Ghi
Dọn I
II
1 2 3 4
5 6
|
XMAST
chùm ảnh
Xmas?
*
Tuần rồi, một người
con gái,
chẳng hiểu do đâu cô biết được địa chỉ e-mail của tôi. Bức điện thư
ngắn nhưng
làm lòng tôi dấy lên nhiều cảm xúc. Đại diện cô, tôi xin thêm
dấu sắc
huyền hỏi ngã nặng và, đây là nguyên văn: “Xin chào chú, cháu
là Trần
Quỳnh Hoa, thầm lặng làm thơ đã sáu năm, nay gom nhiều bài ưa thích và
có tham
vọng in nó thành một tập. Đường đột xin chú một điều: Vui lòng viết cho
cháu
một cái tựa. Chúng ta sẽ nói nhiều hơn nếu chú bỏ công đến quán
Starbucks gặp
gỡ. Chủ nhật, một giờ trưa, métro Côte des neiges. Cháu sẽ mặc áo ấm
màu đỏ cho
chú dễ nhận. Hy vọng sẽ được gặp nhà văn mà cháu từng mến.
Nguồn: Gió O
*
“đại diện”, thay bằng
“mạn
phép”, nên chăng?
nguyên văn? Đã thêm
“râu
ria”, “mầu hồ đã mất đi rồi”, làm sao “nguyên văn” được nữa? (1)
Có lẽ nên viết: Sau
đây là
bức điện thư?
từng mến, có nghĩa,
bây giờ
hết… mến? Hay là tính viết, 'hằng mến"?
Bởi vì nếu hết mến,
thì năn
nỉ viết tựa làm cái khỉ gì cơ chứ!
*
Ui chao. bởi vậy nhà
văn
Cioran mơ tưởng một thế giới, ở đó người ta có thể chết, chỉ vì một cái
dấu
phẩy.
Tay HDN, "chuyện
phiếm
cuối năm", viết nhiều rồi, từng nổi tiếng, nhưng xem ra, chữ nghĩa còn
sượng lắm!
Quan sát cũng dở,
chứng cớ,
một độc giả Gió O đã chỉ cho thấy, ông nhà văn chưa từng nhìn thấy con
dao
Thái, vậy mà dám mô tả nó làm thịt người!
NQT
(1) Tiếng Việt, chưa
bỏ dấu,
với đã bỏ dấu rồi, khác nhau một trời một vực. Đừng nghĩ Gấu này ‘quá
khắt khe”,
“cường điệu”. Gấu nhớ có lần bà chủ quán cá, gửi một cái tít của một
bài viết mà
Gấu nhờ tìm nguồn giùm. Cái tit chưa có bỏ dấu của bà là:
Doi thoai mat ngu.
Đối thoại mất ngủ.
Nhưng, những cái tít
sau đây,
cũng ‘nguyên văn’ vậy:
Đối thoại mặt ngu
[mặt nghệt
ra]
Đối thoại mật ngữ.
Hay cái caption của
một bức
tranh:
Ba nguoi nhom cai lon.
Ba người nhóm cãi lộn.
Còn cái tít nữa,
nhưng ngại
viết nguyên văn ra quá!
*
HDN theo như Gấu được biết, là
một nhà văn, nếu như có làm thơ, thì chắc cũng “thi thoảng” [từ trong
nước, ngoài
này, thỉnh thoảng, họa hoằn]. Cô QH này là nhà thơ, ‘thầm lặng làm thơ
đã sáu năm”,
và có ý định in tập thơ đầu tay, và đường đột viết meo cho nhà văn từng mến, nhờ "đội
cho nó một cái
nón", như
tiếng trong giới giang hồ thường gọi.
Liệu nhà văn chưa
từng làm thơ,
viết nổi bài tựa cho tập thơ thầm lặng? "Đại diện cô QA”,
chúng ta tự
hỏi?
Từ một cái meo, như thế, mà
đã tưởng tượng ra được quỳnh [tập thơ thầm lặng] thơm, hay môi em thơm,
thì cũng
quả là hơi bị lạc quan tếu!
Và có hơi bị coi
thuờng người
con gái, độc giả chưa từng gặp?
