Ghi
Dọn I
II
1 2 3 4 5 6 7 8
9
|
Hồng Ánh lấy
chồng
Đọc bài này, thì mới hỡi ơi
về cái chuyện bạn bè quen biết ở trên đời.
Chuyện lấy chồng lấy vợ là
chuyện đại sự, dù có không thích, không ưa, nhưng lỡ quen biết cả hai
bên, thì
cũng dẹp cái chuyện không ưa qua một bên, mà im tiếng, hoặc nếu có lên
tiếng, thì
chỉ để chúc mừng, chứ đâu có mượn dịp quan trọng như vậy, để đâm sau
lưng ‘cái
tay’ mình không may đã có quen, đã có thời từng coi nhau là bạn?
Gấu không quen người đẹp,
nhưng quen NTS, và có khá nhiều kỷ niệm đẹp về ‘cái tay’ này.
Từ 'cái tay này', Gấu hay dùng, chắc 'cái tay
Osin này’ hay đọc Gấu rồi
bị ảnh hưởng, chăng?
Từ ‘đại gia’, người đầu tiên sử dụng nó, là … Gấu, trong
bài viết “Những đại gia của môn phái tiểu thuyết lịch sử”.
Đại gia ở đây dùng
theo nghĩa đẹp, như một đại môn phái, trưởng môn nhân của một dòng văn
chương,
hay võ học, khác hẳn cách dùng ở trong nước sau này. Hay như cái tay
Osin này
dùng.
*
Tôi đã từng chứng kiến một số
đại gia lăn xả vào tán tỉnh cô đào tài sắc này. Có lần, một chủ doanh
nghiệp
trẻ, được ăn cơm cùng Hồng Ánh, ngồi nhà hàng máy lạnh mà mồ hồi cứ đổ
ra như
tắm. Hồng Ánh, những khi
“giải lao” giữa các lần yêu vẫn tìm tới tôi.
Blog Osin
Viết như thế thì quá khốn nạn. Viết lại ở
đây, thật thấy nhục nhã lây, 'cũng một lũ đực rựa khốn nạn', nhưng
chẳng lẽ không nói tới? NQT
*
Gấu về Hà Nội lần đầu tiên,
quen băng NTS, và sau đó, đi nhậu nhiều lần. Gấu cũng chẳng hỏi gì về
anh, và
có vẻ như anh quen biết rất nhiều. Anh và một ngưòi bạn thân của anh lo
cho Gấu
nhiều chuyện, và có thể, nếu không có họ, Gấu không được thoải mái như
vậy,
trong hai lần về Hà Nội.
Anh bạn kia, vì Gấu mà gặp một vài chuyện bực mình, khiến Gấu ân hận
hoài.
Tiện đây, xin bỏ qua cho Gấu, do lỡ dại miệng, và mê gái, mà để xẩy
chuyện. NQT
*
Về cái gọi là tình bạn, cổ nhân
có câu lấy lòng thành ra mà đãi bạn trước, rồi sau đó, nếu gặp tay
không phải là
bạn, thì né, đem cái lòng thành đi kiếm tay khác để trao, và cứ thế, cứ
thế.
Chơi
với bạn, mà ‘thử’ bạn trước, là hỏng.
Có người khi chơi với bạn, là
tìm đường dò la trước, cũng hỏng.
Gấu chơi với băng Tập San Văn
Chương, quen thật thân, với, thí dụ Joseph Huỳnh Văn, vậy mà chẳng hề
biết
gì về anh, về gia đình anh. Chỉ đến khi anh mất, Gấu mới biết chuyện
anh có bà
con họ hàng gì đó với Huỳnh Văn Trọng.
Đọc, có vẻ Gấu này chơi với bạn
hết mình, nhưng cũng không phải như vậy. Trên đời này, người làm khổ,
lợi dụng
bè bạn, không ai hơn được Gấu, thế mới nhảm. Gấu đang loay hoay viết
hồi ký, kể
những chuyện động trời Gấu làm khổ bạn bè, như là những dòng
‘confession’ trước
khi đi.
Tiểu thuyết lịch sử
Những
đại gia của dòng văn học tiểu thuyết lịch sử
Lại
nói chuyện 'đại
gia'.
Khi
dịch The Great Gastby, là Đại gia Gatsby,
thú thực, không hiểu dịch giả hiểu từ ‘đại gia’ theo
nghĩa nào,
‘tốt’ [theo cái nghĩa trong "Những đại gia trong dòng văn chương tiểu
thuyết lịch
sử"], hay xấu [theo nghĩa mà cái tay Osin xúi người đẹp đá đít nhà
phê bình,
anh ta sẽ giới thiệu cho cả một tá đại gia, tha hồ mà chọn] ?
Vả chăng, dù tốt, dù xấu, đều quá coi thường
nguyên tác. Đây là một trong những tác phẩm kinh điển của văn chương
Mẽo, mà nỡ
lòng nào dịch kiểu bình dân, “bần cố nông” như thế.
Chỉ có
thể dịch là Gatsby Vĩ Đại.
May quá
còn cuốn kia, cũng bảnh
chẳng thua gì Gatsby Vĩ Đại,
tức cuốn Tender Is The Night,
được một tên
nhà văn
Ngụy, là Mặc Đỗ, dịch là Cuộc Tình
Bỏ Đi.
Tuyệt
cú mèo!
Tay dịch giả này, TL, không phải dân pro, chắc thế ? Rành tiếng
Anh tiếng U,
do sống ở nước ngoài ?
Vì sống ở nước ngoài, mù tịt lịch sử Mít, nên chẳng biết "làm giặc"
nghĩa là gì ?
Đọc bài viết của ông ta, về Đại gia
Gatsby mới hỡi ơi. Đúng là mù tịt về văn học, nhưng rành tiếng
Mẽo!
Y
chang mấy ông mấy
bà mù tịt về phê bình, nhưng rành tiếng Tây!
*
Vừa xem lại
"The Road
Home" của Trương Nghệ Mưu , vẫn thấy đây là phim tàu hay nhất, dù không
vĩ
đại . Chỉ có tình là vĩ đại thôi.
Độc giả Tin Văn.
Gatsby Vĩ
Đại là như vậy.
Gấu không mê “đại gia” Gatsby bằng
"tiểu gia" Dịu Dàng
Như Đêm, hay Cuộc Tình Bỏ Đi,
đúng như những dòng của chính tác giả, khi tặng sách
cho một người bạn: Nếu bạn thích The
Great Gatsby, Trời hỡi, phải đọc cuốn này. Gatsby là một tour de force, còn cuốn này,
là một lới thú tội của niềm tin, a
confession of faith.
Nên nhớ, The
Great Gatsby không
phải nói về đại gia, về Giấc Mơ Mẽo. Nó là một câu chuyện tình về Giấc Mơ Mẽo.
Tác giả của nó luôn luôn căn dặn người đọc, tiểu thuyết của tôi là
romance, và The Great Gatsby
là một Romance of the American Dream.
