Một học
thuyết không thể
chứng minh sự đúng đắn của nó trong thực tiễn thì trước sau sẽ biến
thành tôn
giáo. Vì tôn giáo là niềm tin, là thói quen, là tập quán, là vâng phục,
là ở
thế giới này chỉ có một chân lý, ngờ vực nó, đặt quá nhiều câu hỏi về
nó chỉ là
kẻ phản đồ, phải bị trục xuất khỏi cộng đồng, phải bị cách ly, bị ngồi
tù để
tránh mọi sự truyền nhiễm có thể.
NK
Những lèm bèm, như trên, của
Nguyễn Khải, nhảm, đại nhảm.
Lạ, là ông khởi nghiệp văn,
bằng cú đánh thẳng vào "hang ổ" của Ky Tô giáo, ở Miền Bắc, là vùng
Quỳnh Lưu, Phát Diệm, nếu Gấu nhớ không lầm.
*
Tại sao mấy ông nhà văn VC lại ưa nhắc tới
Thượng
Đế, Thập Tự, sau khi đã từ bỏ... Thượng Đế?
Có vài câu trả lời sau đây.
Một khi thần thánh hóa Lịch Sử, bất tín nhiệm Thượng Đế, chủ nghĩa Marx
chỉ thành công, là làm cho Thượng Đế trở nên xa lạ, và trở thành một ám
ảnh khôn nguôi.
En divinisant l'Histoire pour discréditer Dieu, le marxisme n'a réussi
qu'à rendre Dieu plus étrange et obsédant.
Cioran: Nga xô và con vi-rút
tự do, La Russie et le virus de la liberté, trong Lịch sử
và Không tưởng, Histoire et Utopie.
Nói rõ hơn, đây là hiện tượng 'ăn trả bữa' của mấy
người bịnh khi hết bịnh.
Nhưng, có lẽ câu trả lời của Jean Améry, là thú vị, và rất ư là cần
thiết cho mấy ông nhà văn VC.
Ông Thánh của Lò Thiêu, như nhà văn Nobel, Kertesz, gọi, viết, trong
một tiểu luận, "Làm cách nào vượt lên trên cái không thể vượt lên trên,
cái quá cả tội ác, và hình phạt": Điều độc nhất khiến tôi phân biệt
tôi, với đám quản giáo, là một niềm âu lo, một nỗi băn khoăn. Nó lay
động ở trong tôi, đôi khi thật mãnh liệt. Chắc chắn một điều, đây không
phải là một băn khoăn siêu hình, mà là xã hội [sociale].
Điều hành hạ tôi, không phải là, Có hay Không Có Thượng Đế, Hữu Thể hay
Hư Vô, mà chính là Xã Hội.
Chính xã hội tước bỏ niềm tin cậy của tôi về thế giới.
Đối với tôi, không phải thật khó khăn làm người, cho nên, thôi thì đành
làm bọ!
[Ce n'est pas parce qu'il m'est devenu difficile d'être un être humain
que je suis devenu un être inhumain.]
Thơ từ đâu tới
*
Áp dụng một cách thông minh và thiên
tài, câu của Ông Thánh Lò Thiêu vào Việt Nam sau 1975, cộng thêm
nhận xét của anh VC nằm vùng Đào Hiếu, thì nó như thế này:
Thật quá khó làm người, khi chiến lợi phẩm thì đầy rẫy, cho nên tôi ăn
bậy, và gen bị đột biến, và biến thành ruồi.
*
-Vâng, nhưng theo một đường lối rất khác. Những người buộc tội tôi "tản
mạn" (scattering), là họ phỉnh nịnh tôi đấy. Thị kiến của riêng tôi,
hầu như chỉ xoáy về một điểm. Khi còn là một gã quá trẻ, tôi cho xuất
bản cuốn Tolstoy hay là Dostoevsky, trong
đó, tôi nhắc đi nhắc lại mãi,
rằng điều phân biệt hai nhà văn này với một Flaubert hay một Balzac, đó
cũng là điều làm họ giống Melville, và đó là chiều thần học
(theological dimension), tức là câu hỏi về sự hiện hữu của Thượng Đế.
Cuốn sách nói về điều mà Những Hiện
Diện Thực mở rộng ba mươi lăm năm
sau đó. Tôi tin tưởng rằng có một số chiều nào đó, trong văn chương,
nghệ thuật, âm nhạc, và cả trong triết học: chúng sẽ không thể nắm bắt
được, nếu câu hỏi, có hay không một đấng Thượng Đế, bị coi là vô nghĩa.
Kẻ vô thần mạch lạc, là một sinh vật rất ư hiếm hoi. Anh ta gây hứng
khởi cho tôi, thứ hứng khởi bao gồm khiếp sợ lẫn kính nể sâu thẳm nhất.
Chín mươi tám phần trăm chúng ta sống trong thứ nước dơ gồm các mê tín,
mộng tưởng, sợ hãi, và hy vọng lưu cữu từ bao đời, mỗi lần có tiếng
chuông điện thoại reo trong đêm, và chúng ta nghe, rằng con cái của
chúng ta đang trong một tai nạn xe cộ, chúng ta bắt đầu kêu gào Thượng
Đế, cách này hoặc cách khác. Đó là một thân phận nhục nhã. Một kẻ vô
thần thực sự, và một tín đồ với một niềm tin sâu thẳm thực sự – một
người mà theo người đó, có một trật tự trong vũ trụ, một người mà ngay
cả cái chết của đứa con mình, thật không thể chịu nổi, ngay cả một cái
chết như vậy cũng có một ý nghĩa theo một chiều hướng nào đó – những
con người ấy mới ít ỏi, mới đáng tự hào làm sao! Chúng mình nói tới
niềm tin sâu xa của tôi, rằng có một cái ác tuyệt đối. Tôi cầu mong tôi
cũng được tin tưởng sâu xa như vậy, về một cái tốt tuyệt đối.