*
Steiner, trong cuốn Những Bài Học Của Những Đại Sư Phụ, cho rằng, liên
hệ
thầy trò thường có mùi "tri âm tri kỷ", theo một nghĩa "tối đẹp" nhất,
tuyệt vời nhất của nó!
Và liên hệ tác giả/độc giả, cũng rứa!
Chúng ta chẳng đã từng nghe cô con gái chủ nhà xb, trong cuốn Eva, của
J.H. Chase, đọc bản thảo tác phẩm đầu tay của một anh chàng chưa từng
gặp, và sửng sốt la lên, "ơ ra kìa", đây rồi, đúng là... chàng rồi. Phi
chàng, làm sao có ai viết nổi như vậy!
Theo nghĩa đó, và chứng cớ là, bà chủ quán cá đã từng thú nhận, vừa đọc
Dos một cái là mê bộ râu rậm của ông liền tù tì!
Gấu có một cô bạn. Hồi đó đó, cô học Văn Khoa, một trong những vị thầy
của cô, là nhà thơ ĐH. Ông nhà thơ, sư phụ, già sắp xuống lỗ, mê
thơ văn, và có thể, mê cô học trò. Ông có mời cô tới thăm ông. Cô hỏi ý
kiến Gấu. Gấu, chắc là ghen, phán, đá cho ông ta một phát!
Cô nghe theo, không đi gặp ông thầy. Đâu mấy ngày hôm sau, ông thầy đi.
Sau này, cô bực Gấu quá, nói, đi gặp thì có sao đâu, sao anh ác quá!
Đúng ra, nên đến gặp, nếu cần, thì cho Thầy cầm tay một phát, cho Thầy
mãn nguyện từ giã cõi đời này!
*
V/v kỷ niệm đẹp nhất
trong đời
viết văn của Gấu, ngay cả bi giờ, Gấu vẫn không làm sao giải thích
được, tại
sao ‘nữ độc giả’ của Gấu đó, lại cúp điện thoại đánh cụp, ngay khi nghe
nhắc
đến... Gấu Cái?
*
Văn
học quốc tế
Gấu không tin có thứ văn học
quốc tế, cũng như thứ văn học “quần chúng”, ai cũng có thể đọc được,
cũng như
thứ văn học không biên giới, sắc dân nào cũng đọc, cũng hiểu được cả!
Nhưng, có thứ văn học thế
giới, của nhiều nước, chúng cùng, hay không cùng, hiện diện, cái cao
cái
thấp, cái
được nhiều người đọc, nhưng chưa chắc đã là số 1, cái chìm lấp…
Chúng cũng chẳng cần hội nhập
với nhau làm gì!
Có
thứ văn học hội nhập, đối
với những người không còn quê hương, nhưng chớ có lầm, hội nhập là từ
bỏ văn
học gốc ngày nào, nhập vào dòng chính. Bảo rằng văn chương của Rushdie,
thí dụ,
là hội nhập với dòng chính, bởi vì ông viết bằng tiếng Anh, là “không
đúng”,
bởi vì, trước khi có ông, văn học dòng tiếng Anh thiếu.. ông, theo
nghĩa, ông mang
đến cho nó một cái gì đó, của ông, ta, hay của dòng chính, nhưng trước
đó, nó
không nhận ra.
Gấu
mới đọc bài của một tay ở
trong nước, viết về cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh, và ông ta tin rằng, đây
là trường hợp hội
nhập của văn Mít vào với thế giới. Ông ta dẫn chứng, trước đó, Mít chê
nó, thiếu
điều muốn tống tác giả vô tù, vì ném bùn vào cuộc chiến thần thánh.
Nhưng
sau thấy
thế giới khen, thế là bèn mừng húm lên, và hỉ hả, hội nhập rồi,
hội nhập
rồi! (1)
(1) Lại Nguyên Ân: PHÁT BIỂU TẠI HỘI THẢO “VĂN
HỌC VÀ XU THẾ HỘI NHẬP”
do Hội Nhà văn Việt Nam
tổ chức tại
Sầm Sơn, Thanh Hóa, 18.12.2008
*
Nhà văn Mít ăn mắm tôm, thì văn có mùi mắm tôm, làm sao giống nhà
văn Chà và, ăn cà ri, văn có mùi cà rì?