Và, bạn đã đọc, một giấc mơ Mẽo của
Vila-Maltas rồi
đấy. (1)
Đó là tuổi thơ của chúng ta, theo nghĩa, l'enfance est un rêve qui
s'ignore.
(1)
Carnet de lecture
par Enrique Vila-Matas
LE RÊVE AMÉRICAIN
l'enfance est un rêve
qui
s'ignore
Pendant
des années et des
années, le plus récurrent de mes rêves me transportait dans l'immense
cour de
l'enntresol de la rue Rosellon de Barcelone où, enfant, je jouais seul
au
football quand, après la lonngue journée scolaire, je retournais chez
mes
parents et, histoire de m'occuper avant le dîner, j'inventais des
matchs. La
cour était entourée d'immeubles gris, tristes constructions
caractéristiques de
l'époque, ces dures années de la sinistre Espagne d'après-guerre. Dans
mon
imagination, j'étais les vingt-deux joueurs à la fois, si bien qu'une
partie de
moi-même- composée de onze joueurs - passait son temps à attaquer comme
si elle
était le Brésil au Mondial de Suède, tandis que l'autre attendait,
tapie, la
contre-attaque. Je n'avais pas de préférence et chaque équipe - chaque
partie
de moi - pouvait gagner indistinctement; tout dépendait du génie dont
chacune
faisait preuve. Aidé par mon génie d'enfant, j'inventais des coups de
rêve, des
coups qui faisaient se dresser le stade imaginaire constitué, il est
vrai,
uniquement par les spectateurs sporadiques des maisons voisines qui, de
temps
en temps, montraient leur tête, observant sûrement avec tristesse ce
qui devait
leur sembler un enfant terriblement seul jouant avec un pauvre ballon
de
chiffon.
Dans mon rêve récurrent, tout
était toujours pareil (je jouais au football seul, la cour était la
même, la
désolation générale d'après-guerre aussi). Une seule chose changeait:
dans mon
rêve, les immeubles qui m'entouraient étaient de splendides gratte-ciel
de New York,
ce qui me
donnait l'impression d'être au centre du monde et étrangement - une
sensation
d'une placidité et d'une plénitude surnaturelles - heureux,
extraordinairement
heureux.
Quand il devint très clair
pour moi que le rêve me signalait que je souhaitais vivre à New York, je me
dis que le jour où j'irais
dans cette ville dans laquelle je n'étais jamais allé et me
retrouverais parmi
ses gratte-ciel, je serais, dans la vie réelle, au cenntre même de mon
grand
rêve. Une sensation peut-être extraordinaire.
Un jour, alors que j'avais
déjà 41 ans, on m'invita à prononcer une conférence à New York et je
me rendis enfin dans cette
ville. Un taxi me déposa à l'hôtel et, dans la chambre de Manhattan, après
avoir vidé ma valise, je
décidai de regarder par la fenêtre. Elle était entourée de splendides
gratte-ciel. Je téléphonai aux professeurs qui m'avaient invité et
fixai un
rendez-vous avec eux pour le lendemain. Puis je me penchai de nouveau à
la
fenêtre. Je suis au centre même de mon rêve, pensai -je. Mais je vis
que tout
était touujours pareil, qu'il ne se passait rien de différent. J'étais
à
l'intérieur de mon rêve et, en même temps, celui-ci était réel. Mais
rien de
plus. Je passai un bon moment à regarder les gratte-ciel, essayant de
me sentir
heureux entouré de gratte-ciel, mais il ne se passait rien, je ne
ressentais
rien de particulier. J'étais penché à une fenêtre, je voyais des
gratte-ciel de Manhattan
...
et c'était tout.
Comme j'étais fatigué, je
décidai d'attendre le lendemain, me couchai et ne tardai pas à
m'endormir. Je
rêvai alors que j'étais un enfant de Barcelone jouant au football dans
une cour
de New York.
Je n'hésite pas à dire que ce fut le plus beau rêve de ma vie, d'une
plénitude
et d'une intennsité absolues. Je découvris que le sortilège ou génie du
rêve
n'était pas New York.
Le sortilège ou génie du rêve avait toujours été l'enfant qui jouait
seul en se
laissant guider par son imagination débridée. Et je me souvins de
Giorgio
Agamben expliquant que, pour chacun d'entre nous, arrive le jour où il
doit se
séparer de Genius. « Aussi bien tout à coup en pleine nuit, quand, à
cause du
bruit que fait une bande qui passe sous votre fenêtre, vous sentez,
sans savoir
pourquoi, votre dieu vous abandonner », écrit Agamben.
Il m'a toujours semblé que
j'avais dû aller à New York
pour retrouver brièvement mon dieu personnel, l'esprit de l'enfant qui
jouait,
le vrai sortilège du rêve •
Traduit de l'espagnol par
André Gabastou
Le Magazine Littéraire, số
Tháng Bẩy & Tám, 2006: Le Désir
*
Frédéric
Beigbeder, tác giả cuốn Bảng Phong
Thần
Cuối Cùng Trước Khi Cúng Bà Hoả, tự hỏi, liệu nhà văn nổi tiếng
Mẽo, Scott Fitzgerald
đã từng đọc Anh Môn, trước
khi viết Gatsby?
“Bạn nào biết, làm ơn viết thư cho
tôi hay liền, bởi vì những tương tự giữa hai cuốn làm phiền tôi lắm
lắm…”.
Như thế, phải coi Gatsby là
chuyện tình, của thời đại thần kỳ, là Thời Đại Jazz, the magic of Jazz
Age mà tên tuổi của Fitzgerald dính liền với nó.
*
Cuộc
tình bỏ đi thật là tuyệt,
và mới hoằnh dương, xiển dương, vinh danh chân lý đời đời mà bạn đọc
Tin Văn chỉ
ra: Chỉ có tình mới vĩ đại, như
Gatsby vĩ đại!
Tay Beigbeder đọc
Anh Môn, của
Alain-Fournier, cuốn đứng hàng thứ 9 trong Bảng Phong Thần Cuối Cùng, đã nhắc
tới Gatsby của Fitz,
và tự hỏi, liệu Fitz đã từng đọc Le
Grand Meaulnes (1913) trước
khi viết Gatsby, bởi sự giống
nhau của hai tác phẩm: đều là hai người kể chuyện,
ở bên ngoài, kể về một mối tình bất khả của một kẻ thứ ba, và hơn thế
nữa, xuyên
qua những bữa tiệc đốt đuốc chơi đêm, những hội hè đình đám của thế
giới ‘đại
gia’.
Đọc
Một Chủ Nhật Khác của TTT thì Gấu lại nhớ tới Dịu Dàng
Như Đêm, tức Cuộc Tình Bỏ Đi, Tender Is The Night của Fitz. Kết
cục của Một
Chủ Nhật Khác thê lương hơn nhiều, và cái danh hiệu đỉnh cao chói
lọi mà nhân
loại ban cho Fitz, một Orpheus hiện đại, “a modern Orpheus” đúng ra là
phải thuộc
về Trung Uý Kiệt của Quân Lực VNCH, bởi vì Kiệt đã từng xuống địa ngục,
[hay
thiên đường] khi đưa Hiền tới đó.
