nqt
 
Nguyễn Quốc Trụ


Sự Câm Lặng
Tribute
Bad Friday
Đọc & Dịch Weil
Sontag_Weil



Đầu năm khai bút bằng 1 bài dịch Milosz, Sự quan trọng của Simone Weil, trong To Begin Where I Am, Selected essays. Trên Tin Văn đã có bài Bad Friday, giờ thêm bài này.

THE IMPORTANCE OF SIMONE WElL

FRANCE offered a rare gift to the contemporary world in the person of Simone Weil, The appearance of such a writer in the twentieth century was against all the rules of probability, yet improbable things do happen.
    The life of Simone Weil was short. Born in 1909 in Paris, she died in England in 1943 at the age of thirty-four. None of her books appeared during her own lifetime. Since the end of the war her scattered articles and her manuscripts-diaries, essays-have been published and translated into many languages. Her work has found admirers all over the world, yet because of its austerity it attracts only a limited number of readers in every country. I hope my presentation will be useful to those who have never heard of her.
    Perhaps we live in an age that is atheological only in appearance. Millions were killed during the First World War, millions killed or tortured to death in Russia during and after the revolution: and countless victims of Nazism and the Second World War. All this had to have a strong impact upon European thinking. And it seems to me that European thinking has been circling around one problem so old that many people are ashamed to name it. It happens sometimes that old enigmas of mankind are kept dormant or veiled for several generations, then recover their vitality and are formulated in a new language. And the problem is: Who can justify the suffering of the innocent? Albert Camus, in The Plague, took up the subject already treated in the Book of Job. Should we return our ticket like Ivan Karamazov because the tear of a child is enough to tip the scale? Should we rebel? Against whom? Can God exist if He is responsible, if He allows what our values condemn as a monstrosity? Camus said no. We are alone in the universe; our human fate is to hurl an eternal defiance at blind inhuman forces, without the comfort of having an ally somewhere, without any metaphysical foundation.
    But perhaps if not God, there is a goddess who walks through battlefields and concentration camps, penetrates prisons, gathers every drop of blood, every curse? She knows that those who complain simply do not understand. Everything is counted, everything is an unavoidable part of the pangs of birth and will be recompensed. Man will become a God for man. On the road toward that accomplishment he has to pass through Calvary. The goddess's name is pronounced with trembling in our age: she is History.
    Leszek Kolakowski, a Marxist professor of philosophy in Warsaw,* states bluntly that all the structures of modern philosophy, including Marxist philosophy, have been elaborated in the Middle Ages by theologians and that an attentive observer can distinguish old quarrels under new formulations. He points out that History, for instance, is being discussed by Marxists in the terms of theodicy-justification of God.
Irony would be out of place here. The question of Providence, or of lack of Providence, can also be presented in another way. Is there any immanent force located in le devenir, in what is in the state of becoming, a force that pulls mankind up toward perfec-
• At the time of this writing

Bad Friday

For Weil, the "crimes" of colonialism related immediately, in both religious and political symmetry, to the degradation of the homeland. Time and again, a Weil aphorism, a marginalium to a classical or scriptural passage, cuts to the heart of a dilemma too often masked by cant or taboo. She did not flinch from contradiction, from the insoluble. She believed that contradiction "experienced right to the depths of one's being means spiritual laceration, it means the Cross." Without which "cruciality" theological debates and philosophic postulates are academic gossip. To take seriously, existentially, the question of the significance of human life and death on a bestialized, wasted planet, to inquire into the worth or futility of political action and social design is not merely to risk personal health or the solace of common love: it is to endanger reason itself. The two individuals who have in our time not only taught or written or generated conceptually philosophic summonses of the very first rank but lived them, in pain, in self-punishment, in rejection of their Judaism, are Ludwig Wittgenstein and Simone Weil. At how very many points they walked in the same lit shadows.