*
Việc
các anh Tiêu Dao Bảo Cự,
Bùi Minh Quốc cho rằng mình “đã góp phần đúc nên cỗ máy này” và do đó
phải có
trách nhiệm “giải quyết những vấn nạn đối với đất nước do cỗ máy này
tạo ra”…
tôi cho rằng các anh ấy hơi lạc quan vì thực tế xưa nay Đảng có coi trí
thức,
văn nghệ sĩ ra cái gì đâu, nếu không nói là họ ghét bỏ, dè chừng, họ đã
chẳng
từng đày đọa nhóm Nhân văn Giải phẩm như súc vật đấy sao?
Hãy xem Lữ Phương viết về
thân phận trí thức trong hồi ký của mình như sau: ” Ông Phùng Văn Cung
là một
bác sĩ hiền lành, ít nói. Đã vào Đảng và được giao cho đủ thứ chức vụ
này nọ
nhưng chẳng khác gì chúng tôi, ông biết tất cả đều chỉ là “kiểng” thôi:
trong
bụng dường như có nhiều điều uẩn khúc lắm nhưng cố gắng giữ gìn để làm
tròn
nhiệm vụ một đảng viên cần phải biết “an tâm công tác”. Căn lều của ông
gần lều
của tôi: chiều chiều, lúc vừa nhá nhem, từ bên đây nhìn sang chỗ ông,
chúng tôi
thấy ông hay ngồi một mình, kéo ống quần lên dụ cho muỗi bu vào rồi
dùng hai
tay đập cho chết, xong rồi xếp chúng thành một hàng dài và nhìn ngắm
rất lâu!
Có lẽ đó cũng là một thú tiêu khiển chăng? Một lát sẽ vào mùng nghe
đài, nhưng
bây giờ biết làm gì?” (Hồi ký Lữ Phương- chương 10)
Tôi chỉ trích một đoạn ngắn
cho vui, vì thực ra ai cũng biết là những trí thức lừng lẫy cỡ như Trần
Đức
Thảo còn bị coi như một thằng “lon ton” đi viết ba cái khẩu hiệu vớ
vẩn, huống
chi là cỡ như chúng tôi. Vậy thì nói chi tới chuyện “đúc nên cỗ máy”
này nọ,
gây hiểu lầm, rách việc!
Đào
Hiếu [Da Mầu]
*
Mấy tay này, thú thực, nói xuôi
cũng được, nói ngược cũng được.
Nếu thực sự ông ĐH này hiểu được,
cái điều ông đã làm trong thời kỳ chiến tranh [chạy xe Honda qua bót
gác Ngụy,
thẩy trái bom vô, rồi tà tà đi tiếp], là vì nghĩa cả, bây giờ, hóa ra
đếch phải,
thì ít ra ông cũng phải nhận cái phần đóng góp của ông, để đúc cỗ máy
chứ? Có bao giờ, ông ta tưởng tượng ra, cái cảnh, khi ông ta thẩy trái
bom vô bót gác, thì tên Nguỵ ác ôn đang hú hí với đứa con trai tình cờ
ra thăm bố?
Cái
chuyện thực
tế, Đảng không coi các ông VC nằm vùng này là cái gì, không lẽ, chính
các ông
cũng không
coi các ông là cái gì?
*
Solzhenitsyn cũng đã có thời
tin Lênin, Đảng CS Liên Xô, nhưng sau đó, vỡ mộng, và đã chiến đấu
với nó,
hạ được nó, không lẽ "ba cây" - Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi Mình Quốc,
Đào Hiếu... -
chụm lại, không lên hòn núi cao 'diễn biến hòa bình', thí dụ?
DTH đâu có nghĩ như các ông này,
khi trả lời báo ngoại, trước tôi tin, dâng hết mình cho Đảng, nay vỡ
mộng, cũng
đem hết sức mình còn lại ra chống lại Đảng.
Thành bại, đâu cần. Không thành công thì thành nhân.
Chẳng lẽ cắc ké hết?
