|
Thay ngựa giữa dòng.
Gấu
nhớ, TTT, trong một hồi
nhớ, có kể là, ông vừa dậy học ở Thủ Dầu Một, vừa viết Bếp Lửa, và khi
ông viết
đến dòng cuối (1), là lúc ngoài đường,
dân chúng đang xuống đường, trong cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo
Đại.
Trong một lần khác, ông kể, ông
đang ngồi
với một số bạn hữu, thì nghe tin Ngô Đình Diệm bị Mẽo làm thịt, và cả
đám bạn bè đều lắc đầu, hỏng
rồi.
Mấy anh VC gọi cú này là thay
ngựa giữa dòng.
Bi giờ tới lượt VC thay ngựa giữa dòng.
Liệu… lần này, chúng mình
được… về nhà?
(1) Anh yêu quê hương vô cùng
và anh yêu em vô cùng.
Tâm
Viết xong tại Thủ Dầu Một
vào tháng 10-1956
*
Trở lại chuyện hai đứa mình, tức hai người đã tiên đoán đế quốc
Đỏ sụm bà chè, như Milosz cho biết.
Một, là Andrei
Amalrik, tác giả cuốn “Liệu Liên Xô Sống Sót Tới
Năm 1984”? [Harmonsworth,
England:
Penguin Books].
Nhà báo
Foglia, La Presse,
Montréal đi Bắc Kinh dự Thế Vận Hội nhưng ông thích ra đường thăm dân
cho biết
sự tình.
Gặp một
nữ bác sĩ ở quảng
trường Thiên An Môn, ông hỏi:
- Xin bà cho biết sau Mao, những thay đổi
nào
là lớn nhất ở Trung Quốc?
Câu trả lời làm tôi ngạc
nhiên: Ăn. Thời Mao dân lúc nào cũng đói. Và Mặc. Thời Mao chúng tôi ăn
mặc
giống nhau.
- Vậy còn tự do?
- À ha, đúng, còn tự do nữa. Tôi quên mất.
Cái giọng thở ra làm cho tôi nhận ra bà không coi đây là một thay đổi
lớn.
... Ông tiếp tục hỏi các “du khách Trung
Hoa” lên
Bắc Kinh xem Thế Vận Hội, chẳng ai trả lời các câu hỏi có tính chính
trị của
ông. Người Trung Hoa ngại trả lời cho người ngọai quốc các câu hỏi này
trừ bà
bác sĩ kia, mỗi câu, mỗi chữ của bà đều chính trị!
Nguồn
Có ăn
rồi, thì phải học ăn.
Đây, bài viết của một bạn văn VC của Gấu ngày nào!
Nguồn
Mỗi câu mỗi chữ của ông bạn văn VC ngày nào của Gấu thì cũng đều chính
trị!
*
Foglia, ký giả báo La Presse
Montréal ngồi xem lễ khai mạc Thế Vận Hội với gia đình cô Tian, thông
dịch viên
của ông.
Cha cô Tian là một cán bộ cao
cấp, nhà có hai xe hơi, hai phòng tắm. Tháng 9 cô sẽ đi du học ở Pháp.
Ông Gong
cha cô Tian nói gia đình ông thuộc hạng trung lưu, bà vợ sửa nhẹ: trên
trung
lưu một chút.
Ông Foglia hỏi ông Gong:
- Ông vào đảng Cộng Sản như
thế nào?
Ông Gong tránh câu hỏi này,
quá rắc rối. Tóm lại là ông nói các đảng viên cộng sản là những công
dân ưu tú
nhất. Như thế khiêm tôn mà nói, ông cũng là đảng viên.
-Vì sao cộng sản lại thành tư
bản?
Ông không cười cũng không
chống. Ông nói đương nhiên sau 30 năm cải cách thì nhà nước phải tìm
dụng cụ
nào hữu ích nhất để cải thiện đời sống cho người dân Trung Quốc.
-Vậy thì tư bản là dụng cụ
“hiệu nghiệm” nhất?
Tôi định hỏi vì sao có hai
chủ nghĩa cùng một lúc, vừa tư bản vừa cộng sản. Nhưng tôi tự tìm ra
câu trả
lời: “hiển nhiên là để cứu cục cứt của chế độ.” Cái tệ nhất của hai chế
độ thì
còn đỡ tệ hơn là cái tệ của một chế độ.
Kỳ cục nhưng nó là như vậy,
đừng tìm câu trả lời cho nhức đầu.
Vậy đó.
Nguồn
Olympics 2008: US coach's relative murdered in Beijing
Tribute
'Nhà
thơ' Karadzic
Nhà báo Anh Ed Vulliamy kể
lại về chuyến thăm Bosnia 1992 cùng đoàn làm phim ITV rằng Karadzic,
một bác sĩ
tâm thần học, thạo tiếng Anh (từng học ở đại học Columbia, Hoa Kỳ), có
"cặp mắt nhợt nhạt", "cái bắt tay hờ hững".
