Ghi
Dọn I
II
1 2 3 4
5 6
|
Dọn
Gió
lẻ gợi người đọc nhớ ngay
đến Buồn nôn trước hết bởi chi tiết cô gái (nhân vật chính trong
truyện) cứ
buồn nôn khi nghe những tiếng nói không thành thật của bọn đàn ông được
lặp đi
lặp lại nhiều lần.
e
Van
Đã
có một đấng coi cái chết
vì tai nạn của Camus hơi bị được NNT thuổng đưa vô Gió Lẻ, bi giờ lại
đến buồn
nôn của J-P Sartre bị NNT chôm.
Lạ, là ở cuối bài viết, có
tham khảo bản dịch Buồn Nôn. Nếu có đọc Buồn Nôn, dù bản dịch tiếng
Việt, thì
cũng hiểu ra là buồn nôn của Sartre
là một tình cảm siêu hình, do đầy ứ, thừa mứa hiện sinh. Còn buồn nôn của NNT, là do tởm cái xã hội
toàn chị, toàn em, toàn lũ đàn ông khốn kiếp.
Đâu có giống nhau!
*
Vấn
đề của "Gió lẻ"
là ở chỗ, không mất quá nhiều thời gian và không cần quá tinh tế, người
ta cũng
sẽ thấy ngay dấu vết của Jean Paul Sartre và Albert Camus ở tác phẩm
này. Đáng
tiếc đó không phải là sự hấp thụ ánh sáng mà là núp bóng hai cây đại
thụ.
No
còm!
*
Buồn Nôn được coi là một cuốn
tiểu thuyết triết học, thí dụ như những dòng sau đây, từ Wikipedia, cho
thấy:
La Nausée est un roman
philosophique mais aussi quelque peu autobiographique de Jean-Paul
Sartre,
publié en 1938.
[Buồn Nôn là một cuốn tiểu
thuyết triết học, mà còn có tí tính tự thuật của J-P Sartre, xb năm
1938.]
Còn phi lý, quả là một trong những đề tài tủ của triết học
hiện sinh, nhưng phi lý ở Sartre, hay ở Camus vẫn là một phạm
trù triết học, khác ở một nhà văn miệt vườn như NNT, là từ đời thực, từ
chuyện thường ngày ở huyện]
*
Thú thực Gấu này không hiểu tại
làm sao mà lại có cái sự móc NNT vào với hiện sinh, với Xác, với Cá Mú?
Đành
phải giải thích bằng câu chuyện ngụ ngôn học từ hồi còn con nít, về một
ông nhà quê, thấy người ta vô tiệm kính, đeo kính, rồi mở cuốn sách ra
đọc,
thì bèn
suy ra là, cứ đeo kính là đọc được chữ.
Lớn lên, Gấu cứ bị câu chuyện ám ảnh hoài,
chẳng lẽ cổ nhân dỗi hơi, phịa ra câu chuyện như vậy để miệt thị người
nhà quê ngu dốt?
Chỉ đến
khi đọc mấy ông bà rành
tiếng Tây, viết phê bình bằng tiếng Tây, hay bằng tiếng Mít, thì mới
vỡ ra rằng
thì là, mấy ông bà này mù chữ, nhưng đeo kính [biết tiếng Tây], và nghĩ
là mình
hết mù chữ, và viết phê bình loạn cào cào châu chấu, nhặng xị cả lên!
Mới đây, Gấu đọc Salman
Rushdie, ông cũng có một nhân vật y chang. Một ông chủ đất mù, nhưng
phán về hội
họa Tây Phương còn hách hơn cả những nhà phê bình Mít, mù phê bình
nhưng rành tiếng
Tây!
*
Buồn Nôn không dễ đọc. Ngay cả mũi lõ thứ thiệt còn ớn nữa là.
Nhớ, hồi mới lớn ngồi Quán Chùa với ông anh, thằng em hung hăng khoe,
em mê nó lắm, ông anh trợn mắt, ngỡ ngàng:
-Cậu hiểu được nó hả?
Thằng em thu hết can đảm nói:
-Em nghĩ là em hiểu.
Ông anh gật gù:
-Thế thì cậu hơn ông anh của cậu rồi!
*
Tôi
đọc truyện ngắn đầu tiên
của Nguyễn Huy Thiệp khi còn đang học ở Cuba. Đó là truyện ngắn Vầng lửa...