Đối với Simone Weil, những “tội ác” của chủ nghĩa thực dân thì liền lập tức mắc míu tới băng hoại, thoái hóa, cả về mặt tôn giáo lẫn chính trị ở nơi quê nhà. Nhiều lần, một Weil lập ngôn – những lập ngôn này dù được trích ra từ văn chương cổ điển hay kinh thánh, thì đều như mũi dao - cắt tới tim vấn nạn, thứ thường xuyên che đậy bằng đạo đức giả, cấm kỵ. Bà không chùn bước trước mâu thuẫn, điều không sao giải quyết. Bà tin rằng, mâu thuẫn là ‘kinh nghiệm những khoảng sâu thăm thẳm của kiếp người, và, kiếp người là một cõi xé lòng, và, đây là Thập Giá”. Nếu không ‘rốt ráo’ đến như thế, thì, những cuộc thảo luận thần học, những định đề triết học chỉ là ba trò tầm phào giữa đám khoa bảng. Nghiêm túc mà nói, sống chết mà bàn, câu hỏi về ý nghĩa đời người và cái chết trên hành tinh thú vật hóa, huỷ hoại hoá, đòi hỏi về đáng hay không đáng, một hành động chính trị hay một phác thảo xã hội, những tra vấn đòi hỏi như vậy không chỉ gây rủi ro cho sức khoẻ cá nhân, cho sự khuây khoả của một tình yêu chung, mà nó còn gây họa cho chính cái gọi là lý lẽ.
Chỉ có hai người trong thời đại chúng ta, hai người này không chỉ nói, viết, hay đề ra những thảo luận triết học mang tính khái niệm ở đẳng cấp số 1, nhưng đều sống chúng, trong đau đớn, tự trừng phạt chính họ, trong sự từ bỏ niềm tin Do Thái giáo của họ, đó là Ludwig Wittgenstein và Simone Weil. Đó là vì sao, ở rất nhiều điểm, họ cùng bước trong những khoảng tối tù mù như nhau.

But no analogy suffices. Weil represents what modern physics might call a "singularity." Some of her finest work-on Descartes, on the theory and practice of Marxism-belongs to normal philosophic and intellectual argument. She wrestles with the mystery of God's love as do the saints and doctors of the Church and the visionaries of the Middle Ages and the Baroque. Yet within a hair's breadth, as it were, of her ardent analytic rectitude, of her logical scruples and compassionate questioning, blow those "great winds from under the earth" evoked by Franz Kafka (another cousin in spirit). Some vein of madness is tapped.

Nhưng tương tự chỉ nói lên một phần. Weil đại diện điều mà những nhà vật lý học hiện đại gọi là ‘đặc dị’. Một vài công trình tuyệt hảo của bà - về Descartes, về lý thuyết và thực hành của chủ nghĩa Marx – là những đề tài mà giới trí thức và triết học thường xuyên tranh luận. Bà vật lộn với sự bí ẩn của tình yêu của Chúa như các vì thánh, các Tổ Phụ Giáo Hội, các bậc thấu thị thời Trung Cổ và Baroque. Tuy nhiên, chỉ trong một sát na – như thế đấy - của sự ngay thẳng ác liệt, của sự đắn đo mang tính lô-gíc và sự tra vấn đầy lòng trắc ẩn, bùng lên những “trận gió lớn đến từ bên dưới lòng đất”, những trận gió đã từng được Kafka viện dẫn tới (đây cũng là một đấng tinh anh, một bà con khác của bà). Một mạch khùng điên cũng được khơi ra.

The evidence patiently probed in Nevin's unsettling book points toward a twist of feeling at once sharp and deep-buried. In some way, this "chosen outsider" was jealous of God, of His infinite love, which she acknowledged mentally but could not bring to bear on the image she construed of her own identity. Jealous - as, perhaps, were St. Teresa of Avila and St. John of the Cross - of the agonies God had borne in the person of His martyred son. Black waters. To which it may be that the least inadequate response comes from a language at once desolate and sardonic - from the Yiddish, which she ignored or might have despised. Simone Weil was, undoubtedly, the first woman among philosophers. She was also a transcendent schlemiel.

Bằng chứng được Nevin kiên nhẫn nêu ra trong cuốn sách đáng ngại của ông [Simone Weil: Portrait of a Self Exiled Jew (North Carolina)], khiến chúng ta lập tức như bị co thắt lại, bởi một thứ tình cảm sắc bén, sâu thẳm. Một cách nào đó, ‘kẻ đứng ở bên lề được chọn lựa’ này, thì ghen với Chúa, ghen với tình yêu vô vàn của Người. Bà cảm nhận ra được tình yêu vô vàn của Người, hình ảnh của Người, ở trong tâm khảm của mình, nhưng không thể đem ra ngoài, dựa vào hình ảnh đó để mà xây dựng nên bản sắc riêng cho bà. Ghen – có thể như là Thánh Têrêxa Đavila và Thánh Gioan Thánh Giá - với những cơn quằn quại của Người, trong thân xác Đứa Con bị khổ nạn. Từ đó, ít ra, chúng ta có thể có câu trả lời, tuy không đầy đủ, đến từ thứ ngôn ngữ sầu não và nhạo báng - tiếng Do Thái Yiddish, thứ tiếng mà bà không biết hoặc có thể, coi thường. Simone Weil, chắc chắn, là người đàn bà đầu tiên giữa các triết gia. Và bà cũng là người bất hạnh siêu việt.
G. Steiner