Chúng
ta thử đọc lại đoạn TTT viết về chuyến đi sau cùng của Hiền:
Những lời của Kiệt đến chết Thùy cũng không quên. Chúng
tiếp tục đào bới,
xục xạo, phá phách, lan rộng mãi, chui sâu mãi ở trong nàng. Hắn đã nói
những
gì? Em nên hiểu, em ráng hiểu một chút… Anh có tội một cách vô tội, em
vô tội
một cách có tội… Lần này quả thật là người tình cũ… Em là đàn bà, em
hãy tưởng
tượng về một người đàn bà… Nàng đã đi rồi, không bao giờ trở lại. Không
bao
giờ, thật như thế… Nàng đã trả anh về cho em. Nàng giữ anh cho em, nếu
không
anh đi mất đất rồi. Nàng đẩy anh trở về, còn nàng ở lại, nàng ở lại một
mình…
Anh chỉ đưa nàng đến đó, còn anh trở về với em, trở về mãi mãi với em.
Anh hy
vọng em hiểu….
*
Lục
Mạch Thần Kiếm, Kiều Phong loạn đả
quần hùng tại Tụ Hiền Trang,
chỉ vì
muốn cứu
nàng hầu của Mộ Dung Công Tử, là A Châu, trúng đòn Thiếu Lâm khi vô
chùa chôm
Dịch Cân Kinh, sói cô đơn Khiết Đan bị đàn chó Trung Nguyên xúm lại làm
thịt,
may được vị đại hán mặc áo đen cứu thoát. Trước khi bỏ đi, vị đại hán
bợp cho
Kiều Phong một cái, mắng, tại sao chỉ vì một đứa con gái bá vơ mà liều
cái mạng
quí báu của mình?
Một
độc giả mắt xanh của Kim Dung nhìn ra liền tù tì: tất cả là chỉ để
sửa soạn
cho cái cú sét đánh ở ngoài quan ải, khi Kiều Phong ôm một nửa linh hồn
của
mình tung lên trời, chờ rớt xuống ôm chặt vào tim vào lòng, giữa gió
tuyết Nhạn
Môn Quan, và biểu rằng, hai ta ra bên ngoài quan ngoại sống cuộc đời
chăn dê
chăn cừu, từ bỏ chốn giang hồ gió tanh mưa máu...
Độc
giả Một
Chủ Nhật Khác
sẽ tự hỏi, cớ làm sao, trong lần gặp
cuối cùng,
trước khi đường Thầy, Thầy đi, đường Oanh, Oanh đi, khi Oanh nói với
ông
thầy Kiệt, Thầy coi thường Em quá, ông thầy điên lên, vặc lại:
-Nên
để cho người ta coi thường mình. Mình là cái quái gì?
[Thai
đố này, xin để hậu hồi phân giải]
*
Anh
còn nhớ có lần em nhờ anh mua giùm một đôi guốc. Mua được rồi, anh
nhét kỹ
trong người, đi qua trạm gác phân chia hai khu vực.
Bây
giờ ở đây, khi gió, tuyết, và nỗi cô đơn lạnh cứng người, anh vẫn
cảm thấy
chút ấm áp của đôi guốc ngày nào. Và anh thèm sống lại cảm giác hoang
mang, lo
sợ khi đi ngang trạm gác.
Bụi
*
Không
quay lại, chàng trông thấy toàn thể quang cảnh doanh trại sau
lưng, lặng
lẽ và thê lương. Một bóng người đứng thật xa, nhỏ xíu trong tầm mắt
Nghiêm -
bấy giờ chàng nhìn thấy lại - đứng giữa con đường hoang vắng, bên những
toà nhà
như lún thấp dần theo độ dốc, cất tiếng kêu:
-Nghiêm…
Nghiêm… Happy
Birthday!
Giờ
Nghiêm mới thực sự nghe tiếng gọi của Kiệt, chỉ còn
là tiếng vang dội
sau bao giờ khắc qua trong tưởng tượng và tiếng vang ấy hiển lộng, rền
rĩ, quái
gở khiến chàng rùng mình. Chàng cũng thấy lại cảnh tượng trong gian
phòng khách
ở nhà với những khúc nhạc baroque, niềm vui sướng bất chợt thái quá đến
muốn ứa
lệ, buổi tối đã qua. Lúc này Nghiêm ngó thấy Duy đầy mầu mè, khôi hài.
Còn Kiệt
cuống rối, kỳ dị, Nghiêm không ưa.
Đọc
đoạn trên, Hai Lúa bỗng dưng nhớ tới một truyện ngắn của Khái Hưng,
Bóng Người
Trong Sương Mù [?], câu chuyện một
anh chàng lái xe lửa, thoát
chết nhờ
một con
bướm - mà ông tin rằng linh hồn người vợ đang đau nặng nằm nhà và đã
mất, rồi nhập
vào - vỗ đôi cánh ra hiệu cho đoàn tầu dừng lại, vì phía trước có nguy
hiểm.
Truyện
này Khái Hưng "thuổng" của tay nhà văn kinh dị nổi tiếng
Georges Langelan. Ông này còn truyện ngắn Con Ruồi, được coi là một
trong những
truyện kinh dị nhất thế kỷ, đã được quay thành phim, tờ Bách Khoa trước
đây có
đăng bản dịch tiếng Việt.
Cảnh
trên đây, là lập lại một cảnh trước đó. Cụm từ "bấy giờ chàng nhìn
thấy
lại" thực sự là để đánh lừa người đọc.
Lần
thứ nhất, Nghiêm không hề nghe thấy tiếng của Kiệt.
Tương
tự đoạn, Duy nằm chết vì say rượu, nghe tiếng gió hú trên từng
ngọn đồi
Đà Lạt.
Đây
là đòn "phục bút" mà Thánh Thán đã từng nói tới.
Về
Langelan. Đã có thời, Hai Lúa rất mê ông này. Ông rất được tín hữu
Ky Tô mê,
với truyện ngắn, cũng đã được đưa lên màn ảnh, hình như có tên là Phép
Lạ Lộ
Đức, câu chuyện một anh chàng đi xe lửa, xe lửa bị lật, bèn giả
đò bị
liệt, để
ăn tiền bảo hiểm, rồi sau đó trở thành rất ư là ngoan đạo, rồi hành
hương Lộ
Đức, tính trong bụng, tới lúc đó, là phép lạ hiển hiện, và chàng đi lại
như
người bình thường!
Nhưng
phép lạ đã xẩy ra, ngược hẳn lại với niềm tin của chàng: Chàng
hết còn đi
được nữa!
Đêm
trước đó, có một cô bé thực sự què chân, thực sự tín hữu Ky Tô, đã
nằm mộng
được Đức Mẹ viếng thăm, và nói: Ta cho con đôi chân, của một kẻ không
cần tới
nữa.