Nguồn
Note: Không hiểu tòa soạn đánh máy
sai, hay là người kể chuyện [Nguyễn Quang Thiều] đọc lộn!
Tên truyện ngắn của NHT là Vàng
Nửa! NQT
*
Bài viết về NHT của ‘theo’
[?] Nguyễn Quang Thiều này, là một bài viết hay, và làm Gấu nhớ đến một
bài viết
của Gấu; bài viết của Gấu, "tất nhiên là hay", nhưng
không hay bằng cái tít của bài viết, và
cái tít này, là của PTH:
Bạn văn VC của
Gấu: Nguyễn Quang Thiều & Trung Trung Đỉnh
Hình chụp năm
2001, chuyến về Hà Nội lần thứ nhất, sau hơn nửa thế kỷ, trong túi chỉ
có địa chỉ, số phôn
NHT. (1)
Trước khi về, có phôn cho ông bạn quí HPA ở Sài Gòn, nói, giới
thiệu một
hai người bạn ở Hà Nội. Anh giới thiệu NQT.
NHT là người thứ
nhất Gấu gặp ở nhà ông cậu, cậu Toàn, tại phố cổ. Ngày thứ nhì. Ngày
thứ ba, gặp
NQT cùng một số bạn nữa. Cũng khá đông. DMT. PXN… Hình chụp tại một
quán ăn gần
nhà.
Cái vụ đi ăn quán này
cũng có vấn đề.
Số là, bỏ ngày đầu về Hà Nội,
gặp ông cậu và họ hàng bà con. Ngày thứ nhì NHT tới thăm. Ngày thứ ba,
đám NQT tới
thăm. Mời Gấu đi ăn, Gấu nhận lời, nhưng vội nghĩ lại. Tật của Gấu là
rượu vào
lời ra. Thành thử sợ, bèn nói lại, thôi mấy ông tới nhà ông cậu Gấu,
tiện hơn.
Sau bữa ăn đó, biết lòng
nhau, mới dám ra quán!
TTD,
gặp sau đó.
*
(1)
From:
Date: Saturday May 12, 2001
To:
Subject:
Dia chi NHTHiep:
Tel cua NHT:
Ong co ve cho... gui loi tham
anh ay. Tiec la anh ay khong co Email nen khong lien lac duoc truoc. Ha
noi mua
nay da nong lam. May nam nay cang nong. Ong ve giu suc khoe. Dung an
uong ngoai
hang, dac biet la dung uong, tru bia trong chai. Minh di xa lau, bung
da khong
quen nua, de om lam.
*
Subject:
Date: Sun, 2 Apr 2000
14:56:33 +0200
From:
To:
Ong Tru oi,
Vua roi NHThiep co qua… va den tham nha…
Noi chuyen rat vui.
Ong nay dac biet kieu ngao, y
thuc rat ro ve danh tieng cua minh va ve cai nghiep minh da mang, ma
lai rat
gian di, khong mau me ti nao lam ….tu dung nho ong Hai Lua.
*
Cái tít
Vầng Lửa dễ nhận ra hơn,
so với Vàng Lửa.
Truyện
của NHT, cũng chông chênh
giữa hai nghĩa đó.
Có thể,
đây là điều hậu thế than tiếc
hùi hụi: Giá mà cái mũi của Cléopatre dài thêm một tị!
Đúng như một đấng độc giả viết:
Qua bài
của Bác Thiều, tôi
thực sự xúc động về cuộc sống của bác Thiệp. Là một độc giả thường
xuyên, tôi
đã mua, đã đọc nhiều tác phẩm của bác Thiệp và cứ nghĩ rằng mình nghèo
quá văn
chương bây giờ được xuất bản giá hơi bị "ngất " so với đồng lương còm
của tôi .Thế mà nghe bác Thiều thì bác Thiệp cũng vẫn khổ sao? Bác
Thiệp ơi, hôm
bác đi Italia về bác có ghé qua Kim Liên. Nếu tôi biết đời sống của bác
thực
như thế này tôi sẵn sàng mời bác ăn cơm bình dân, nghỉ ở phòng yên tĩnh
miễn
phí. Tôi đã nhận được một cuốn sách bác đề tặng. Tôi vô cùng cảm
ơn bác Thiệp
nhiều. Bác Thiều, bác Thiệp ơi! Tôi cho rằng các bác nhà văn ở vùng
miền nào
cũng thấm đẫm chất dân tộc, vì thế các bác mới rút ruột viết nên những
trang
chúng tôi đọc lúc khóc, lúc cười, lúc hơi điên điên chứ!