Đọc bài phỏng vấn trên BBC mới
tức cười. Ông ĐH hóa ra chẳng hiểu gì hết, về thời đại quân chủ, phong
kiến so
với thời đại dân chủ.
*
Tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến
tranh” của Bảo Ninh, ra đời năm 1990, ban đầu được đánh giá như một
thành công
nổi bật, được tặng giải thưởng tiểu thuyết của Hội Nhà văn năm 1991,
sau đó lại
chịu một sự phê phán phủ định hết sức mạnh mẽ, đến mức trong nhiều năm
liền
không thể được tái bản. Nhưng chính trong thời gian ấy, ở nước ngoài,
tác phẩm
này được dịch, được trao một số giải thưởng… Dư luận trong nước ban đầu
lạnh
nhạt trước các thông tin bên ngoài, rồi qua dăm ba năm, dư luận trong
nước mặn
mà hơn trong việc đưa tin. Và như ta biết, dư luận trong nước trở nên
quen dần:
quen với sự đối xử dường như “biệt nhãn” của nhà xuất bản và dư luận
nước ngoài
đối với tác phẩm này, cũng quen với sự khác biệt thực tế trong cách
đánh giá từ
những phía rất xa nhau, trong và ngoài nước, đối với tác phẩm của Bảo
Ninh. Cho
đến hôm nay, tiểu thuyết này đã được tái bản một cách dễ dàng thuận lợi
ngay
trong nước, và cho đến hôm nay, những lời khẳng định giá trị của tác
phẩm này
đã không còn gây nên những lời bác bỏ gay gắt nữa, tuy về tiềm năng hẳn
vẫn có
những ý kiến chống lại. Như thế, sự bình giá về tác phẩm này trên thực
tế đã
được giải quyết trong không gian rộng của các giao tiếp văn hóa, văn
học của
thời đại hội nhập.
LNA [Bài đã dẫn]
Cái nhìn từ phía bên ngoài, đối
với Nỗi Buồn Chiến Tranh, trước đó, trong nước không biết, hoặc biết,
nhưng vờ đi,
cho đến khi không thể vờ đi, đành nhận, có khi còn sướng mê tơi nữa,
nhưng, cho
đến nay, vẫn chưa có cái nhìn đích thực của trong nước đối với nó, theo
suy nghĩ
của Gấu. Quan trọng nhất, người ta vẫn chưa giải thích được, tại làm
sao tác giả
Bảo Ninh viết ra được nó, rồi tịt ngòi. Về mặt sáng tác, thời kỳ thai
nghén nó, thì là trước,
hay sau cái mốc 30 Tháng Tư, 1975 ?
Liệu có tí hơi hướng văn chương Mỹ Nguỵ, văn
chương hiện
sinh lai căng… ở trong đó? Nên nhớ, chất độc thoại nội tâm ở trong NBCT
khác hẳn thứ văn chương Yankee mũi tẹt cùng thời với ông, và những đoạn
rời, tản mạn chấm dứt tác phẩm làm nhớ những trang sau cùng của cuốn Tiếng Động của TTT
*
Sau Solzhenitsyn,
sau Cao Hành
Kiện, sau Kertesz, sau Coetzee… giới viết văn, chí ít, ngộ
ra một điều, cái thứ
tiếng nói nhỏ nhoi, tiếng nói của một cá nhân, mới quan trọng làm sao.
Đâu cần
tiếng nói của đám đông, của tập thể, và nếu đám đông tập thể kia có
thốt lên tiếng
nói thì cũng chỉ để xúi người ta đi vô chỗ chết!
Gấu
đọc Đào Hiếu, đọc Lữ Phương,
đọc Tiêu Dao Bảo Cự… và thực tình mà nói, thấy mấy ông này sạch quá,
sạch hơn Gấu,
chắc hẳn, bởi vì khi mấy ông này nhìn thấy Miền Nam rên xiết dưới gót
giầy ngoại
bang, đã hùng dũng chống lại Mỹ Ngụy, đã chịu tù đầy, đã bị cảnh sát
Ngụy đánh
cho thừa sống thiếu chết, hay thừa chết thiếu sống, và sau khi đất nước
thống
nhất, đám bạn chiến đấu ngày nào của mấy ông biến thành ruồi, thành bọ,
mấy ông
vẫn sạch hơn họ, chẳng có gì đáng chê trách.
