*

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.


Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.


Links
Văn
Art2all
Ý Kiến
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Guardian

Hồ Biểu Chánh

Chess

Trang & Bài đặc biệt

  Hiện tượng Trâm Thạc
&
Bài vở liên hệ

Thư Tín

*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004

Alexa Ranking
81,253









 



*
Mừng Giáng Sinh và Năm Mới

Kenzaburo Oe
Một người Nhật ở Paris.
“Đặt ngay mình, tại trái tim của sức căng ngôn ngữ, trong cuộc đối đầu giữa tiếng Pháp và tiếng Nhật” đó sẽ là dự phóng, giấc mơ văn học của tôi.
Cha và Con.
"Người Nhật chọn lựa nguyên lý hòa bình vĩnh cửu như là căn bản của nền đạo đức đưa đến sự tái sinh của chúng tôi", ông tuyên bố, trong diễn văn nhận Nobel văn chương. "Đi chệch nguyên lý đó, sẽ là một hành động phản bội lại những dân tộc Á Châu, và những nạn nhân của bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Thật chẳng khó khăn gì cho một nhà văn, thí dụ như tôi, khi phải tưởng tượng, một sự phản bội như vậy sẽ đưa đến những hậu quả như thế nào."

Jen's New Gallery

Passionate Pinter's devastating assault on US foreign policy
Shades of Beckett as ailing playwright delivers powerful Nobel lecture

Đi tìm một tác phẩm sẽ có
1 2 3
Tác phẩm ngang tầm thời đại, theo Hai Lúa, chỉ Việt Nam mới đủ cơ hội cơ may có được. Vì nó sẽ là thành tựu của hai cái bẩn, cái nhục, "giao lưu hoà giải" với nhau.
Một, là cái đau nhục thắng trận, thay vì có được cái nhà Việt Nam to lớn hơn đàng hoàng hơn, thì chỉ có một con bọ.
Một, là cái đau nhục mang đau nhục thất trận đi khắp năm châu bốn biển.

Album Chùm ảnh Bạn Văn & Bà Con VC của HL

BVVC

Chiều chạng vạng ngoài ô kính. Trong phòng bật ngọn đèn điện đứng trong chụp hồng. Nụ cười như cây cầu treo giữa hai bờ vực sâu hun hút. Gió cuốn trong lòng vực tối nghe như thác dội.

Chưa bao giờ Kiệt nói yêu Ly, chàng cũng không nghĩ tới. Nhưng một hôm say mứa được Ly săn sóc, chàng đã cầm tay Ly bảo: Em giống như mẹ anh, anh thề anh sẽ lấy em. Rồi chàng khóc rưng rức. Ngày hôm sau mặc dầu gần Giáng Sinh, Ly bỏ về Luân Đôn không báo cho Tân hay. Kiệt đã viết thư xin lỗi nàng và nhận được câu trả lời: Em cũng thề không bao giờ làm vợ một kẻ say sưa.

Kiệt đợi Ly say nhưng nàng vẫn giữ vẻ bình thường trước mắt mọi người. Chỉ có môi luôn đậu nụ cười, những câu hỏi mạnh bạo, gọn ngắn hơn, giọng nồng nàn mê hoặc hơn. Một lúc điện hư, Kiệt nghe tiếng cười của Ly, không trông thấy mặt. Chàng xính vính trong tiếng cười dội thật xa.

Một Chủ Nhật Khác
1  3  6 7 8


Ba thành phố làm thành "tam giác tình" của Gấu, là Hà Nội - Sài Gòn - Đà Lạt.

Có lần, ông anh nhà thơ, do nghe lải nhải không biết là bao nhiêu mối tình lẩm cẩm một chiều của Gấu, đột nhiên hỏi:
-Ơ kìa, thế ra cậu chuyên môn sưu tầm mấy cô bắt đầu bằng chữ H?
Gấu giật mình.
Quả đúng thế thật. Nào Hương, Hồng, Hà, Hiền, Hằng...

Riêng Hồng, tới ba cô.
Thoạt đầu, Gấu tưởng Bông Hồng Đen là tình đầu. Sau truy ra một tiền thân của Hồng Đen, là Hồng Con. Hay Trương Thị Hồng, con ông Cửu Chính [?], người làng Gấu. Cái nôi của cách mạng.
Cô này, như Gấu đã viết, bị Cách Mạng bao vây đến chết, trong căn nhà của bố mẹ, sau khi đấu chết hai người thân của cô.

Câu hỏi của ông anh, sau này, Gấu nghĩ lại, đâm nghi: Có thể ông anh được "gợi hứng" từ nhân vật Autodidacte [Tự Học]  trong Buồn Nôn của Sartre. Anh chàng này vô thư viện, đọc sách theo vần ABC tên tác giả. Sau bị tay quản thủ thư viện, dân đảo Corse, đánh cho hộc máu mũi, và cấm cửa, vì nghi vô thư viện để mò mẫm con nít.
... Nào, đâu, con đường Trường Thi, Hà-nội, và bóng dáng một chú bé chạy vội chạy vàng tới thư viện Pháp, cho kịp giờ chiếu phim. Chỉ là những phim thời sự đen trắng của hãng Gaumont, vậy mà cũng có bữa phải lủi thủi ra về, không phải vì đến trễ, mà vì không được người gác cửa giơ ngón tay như cây đũa thần vẫy vẫy...
Nào, đâu, thư viện Gia Long, thư viện Văn Hóa Bình Dân, Đa-Kao, nơi có câu lạc bộ, có quán cà phê Làng Văn, đêm nào đang bữa tiệc bỏ ra về, chẳng thể làm thơ, và cũng chẳng bao giờ là thi sĩ, và Du Tử Lê khi đó chưa làm giùm hai câu:

Em đi áo lụa mềm lưng phố
Có động lòng thương kẻ cuối đường...
Thế Giới Thư Viện

Phần Thư


Cá Rô Cây và Nước Mắm Lá Chuối