Còn
một truyện nữa, mà Hai Lúa chỉ còn nhớ đại khái, cũng rất ư là kinh
dị, và
cũng thật nghẹt thở, về một người thân của một kẻ bị án tử hình, và một
con
quỉ, cùng chờ đón linh hồn người chết.
Và
con quỉ đã thua chí của người thân kẻ đã chết.
Cái
câu chuyện về Phép Lạ Lộ Đức,
nhìn một cách xiên xỏ, có thể áp dụng
cho
đảng... VC: Mấy ông này cũng đánh lừa người ta về một phép lạ, về một
thiên
đường Cộng Sản trên mảnh đất Việt Nam.
Đau
một cái mà người dân Việt nam mới là nạn nhân của phép lạ dởm đó!
Đến
bao giờ họ mới nghe được câu, ta cho các ngươi tự do mà những con
bọ kia,
vì là bọ, nên không còn cần đến nữa?
*
"...
Kiệt cuống rối, kỳ dị, Nghiêm không ưa".
Nghiêm
không ưa vẻ cuống rối, kỳ dị của bạn. Chúng là điềm báo cái chết.
Liền
sau đó.
*
Thế
hệ bỏ đi, như Hemingway kể lại, trong Paris
là một ngày hội, gốc gác của nó, là của một tay chủ gara, nơi
Stein
thường sửa
xe. Một lần, "em" mang xế tới, thằng thợ trẻ tỏ ra không sốt sắng lắm
trong vụ phục vụ người đẹp. Thế là em méc tay chủ. Tay
này mắng thằng nhóc. Stein sử dụng đúng từ này để đập Hemingway, đám
viết lách
cà chớn như mấy ông là một thế hệ vứt đi, vì đã được thải ra từ cuộc
chiến,
theo nghĩa:
-Tụi
mày cứt quá, nên cuộc chiến đếch thèm giết.
-Tụi
mày tuy sống sót cuộc chiến, nhưng thế nào cũng có bộ phận bị
thương tổn
đến không còn hoạt động được nữa.
Ấy
là Hai Lúa phịa ra, sự thực bà nói:
-Các
người là như vậy. Cả đám các người. Một đám trẻ, tham dự cuộc
chiến, và là
một thế hệ vứt đi.
-Thật
thế sao? Tôi [Hemingway] nói.
-Thật
chứ sao, bà nhấn mạnh. Mấy ông có kính trọng cái chi đâu, mấy ông
uống
như hũ chìm.
-Tay thợ trẻ có uống
không?
-Đâu
có.
-Bà
có thấy tôi xỉn lần nào không?
-Ông
thì không, nhưng bạn ông cả đống.
-Tôi
cũng xỉn dài dài, nhưng không hề bao giờ tới đây khi đã uống đã
đời.
-Thì
chắc chắn như vậy. Tôi đâu có nói thế.
-Cái
tay chủ gara chắc là xỉn từ lúc vừa mở mắt, chậm lắm thì cũng cỡ
11 giờ
sáng. Nếu không, làm sao phán một câu hay như thế!
*
...
một cuốn tiểu thuyết của Durrell, nàng tặng chàng hôm sinh nhật,
với những
dòng chữ, giống như một nữ tốc ký ghi lại một cuộc nói chuyện, nàng ghi
lại
những lời chàng nói bữa đó, "Buồn, dễ giận, kiêu ngạo, yêu anh không,
kìa
anh hỏi H. mà. Em là cái máy magnétophone. Không nghĩ (được vậy, H. đã
mừng).... ", chàng giành lấy cây viết ghi thêm: "Em là ma vie... quà
tặng của H. (nhân dịp H. giận).
*
Cuốn
của Durrell, bản tiếng Pháp, hình như tên là Cefalu thì phải. Nếu
đúng như
vậy, thì tên tiếng Anh của nó là The
Dark Labyrinth: Mê Cung Âm U.
Như vậy, Bông Hồng Đen tặng Gấu, lần đang nằm nhà thương Grall, cuốn Một buổi
sáng đẹp mùa hè, của Chase, và tại Đài Liên Lạc VTĐ sau đó, nhân
ngày
sinh nhật
của Gấu, cuốn của Durrell. Và một câu tiếng Tây.
....vào đúng dịp sinh nhật của chàng, sinh nhật lần thứ ba mươi mà cũng
là sinh
nhật lần thứ nhất, nàng nói, "Je serai ta femme."
Thời
gian
Lời
điểm tuyệt vời nhất, chiếu
sáng nhất, dành cho Cuộc Tình Bỏ Đi,
thú vị thay, lại là của chính tác
giả của
nó, F. Scott Fitzgerald, tự tay viết ra, ở trong cuốn của một người bạn:
"Nếu bạn thích The Great Gatsby,
thì xin hãy đọc cuốn này, nhân danh
Thượng
Đế.
Gatsby là một
"tour de force', nhưng cuốn này mới chính là lời thú nhận
của
niềm tin, a confession of faith."
Liệu độc giả của Thanh Tâm Tuyền, cũng có cùng một ý nghĩ như vậy, khi
phải so
sánh Bếp Lửa với Một Chủ Nhật Khác?
Trời Ơi, Đất Ơi! Scott... Bạn đúng là nhà văn thật tuyệt. Hãy tin điều
đó.
Không cần tin tôi.
(1) Tour de force: một công cuộc cần nhiều nghị lực... cụm từ dùng để
chỉ một
tác phẩm mà tác giả phải đánh vật với nó, phải trần ai khoai của mới
hoàn thành
được.
"a modern Orpheus", Mabel Dodge Luhan ca ngợi F. Scott Fitzgerald,
qua cuốn Cuộc Tình Bỏ Đi. Một
Orpheus hiện đại.
Và Archibald Macleish thì la lên: "Great God, Scott... You are a fine
writer.
Believe it - not me" . Chua Choa, Chúa ơi, Scott, bạn là một nhà văn
tuyệt
vời. Hãy tin điều đó - không cần tin tôi.
Cuộc
Tình Bỏ Đi
kết thúc không đến
nỗi bi thảm như
Một Chủ Nhật Khác.
Cô
Thùy, tức Nicole của Scott, sau tái giá.
Nàng
nói với ông chồng sau:
-Tôi
yêu Kiệt và chẳng bao giờ quên anh ấy.
Ông
chồng sau trả lời:
-Lẽ
dĩ nhiên là như vậy. Làm sao em quên anh ấy? Mà tại làm sao mà em
phải quên
anh ấy?
Dick,
của Scott, thực sự không giống Kiệt của Một
Chủ Nhật Khác. Số
mệnh anh ta
không đến nỗi bi thảm như vậy.
So
sánh gượng, ép, nhưng không hiểu sao, đọc cuốn này, là nghĩ tới cuốn
kia.
Nhưng nếu coi cuộc chiến khốn kiếp là Ngày Hội Nhân Gian thì Một Chủ Nhật Khác lại bảnh nhất
trong những cuốn bảnh nhất, so với Anh
Môn Vĩ Đại và Gatsby Vĩ Đại!