Ui
chao, 'nếu tôi biết...": Giả như đấng độc giả này, biết, thì thử hỏi,
sự tình sẽ như thế nào?
Chính
vì thế, mà không nên "biết", thì hơn!
Tại sao
lại có thứ độc giả coi thường tác giả mà mình yêu mến đến như thế?
Hay là Gấu hiểu lầm thiện ý của đấng độc giả này, theo nghĩa, câu chào
hỏi thực tình của dân Miền Bắc, là, "Ăn cơm chưa?", thay vì "Hi, How R
U?" NQT
Ui
chao, Gấu lại nhớ cảnh đồng chi Vũ Quí chờ con mồi của "Tổ Chức", là
Văn
Cao, ngay trước Ga Hàng Cỏ, ngay trước một cửa hàng bán cơm!
*
Tôi đã gặp lại đồng chí Vũ
Quí. Anh là người vẫn theo dõi những hoạt động nghệ thuật của tôi từ
mấy năm
qua, và thường khuyến khích tôi sáng tác những bài hát yêu nước, như
Đống Đa,
Thăng Long Hành Khúc, Tiếng Rừng, và một số ca khúc khác
Chúng
tôi gặp nhau trước ga
Hàng Cỏ. Chúng tôi vào một hiệu ăn. Ở đây quyết định một cuộc đời mới
của tôi.
Câu
chuyện giữa chúng tôi
thật hết sức đơn giản.
-Văn có
thể thoát ly hoạt
động đuợc chưa?
-Được.
-Ngày
mai Văn bắt đầu nhận
công tác và nhận phụ cấp hàng tháng.
Ngày
hôm sau anh đưa tôi lại
nhà một đồng chí thợ giày ở đầu ngõ chợ Khâm Thiên để ăn cơm tháng và
cho quyết
định về công tác. Đây là lần đầu tiên chấm dứt cuộc sống lang thang của
tôi.
Tại sao tôi viết TQC
*
Trong bài viết có chi tiết về cháo làm Gấu giật mình, vì đã từng có
kinh nghiệm. Gấu đã kể rồi, nay kể lại.
Khi còn ở Đất Bắc, Gấu phải sống nhờ ông Bác. Một lần sốt, bà Bác
bắt ăn cháo. Hết sốt rồi, bà vẫn bắt ăn cháo, mày chưa hết sốt! Sau Gấu
đói quá, xỉu luôn. Thế là suốt đời, nghe nhắc đến "cháo" một cái là tóc
gáy dựng đứng lên!
Khủng khiếp thật!
*
Trong truyện ngắn của
ông,
nhiều lúc tôi thấy cái nghèo đói làm rối loạn tâm trí của con người và
bắt con
người phải nhắm mắt đạp lên đức hạnh của mình.
Bài đã
dẫn
Gấu tin rằng, trong bất cứ một
người Bắc, đều tiềm ẩn nỗi sợ khủng khiếp của Gấu!
*
Xa
Miền Bắc hơn nửa thế kỷ, khi trở về, Gấu canh cánh trong lòng một
điều, giả
như Gấu này không bỏ chạy vào Nam năm 1954, thì cái thằng Gấu ở lại, nó
sẽ như
thế nào.
Quả là thế. Gấu về với một bài toán, đại khái như thế này: Trước cái sợ
đến dựng đứng tóc gáy lên đó, thì thằng Gấu ở lại, sẽ phản ứng như thế
nào, so với thằng Gấu tắm đẫm mưa nắng Miền Nam, mà vẫn không làm sao
quên được cái lạnh, cái đói của Miền Bắc?
.