Bảnh, bảnh thật.
Đến
Trần Đức Thảo kia mà còn
chịu số phận long tong, tà lọt, mấy ông cũng không làm, cũng không
chịu.
Hách
thật, hách thật.
*
Cao Hành Kiện viết, hầu như cả thế kỷ, giới trí thức Trung Hoa không
thiếu những anh hùng bị giết chết, hay tự hy sinh thân mình cho đất
nước, cho dân tộc, và ngay cả, cho một đảng phái chính trị, tuy nhiên,
thật là hiếm hoi, chưa có ai dám nói lớn lên cho mọi người cùng nghe là
họ muốn hy sinh thân mình vì quyền tự do cá nhân, hay quyền tự
do nói lên ý nghĩ của cá nhân. Ông cũng nhận ra, như là một giai cấp xã
hội, trí thức TQ không có một ý thức mạnh mẽ về chính họ, như là những
cá thể, và thường ra, không dám đối đầu với xã hội, như là những cá
thể, mặc dù ý thức cô đơn, lạc lõng có loé lên ở những bản văn đầu tay
của Lu Xun [Lỗ Tấn?].
[Đọc tới đây, thì Gấu nhận ra, là, Nỗi
Buồn Chiến Tranh, điều làm
nó tách hẳn ra khỏi những tác phẩm cùng thời với nó, chính là cái ý
thức cô đơn lạc lõng này, của nhân vật chính trong truyện. Bạn đọc chắc
còn nhớ, để đỡ cô đơn lạc lõng, vì không thể nào hoà nhập vào với đám
đông, và để đỡ sợ chết, anh "thám báo" Kiên phi hồng hoang, tài mà, cỏ,
trước giờ
xung trận, ở đoạn mở ra tác phẩm?].
*
Cao Hành Kiện cho biết, mỗi
khi có ai nhắc đến từ “đám đông, tập thể”, là ông… tởm [highly
suspicious: rất ư
là hồ nghi]. Ông sợ nó bóp cổ ông, trước khi ông có cơ hội nói bất cứ
điều gì. “Trí
thức TQ” là một danh từ tập thể mà tôi không thể, lẽ dĩ nhiên, ‘đại
diện’
[represent], và tôi sợ đến vãi lệ, nếu mà nó đại diện tôi, thì tôi biến
thành hư
vô [annihilated]. Tuy nhiên, đây là một trong những đề tài, của hôm
nay, và một
đề tài quan trọng (1)
1) The Voice of the
Individual,
4 April 1993, Paris
(paper presented at the Nation,
Society, and Individual symposium held at Stockholm University). Tiếng nói Cá thể.
*
Tiếng
nói cá nhân vào cái
thời nét niếc này thật là bảnh tỏng, chẳng cần đến ông Cao Hành Kiện,
mọi người
cũng đều biết. Một cô gái buồn buồn mở blog, tâm sự một mình, nhưng để
blog mở,
(chế độ “public”), cho toàn dân thiên hạ coi chơi, và thế là nổi tiếng.
Blog NQL
chẳng hạn, vừa mở ra một cái là Bi Bì Xèo phải phỏng vấn, và mỗi entry
mới ra
lò có chừng trăm cái còm. Trước đó, NQL đã từng nổi tiếng, nhưng nếu
không có
blog, không ai được biết, phía bên kia của những bài viết. Nói rõ hơn,
nhờ blog, chúng ta được đọc những bài viết,
thí dụ như về người đóng vai Bác Hồ. Báo
giấy nào dám đăng những bài như thế?
Hiện
nay, Tin Văn cũng có chừng
200 visits mỗi ngày, và, leo tới 300 visits, là chuyện thường!
Gấu
đã ngửi ra được điều này,
khi mở trang Tin Văn, sau khi bị ông chủ báo NMG từ chối mấy bài dịch
Steiner.