Ai dám nghĩ một trí thức nhỏ
nhẹ có vầng tóc cao không khác gì một nghệ sĩ ở Paris lại cho quân lính bắn giết, hãm
hiếp
điên cuồng.
Đoàn làm phim bay qua các
làng mạc bị đốt cháy, những bãi xác người tới Pale, để gặp Karadzic, kẻ
tự hào
nói về chính sách "thanh lọc sắc tộc".
Cùng lúc, tại "nước cộng
hòa" tự xưng của vài trăm nghìn người Serb ở Bosnia, những nhóm dân
chúng
cuồng nộ vì tinh thần bài Hồi giáo còn tổ chức hội thơ của Karadzic,
vừa là
tổng thống, vừa là nhà thơ dân tộc.
"Nhà thơ lớn" còn
sang London, Paris để dự các cuộc hội đàm "hòa bình", một vết nhơ của
lịch sử ngoại giao châu Âu.
BBC
Như
vậy, chỉ vì ông Trùm còn là nhà thơ, cho nên ông BBC Mít này mới để
kế bên nhà văn Solz?
Bác Hồ chẳng phải vừa là Cha Già, vừa là Nhà Thơ Dân Tộc sao?
Viết về ông Trùm, bèn nhớ tới Bác?
*
Và đây là mấy dòng thơ của
ông Trùm:
« Je suis né pour
vivre sans
tombeau, / ce corps humain ne mourra jamais, /
il n'est pas
né seulement pour
sentir les
fleurs / mais aussi pour incendier, tuer et tout réduire en poussière
... »
[Tôi sinh ra để sống
không
một nấm mồ
Xác thân này không
hề chết
Nó sinh ra không
phải chỉ để
ngửi mùi hoa
Mà còn để đốt nhà,
giết người
và biến tất cả thành tro bụi]
*
Lukacs
phán:
Độc giả đọc Một ngày là cảm thấy đây là biểu
tượng cho
mọi ngày của thời kỳ Stalin. Tuy nhiên, không có một tí dấu vết của
chủ nghĩa
biểu tượng trong cách miêu tả của Solz. Ông trình ra một ngày của tên
tù Ivan
như một lát hiện thực, a guenine, realistic slice of life, qua đó,
không một
chi tiết bị khái quát quá để có mùi biểu tượng. Nói rõ hơn, số phận của
hàng
triệu triệu con người được nén lại vào trong một lát mỏng này
*
Either
way, the enormous
tension between those who had been "there" and those who had stayed
home could not remain confined in bedrooms and locked behind doors
forever.
Those responsible for what had happened were still alive. Finally, at
the
Twenty-second Party Congress in October 1961, Khrushchev, now fighting
for
influence within the Party, began naming them. He announced that
Molotov,
Kaganovich, Voroshilov, and Malenkov were all "guilty of illegal mass
repressions against many Party, Soviet, military and Komsomol officials
and
bear direct responsibility for their physical destruction." More
ominously, he also hinted darkly at the "documents in our possession"
which would prove this guilt.
Yet
Khrushchev did not, in
the end, publish any such documents in the course of his struggle
against the
Stalinists who opposed his reforms. Perhaps he was not really powerful
enough
to do so--or perhaps such documents would have revealed his own role in
Stalinist repressions as well. Instead, Khrushchev deployed a new
tactic: he
widened the public discussion of Stalinism even further, broadening it
beyond
internal Party debates-spreading it to the literary world. Although
Khrushchev
probably was not much interested in Soviet poets and novelists for
their own sake,
he had seen, by the early 1960s, that they could playa role in his bid
for
power. Slowly, vanished names began to reappear in official
publications,
without explanation of why they had gone and why they were being
allowed back.
Characters hitherto unacceptable in Soviet fiction-greedy bureaucrats,
returning
camp inmates-began to appear in published novels.
Khrushchev saw that such
publications could conduct his propaganda for him: literary writers
could
discredit his enemies by tarring them with the cri!lles of the past.
That, at
any rate, appears to have been the reasoning behind his decision to
allow the
publication of Alexander Solzhenitsyn's One Day in the Life of Ivan
Denisovich,
the most famous of all Gulag novels.
For his
literary
significance, as well as for the role he played in publicizing the
existence of
the Gulag in the West, Alexander Solzhenitsyn would cerrtainly deserve
special
mention in any history of the Soviet camp system. But his brief career
as a
famous, widely published, "official" Soviet author is also worth
telling because it marks an important moment of transition. When Ivan
Denisovich first appeared in print, in 1962, the Thaw was at its
height,
political prisoners were few, and the Gulag seemed a thing of the past.