Sinh 1962, Phạm Chi Lan thuộc
thế hệ bất chợt bị đẩy bật ra khỏi quê hương, thế hệ của Lê Quỳnh Mai,
Vũ Quỳnh
Như, Lê Thị Thấm Vân, Hoàng Mai Đạt, Phạm Thị Ngọc, Nguyễn Võ Thu
Hương, Nguyễn
Thanh Hùng, Đinh Linh, Đinh Từ Bích Thúy, Nguyễn Quý Đức… thế hệ được
12 tuổi
ngày 30 tháng 4-1975 đặt chân đến Hoa Kỳ, Hòa Lan, Gia Nã Đại với tất
cả sự lạc
lõng cùng vốn liếng yếu ớt của tiếng Mẹ. Chính vì vậy mà những dòng chữ
họ viết
ra bên này biển, trong ngôn ngữ Mẹ, càng thêm quý giá. Cộng đồng đã
tung hô
Linda Lê mà không tự hỏi: Làm sao rời Đà Lạt năm 14 tuổi mà Linda Lê,
cũng sinh
1962, có thể quên tiếng Việt? Và vì sao Linda Lê đã tuyên bố không
thuộc về
Việt Nam, không
liên quan
đến Việt Nam và
không muốn
giao tiếp với cộng đồng Việt Nam? Tung hô Linda Lê
mà lãng quên những Đỗ Lê Anh Đào,
Nguyễn Xuân Tường Vy mà
ngày đến Mỹ cũng ở vào lứa tuổi vị thành niên đã cố gắng gìn giữ ngôn
ngữ Mẹ,
là tự đánh mất giá trị Việt.
Trần Vũ. [Nguồn: Da Mầu]
*
Thú thực, Gấu không hiểu nổi
tay này! Viết như thế này thì PCL và mấy người cùng được nhắc tới
cũng phát
ngượng!
Không ai so sánh như thế, nhất
là trong trường hợp ở đây, trong một cái mail hỏi thăm một người bịnh
đang hồi
phục.
Tay Dai Sijie, viết văn bằng
tiếng Tây, cũng bị tra vấn, đã trả lời thay cho Linda Lê.
*
K.G: Ông sống ở Paris
gần 20 năm, viết
bằng tiếng Pháp. Ông có nghĩ mình là người Pháp?
Dai Sije; Đã có một câu hỏi
tương tự như vậy được đặt ra cho Peileoh Ming, một nhà kiến trúc gốc
Hoa nổi
tiếng, trong nhiều công trình của ông có nhà kính Peramid ở bảo tàng
Luvr. Ở
tuổi 18 Pei
đến Mỹ vào năm 1935 và sau mấy chục năm vẫn thấy mình là người Hoa. Có
thể gặp
người Hoa di tản của Tổ quốc tôi ở bất kỳ xó xỉnh nào trên thế giới,
bởi vì ở
đâu họ cũng hòa nhập được. Nhưng họ vẫn là người Hoa.
K.G: Ông cũng vậy sao?
Dai Sije: (cười) Từng ấy năm
ở Paris
mà tôi
vẫn cứ thích món ăn Tàu.
Nhưng câu trả lời tuyệt nhất,
là của chính Linda Lê:
Tôi có cảm tưởng tôi cưu mang
một xác chết. Rõ ràng, đó là Việt-nam mà tôi mang trong tôi, như một
đứa trẻ
chết.
*
+ Đâu là cảm hứng chính của
chị khi bắt tay vào viết tiểu thuyết Vu khống, tác phẩm được xuất bản
ngay sau
tập truyện ngắn hết sức thành công Phúc âm tội ác (Les Évangiles du
Crime)?
Liệu đó có phải là xuất phát từ trải nghiệm cá nhân?
Sau những truyện ngắn khá tàn
độc đó, tôi muốn tưởng tượng ra hai nhân vật là bản sao của chính tôi,
một viết
văn, một đang đắm chìm trong nỗi hoảng loạn, nhưng cả hai đều khá sáng
suốt về
bản thân họ. Nhân vật nữ chính của truyện, hoang mang, đi tìm kiếm
nguồn gốc
của mình, cô nhờ cậy đến sự giúp đỡ của ông cậu nhưng ông cậu này lại
không có
khả năng làm việc ấy. Chính sự tự vấn về việc được sinh ra, cuộc kiếm
tìm một
sự hợp thức đã khiến truyện có những dấu ấn của tự truyện; vào thời kỳ
ấy, các
vấn đề nan giải của những nhân vật cũng là các vấn đề của tôi, những
tổn thương
của họ có thể được so sánh với các tổn thương mà tôi đang mang trong
mình khi
đó. Theo nghĩa này thì đúng vậy, tôi đã sử dụng đến trải nghiệm cá
nhân. Nhưng
tất cả mọi thứ đều đã được chuyển hóa.