Đó là vào thời điểm 1997-98, hình như vậy. Thời gian đầu, tá túc nơi
diễn đàn
VHNT, là Gấu đã biết là mình đi đúng đường rồi. Nhưng, chỉ đến khi sử
dụng cái
nick Jennifer Tran, thì mới thấy ép phê của nó. Nhất là khi Jennifer
Tran viết cho Việt Báo online, thì đúng là ‘chấn động giang hồ’, theo
như anh bạn ở tòa soạn cho biết!
Sau
này, Gấu tự hỏi, tại làm
sao Jennifer Tran lại nổi tiếng hơn NQT, và hiểu ra sức mạnh dị kỳ của
một
người viết, khi bắt đầu viết, chẳng có một mống độc giả nào ở đằng sau
mình.
Nói
rõ hơn, cái tên NQT đã
hạn chế độc giả, và tác giả, chính xừ lúy: Đằng sau cái tên NQT, là
Miền Nam trước 1975,
dù muốn dù không.
Hiếp
Gấu, trong khi lướt net, đọc được
một lời bàn của một độc giả, tại một diễn đàn, độc giả này khen, truyện
ngắn Hiếp
của Đặng Thân hay hơn Bóng Đè của Đỗ Hoàng Diệu rất nhiều. Tò mò, Gấu
đọc thử, và thấy không
phải như vậy.
Đã tính viết một bài phân tích, nhưng quên đi, và nay, Hiếp được
xb thành sách, và được ca ngợi hết mực.
Gấu, lúc đầu đọc Bóng Đè, cũng
không thích, và có đi một đường về truyện ngắn này, trên Tin Văn. Nhưng
đây là vấn
đề khiếu thưởng ngoạn. Gấu không mê truyện sex, nhất là thứ sex
văn
học. Giả như cần đọc sex, là phải đọc
thứ thật thô, thật tục, thật hạ cấp, để "cân bằng" với những, nào
Steiner, nào
Benjamin, nào Lukacs… Nếu không là thể nào cũng tẩu hoả nhập ma!
[Lại tự sướng!]
*
-Tư
tưởng trừu
tượng chắc hẳn bị đám đông quần chúng trên đường phố rù quyến, một cách
nghịch
thường, có lẽ vậy?
-Nói như vậy, chỉ là để cho rằng, có sự khát
khao hành
động, nhập vào bùn nhơ, từ trên chót vót của trừu tượng, trong cuộc
sống trí
thức tuyệt đối thuần túy. Có thể nó chỉ là tiềm thức, nhưng hầu như
tuyệt vọng.
A. J. Ayer cho rằng, ông chỉ hạnh phúc khi coi đá banh (fooball); với
Wittgenstein,
thì là phim cao bồi Viễn Tây: cứ mỗi xuất trưa, là ông phải mò đi coi,
vẫn một
phim cao bồi này, hay là một phim trinh thám khác. Chỉ để nghỉ, tôi
nghĩ vậy,
chỉ để xả hơi. Và nghỉ xả hơi là có thể trở thành Nazism; hay như trong
trường
hợp của Sartre, trở thành tất cả những lời dối trá Stalinist; với
Plato, là bạo
chúa Dionysus mà ba lần Plato mong mỏi được làm thủ tướng. Nghỉ xả hơi
kiểu đó
thật là quá đắt, nhưng tôi nghĩ họ chẳng có một cách nào khác.
Phỏng
vấn Steiner
*
Trích dẫn trong ngày
….
với một tác giả hải ngoại, viết, là viết cho độc giả ở trong nước đọc,
như đã có lần Hai Lúa viết. Nếu không, cái viết của bạn cũng thuộc loại
cứt đái.
"Debauchery is perhaps an act of despair in the face of infinity."
Edmond De
Goncourt (1822-1896) and Jules De Goncourt (1830-1870). French writers.
The Goncourt Journals (1888-1896).
[Phóng tác: Hiện tượng Bóng Đè chắc là do chán ngán trước vô cùng.
Debauchery: Trác táng, trụy lạc, ưa khoe hàng…]
Tin Văn trích danh ngôn trên, thời gian đọc Bóng Đè. Quên luôn. Tình cờ
lướt net, thấy có một vị sử dụng câu trên để giới thiệu một truyện ngắn
"thật cao tay, hơn hẳn Bóng Đè", theo vị này, [trên
website ttvn]:
Truyện này tác giả viết thật cao tay. Xin bàn zô hôm khác. Zì bi zờ
phải nàm việc dồi. Trước khi tạm piệt xin tặng đôi dòng nầy của cụ
Nguyễn Quốc Trụ trên tanvien.net:
"Debauchery is perhaps an
act of despair in the face of infinity."