 Đọc & Dịch Weil
*

Bac Tru,
Co ai "noi nang" chi may bai cua Weil khg vay?
Khg biet co ai kien nhan doc?
*
Phúc đáp: Cần gì ai đọc!
Tks. Take care. NQT
*
One final legend, and my chronicle
Is finished: the task ordained by God...
Pushkin, Boris Godunov
Một giai thoại chót, và ký sự của tôi,
[về những ngày tháng đó], hoàn tất.
Đây là do Ông Trời hành tôi.
D.M. Thomas viết "Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong tao", "mê" nhất đoạn, trong lời tựa  Solz. mở ra "ẩn dụ" Lò Cải Tạo, hay Gulag:
Vào năm 1949 tôi và vài người bạn vớ được một ghi chú thật đáng tiền, trong tạp chí Nature, của Viện Hàn Lâm Khoa Học, về một vụ khai quật một vùng băng nằm dưới những tầng đáy ngầm của sông Kolyma River. Trong tầng băng ngầm đó, có một con suối, và trong con suối, họ khám phá ra một thứ sinh vật tiền sử [a prehistoric fauna] cách chúng ta chừng hàng chục ngàn năm. Chúng được bảo quản tuyệt vời đến nỗi, còn tươi rói. Thế là cả đám người bèn đập bể mảng băng ra, và cứ thế nhai sống nuốt tươi sinh vật tiền sử đó!
Solz tiếp tục tưởng tượng ra sự kinh ngạc của độc giả tờ tạp chí, về một thứ sinh vật từ bao nhiêu ngàn năm trước còn tươi rói, nhưng đồng thời, dúm bạn bè của ông cùng hiểu ngầm với nhau, về cái ý nghĩa đích thực và hùng tráng của một 'mẩu tin vô ý vô tứ như thế', ['thiếu cẩn trọng', chữ của Solz.], ấy là nói, về phiá 'nhà nước ta'.
Solz. viết, chúng tôi hiểu, liền lập tức, sự thực của câu chuyện, bởi vì chính chúng tôi, đã từng là đám người đó. "Chúng tôi, cũng như thế, cũng thuộc về cái bộ lạc zeks, độc nhất trên mặt đất này, những con người có thể ăn sống nuốt tươi, sinh vật tiền sử, với hứng thú, with relish".
Hai Lúa cũng đã từng trải qua kinh nghiệm trên đây rồi. Những ngày cải tạo. Và cái sinh vật tiền sử kia, thực sự chỉ là một con tép, tình cờ quơ được trong khi trầm mình dưới lòng kinh.
Đó là lần đầu, Hai Lúa biết cái ngon, cái ngọt, cái tươi, cái mát, của một con tép rẫy  lách nhách ở kẽ răng.
Di cư vào Nam, sống ở Sài Gòn, học hành, tốt nghiệp, làm việc ngay tại Sài Gòn, chỉ tới một ngày trầm mình trong một con kinh ta đào đã có nước chảy qua đó, Hai Lúa mới được thưởng thức một con tép tươi rói, quẫy ở giữa những cơn đói triền miên...
Bao nhiêu năm trời, Hai Lúa vẫn còn nhớ y nguyên những ánh mắt thèm thuồng của chúng bạn, và một thằng trong đó, hét lên:
-Đợp liền nó đi, thằng ngu!
Hoá Thân


Thánh Simone – Simone Weil 

“We must prefer real hell to an imaginary paradise”
Simone Weil
(Phải chọn địa ngục thực, thay vì một thiên đường dởm).