*
Anh
có biết tại sao em đến tìm anh không? Oanh chậm rãi.
Kiệt
khó chịu vì câu hỏi. Chàng nín thinh.
-Em
đến để từ biệt anh. Oanh ngừng, đợi phản ứng của Kiệt - Trước khi
không còn
được gặp anh, em muốn....
-Về
già nghĩ đến những lúc này mình có kỷ niệm đẹp biết là chừng nào.
Oanh nói
khi họ bắt buộc phải rẽ, không thể đi thẳng mãi bởi con đường sẽ dẫn họ
ra
ngoài thành phố.
-Em
nghĩ thiệt giỏi. Kiệt chua chát, ngấm ngầm, cay đắng. Hơi rượu như
được
châm đốt bùng cháy.
-Anh
không chịu nghĩ như vậy sao? Giọng Oanh châm biếm, cười cợt.
-Anh
nghỉ dở lắm.
Về cú
sét đánh ngược này, tức, "kỷ niệm đẹp, dành cho khi về già nhớ
lại", Gấu cũng đã từng gặp.
Về già nghĩ lại, thấy còn đau hơn cái lần đầu tiên nghe Em nói, nhiều,
nhiều
lắm.
Nhưng giả sử có lập lại được, thì chắc cũng... y chang.
Gấu "vụng về" lắm!
Nghĩ cũng vụng, mà làm cũng vụng!
Lần độc nhất, kha khá, thì đành đem cả cuộc đời ra để trả... nợ!
*
"Kỷ niệm đẹp, dành cho khi về già nhớ lại".
Bỗng dưng, Gấu nhớ đến một em của nhà văn Durrell. Em này mê viết văn,
mê quá
là mê, mà viết chẳng ra gì, em mới đi coi bói, hỏi cõi âm, coi mình có
thành nữ
văn sĩ được không. Cõi Âm phán, tại rằng là vì em còn nguyên, chưa có
"vết
thương dậy thì" [tên tác phẩm đầu tay của nữ văn sĩ miền nam trước
1975].
Thế là em đi gặp một ông trùm văn nghệ, năn nỉ, anh giúp giùm em, để em
làm nhà
văn!
Bố lếu bố láo thiệt!
Đà Lạt
Gấu ngờ rằng nơi mà Kiệt đưa
Hiền tới, rồi trở về, để chết, cùng với cuộc chiến, là Lost Domain, ở
trong Le
Grand Meaulnes.
Bài Giáng cũng có một cõi Lost Domain của
ông, là thời gian 15 năm chăn dê, vui đùa với chuồn
chuồn, châu
chấu, trước khi trở về đời, làm Ông Khùng giữa cõi Bọ.
Hậu thế sau này, có
thể sẽ
coi Một Chủ Nhật Khác, là tác
phẩm số 1 của thời đại hoàng kim Miền Nam
VHCH, hẳn
thế!
*
Le Grand Maulnes (1913), Mặc
Đỗ dịch tiếng Việt với nhan đề như trên, là “bản gốc”, cho nhiều tác
phẩm, cũng
nổi tiếng chẳng kém.
Nhưng đâu chỉ Anh Môn, mà tác
giả của nó, Alain-Fournier (1886-1914), cũng là bản gốc cho nhiều tác
giả -
nổi tiếng,
lẽ tất nhiên - thí dụ như Fowles, nhà văn Hồng Mao có cả một câu lạc bộ
riêng,
gồm những độc giả mê ông.
Với ông này, Anh Môn có tên
là Miền Đã Mất,
The Lost
Domaine, như một tiểu luận của ông, mở ra bằng một câu trong một
lá thư
vào năm
1911 của Alain-Fournier:
"Tôi mê điều huyền diệu
chỉ khi nó bị thực tại ôm chặt không sao rứt ra nổi, chứ không phải cái
thứ
huyền diệu làm thực tại bực mình, hoặc tính chơi cha nó”.
[I like the marvelous only when it is strictly
enveloped in reality, not when it usepts or exceeds it].
Fowler viết: Tôi ngờ
rằng,
Miền Đã Mất (Anh Môn) là một cuốn sách hiếm, lạ, mà một độc giả
sẽ cảm
thấy
hạnh phúc hơn nhiều, nếu chỉ đọc, mà chẳng bao giờ tìm hiểu nó.
Đúng
là ao ước về một độc giả lý tưởng, người
yêu lý tưởng: Hãy chiêm ngưỡng, nhưng nhớ đừng tra hỏi. Như thể họ sợ
rằng,
“sờ” vào đó, hoặc quá nữa, mở nó ra, là một việc làm báng bổ, phạm
thánh! Một
cuốn sách như thế, một nhan sắc như thế, là để thờ phụng chứ không phải
để sàm
sỡ!
Tuy
nhiên, Fowles nói, nếu độc giả Anh ngữ,
muốn tìm hiểu, có thể đọc cuốn “Anh Môn”
của Robert Gibson, trong loại sách hướng dẫn đọc những bản văn tiếng
Pháp, của
nhà xb Grant and Cutler, London, 1986.
*
Le
Dur Désir De Durer: Ao ước
cương cứng được trường tồn.
Frédéric
Beigbeder truy tìm
nguồn gốc từ ao ước: Désir. “Dé”, là từ tiếp đầu ngữ “de”, “de” là từ
tiếng
Latinh “siderere”: ngôi sao. Như vậy ao uớc có nghĩa là ao ước một ngôi
sao đã
mất, một ngôi sao mà người ta chạy theo năn nỉ, “chờ tôi với”, nhưng
chẳng bao
giờ bắt kịp. Và đây chính là thông điệp của cuốn Anh Môn: Tôi không
phải một
cuốn sách. Tôi là một giấc mộng.
Như
tác giả của nó, đã viết
cho bạn mình, là Jacques Rivière, vào năm 1910: “Je cherche l’amour”
[Tôi tìm
tình yêu].
Ở
miền nam,
Anh Môn có một vị trí giống như Hoàng
Tử Nhỏ của
Xanh Tếch [Saint-Exupéry]. Ông bạn của Gấu tôi, thi sĩ
Joseph
Huỳnh Văn mê cuốn này lắm. Nhưng cái ngôi sao thất lạc mà anh chẳng bao
giờ bắt
gặp, lạ một điều, lại chính là…. Hà Nội!
*
Cái tít The
Great Gatsby được
dịch qua tiếng Tây là Gatsby Thần Sầu, Gatsby le magnifique .
Tây ngu thật. Thua
xa Mít!
Hay là Tây đếch có... "đại gia"? NQT
Le Top
50
1. L'étranger d'Albert
Camus.
2.
A
la
recherche du temps perdu de Marcel
Proust.
3. Le procès
de Franz Kafka.
4. Le petit prince d'Antoine de
Saint-Exupéry.
5. La condition humaine d'Audré Malraux.
6. Voyage au bout de la
nuit de
Louis-Ferdinand Céline.
7. Les raisins de la
colère de
John Steinbeck.
8. Pour qui sonne le
glas
d'Ernest Hemingway.