*
Truyện này, thật cao tay, là Hiếp,
của Đặng Thân, trên tienve.org. Đọc, thấy câu này:
Bạch Trĩ đã thấy kinh lần
đầu ngay trước lễ tốt nghiệp đại học rực màu cờ đỏ và các loại cờ đèn
kèn trống.
*
Ui chao, Cụ Trụ!
*
Hiếp
không cao
tay hơn
Bóng Đè.
Đúng ra phải
nói, chúng không cùng một thể loại, tuy đều là về "debauchery"!
Thứ
văn chương như Hiếp, đầy
rẫy trong xã hội Mít. Cái cảnh làm tình trên chiếc giường dưới chân bàn
thờ và mặc khải về lá cờ, và nhờ nó mà có kinh đúng ngày lễ ra trường
rợp bóng cờ, tưởng giống mà khác hẳn nhau.
Nguồn
*
Đè
*
Rồi ông được giao
làm những
thước phim đầu tiên cho truyền hình Sài Gòn. Hồi ấy chưa có đài phát,
phải phát
từ máy bay bay quanh thành phố.
Nguồn
Không
hẳn như vậy.
Lúc
đó, cũng chưa có Đài số 9
của VNCH. Trong khi chờ đợi xây cột ăng ten, quân đội Mẽo phát hình từ
máy bay cho quân nhân Mẽo coi.
Tay NTT này, bài viết nào
cũng có lỗi. Tên người, tên địa chỉ, và cái này là do tính cẩu thả của
người
viết, và còn do thái độ coi thường chính mình, và độc giả của mình. Bởi
vì vào
cái thời google, bạn thật dễ kiểm tra những sai sót như thế.
Tuy
nhiên cú này thì thực
không thể tha thứ được.
Trên
trang Hội Ngộ Văn Chương
của thi sĩ, có post một bài dịch, của một tay nào đó. Dịch một bài
phỏng vấn
Murakami, trên tờ Time. Murakami cho biết, hồi còn thanh niên, ông thật
mê cuốn
The Great Gatsby của nhà văn Mẽo, F. Scott Fitzgerald. Nhưng ông thú
thực nội
lực tiếng Anh của ông khi đó chưa đủ, mãi sau này, mới dám đụng vô. Cái
tay
dịch bèn đổi trắng thay đen, để vô miệng ông Nhật này lòng say đắm Liên
Xô của
ông ta, và thay The Great Gasby bằng Ruồi Trâu.
Khốn
nạn thật.
Gấu
thấy bất nhẫn quá, bèn đã
hai lần lên tiếng, cả ở Tin Văn lẫn trên trang web của ông thi sĩ. (1)
Nhưng
ông thi sĩ coi như pha!
Những
chuyện nho nhỏ như thế
liên quan đến danh dự của cả một đất nước. Thử hỏi, có một ông Mít nào
đọc, rồi
nói cho Murakami biết, thì sẽ ra sao. Nên nhớ tay nhà văn này rất "đau
đáu" với cuộc chiến Việt Nam.
Khi còn trẻ, ông tin rằng, người Nhật có thể tìm ra giải pháp cho cuộc
chiến.
(1)
Cuốn tiểu thuyết mà M.
tính dịch, khi còn trẻ, không phải Ruồi Trâu. Tôi đã lưu ý nhà thơ NTT
một lần
rồi, trên trang Tin Văn của tôi, nhưng chắc là thi sĩ không để ý. Xin
coi bài
dịch của eVăn, cũng bài trên tờ Time về Murakami.
http://evan.vnexpress.net/News/chan-dung/2008/11/3B9AE192/
Một
lầm lẫn như thế này, đúng
ra là không nên có, và không thể hiểu nổi. NQT
Viết
bởi NQT |11/11/2008,
01:05
*
Nên
nhớ, Murakami mặc khải là
nhà văn vào tháng tư, 1978. Vài năm trước đó, như một số sinh viên
Nhật, ông
tin rằng người Nhật có thể đem lại một giải pháp hòa bình cho Việt Nam.