By the
summer of 1965, when a Party journal described Ivan Denisovich as "an
undoubtedly controversial work, both ideologically and artistically,"
Khrushchev had been ousted, the backlash had begun, and the number of
political
prisoners was rising with ominous speed. By 1974, when The Gulag
Archipelago - Solzhenitsyn's
massive, three-volume history of the camp system - had appeared in
English,
Solzhenitsyn had been expelled from the country, and his books could
only be
published abroad. The institution of the Soviet prison camp had been
firmly
reestablished, and the dissident movement was in full swing.
Solzhenitsyn's
prison career
had begun in a manner typical for zeks of
his generation. After entering officers' training school in 1941, he
fought
across the western front throughout the autumn and winter of 1943,
penned some
poorly disguised criticism of Stalin in a letter to a friend in
1945 - and was
arrested soon after. Hitherto a more or less true communist believer,
the young
officer was stunned by the brutality and crudity with which he was
treated.
Later, he would be even more shocked by the harsh treatment meted out
to Red
Army soldiers who had fallen into Nazi captivity. These, he felt, were
men who
should have returned home as heroes.
His subsequent camp career
was perhaps slightly less than typical, only because - thanks to some
undergraduate math and physics - he served some of his time in a sharashka, an experience he later
recorded in his novel The First Circle.
Other than that, it is fair to say that he served in a series of
unremarkable lagpunkts, including one in Moscow, and one in a special camp complex in Karaganda. He
was also an
unremarkable prisoner. He
flirted with the authorities, served as an informer
before seeing the light, and wound up working as a bricklayer.
Bricklaying was
the career he later gave to Ivan Denisovich, the zek "Everyman"
who was the hero of his first novel. After
his release, he went to teach at a school in Ryazan, and began to write about his
experiences. That too was not unusual: the many hundreds of Gulag
memoirs that
have been published since the 1980s are ample testimony to the
eloquence and
talent of Soviet ex-prisoners, many of whom wrote in secret for years. What made
Solzhenitsyn truly unique, in the end, was the simple fact that his
work
appeared in print, in the Soviet Union,
while
Khrushchev was still in power.
*
Đoạn trên, trích Gulag a history, được
coi như ấn bản chung quyết về Gulag, được Pulitzer Prize, của Anne
Applebaum, cho thấy, Solz đã từng ve vãn quản giáo, làm ăng ten trước
khi nhìn ra con đường của mình. Cuộc đời của ông cho thấy, không thể
coi ông là một nhà trí thức Cộng Sản của châu Âu được, để mà so sánh
với Trùm Karadzic.
*
Điều làm
cho Solz thực sự trở thành số một, độc nhất, là sự kiện đơn
giản tác phẩm của ông được xuất
bản, ở Liên Xô, khi Khrushchev đang toàn quyền lực.
Applebaum
Nhận
xét về Một ngày, như trên, không đúng, bởi vì Applebaum không phải là
một nhà văn. Bà không hiểu gì về thể loại văn học có tên là truyện
ngắn, nhất là những truyện ngắn ở vào những thời điểm nóng bỏng nhất
của lịch sử. Một khi nó xuất hiện, là có biến chuyển, một thứ chim báo
bão.
Khi
viết về NHT, Gấu đã nhận ra sự liên hệ giữa Tướng về hưu và Một Ngày,
cũng như Lukacs nhận ra sự liên hệ giữa Một ngày và Typhoon của Conrad,
hay Ngư ông và Biển cả của Hemingway.
Tuy
nhiên, có lẽ phải đọc Tướng về hưu song
song với Bếp Lửa, một ở đầu,
một ở cuối cuộc chiến, một Not-Yet và một No-Longer, theo cách nhìn của
Lukacs. Ở giữa hai truyện ngắn đó, là truyện Dọc Đường. Truyện ngắn này, lại là
một Not-Yet, mở ra cuộc Exodus Vượt Biển của người Việt tị nạn: Hình
ảnh người đàn ông lỡ độ đường đứng trơ vơ giữa cuộc chiến, với bọc quần
áo tiên đoán số phận người vượt biển đi những ngày sau dead line, chẳng
nước nào nhận!
*
Nhận xét về truyện
ngắn, và
vai trò “Not Yet & No Longer” của nó
trong lịch sử văn học, của Lukacs, ghê thật, nhưng chưa ghê bằng nhận
xét của
Brodsky về thơ, khi ông đọc Akkhmatova:
At certain periods of history
it is only poetry that is capable of dealing with reality by condensing
it into
something graspable, something that otherwise couldn't be retained by
the mind.