“Không thành công cũng thành nhân”
Nguyễn Thái Học 

George Steiner, trong bài viết Thánh Simone – Simone Weil, có nhắc tới truyền thuyết, theo đó, Plato đã nói về Diogenes: “Ông ta là một Socrates phát  khùng” (He is Socrates gone mad). Ông tự hỏi, liệu có thể áp dụng câu nói đó vào trường hợp Simone Weil?
Nhà xuất bản Gallimard, tủ sách Quarto vừa cho phát hành (1999)  tác phẩm của Simone Weil; gồm 55 bản văn, bài viết, thư từ trao đổi.

Sinh tại Paris, ngày 3 tháng hai 1909. Tự huỷ mình bằng cách nhịn ăn, Simone Weil mất ngày 24 tháng tám 1943, tại London, nơi bà tham gia lực lượng kháng chiến Pháp. Triết gia, sử gia, nhà huyền học, Simone Weil (1909-1943) đã trải qua những năm tháng đen tối của thế kỷ. George Steiner cho rằng, khí hậu thế kỷ sẽ không thể hiểu được, nếu thiếu sự đóng góp của Simone de Beauvoir, và Annah Arendt, nhưng trên hết vẫn là của Simone Weil. Như Marx, bà là triết gia luôn quan tâm tới điều kiện lao động mang tính tâm lý, xã hội, thể chất, chính trị, và luôn cả triết học, của người công nhân, hay là thân phận đổ bát mồ hôi kiếm miếng ăn của đàn ông đàn bà và trẻ em trên thế giới, dưới cái nhìn háu háu của con quái vật nhà máy. Đây là một trong những ý niệm nữ hoàng (notion reine), ý niệm về lao động, được coi như là chủ chốt trong lý thuyết về tri thức của bà: “cái thực chỉ có được bằng trầy trật, bằng cố gắng, tức là bằng lao động. Cái thực là cái cưỡng lại chúng ta” (Le réel est ce qui nous résiste). Từ đó bà cho rằng: Những người thợ biết hết, nhưng ngoài lao động, họ không biết rằng họ đã sở hữu đạo lý làm người (la sagesse). Giấc mộng về con người hoàn toàn (l’homme total) của Marx, được Simone Weil diễn tả như sau: “Chúng ta muốn đem đến cho lao động chân tay, phẩm giá mà nó có quyền được hưởng; bằng cách đem đến cho người thợ đầy đủ trí tuệ, thay vì làm mà chẳng hiểu gì hết; và dí vào tận tay trí tuệ, cái vật dụng của chính nó, bằng cách đẩy trí tuệ tiếp xúc với thế giới, thông qua lao động.”
Sau đây là trích đoạn, bài giới thiệu của Florence de Lussy, người phụ trách xuất bản toàn bộ tác phẩm của Simone Weil:
Một hình tượng đen, vàng ròng, hơi khác thường (une figure noire, et or – siêu nhân, surhumaine, theo như một vài người – vừa cuốn hút, vừa xô đẩy, đó là Simone Weil dưới mắt người đương thời là chúng ta. Ngay từ khi bà còn sống, (đã chọn lựa thái độ) một mình chống tất cả, gây xáo trộn, bực bội, tạo bực bội (scandale), và [cũng tạo nên] sự cuốn hút mãnh liệt.

“Thiên tài là một thói quen mà một vài người sử dụng” (Le ‘génie’ est une habitude que prennent certains. Valéry). Kém ông anh ba tuổi; André Weil, nhà toán học lừng danh mất tích vào ngày 5 tháng tám 1998; ngay từ nhỏ, bà cũng có những thiên tư kỳ lạ, và đau khổ vì chúng. Tới tuổi thành niên, nghĩ mình vô tài, bà quá đỗi thất vọng và chỉ thoát ra được, nhờ điều gọi là “một cú đảo chính trí thức”: đồng hóa thiên tài với ham muốn chân lý, hoài hoài, bền bỉ. Bà tin rằng, “bất cứ một con người nào, cho dù chẳng có một chút xíu thiên tư, [cũng có thể] vào được vương quốc chân lý dành cho thiên tài, nếu, và chỉ nếu, người đó ham muốn, và luôn luôn cố vươn tới, đạt cho được chân lý.”
Là một học trò cưng của Alain; ông thầy nhận ra bà luôn luôn vượt đồng bạn, làm đồng bạn thất vọng, ngỡ ngàng. Simone Pétrement đã nhận xét về bạn mình: Bà đã vội sống, và quá hối hả (qu’elle était pressée de vivre et qu’elle a couru trop vite). Sau này, khi đụng đầu với thế giới tâm linh, bà bước đi bằng những bước bẩy dậm, và chẳng còn ai theo kịp nữa… Bí mật của bà vượt ra khỏi những tài năng số một, và luôn cả những người yêu thương bà. 