+ Có vẻ như là luôn luôn có
một hình ảnh nào đó về Việt Nam trong các tiểu thuyết của chị: theo lối
ẩn dụ
như trong Ba nữ thần số mệnh (Les trois Parques), hoặc cũng có thể dưới
hình
thức cụ thể hơn của các kỷ niệm đột ngột túm lấy nhân vật chính ở cuộc
sống
hiện tại, như trong Vu khống. Với tư cách nhà văn, chị có một hình ảnh
xác định
nào về Việt Nam
không?
Khi thì tôi coi Việt Nam
giống như một loài cây độc tỏa xuống cái bóng chết chóc, bởi nỗi nhớ có
thể trở
thành một điều xấu xa nguy hiểm, lúc thì Việt Nam lại giống như một cái
cây cổ
thụ nơi tôi tìm được chỗ trú ngụ và giúp tôi phòng chống lại sự vỡ
mộng. Ngay
cả khi tôi được nuôi dạy trong nền văn hóa Pháp, thì Việt Nam vẫn cứ là
mảnh
đất nơi tôi lớn lên, nơi tôi học cách mở mắt, học cách chiêm ngưỡng. Vì
những
lý do ấy, tôi cảm thấy mình là số nhiều: một phần hướng về phương Đông,
nhưng
tôi cũng có trong mình một nét tính cách được hình thành từ trong các
trường
Pháp, tôi thấm đẫm trong văn hóa châu Âu. Và đôi khi, một tác giả người
Áo với
tôi còn gần gũi hơn một tác giả của phương Đông.
+ Chị đã rời Việt Nam
năm lên
mười bốn tuổi. Với chị chuyến đi đó có ý nghĩa như thế nào? Như một vết
thương
hay như một sự vắng mặt bị áp đặt?
Trong một thời gian dài đó
từng là một vết thương lòng. Tôi phải rời xa cha tôi, ông ở lại. Ông đã
có một
ảnh hưởng lớn lên tác phẩm của tôi. Cho đến khi mất (năm 1995), ông vẫn
là người
mà tôi bí mật gửi tặng những quyển sách của mình. Nếu không có ông, nếu
không
có ý chí mà ông truyền vào các mạch máu của tôi, cũng như sự giáo dục
mà ông đã
dành cho tôi, thì hẳn là tôi đã không khởi sự viết văn. Như vậy với tôi
Việt Nam
là quê cha
(tổ quốc) theo đúng nghĩa đen, nghĩa là nơi cha tôi đã sống, đã đau
khổ, đã yêu
thương, và đợi tôi trở về.
+ Chị có cảm giác gì khi thấy
các tiểu thuyết của mình được dịch sang tiếng Việt (trước Vu khống đã
có một
bản dịch Tiếng nói - Voix - của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường?)
Tôi không còn đọc được tiếng
Việt một cách trôi chảy nữa, thành ra tôi đã không thể thưởng thức trọn
vẹn bản
dịch Tiếng nói. Nhưng khi nhận được cuốn sách tôi đã rất xúc động,
giống như
ngày hôm nay tôi xúc động khi được biết sẽ có một phiên bản tiếng Việt
của Vu
khống. Tất cả những gì đến với tôi từ Việt Nam
đều gây cho tôi niềm xúc động.
Điều này giống như là một bức thư mà tôi viết đã đến được đúng địa chỉ,
tương
tự như khi người ta ném một cái chai xuống biển và nó đến được tay
người nhận.
+ Sự lưu đày thực tế và sự
lưu đày về ngôn ngữ mở đến cái chưa biết, hay tạo ra các bó buộc?
Tôi không coi lựa chọn viết
bằng tiếng Pháp là một sự lưu đày. Tôi đã học thứ tiếng này ngay từ khi
còn rất
nhỏ, nên với tôi nó hết sức thân thuộc. Tôi sống trong cảnh lưu đày,
nếu nói
đến khía cạnh địa lý, nhưng theo năm tháng, nỗi đau đã mờ dần đi. Tôi
thích cái
ý nghĩ mình không ở đâu cả, không bị mất gốc rễ nhưng cũng không có
ràng buộc,
tôi không hề cảm thấy mình là một người Pháp, dù cho tôi đã ở Paris từ
hơn hai
mươi năm nay và đã rất quen với cách sống phương Tây. Tôi cảm thấy mình
lúc nào
cũng ở vị thế chênh vênh, chứa đựng tất cả các khả năng có thể. Tôi
cũng hy
vọng viết được bằng một ngôn ngữ không mang tính quy phạm, mà phải đủ
tính sáng
tạo để phá đi được mọi xiềng xích gò bó.