In that sense, the whole nation took up the pen name of Akhmatova -
which
explain her popularity and which, more importantly enable her to speak
for the
nation as well as to tell it something it didn't know. She was,
essentially, a
poet of humanities: cherished, strained, severed. She showed these
solutions
first through the prism of the individual heart then through the prism
of
history, such as it was. This is about as much as one gets in the way
of optics
any way:
Ở
một giai đoạn nào đó của lịch sử, chỉ thơ mới hách xì xằng, mới bảnh
tỏng, bởi vì chỉ
có nó mới dám đương đầu với thực tại, bằng cách nén nó lại, thành một
cái gì được ôm gọn vào trong lòng bàn tay, một điều gì đó mà cái đầu
chịu thua không làm sao cất giữ được.
Điều
Brodsky nói về thơ, Gấu
lại nhận ra, khi áp dụng nó vào nhạc sến, những ngày tù Phạm Văn Cội,
[Củ Chi],
Đỗ Hòa, [Nhà Bè], và phát giác ra một điều, cái hồn của văn chương Miền
Nam là
ở trong một vài câu, một vài hình ảnh của nhạc sến!
Ngoài
kia súng nổ đốt lửa đêm
đen tầm đạn thay tiếng em!
Tuyệt, tuyệt!
Khi Gấu
viết được những dòng
sau đây, nhờ những ngày Mậu Thân và những trái hoả tiễn của VC, đã nghĩ
là
"tuyệt bút", nhưng thua xa câu nhạc sến trên, vì cách viết của Gấu rõ
ra là, "dụng công" quá, "cực" quá [tour de force], trong khi
lời nhạc mới đơn giản làm sao.
Những
ngày Mậu Thân căng
thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt
thay cho
cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố
cùng với
tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng
mình run
rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc
cảm thấy
còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách thánh
thiện,
nghĩa là, một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với
cuộc sống
thảm thương như vậy...
Cõi Khác
*
Tản mạn xung quanh Tuổi
Hai Mươi Yếu Dấu
Có lần, tôi đọc một bài viết,
tác giả của nó tỏ ra rất là thất vọng về thần tượng của mình, là ông,
NHT.
Thành thực mà nói, tôi mừng
cho cả hai, tác giả và độc giả.
Có vẻ như tôi đã chờ một bài
viết như thế.
Liệu không có bài Giã Từ Thần
Tượng đó, ông sẽ còn phải đeo gánh nặng “thần tượng” tới khi nào?
Phải chăng nhờ vậy mà có Tuổi
Hai Mươi Yêu Dấu?
Phản ứng về nó cho thấy, tác
phẩm/tác giả có thay đổi, nhưng độc giả/cách đọc chưa thay đổi.
Nói chung, có vẻ như mọi
người đều thất vọng về NHT, trừ… tôi ra!
Hình như tôi đoán trước được,
một NHT như thế.
Tôi lấy
thí dụ, nhận xét mới
đây, của Dương Tường:
DT: Tôi cũng đồng ý với quan
điểm của anh Nguyên Ngọc. Nhà văn chúng ta... dốt quá. Không chịu học,
không
chịu đọc, lại mang cái bệnh "ếch ngồi đáy giếng", mới "nho
nhoe" lên một tý cứ tưởng mình nhất thế giới. Nguyễn Huy Thiệp khi mới
bật
lên cũng tưởng mình nhất thế giới, thực ra cỡ như Thiệp ở Ðức, Mỹ,
Nhật,
Pháp... cũng có thể... vơ hàng tá!
[Trích Talawas].
Nhà văn
chúng ta... dốt quá
thì đúng quá rồi. Nhưng cái chuyện viết hay hay không hay, nhất là ở
những
người viết truyện ngắn, theo tôi, không liên quan nhiều tới.. tri thức.
Cần một
con mắt quan sát, cần một tấm lòng - cần nhất là một tấm lòng - là đủ.
G. Lukacs, trong
“Solzhenitsyn: Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich” (1969) [William
David Graf,
dịch từ tiếng Đức, nhà xb The MIT Press, Cambridge,
Mass 1971] viết:
Liên hệ mỹ học giữa truyện
ngắn [novella] và truyện dài [tiểu thuyết, novel] thường được phân
tích, nghiên
cứu. Ít, là nối kết lịch sử và liên hệ nội tại giữa hai thể loại, trong
cuộc
phát triển văn học [their historical connection and their
interrelationship
throughout the course of literary development]. Tuy nhiên, đây là một
vấn đề
rất thú vị, bổ ích, nó chiếu sáng tình hình văn học hiện thời [the
present-day
situation]. Tôi [Lukacs] đang nghĩ tới sự kiện, truyện ngắn [novella]
thường
xuất hiện hoặc, như là một con chim báo bão [nguyên văn: tiền thân,
precursor]
cho sự ra đời của hùng ca, sử thi, hay
những hình thức bi kịch lớn, hoặc như là đội quân hậu vệ [rearguard],
một cách
viết ở tận cùng một giai đoạn. Nói cách khác, hoặc nó xuất hiện như là
một Sẽ
Có, [a Not-Yet, Nochnicht], hay một Không Còn Nữa [a No-Longer,
Nichtmerhr].