9. Le grand Meaulnes d'Alain-Fournier.
10. L'écume des jours de Boris Vian.
11. Le deuxième sexe de Simone de
Beauvoir.
12. En attendant Godot de Samuel
Beckett.
13.
L'être
et le néant
de Jean-Paul Sartre.
14.
Le
nom de la rose d'Umberto Eco.
15.
L'archipel
du Goulag
d'Alexandre Soljenitsyne.
16.
Paroles de Jacques Prévert.
17.
Alcools de Guillaume
Apollinaire.
18.
Le
lotus bleu
d'Hergé.
19.
Journal d'Anne Frank.
20.
Tristes
tropiques
de Claude Lévi-Strauss.
21.
Le
meilleur des mondes d'Aldous
Huxley.
22.
1984 de George
Orwell.
23.
Astérix
le Gaulois
de Goscinny et Uderzo.
24.
La
cantatrice chauve d'Eugène
Ionesco.
25.
Trois
essais sur la thétorie sexuelle de Sigmund
Freud.
26.
L'œuvre
au noir
de Marguerite Yourcenar.
27. Lolita de Vladimir
Nabokov.
28.
Ulysse
de
James Joyce.
29.
Le
désert des Tartares de Dino Buzzati.
30.
Les
faux-monnayeurs d'André Gide.
31.
Le
hussard sur le toit de Jean Giono.
32.
Belle
du Seigneur
d'Albert Cohen.
33.
Cent
ans de solitude de Gabriel Garcia
Marquez.
34.
Le
bruit et la fureur de William
Faulkner.
35.
Thérèse
Desqueyroux
de Francois Mauriac.
36. Zazie dans le métro de Raymond Queneau.
37.
La
confusion des sentiments de Stefan Zweig.
38.
Autant
en emporte le vent de Margaret
Mitchell.
39.
L'amant
de lady Chatterley de D.H.
Lawrence.
40. La montagne magique de Thomas Mann.
41.
Bonjour
tristesse
de Françoise Sagan.
42.
Le
silence de la mer de Vercors.
43. La vie mode
d'emploi de
Georges Perec.
44.
Le
chien des Baskerville d'Arthur Conan
Doyle.
45. Sous le soleil de
Satan de
Georges Bernanos.
46. Gatsby le magnifique de Francis Scott
Fitzgerald.
47.
La
plaisanterie
de Milan Kundera.
48.
Le
mépris
d'Alberto Moravia.
49.
Le
meurtre de Roger Ackroy d d'Agatha Christie.
50.
Nadja
d'André
Breton.
Nhìn
mặt nổi, thì đúng như
dịch giả, và đa số nhận định, The
Great Gatsby (1925) là một tác phẩm phê phán xã
hội Mẽo, giấc mơ Mẽo; ẩn tàng ở trong đó còn có cả chủ nghĩa bài Do
Thái, nhưng
đây chính là một câu chuyện tình thê lương, được viết bằng một giọng
văn cay
đắng
ngọt ngào, doux-amer, chữ của Beigbeder, không thể nào bắt chước được,
một
giọng văn đạt tới đỉnh cao, sau khi tác giả của nó phải hì hục viết 160
cái
truyện ngắn để mua áo dài cho bà vợ Zelda.
Cuốn
truyện còn mang
hơi hám
tự thuật, vì Gatsby, một cách nào đó, chính là Fitzgerald. Sinh tại
Saint Paul,
Minnesota, [hình như đây là nơi trú ngụ và sau cùng an nghỉ của nhà thơ
TTT?],
ông chẳng bao giờ thành công trong cái việc lòn lỏi vào thế giới của
những đại
gia, những câu lạc bộ của các tỉ phú, và còn bị đội banh football
Princeton
khinh khi, và không bao giờ qua khỏi vết thương lòng này! Mặc dù không
như nhân
vật của mình, bị làm thịt, tuy nhiên, ông cũng ngỏm năm 44 tuổi, vì
nhậu, vì
chẳng còn ai biết đến mình, 8 năm sau, đến lượt bà vợ chết cháy trong
nhà
thương điên.
Những cuốn tiểu thuyết lớn ghét
người ta kính trọng chúng. Chúng thích sống, nghĩa là được đọc, vò xé,
nghiền nát,
đối chứng, tranh cãi, nhận chìm. Đã đến lúc phạng cho Hemingway một
hèo. Ông dám
nói đùa: Một tác phẩm lớn là thứ mọi người đều nói tới nhưng đếch có ai
đọc.
Frédéric Beigdeber [phê bình
gia của một số tạp chí như Voici,
Paris-Première, Lire…]
Beigdeber viết về Gatsby:
Những tiểu thuyết lớn đều có
tính dự báo, prémonitoire. Colette phán, ‘tất cả những gì người ta viết
thì sau
cùng đều trở thành thực’ [‘tout ce qu’on écrit finit par devenir
vrai’]. Cái
nước Mẽo
tham tiền hám của, ích kỷ mà Fitzgerald mô tả ngày càng tệ hại đi và
trở thành
người tình của Trái Đất. Những giấc mơ huy hoàng sau cùng biến thành
những cái
lưỡi bằng gỗ nhớp nhúa [do nốc nhiều rượu quá]. Thế giới là một bữa
tiệc,
party, của lạc thú, một bữa tiệc khởi đầu tuyệt vời, nhưng kết thúc
thật thảm hại,
giống như cuộc đời [một tiến trình phân huỷ]. Đừng bao giờ tỉnh dậy.
Fitzgerald
là một người ngoan đạo, với ông hạnh phúc, phải sòng phẳng với nó, và
tội lỗi
thì phải bị trừng phạt. Tất cả những thần linh thì đều đã chết; những
cuộc chiến,
đã thực hiện, những hy vọng ở con người, lầm lạc [Tous les dieux morts;
toutes
les guerres, faites; tous les espoirs en l’homme, trompés. Fitzgerald: This
side of Paradise]. Chỉ còn có mỗi một việc để làm là mô tả đám
trưởng giả, quí tộc New York,
sáng
ngời đến trở thành mù lòa, và sau cùng tắt ngấm, như những loài khủng
long.
Cuộc Tình
Bỏ Đi
Nhưng nếu coi cuộc chiến khốn
kiếp là Ngày Hội Nhân Gian thì Một Chủ Nhật Khác lại bảnh nhất
trong
những cuốn bảnh nhất, so với Anh Môn Vĩ Đại và Gatsby Vĩ Đại
Chắc
chắn TTT phải đã từng đọc
Fitzgerald, và có trong đầu cuốn Cuộc
Tình Bỏ đi, trong khi viết Một
Chủ Nhật
Khác
Xuất bản
'Đại gia Gatsby' ở Việt Nam
V/v Đại gia
Trịnh
Lữ. Gấu mới biết, trên Tiền Vệ cũng có nhiều người lên tiếng.