+ Là một người châu Á sống ở
Pháp và muốn viết bằng tiếng Pháp, liệu đó có phải là một chủ đề ít
nhiều phi
lý hay không?
Vì tôi thích ý nghĩ mình
không ở đâu cả, nên tôi cũng thích ý nghĩ mình là một điều kỳ quặc.
Tính kỳ
khôi của việc viết văn bằng tiếng Pháp trong khi đó không phải là ngôn
ngữ của
mình khiến tôi thấy rất hào hứng.
+ Chị đã viết rất nhiều về
các tác giả cổ điển (trong mục “Quay trở về với cổ điển” trên tạp chí
Magazine
littéraire và viết các giới thiệu tác phẩm của những nhà văn như Jean
Cocteau):
liệu có thể từ đó mà suy ra rằng chị thích văn chương cổ điển hơn văn
chương
đương đại?
Cứ nghĩ rằng tôi sẵn sàng đọc
các tác giả cổ điển hơn, bởi vì đó là những cuốn sách đã chống cự lại
được thử
thách của thời gian, nhưng tôi cũng thích đọc một số nhà văn đương đại.
Tôi đặc
biệt đánh giá cao nhiều tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, ngay cả khi tôi
đọc
chúng qua tiếng Pháp.
+
Có vẻ như là triết học của
Cioran (triết gia gốc Rumani viết tiếng Pháp, nổi tiếng về tính bi
quan) gây
tác động rất lớn đến chị. Chị có thể nói về điều này không?
Còn hơn nhiều triết học của
Cioran, mà tôi phát hiện cùng lúc với triết học của Kierkegaard, chính
mối quan
hệ giữa ông và tiếng Pháp mới thực hấp dẫn tôi. Ông nói rằng bất hạnh
của người
trú dân là muốn làm mọi thứ giỏi hơn dân bản địa. Ông đã làm được điều
này,
bằng cách viết một thứ ngôn ngữ vô cùng thuần khiết. Sở thích của ông
dành cho
các tác phẩm thần bí cũng làm sống dậy ở tôi cùng một niềm hứng khởi.
Người ta
vẫn thường coi Cioran là một kẻ hư vô chủ nghĩa, còn với tôi trước hết
ông là
một kẻ tà đạo, người đã giáng những cú đòn đau cho giới chính thống và
làm
chúng ta sung sướng với những châm ngôn mang một màu đen đầy gợi hứng.
Blog Nhị Linh.
*
Rushdie chẳng đã từng phán: Chinh phục "tiếng không phải tiếng Mẹ" là
hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng ta, sao?
Brodsky mới hách: Ông này viết, làm thơ, bằng bất cứ tiếng gì, thì cũng
là bằng tiếng Mẹ [tiếng Nga] đối với ông.
*
Đánh thức
hy vọng
Lê Quỳnh chứng kiến nước
Mỹ
bị diễn văn của Obama chinh phục.
BBC
*
Cái tít có lẽ nên viết như
vầy:
LQ, đặc phái viên BBC tại Washington
D.C.
chứng kiến cảnh tượng tân tổng thống chinh phục dân chúng Mỹ qua bài
diễn văn
nhậm chức của ông.
Tuy nhiên dùng động từ ‘chinh
phục’ ở đây, quá “nguy hiểm”, vì nó rất dễ bị hiểu lầm.
Lại thêm cách dùng thì ở
"bị động cách", lại càng thêm nguy hiểm.
*
Mít ta ít khi dùng “bị động
cách”, passive voice.
Bị mới chẳng bị.
Được mới chẳng được. Được
đóng thuế. Được vô chiến trường Miền Nam. Được Tổ Quốc Nhớ Ơn.
Toàn là "được"
không hà!
Viết một cái tít không nên
thân.
Bữa trước thì viết sai chính
tả. "Giấu" viết sai là "dấu".
Bữa trước nữa, “Quần đảo Ngục
Tù” thì “bị” dịch là "Bán Đảo Ngục Tù".
Chán quá! NQT
*
Khi Clinton đến thăm Việt Nam, báo chí Mẽo viết, tông tông Huê Kỳ
'chinh phục' nước ta, thí dụ, ấy là vì họ muốn nói, chỉ bằng thiện tâm
của một ngưòi mà chiến thắng lòng thù hận của muôn người.