Áp dụng
nhận xét trên vào Một
Ngày... của Solz., Lukacs viết: Với một
chút dè dặt, người ta có thể nói, thể loại giả tưởng cận và đương thời
đã từ bỏ
truyện dài để cố thủ ở trong truyện ngắn, trong toan tính cung cấp, cái
gọi là
bằng chứng, về một cách thế đạo đức của con người.
[With this reservation, one
can say of contemporary and near-contemporary fiction that it often
withdraws
from the novel into the novella, in its attempt to provide proof of
man’s moral
stature.…..]
“Không
phát hiện quá khứ thì
sẽ không khám phá hiện tại. Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich của
Solzhenitsyn
là một khai mở ý nghĩa cho tiến trình lại khám phá ra cái tôi, cái ngã,
the
self, ở trong văn chương, trong hiện tại xã hội chủ nghĩa.” [Lukacs].
Truyện
ngắn của NHT có gì
tương tự với Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich của Solzhenisyn. Nó báo
hiệu sự
suy tàn của một chế độ, sự tận cùng của một thời kỳ [a termination at
the end
of a period, a No-Longer], và đồng thời nó đăng quang con người, như
một cá
nhân [lại khám phá ra một cái tôi, thí dụ như của NHT, của Bùi Ngọc
Tấn, và
nhất là, của Nguyễn Chí Thiện, một cái tôi như là tôi dám tự chọn cho
tôi: nhà
thơ ngục sĩ đời đời!
Hay như
Nguyên Ngọc nhận xét
về Nỗi Buồn Chiến Tranh, cùng trong bài viết trích Talawas nêu trên,
của Bảo
Ninh, có thể áp dụng cho NHT:
"Theo
tôi, nói một cách
thật nghiêm khắc, từ Nỗi buồn chiến tranh, chúng ta mới thật sự có tiểu
thuyết
hiện đại. Trước đấy, về cơ bản là sử thi, tức chiến tranh được soi nhìn
bằng
cái nhìn của cộng đồng, từ góc độ của dân tộc mà nhìn cuộc chiến tranh
(Ðất
nước đứng lên của tôi cũng vậy thôi). Ðến Bảo Ninh thì khác hẳn, lần
đầu tiên
chiến tranh được soi nhìn qua số phận của một cá nhân. Như vậy không hề
có
nghĩa là cái nhìn sau chống lại cái nhìn trước, nhưng đã là một cái
nhìn khác
hẳn. Ðiều này làm thay đổi hẳn ngôn ngữ của tiểu thuyết, từ độc thoại
chuyển
sang đối thoại, tức một giai đoạn mới trong tư duy tiểu thuyết."
Tuy
nhiên, thật khó mà đồng ý
với nhận định, "không hề có nghĩa cái nhìn sau chống lại cái nhìn
trước". Cái nhìn sau quyết liệt loại trừ cái nhìn trước, hay nói rõ
hơn:
cái nhìn trước là... bố láo! Cái nhìn sau mới là cái nhìn đích thật về
cuộc
chiến tưởng như là... thần thánh, nhưng thật sự chỉ là nồi da sáo thịt!
Sự xuất
hiện của NHT, hay của
Bảo Ninh, là rất đặc biệt, và cần thiết, và thật khó mà nói rằng, "thực
ra
cỡ như Thiệp ở Đức, Mỹ, Nhật, Pháp... cũng có thể... vơ hàng tá".
Ở Đức, có, vào thời kỳ hậu
chiến, với những nhà văn thí dụ như một Boll, nhưng ngược lại với
Thiệp, họ
nhục cái nhục thua trận, cái nhục Nazi, chứ không như Thiệp, nhục cái
nhục
thắng trận!
Ở Nga,
có, như một
Solzhenitsyn, khi ông tố cáo, và cùng lúc tiên đoán sự cáo chung, của
Gulag.
Cái
nhìn trước là..."bố
láo"..., G. Lukacs lịch sự hơn, khi dùng từ "minh họa". Ông
viết, trò ma nớp thô bạo quá khứ chỉ là một sắc thái của trò ma nớp mọi
hình
tượng, hoàn cảnh, số mệnh, viễn tượng.. etc,
nói ngắn gọn, đây là những tác phẩm của "văn
chương minh
họa" ["illustrating literature" - "Đất nước đứng lên"
của tôi thì cũng như vậy, lập lại lời Nguyên Ngọc].