Qua cuốn Simone Weil, Tác Phẩm nói trên, bà đã từng có ý định tới Đông Dương vào cuối năm 1938.
Quan điểm chống thực dân thuộc địa của bà được diễn tả qua hai bài viết trong cuốn kể trên, Những dữ kiện mới mẻ về vấn đề thực dân thuộc địa trong đế quốc Pháp (1938), và Về vấn đề thực dân thuộc địa trong tương quan với số mệnh của dân tộc Pháp (1943). Ngoài ra còn những bài viết được Louis Roubaud gom lại thành một cuốn nhan đề: Việt Nam. Bi kịch Đông Dương (nhà xb Valois, 1931). Tất cả những bài viết về chủ nghĩa thực dân thuộc địa, trừ bài cuối (1943), sau được nhà Gallimard xuất bản, trong Toàn Tập II, 1989.

 

Qua bài giới thiệu, của D.C., Simone Weil quan tâm đến vấn đề thực dân thuộc địa rất trễ, thời gian 1937-1938. Nhưng liền đó, đây là một trong những mối âu lo lớn của bà. Thái độ chống đối của bà không phải chỉ là một trong số những đề tài, nhưng bà đẩy nó tiếp cận với những vấn đề khái quát hơn, đó là nghiên cưú về sự áp bức thợ thuyền và thân phận đớn đau của con người. Và đây là phát hiện lớn lao của Simone Weil, khi bà nghiên cứu về yếu tính của cái gọi là sự kiện thực dân thuộc địa: “Những vấn đề của thực dân thuộc địa đặt ra trước hết bằng những từ của sức mạnh. Thực dân thuộc địa hầu như luôn luôn bắt đầu bằng cách biểu dương sức mạnh, dưới dạng ròng của nó, tức là chiến thắng, chiếm đoạt” (Les problèmes de la colonisation se posent avant tout en termes de force. La colonisation commence presque toujours par l’exercice de la force sous sa forme pure, c’est-à-dire par la conquête).

Theo người giới thiệu, chính khởi nghĩa Yên Bái khiến bà quan tâm tới số phận người Việt, nói rõ hơn số phận người dân thuộc địa của Pháp. Bà như chết sững trước sự độc ác của đám người Pháp cầm quyền tại Việt Nam: 150 án tử hình, hàng ngàn người bị xử bắn, và hàng ngàn người bị cầm tù. Simone Weil hết sức quan tâm đến một số bài viết, về số phận người Việt (khi đó còn gọi là Annamites), trên tờ Người Paris Nhỏ (Le Petit Parisien), ngay sau khi vụ khởi nghĩa Yên Bái xẩy ra và bị dập tắt trong vòng hai tuần lễ. “Tôi không bao giờ quên được giây phút mà, lần thứ nhất trong đời, tôi cảm và hiểu được bi kịch thực dân thuộc địa” (“Je n’oublierai jamais le moment ó, pour la première fois, j’ai senti et compris la tragédie de la colonisation).

Câu ‘châm ngôn khủng khiếp”, dịch qua tiếng Anh ở đầu bài viết, “We must prefer real hell to an imaginary paradise”, là từ bài viết của G. Steiner, về Simone Weil, in trong No Passion Spent, Mê Đắm Chẳng Hoài, (nhà xb Yale University Press, 1996).

 Trong toàn tập Simone Weil còn có một tài liệu về vụ khởi nghĩa của Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Yên Bái (1930): phóng ảnh tờ truyền đơn bằng tiếng Pháp, yêu cầu thả những nhà ái quốc bị tuyên án tử hình:
Những người vô sản và bị áp bức,
Hãy ngăn chặn những tội ác của đế quốc!
Những tên thực dân sát nhân,
Hãy trả tự do cho 56 người của chúng ta,
bị kết án tử hình tại Yên Bái.
Và tất cả những tù nhân chính trị!
Hãy giải phóng Đông Dương.

(Tổ chức) Những di đân Đông Dương tại Pháp.