 người Nhật trẻ tuổi, sống ở Pháp vào lúc này, và theo đuổi con đường
nêu
trên, là tôi có thể chết đi mà vẫn nghĩ tới họ”, Oé nói.
"Người Nhật chọn lựa nguyên
lý hòa bình vĩnh cửu như là căn bản của nền đạo đức đưa đến sự tái sinh
của chúng tôi", ông tuyên bố, trong diễn văn nhận Nobel văn chương. "Đi
chệch nguyên lý đó, sẽ là một hành động phản bội lại những dân tộc Á
Châu, và những nạn nhân của bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Thật
chẳng khó khăn gì cho một nhà văn, thí dụ như tôi, khi phải tưởng
tượng, một sự phản bội như vậy sẽ đưa đến những hậu quả như thế nào."
NGUYỄN LƯƠNG
VỴ
ĐƯỜNG
TRỞ VỀ
Gửi Khánh Trường
Sầu như giông mông vú
nổi như mồ!!!
Đi
tìm
một tác phẩm sẽ có
1 2 3 4
Khi anh bỏ chạy biến động, chúng sẽ không bao giờ tha thứ
cho anh, và khi anh trở về, chẳng ai mất công hiểu anh.
(You are
running away
from events and these events will never forgive you, when you return
you will
not be unsderstood):.
Câu nói của viên bộ trưởng Văn hóa Nga, với nhà
soạn nhạc
lừng danh Sergei Prokofiev khi ông này từ nước ngoài trở về (1927).
Tác phẩm ngang tầm thời đại, theo Hai Lúa, chỉ Việt Nam mới đủ cơ
hội cơ may có được. Vì nó sẽ là thành tựu của hai cái bẩn, cái nhục,
"giao
lưu hoà giải" với nhau.
Một, là cái đau nhục thắng trận, thay vì có được cái nhà Việt Nam to
lớn hơn đàng hoàng hơn, thì chỉ có một con bọ.
Một, là cái đau nhục mang đau nhục thất trận đi khắp năm
châu bốn biển
Một
Chủ Nhật Khác
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đà Lạt 1
2
Hòa Tấu Khúc Số 5.
Đọc Một Chủ Nhật Khác, bản Hòa Tấu Khúc Số 5 của Beethoven, lần
đầu tiên gióng lên, khi Kiệt mò đến Nghiêm.
"Như đứng lạc giữa tòa nhà bí ẩn, ma quái, Kiệt lóng tai nghe Hoà Tấu
Khúc số 5. Những hòa tấu khúc của...."
[Chương Ba]
Chúng ta lại nghe Duy, nhái lại những tiếng gằn khai mở của nó, bắt
chước Kiệt, "mỗi lần hối thúc bạn bè phát biểu hoặc quyết định một
chuyện gì, Kiệt thường hát dóng mấy âm... Chàng giải thích: Những bước
trầm hùng của Định Mệnh".
Sự thực, như độc giả khám phá ra sau đó, đây là bản nhạc Kiệt đã hát
cho Ly nghe, lần hai người đi dưới trời lạnh dưới 10 độ.
Lạ một điều, Kiệt chẳng hề nhớ về Ly, chẳng hề nhớ lần dìu Ly đi như
thế hát như thế. Cho đến khi gặp lại, tại Đà Lạt, bao nhiêu năm sau đó.
Như vậy có nghĩa, chàng không hề bao giờ tìm hiểu, tại sao chúng lại là
những bước trầm hùng của... Định Mệnh?
Duyên cớ nào nó đến và gắn chặt vào chàng?
Đó mới là tội lỗi của Kiệt.
Tội lỗi của mọi người đàn ông.
"Chàng đã choàng vai Ly đi trong đêm. Chàng đã hát những đề nhạc của
hoà tấu khúc ấy cho đỡ lạnh, bước lâng lâng, Ly thỉnh thoảng hát theo,
lắm lúc run lập cập phải núp vào người chàng. Kiệt không thấy gì khác
lạ trong đêm ấy và cả những ngày sau. Nhưng lúc này, chàng vụt rõ sự
ngu muội vô tâm của chàng."
[Chương Bẩy].
Thánh Thán gọi kỹ thuật này là "phục bút". Hay Rắn nằm trong cỏ. Đừng
đụng tới nó. Đụng tới, là nó mổ cho một cái. Là Nọc Đọc chạy vô tim. Là
chết đứ đừ.