Áp dụng
vào NHT và Bảo Ninh,
chúng ta có thể nói rằng, không có NHT, sẽ không có những tác phẩm sau
đó, thí
dụ Cơ Hội Của Chúa, của Nguyễn Việt Hà. Nhân vật chính trong Chuyện Kể
Năm Hai
Ngàn, sở dĩ dám nhận mình là nhà văn, là bởi vì có người tên là NHT dám
viết
những truyện ngắn, thí dụ như Tướng Về Hưu. Đây mới chính là hồi chuông
báo tử
cho một nền văn chương minh họa, mà Nguyễn Minh Châu đã
từng mơ tưởng, ông sẽ là người đọc lời ai
điếu.
[Chúng
ta tự hỏi tại sao
Nguyên Ngọc không thể nói "không" với cái nhìn trước đó, của lớp người như ông, những người đã từng đặt niềm
tin vào "cái nhìn cộng đồng" - đây là từ mới, để chỉ "tứ"
cũ, cái nhìn của Đảng? Câu trả lời, dễ nhất, là ông không thể nói khác,
và nhờ
người khác, thí dụ như tôi, nói giùm. Câu trả lời thứ nhì, là của
Lukacs,
trong bài viết "Chủ nghĩa Bôn sê
vích như là vấn đề đạo hạnh" [bản tiếng Anh in trong The Lukacs Reader,
do
Arpad Kadarkay biên tập, nhà xb Blackwell, Oxford UK & Cambridge
USA,
1995], qua đó, ông cho rằng: Quyền lực mê hồn [fascinating power] của
chủ nghĩa
Bôn sê vích, là nó giải phóng chúng ta ra khỏi tình trạng nhập nhằng
giữa thiện
và ác, xấu và tốt... Bởi vì, với những người Bôn sê vích, là giả dụ
mang tính
siêu hình này: cái tốt có thể phát sinh, được hoàn thành, từ cái xấu,
bằng
những phương tiện ma quỉ, và tự do có thể phát sinh từ bạo tàn, bạo
quyền, bạo
chúa..., và không hề có sự sửa sai đối với họ. Nếu có, là vì nhu cầu
nhất thời,
phải... bịa đặt ra. Chính vì thế mà
Nguyên Ngọc khẳng định, "không hề có nghĩa, cái nhìn sau chống lại cái
nhìn trước". Nhờ cái nhìn "cộng đồng" trước, mà có cái nhìn
"cá nhân" sau.]
Tuổi Bụi
Gấu
có nhớ nhà không?
Gấu có
cảm tưởng
"tribute" đẹp nhất, có ý nghĩa nhất, của riêng Gấu, nhân dịp Solz ra
đi, là hoàn tất những trang hồi ức về Lò Cải Tạo, như một “ứng tác”,
improvisation, variation, à la manière de… Quần đảo Gulag!
Hà, hà!
Chữ
"lùm xùm" ông
dùng rất đắt, rất tượng hình, rất thích hợp để mô tả những điều đã
khiến ông
phải lên tiếng thêm một lần nữa. Một "cái gì đó" không có hình thù rõ
rệt, sù sì, tua tủa, gai gai, vương vướng, chỉ muốn vứt đi, rẫy bỏ đi
mà không
biết làm thế nào và bắt đầu từ đâu! Nó khiến chúng ta loay hoay, và
trong bài
viết "Nói thêm một lần để không nói nữa" đã khiến Lữ Phương không chỉ
loay hoay mà còn, bằng vào sự loay hoay của mình, làm cho mối "lùm
xùm" trở nên tệ hại hơn nữa!
Nguồn
Nhà văn “hề tuồng” chắc là lần
đầu được nghe biết đến từ “lùm xùm”, thành ra khen nức khen nở.
Đây là một từ rất thông dụng
của Miền Nam
đâu có ghê gớm gì đâu mà "lùm xùm"?
Trong số những từ đôi như thế,
thí dụ, lầu bầu, lèo nhèo, bèo nhèo, lèm bèm… hay nhất, ấn tượng nhất,
ngay cả
với người
Miền Nam, là những từ như “tèm lem”, “tèm nhẹp”… để tả cảnh khóc ngoài
quan ải,
làm dơ mình dơ mẩy, dơ quần áo em!
Chắc là PN chưa từng gặp cảnh này?
*
Có một
dạo, “Cánh đồng bất
tận” của Nguyễn Ngọc Tư gây xôn xao dư luận.
Nhà văn nhận
xét thế nào về quyển sách này và về tác giả?