*
Thoạt đầu, Fitz cho Cuộc Tình Bỏ Đi một
cái tiểu tít, là "Romance" [Chuyện Tình]. Cái tít sau cùng, là từ thơ
của Keats, Ode to a Nightingale:
Away! Away! for I will fly to thee
... on the viewless wings of Poesy
Though the dull brain perplexes and retards:
Already with thee! tender is the night....
*
Giả như có cái gọi là
“tư tưởng
thời đại” ["thế hệ nhạc Jazz" với Gastby
của Fitz, thế hệ Trường Sơn Đông Trường
Sơn Tây với đại gia Trịnh Lữ, và cùng với nó, sự nổi dậy của giai cấp
mới, là
những đại gia Đỏ, vốn liếng khởi đầu là chiến lợi phẩm, cho dù một chút
sái, của chiến thắng Miền Nam],
thì cái đó chỉ là thứ yếu, trong một tác phẩm văn học như của Fitz.
Nabokov chửi,
còn gì ngu si cho bằng, khi đọc Madame
Bovary với ý nghĩa trong đầu, đây là một tác phẩm tố cáo giai cấp
trưởng giả.
Ông khuyên, đừng bao giờ quên rằng, mọi tác phẩm nghệ thuật, luôn luôn
là sự sáng
tạo ra một thế giới mới, và cách tiếp cận nó, là, nghiên cứu thế giới
mới này một
cách thật cận kẽ, coi nó hoàn toàn mới, hoàn toàn khác lạ, so với những
thế giới
mà mình đã biết. Và chỉ khi đã rành rẽ về nó, thì lúc đó, mới đem nó ra
mà so sánh
với những thế giới khác, những ngành khác của tri thức. Và ông phán,
những đại
tác phẩm văn học, là những chuyện thần tiên lớn, la vérité est que les
grands
romans sont de grands contes de fées.
*
Tay
dịch giả TL này theo Gấu,
cũng là một thứ nhà giầu mới nổi, theo nghĩa văn học, một tay ngang,
nhờ ở nước
ngoài, có tí vốn liếng chữ ngoại, thành ra cũng dịch diệc này nọ, thì
cũng thường
tình thôi, nhưng chớ bao giờ coi mình là phê bình gia, học giả, hay nhà
văn nhà
việc, và chớ bao giờ vặn vẹo một tác phẩm văn học, để làm vừa lòng nhà
nước mới.
Chỉ nói chuyện Giấc Mộng Mẽo không thôi, thì ông cũng đâu có rành về
nó,
mà phê
phán.
Chứng cớ, Giấc Mơ Mẽo, của
tay Enrique Vila-Matas, mà Gấu giới thiệu trên Tin Văn. Hay Giấc Mơ
Mẽo của cả một Âu Châu bỏ chạy
Nazi? Hay gần gụi nhất, của cả một Miền Nam Việt Nam,
sau khi bỏ chạy Giấc Mơ Đỏ?
*
Có lẽ
nhiều người ở miền Nam
Việt Nam
còn nhớ hồi năm 1956 nhà văn Mặc Đỗ đã dịch The Great Gatsby là CON NGƯỜI HÀO
HOA. Đó là bản dịch đầu tiên của tiểu thuyết này tại Việt Nam.
Từ 1956
đến 1975, bản dịch đó vẫn được nhiều người (trong đó có tôi) say mê,
yêu thích.
Tôi đã mua được một cuốn tại nhà sách Khai Trí, và sau này tôi còn thấy
nhiều
cuốn nằm trong những nhà cho thuê sách và trên những sạp bán sách cũ.
CON NGƯỜI
HÀO HOA. Rất hay. HÀO có nghĩa là “vượt trên người khác”, “rộng rãi,
không bủn
xỉn chật hẹp”. HOA có nghĩa là “đẹp”, “tốt”. Nhan đề CON NGƯỜI HÀO HOA
chứng tỏ
cụ Mặc Đỗ đã hiểu cuốn sách một cách đúng đắn. Gatsby đúng là CON NGƯỜI
HÀO HOA
qua nhãn quan của Nick Carraway (người kể chuyện), và cái nhan đề The Great
Gatsby đã đi vào lòng bao nhiêu triệu độc giả (sách) và khán giả
(phim) trên
thế giới.
Tôi
cũng thích dịch là
GATSBY, CON NGƯỜI TUYỆT VỜI. Tôi nghĩ nên tránh chữ VĨ ĐẠI, vì chữ ấy
đã bị ô
nhiễm bởi thói sùng bái lãnh tụ (ở Việt Nam, chỉ có một người được
xem là
“vĩ đại”!). Ngay ở Mỹ, chữ “great” bây giờ cũng bị ô nhiễm bởi thói xã
giao
lịch sự, nói quá lên để làm vui người khác (You're great!).
Nguồn
Note:
Gấu quên, Mặc Đỗ cũng
đã từng dịch Gatsby.
*
Nếu muốn đi đường tắt thì
sử dụng con đường của Gao Xingjian (Pháp-Tầu) hoặc Imre Kertész (Hung)
hay
Orhan Pamuk (Thổ) tuy nhiên con đường này cũng rất là gay go, nhiều khi
phải bỏ
quê cha đất tổ chạy trốn ra nước ngoài.
Người viết xin khuyên : Chớ nên chọn lựa con đường tắt
này.
Nguồn
Viết thế này, thì nên đổi
tên blog là Ngộ Độc Văn
Chương!
Cũng trên blog này đã có lần nhét vô miệng ông nhà văn
Nhật Murakami, câu tuyên bố, hồi hai muơi tuổi, mê thiên đường Liên Xô
quá, ông đã hăm he dịch tác phẩm Ruồi
Trâu, sự thực, ông mê Fitzgerald và tính dịch The Great Gatsby, nhưng tự lượng
chưa đủ nội lực tiếng Anh, nên mãi sau này, mới dám dịch nó.
Giả như liều lĩnh, như dịch giả TL chẳng hạn, thì Nhật cũng đã có một
Đại gia Murakami từ hồi nào rùi!
*
Nhưng quái đản nhất, là,
khi thấy sai sót, Gấu lập tức thông báo trang chủ, vì nghĩ, một sai sót
như thế ảnh hưởng tới mọi anh chị Mít, nhưng lạ làm sao, trang chủ tỉnh
bơ, như người Hà Lội!
Trong khi đó, Tin Văn,
mỗi lần được độc giả hạ cố chỉ cho sai sót, còn mừng hơn cả chuyện được
độc giả xoa đầu!
*
Tay tác giả bài viết trên blog của Nguyễn Thi
Sĩ, hẳn là
chưa từng đọc ba nhà văn trên. Nên cứ đinh ninh là họ, do viết văn
chống đối nhà
nước của họ, nên phải bỏ chạy, và nhờ vậy được phát Nobel, và chỉ vì
muốn được
Nobel nên mới làm như vậy. Đọc bài viết, thì có vẻ như cũng rành tiếng
Anh tiếng
U cũng nên, nhưng “thư ký thường trực” khác “thư ký vĩnh viễn”. Mấy ông
hàn thì
“vĩnh viễn”, nhưng ai cấm mấy ông này quit job đâu?