Thế mới gọi là Những Bước Trầm Hùng Của Định Mệnh được chứ!
Ở đây, đúng ra phải gọi là "phục bút của phục bút."
Bởi vì, bình thường ra, chúng ta cứ nghĩ rằng thì là, Kiệt nhớ bản
nhạc, là vì nhớ Ly. Họăc Ly là nguồn cơn của bản nhạc ở Kiệt.
Hoá ra không phải.
Cho đến khi gặp lại Ly, thì Kiệt mới ngã ngửa ra, bằng cách nào bản
nhạc cắm sâu vào trí nhớ của chàng.
Và chàng "thù hận" sự vô tâm khốn nạn của mình.
*
Bạn đã thấy "cô bé" Oanh xuất hiện, ở giảng đường.
Sinh viên lục
tục ra khỏi giảng đường. Một cô bé thường ngồi ở giữa
những hàng ghế sau tiến trên lối giữa, gương mặt ngỏ ý muốn gặp chàng.
Kiệt rời khỏi bục. Rồi chàng cùng bước song song với cô ra cửa.
-Em muốn được hỏi thầy vài điều.
Kiệt ngừng ở ngưỡng cửa. Cô bé thụt lui một bước, khuất bên mé tường.
-Chuyện gì thế cô? Kiệt hỏi.
-Thầy cho gặp riêng....
-Cô nói bây giờ đi.
-Em còn phải sửa soạn các câu hỏi.
-Tôi đợi.
-Em xin lại thăm thầy ở nhà.
-Ở nhà tôi? Kiệt nhíu mày.
Chàng nhìn cô bé khép nép cũng như chàng vẫn nhìn trong các buổi giảng,
tìm một chỗ đậu cho tia mắt. Chàng trông thẳng vào gương mặt giống như
khi ngắm một bông hoa cắm trong cốc đặt trên bàn viết.
-Bao giờ cô đến
tôi?
-Em sẽ đến thầy sáng chủ nhật. Được không ạ?
-Sáng chủ nhật.
Kiệt nhắc thờ ơ rồi ngồi xuống bực cấp. Chàng mải ngơ ngác lắng theo
hướng gió.
*
Bạn chưa được nghe, bản nhạc của Oanh.
*
Buồn Nôn, hay
những trang nhật ký của Roquentin, chỉ là một đoạn nhạc, cứ thế lập đi
lập lại, tại một thành phố biển.
Some of these days,
You'll miss me, honey
Đêm xuống. Tầng một khách sạn Printania, ánh đèn sáng lên ở hai khung
cửa sổ. Công trường Ga Mới sực lên mùi gỗ ẩm: ngày mai trời sẽ mưa
trên thành phố Bouville.
Buồn Nôn:
Những dòng chót đóng lại buồn nôn.
Chiều
nay Saigon đổ trận mưa đầu mùa. Trên ấy mưa chưa? Anh vẫn ngồi quán cà
phê buổi chiều? Anh có lên uống rượu ở P.? Anh có trở lại quán S., với
ai lần nào không? Sắp đến kỳ thi. Năm nay em không có mặt để nhìn trộm
anh đi đi lại lại trong phòng, mặc quân phục đeo súng một cách kỳ cục.
Anh có đội thêm nón sắt không? Năm đầu tiên em gọi anh là con Gấu. Hỗn
như Gấu, đối với nữ sinh viên. Em có ngờ đâu anh là Yêu Râu Xanh...
-Anh
giống Yêu râu Xanh thiệt.
-Rốt
cuộc Yêu Râu Xanh thất bại.
-Anh
có biết tại sao em đến tìm anh không?
Kiệt khó chịu vì câu hỏi. Chàng nín thinh.
-Em tìm để từ biệt anh. Oanh ngừng đợi phản ứng của Kiệt - Trước khi
không còn được gặp anh, em muốn...
Kiệt lặng người.... Oanh cúi mặt như người phạm lỗi...
-Về
già nghĩ đến những lúc này mình có kỷ niệm đẹp biết là chừng nào..
-Em nghĩ thiệt giỏi. Kiệt chua chát, ngấm ngầm, cay đắng...
Chiều nay Sàigòn đổ trận mưa đầu mùa....
Một Chủ Nhật Khác
Cá
Rô Cây và Nước Mắm Lá Chuối
Nhưng mà này, có biết tiếng Tây không
đấy, cha nội?