- Cô Tư viết hay
nhưng hỗn. Văn phong của cổ hơi cà rỡn. Cái
nhìn trong “Cánh đồng bất
tận” không rộng, nông dân ở đó không nhìn hẹp như thế mà mỗi cái họ đều
có lý
của họ. Ngọc Tư thông minh, sẽ còn phát triển
nữa nhưng
cần người chỉ dẫn sau vụ lùm
xùm về “Cánh đồng bất tận”.
Sơn Nam
Hỗn
Ông nhà
văn PN khen ông VC nằm
vùng LP sử dụng từ "lùm xùm", tuyệt chiêu: Một "cái gì đó" không có
hình thù rõ
rệt, sù sì, tua tủa, gai gai, vương vướng, chỉ muốn vứt đi, rẫy bỏ đi
mà không
biết làm thế nào và bắt đầu từ đâu!
Tuy nhiên, ông không
biết ý
nghĩa thực sự
của nó, được Sơn Nam
sử dụng, để chửi Nguyễn Ngọc Tư, như trên.
Từ cách dùng của ông già Nam
Bộ này, chúng ta suy ra, "lùm xùm" là từ của một người lớn tưổi dùng để
chửi đám
nhỏ tuổi.
Tay VC nằm vùng LP này, cũng
muốn làm cha thiên hạ, nên mới sử dụng từ "lùm xùm", trong bài viết của
hắn. Ông nhà văn hải ngoại tưởng của bở, ôm lấy hôn hít, thổi nhặng xị,
"lùm xùm" cả lên!
Ông nhà văn PN cần phải học lại tiếng
Nam Bộ, theo Gấu
Tiền của Xịa
Gấu nhớ
là, khi mới ra ngoài
này, lần đầu tiên được một người quen cho biết, với vẻ mừng rỡ, anh đã
được ghi
tên vô văn học sử, rồi đưa cho coi cuốn Tổng Quan Văn Học của Võ Phiến,
trong có
nhắc tới Gấu. Đọc, thấy ông viết, “Tập sách này được hoàn tất là do sự
giúp đỡ
tài chánh của Uỷ ban Nghiên cứu Khoa học…" Gấu mừng quá, như vậy là hải
ngoại đã
có một cơ sở văn hóa Mạnh Thường Quân rồi.
Hóa ra không phải. Đây là tên một cơ quan của Mẽo.
Sau cứ nghĩ mãi về vụ, tại
sao ông VP không dám nói huỵch toẹt, Mẽo cho tao tiền viết?
Chỉ một tí ti hỏng đó, mà hỏng
cả đại cuộc!
Từ chỉ một tí ti “hỏng” đó, mà
Brodsky phán: Mỹ là mẹ đạo hạnh!
*
Người tố Sáng Tạo lấy tiền
của Xịa, là thi sĩ Nguyên Sa. Bạch hoá là đúng, là tự nhiên, nhưng bạch
hoá do
thù oán, do nghỉ chơi với nhau, bèn tố cáo nhau, thì không tự nhiên.
Mẽo đưa tiền cho Mai Thảo,
như sau này chúng ta biết. Giá mà ông lo tờ báo, thì thật tuyệt,
nhưng ông
lo bao gái nhiều hơn lo làm báo. Thành thử báo chết.
Người
đích thân cầm tiền của
Xịa, chứ không phải Mẽo chung chung, để làm việc thiện, giải phóng đất
nước Tây
Tạng, là Đức Phật Sống Dalai Lama.
Trên Người Nữu Ước có một
bài,
lâu rồi, về vụ này. Gấu kiếm không thấy, trong ‘thư viện riêng’, nhưng
lại kiếm thấy bài của tay
Jonathan Mirsky, trên NYRB, 10 June, 1999: Đức Phật Sống Dalai Lama nói
về sự
kế vị, và về CIA.
Tên
của Ngài có trong payroll của Xịa. Mỗi tháng Xịa chi cho Ngài 15.000 đô
Mẽo, tới cuối 1974 thì ngưng.
Tác giả bài viết hỏi Phật Sống, lấy tiền của Xịa như vậy có hại không
[Was the CIA connection a harmful one?]. Ngài nói, làm sao không [Yes,
that is true]. "Một khi Mẽo đổi chính sách đối với Trung Quốc, là họ
chấm dứt chi tiền".
Đúng y chang chính sách của Mẽo tại Việt Nam. Một khi Mẽo nói chuyện
với TQ, là họ bỏ VN. Lúc đó, Israel đang rất cần viện trợ.
Mới đây thôi, đọc báo trong nước, cũng nói chuyện Mẽo bật đèn xanh cho
VC Miền Bắc lấy Miền Nam, trong cuộc gặp gỡ ở Bắc Kinh, giữa Kissinger
và Mao [Trên NYRB có bài viết rõ về vụ này].