Nguồn
*
Đọc
bài viết về thời
gian nhà
đạo diễn Lê Hoàng Hoa bị tù VC về cái tội vượt biên, và ‘sống sót’, nhờ
tài vẽ
của ông, Gấu lại nhớ đến những ngày ở tù Đỗ Hòa, và cũng ‘sống sót’,
nhờ cái tài
viết của Gấu.
Sông
Đông Êm Đềm
Trong cuốn Những Người Vô Hình,
Les Invisibles, bản dịch tiếng Pháp, Solz dành một chương viết về cái
vụ
đạo văn
của ông Trùm văn nghệ của Đảng. Sau khi Gorki ngỏm, Cholokhov
được thăng chức nhà văn số 1 của Liên Xô. Không phải chỉ là uỷ viên
Trung Ương,
mà còn là tiếng nói nhập thân sống động của nó, và khi ông cất lời tại
Đại Hội Đảng,
và tại Xô Viết tối cao, thì đó là tiếng nói của Nhân dân, và của Đảng.
Solz cho biết, ngay từ khi còn
nhỏ, ông đã nghe những lời xầm xì, nhưng đến mùa hè năm 1965, qua
một người
quen cho ông biết, nhà văn Pétrov-Biriouk đã kể chuyện đạo văn này tại
câu lạc
bộ văn hóa [restaurant de la Maison des Lettres]. Vào khoảng năm 1932,
lúc đó ông
ta là chủ tịch hội nhà văn vùng Azov-mer Noire, một người trình diện
ông, và
tuyên bố, ông ta có trong tay, chứng cớ, Cholokhov không phải
là người
viết Sông Đông Êm Đềm.
Pétrov-Biriouk nói, làm gì
có chứng
cớ quái quỉ như vậy? Và người đó bèn để lên bàn bản thảo, [le
brouillons, bản
nháp] cuốn Sông Đông, trong khi Cholokhov luôn luôn ca cẩm ông làm mất
bản thảo.
Nó ở trước mắt tôi, viết bằng
một thứ chữ viết tay khác hẳn chữ của nhà văn nhớn Nobel văn học của
chế độ Đỏ.
Petrov-Biriouk, đặt ra ngoài
những tình cảm cá nhân của mình với ông nhà văn số 1 của Đảng (ông
nghi, vào thời
gian đó, Cholokhov rất sợ nếu có người khui ra chuyện này], bèn gọi
điện thoại
cho cơ quan lo tuyên truyền của Đảng vùng. "Cái
tay đó đâu,
đưa lên gặp chúng tôi, cùng với bản thảo."
Và anh chàng đó biến mất, cùng
với bản thảo!
Ông chủ tịch nhà văn miệt vườn
giấu kín câu chuyện trên, và chỉ đến khi gần chết mới dám khui ra, nhân
một lần
nhậu say, vậy mà cũng phải nhìn quanh quẩn coi có thằng nào nghe lén
không.
Solz cho biết, cũng vào năm
1965, tại thành phố quê hương của ông, vùng Rostov-sur-le-Don,
Molojavenko có viết một bài về vụ F.D. Krioukov [không biết có phải
cái ông
Biriouk trên?]
[Số phận run rủi, sau đó, Solz
có dịp được đọc tập bản thảo nói trên, qua một trong những ‘người vô
hình'. Đọc, ông thực sự tin là thứ thiệt, và Cholokhov chắc chắn đạo
văn. Khi tố cáo vụ này, ông cũng nghĩ như... DTH, để trả thù cho cái
ông tác giả thực sự của cuốn Sông Đông]
*
Đúng
là Hoàng Ngọc Hiến
có quý nhân phù trợ thật.
Hồi
Hiến sang Mỹ, có một
bọn Việt kiều chống cộng quá khích định hành hung anh. May sao lại có
một thượng nghị sĩ Mỹ phái một vệ sĩ của ông ta tới bảo vệ - Mới đây
Hiến kể với tôi như vậy.
Nguồn:
Hồi ký NDM
No
còm!
|
|