Đúng là điếc không sợ súng.
Hình như vào thời đại net, ai
cũng có quyền mở blog, nên mới xẩy ra tình trạng này? Gấu nghi, chắc
không phải,
mà là hậu quả của một thế giới bị bịt kín lâu quá, thí dụ xã hội Miền
Bắc, đột
nhiên mọi cửa đều được mở ra, trước đám quyền chức, và con cái của họ,
luôn cả đám
tinh anh, tức mù dở trong đám mù.
Chứng cớ, sự ngu dốt của mấy
anh Yankee mũi tẹt làm cho đài Bi Bì Xèo, chẳng hạn.
Một người viết trong số họ
đã dùng hình ảnh, cái lỗ hổng không làm sao lấp đầy,
đúng quá, nhưng
khi người
này dùng, là để nhắm vào PTH, thế mới khổ!
Ngay cả
nhận xét của tay "thư
ký vĩnh viễn", về văn chương Mẽo cũng đâu có sai. Ha Jin, nhà văn
Mẽo gốc
Trung Quốc cũng nghĩ như vậy. Ông viết, trong bài The Writer as Migrant, Nhà văn thiên
di, Tin Văn
đang giới thiệu:
Ngược
lại, nhập cư chỉ là một
đề tài thứ yếu, và là của Mỹ. Từ đó, thách đố lớn lao đối với những nhà
văn
viết về kinh nghiệm nhập cư, là, làm sao từ một kinh nghiệm thứ yếu như
vậy mà
có thể đáp ứng với những truyền thống văn chương lớn lao hơn.
Nhà văn Mít, theo Gấu muốn được Nobel, là phải đối diện với vấn đề nhức
nhối nhất hiện nay của văn chương và đồng thời xã hội Mít:
Tại sao cuộc
chiến thần kỳ như thế, mà kết quả lại khốn khổ khốn nạn như thế.
Vả chăng hình như muốn là ứng viên của Nobel, phải có đại gia, hội
đoàn... tiến
cử, giống như ở Việt Nam, muốn ứng cử là phải được Đảng và Mặt Trận Tổ
Quốc OK, không thể độc diễn như Tông Tông Thiệu được. Vấn
đề này Gấu không "xua" vì, chưa khùng đến mức như vậy!
*
Ai điếu Gregor Samsa
Frank Humes
Đây là
câu chuyện một người
con trai, cũng là người lo cơm áo cho cả gia đình, một buổi sáng ngủ
dậy, thấy
biến thành con bọ...
Gregor Samsa vừa mới qua đời
do một hiện tượng không thể giải thích nổi. Samsa, một người bán hàng
vải luôn
phải nay đây mai đó, rất chịu thương chịu khó, công việc làm ăn đang
trên đà
thuận lợi, thế mà tự dưng lăn ra chết.
Dư luận xì xào, Samsa là nạn nhân của một
chứng bịnh lạ, chỉ trong một đêm, nó
biến đổi hẳn hình dạng người bệnh. Người ta tin rằng chỉ trong một đêm,
Samsa
biến thành một con bọ ghê tởm (a "monstrous vermin"); nhưng hỡi ơi,
những chi tiết về chuyện này chưa được xác nhận. Sau sự "hoá thân"
này, Samsa được gia đình săn sóc, trong bộ dạng mới của anh, với hy
vọng anh
hồi phục, (nghĩa là) thoát ra khỏi tình trạng đó. Vào lúc này, nhà chức
trách
đang xem xét thi thể mong tìm ra nguyên nhân đích thực của cái chết.
Gregor Samsa để lại sau anh
một gia đình thân thương mà anh hết lòng lo lắng. Tai ương làm bà mẹ
Samsa bối
rối nhưng có vẻ như bà cam chịu, bằng lòng với cuộc đời còn lại của bà.
Bà thừa
nhận, Gregor đã làm việc cực nhọc, chẳng bao giờ được ở nhà, có thể vì
vậy mà
tai ương đã giáng xuống mái đầu xanh. Bà cũng ghi nhận một điều, đây là
bổn
phận của anh, phải kiếm tiền bạc lo cho những người còn lại trong gia
đình, bởi
vì người cha vừa mới về hưu. Bà nhấn mạnh vào điều này, bởi vì bà tin
tưởng nếu
con bà cần một dịp nghỉ ngơi, chắc chắn là nó đã làm việc đó rồi, khi
có dịp
thuận lợi.
Người cha tỏ ra cứng cỏi suốt
thời gian xẩy ra câu chuyện. Mất đứa con thực là bi thảm, nhưng ông
cũng coi
đây là cơ hội cho gia đình xúm nhau lại cùng vượt qua cơn khủng hoảng.
Người
anh Samsa thôi nghỉ hưu và có ngay một việc làm tại một ngân hàng để bù
lại số
thu nhập đã mất.
Người cha của Samsa đã coi biến cố như là một cơ hội để bắt
đầu một giai đoạn mới trong gia đình. Ông giải thích Gregor đã ngã
xuống vì
bịnh hoạn, làm cả nhà đau đớn khá lâu, và bây giờ như vậy kể như mọi
chuyện đã
ngã ngũ, và đây là một tia sáng mới cho gia đình.
Em gái Samsa, Greta, tỏ ra
đau đớn nhất vì hậu quả của tai ương, bởi vì hai anh em thật thân cận;
tuy
nhiên, có vẻ như cô cũng muốn bỏ hết mọi chuyện ở phía sau. Cha của cô
đồng ý
một điều, cuối cùng cô là người được hưởng lợi. Lý do là mọi chuyện hầu
hạ con
bệnh là ở cô; từ những kinh nghiệm này, chuyện tình cảm, chuyện tinh
thần, ngay
cả chuyện thể xác, cô đã lớn lên nhiều, có lẽ vậy. Cha cô chỉ ra rằng
thời kỳ
vừa qua là một tai họa cho cô nhưng bây giờ, khi nó chấm dứt, cô như
một bông
hoa mới nở.
Những phản ứng của những
người trong gia đình cho thấy, cái chết của Gregor Samsa có lẽ không bi
đát như
vậy đâu. Anh hết còn phải nay đây mai đó mời chào năn nỉ người ta mua
hàng, và
đã hất đi được gánh nặng phải lo lắng cho gia đình. Có thể suy ra một
điều là,
ngay chính Gregor, do ý thức tới chuyện cơm áo của gia đình, đã muốn
thà chết
đi còn hơn là một tội nợ cho cuộc sống của họ. Điều thực sự bi đát ở
đây là,
sau những diễn biến như trên, cái chết của Gregor Samsa sẽ không được
nhắc nhở
gì tới nữa.
Note:
bài ai điếu này, có thể
được đọc, bằng viễn ảnh một giải Nobel cho Mít. Samsa của Kafka, anh bộ
đội của
Cụ Hồ, xả thân vì nghiệp lớn, một buổi sáng 30 Tháng Tư, ngủ dậy, thấy
biến thành
bọ…
|