Giả như chưa có cái vụ đi đêm đó, chưa chắc Mỹ dám bỏ Miền Nam.
Thảm thật.
Đức Phật Sống nói tiếp, Ngài rất biết ơn Xịa. Không có họ là Ngài không
thể nào ra hải ngoại được.
Tuy nhiên vụ Ngài vượt thoát, không phải do Xịa tổ chức, như tác giả
bài báo cho biết. Hoàn toàn do kháng chiến Tây Tạng.
*
Người đầu têu cái vụ lập ra cả
một policy lấy tiền Mẽo để viết văn chống Cộng, theo kiểu Mai Thảo, Võ
Phiến, và trên toàn thế giới, là...
Koestler.
Milosz có một entry, trong cuốn ABC của ông, về đòn Mộ Dung Cô Tô áp
dụng vào thực tế Âu Châu thời kỳ mê phải bả CS sau Cuộc Chiến Lớn, Tin
Văn
sẽ giới thiệu, khi có thì giờ!
Tuy
nhiên, bảnh nhất, là tờ HL, vừa lấy tiền của VC, vừa của Xịa. Thế
mới ghê! (1)
(1) Tiền của VC, là
danh sách độc giả báo dài hạn, của đám bỏ chạy biếu
KT, làm vốn lận lưng. Tiền của Xịa, theo một bạn văn rất đáng tin cậy
của Gấu, là hai ngàn Mẽo, đưa cho NT, khi mới ra lò.
Note: Không phải hai ngàn, mà hơn. Hai ngàn, là cho tờ TC, nhưng đám
này lắc đầu, theo như NTV, sau khi hỏi TDT, cho biết.
Lúc đó,
VC quá cần một tờ báo hải ngoại, do một tên Ngụy chính cống Bà
Lang Trọc đứng mũi chịu sào. Được anh lính khùng KT, mừng quá. Ông này,
hồi chiến tranh, đói quá, đầu quân, "làm lính mà thôi", chắc bị mấy
tay sĩ quan VNCH đì quá, thế là thù còn hơn thù VC, lại thêm i tờ rít,
thuộc loại vô danh, bỗng chốc nổi như cồn, "vượt giai đoạn, vuợt thời
của mình, bắt tay với VC, giao lưu hòa giải, xoá bỏ hận thù..." Tuyệt!
Chẳng thế VL từng gọi KT là Tân Xuân Tóc Đỏ của thời đại! (1)
(1) Vui thôi mà! NQT
Có
người tu hang Pắc Bó
ta nhớ
mùi sình kênh nhiêu
lộc
nơi mẹ ta ngộ độc thuốc trừ
sâu
bãi rau muống xanh như là
cách mạng
còn mẹ ta đời vẫn thế... nát
nhàu...
DTQ
Phê bình: Rau muống xanh
nhưng rẻ không được so sánh với cách mạng. Tại sao không so sánh với
thứ nuôi
dưỡng rau muống mà lại so sánh với rau muống, dụng ý gì?
NQL
Ngoại ô đèn vàng
Trong
“Bẩy ngọn đèn của kiến
trúc”, John Ruskin dành nhiều trang của chương “Hồi nhớ” cho những vẻ
đẹp kiến
trúc, do tính ngẫu nhiên “tình cờ” của nó,
ngược vẻ đẹp đặc biệt của những hình thức cổ điển, vốn có tính chi ly
dàn dựng.
Vì vậy, ông dùng từ “đẹp như tranh” [picturesque] để miêu tả một phong
cảnh kiến
trúc, một vẻ đẹp trở nên đẹp theo dòng thời gian, theo một đường hướng
mà chính
kẻ sáng tạo ra nó cũng không đoán trước được. Theo Ruskin, “đẹp như
tranh”, là nhờ
những chi tiết, và những chi tiết này chỉ lộ ra, khi tòa nhà trải qua
hàng trăm
năm, qua bao mùa mưa gió, trơ gan cùng tuế nguyệt, giữa đám cỏ dại,
những chùm giây
leo, những cánh đồng cỏ, và những rong rêu của thời gian, những trải
dài của
thiên nhiên (những sóng biển, những mây bay, những sỏi, những đá, những
trời
xanh nơi em về, tất nhiên, làm sao không?). Bởi vậy, làm gì có vẻ đẹp
kiến trúc
ở nơi tòa nhà còn thơm mùi vôi vữa? Một tòa building mới tinh như thế
đó, phải đợi
hàng trăm năm mới tới thời của nó. Nó chỉ trở nên đẹp như tranh, khi
lịch sử
ban cho nó vẻ đẹp "tình cờ, ngẫu nhiên" và bảo đảm cho chúng ta một
viễn ảnh mới. |