Hay khi tay gì gì đó, người Mẽo, giáo sư sử học Harvard, trên Tin Văn
đã từng giới thiệu,(1), viết một cuốn sách, tố toàn thể dân Đức đều là
đồ
tể tự
nguyện của Hitler, và khi ông này đi tua bán sách của mình tại Đức,
đăng đàn diễn thuyết, dân Đức kéo đến chật rạp, thì báo chí Đức viết,
me-xừ này đã 'chinh phục' nước Đức.
Còn me-xừ Obama, dân Mẽo, làm sao lại 'chinh phục' nước Mẽo?
Thấy người ta dùng chinh phục, cũng chinh phục!
Thảo nào, ăn cướp [chinh phục] thì nói là giải phóng!
(1)
Địa ngục đã làm việc ra sao. Trong cuốn
"Những
Đao Phủ Tự Nguyện của Hitler: Những con người Đức bình thường và Lò
Thiêu
Người" (nhà xb Knopf, 622 trang, 1996), Daniel Jonah Goldhagen đã đưa
ra
một cái nhìn mới mẻ về bản chất chủ nghĩa bài Do thái. Ông nghiên cứu
cách phát
triển của thế kỷ 19, theo đó, đã cung ứng một xã hội đấy ứ hận thù Do
thái, sẵn
sàng, tự nguyện để được động viên vào bất cứ biện pháp, hành động nào
chống lại
Do thái, và hỗ trợ trò giết người hàng loạt sau đó. Ông tin tưởng, trái
với quan
niệm thông thường, vẫn được chấp nhận, theo đó, đại bộ phận những người
Đức
bình thường đã "bất bình" với chủ trương bài Do thái của Nazi, nếu họ
phải tham gia là vì quá sợ hãi, do sức ép của xã hội, một sự vâng lời
thái
quá...
Không phải như vậy. Đa số đã chia sẻ trò giết người
với Hitler, tự nguyện tham gia làm đao phủ. Việc cần thiết phải huỷ
diệt Do
thái là rõ ràng, đối với tất cả, tiếp theo quan niệm Do thái là kẻ xâm
lăng,
ngoại lai, đối với cơ cấu xã hội Đức.
Khi cuốn sách được xuất bản tại Hoa Kỳ, nó đã gây một
phản ứng thù nghịch rất dữ dội tại Đức, trong cả hai giới truyền thông
và sử
học. Trớ trêu là, khi những bản dịch Đức ngữ đầu tiên xuất hiện, tháng
Tám
1996, tất cả được bán sạch, vài tuần sau, 130 ngàn ấn bản được tung ra.
Tháng
Chín, 1996, khi tác giả xuất hiện tại Đức, chuyến đi "chào hàng" của
ông đã là một "succès fou": Goldhagen
đã chinh phục Đức quốc! Trong
vòng 10 ngày, giở bất cứ một tờ báo, mở bất cứ một chương trình TV là
đều thấy
bộ mặt bảnh trai của nhà khoa học chính trị trẻ tuổi của Harvard ("Ông
ta
trông giống như Tom Hanks"). Buổi thảo luận về cuốn sách, lần đầu được
tổ
chức tại Hamburg,
con số tham dự là 600 người. Lần chót tại Munich,
2500 vé, 10 Đức mã một, bán sạch. Công chúng Đức đến để nghe chính điều
tác giả
nói, trong 600 trang nguyên bản, 700 trang dịch bản, tóm tắt là: Lò
Thiêu Người
chỉ xẩy ra tại Đức, nhập thân vào chế độ Đệ Tam Reich, bởi vì đó là
cách các
người đã là (you were the way you were). Các người làm điều đó, chỉ các
người
thôi, bởi vì các người là một trong những quốc gia bị vò xé bởi lòng
thù hận,
phải huỷ diệt Do thái, và đều là đồng lõa, một khi thời gian chin mùi.
Đây là một người
*
Tởm nhất là thứ ngôn ngữ đổi
trắng thay đen nhằm đánh bóng chế độ. Thầy giáo đè con nít ra hãm
ngay ở lớp học, vậy mà trắng trợn viết là Thầy giáo 'yêu'
học sinh ngay tại trường. Hay Lĩnh án vì 'âu
yếm' với trẻ 12 tuổi.
Viết như thế, chẳng khác xúi những thằng mặt người dạ thú khác bắt
chước.
|
|