Nhưng tôi cảm thấy rõ ràng là, chúng ta ở Tây Phương sẽ không còn
có thể sản xuất ra những trật tự nào đó, về văn chương và nghệ thuật và
âm nhạc và tư tưởng, nếu sự nhất trí văn hóa là cái điều mà chủ nghĩa
thực chứng luận lý và triết ngữ học ở Oxbridge, sẽ nói: rằng một câu
trong có chứa từ Thượng Đế bắt buộc phải là một câu vô nghĩa. Nếu quan
điểm này lấn lướt, tôi nghĩ chẳng còn gì để nói nữa.
Steiner
Chúng mình nói tới
niềm tin sâu xa của tôi, rằng có một cái ác tuyệt đối. Tôi cầu mong tôi
cũng được tin tưởng sâu xa như vậy, về một cái tốt tuyệt đối.
Tuyệt!
Đúng là Thầy phán!
*
Cái sự kiện Nguyễn Khải hay lảm nhảm về Thượng Đế,
theo Gấu, sau khi bói mu rùa, là có liên quan tới Ba Ngôi:
Đảng-Bố-Thượng Đế.
Do bị Bố từ chối, ông chọn Đảng thay thế, và liên hiệp với Đảng, chống
lại Thượng Đế, một ông Bố tối thượng.
Đó là lý do ông đóng vai hiệp sĩ, xông vào hang ổ Ky Tô giáo ở Bắc
Việt, khi khởi nghiệp văn.
Về già, phát giác Đảng cũng chỉ là một thứ Bố dởm, ông trở lại với
Thượng Đế, và tự hỏi, liệu Ngài có cười và tha thứ cho Khải này?
*
Nên nhớ, Kepler, khám phá ra Mặt Trời là trung tâm thái dương hệ, là từ
ý niệm Ky Tô giáo: Chúa ban phát ánh sáng tới cho muôn loài.
*
Note: Sau khi bói mu rùa, phán một quẻ về Nguyễn Khải,
như trên, kiểm
tra lại quẻ, ứng nghiệm 100%.
Chứng cớ:
Tôi cô độc bẩm sinh. Nếu không có cách
mạng, chắc tôi là tu sĩ. Một lần tôi đến tìm ông cha tìm hiểu về
Vatican 2 để viết sách tôn giáo. Trong lúc chờ, tôi ra mua thuốc lá.
Người bán thuốc nhìn tôi hỏi: "Cha mua loại nào? Con biếu cha bao
diêm". Chắc mặt tôi giống linh mục.
Nguồn
Ui chao, đành phải "tự sướng, tự khen" Gấu một phát!
*
Có bao giờ ông ân hận hay tiếc nuối vì những gì mình đã viết, và chưa
viết?
(Với câu hỏi này, nhà văn Nguyễn Khải im lặng. Ông không trả lời. Sợ
làm phiền ông, cũng ngại đụng đến một nỗi niềm nào đó mà ông chưa muốn
tỏ bày, tôi gấp cuốn sổ ghi chép lại...)
Nguồn
Nguyễn
Khải có thể viết hay
hơn Nguyên Ngọc, nhưng thua xa Nguyên Ngọc. Một cách nào đó,
NN xổ
toẹt những tác phẩm của mình, cho anh hùng Núp đi chỗ khác chơi.
NK không làm được điều này.
Gấu tự hỏi, không biết NK đã
từng được kết nạp?
Nhân nói chuyện kết nạp,
Martin Amis, nhà văn Tây Phương đầu tiên viết về Gulag, cho biết,
Graham Greene
vô Đảng, để hy vọng được đi chơi Moscow
miễn phí [The time he joined the CP... "in hopes of getting a free trip
to Moscow"].
Amis nhắc chuyện này, trong
bài viết về lần gặp Greene, trong cuốn
Visiting Mrs. Nabokov.
"Có một sự thiện cảm nào
đó, mà Đức Giáo Hoàng hiện tại có vẻ không thừa nhận, giữa người CS
thuận
thành, và người Ky Tô thuận thành [the believing Catholic]... Tôi
[Greene]
không nghĩ tôi thay đổi gì nhiều, kể từ khi tôi gia nhập Đảng CS vào
lúc 27
tuổi. Lạ, là có một bà Indian viết một cuốn sách, trong đó, bà cho
rằng, tôi là
người độc nhất của thập niên 1930, mà niềm tin không thay đổi. Orwell
thay đổi,
Auden thay đổi, Isherwood thay đổi. Tôi giữ nguyên thiện cảm của mình
cho giấc
mơ của chủ nghĩa CS, dù sao đi chăng nữa, tuy nhiên, đọc cái danh sách
như
vừa kể
ra đó, sao thấy nản quá! Tất cả chúng ta đều là những người mất niềm
tin ở ngay
trong những niềm tin của chính mình".
"We're all unbelievers
within our own faiths".
Gấu tôi tin rằng, Nguyễn Khải
mất niềm tin về chủ nghĩa CS, nhưng không đủ dũng khí để nói ra điều
này.
Gấu mở cuốn sổ ghi chép của
tay phóng viên nói trên, và ghi tiếp như thế.
"Anh mơ tưởng hạnh
phúc còn em nghĩ hạnh
phúc không có"
"Je t’aime parce que tu veux l’impossible".
BHD