|
Tuyển tập
Thảo Trường
Wednesday, July 30, 2008 3:26
PM
From
To:
Ong Gau,
Toi vua gui qua buu dien tang
OB mot quyen Tuyen tap "Nhung Mieng Vun Cua Tieu Thuyet", day 550
trang , nang 1kg, do Nguoi Viet xuat ban va phat hanh. Toi tim mai moi
ra cai
dia chi….
Dung không?
Nhan duoc ong mail cho biet.
Cai bia do Nguyen Dong lam.
*
Chúc mừng bạn ta.
Báo tin mừng liền tù tì, và
trân trọng giới thiệu bạn đọc Tin Văn
Saigon
Streets © 2005 by Dirck Halstead
Dirck Halstead là Sếp UPI của
Gấu. Sếp đầu tiên. Anh sau qua làm cho tờ Time, bây giờ làm chủ trang
web
TheDigitalJournalist
Dirck's
new book: "A
Moment in Time," tells of his time in Vietnam
from photographing the Marines landing at Danang, to his years as the
UPI Bureau
Chief in Saigon. For the 30 years
following
his tour in Saigon, Dirck was the
White House
Photographer for Time magazine. He is the founder, publisher and editor
of The
Digital Journalist, and leads the Platypus DV Workshops, turning news
photographers into digital video journalists.[Cuốn sách mới của Dirck, "A
Moment in Time,"
viết về thời của anh ở VN, từ chụp
hình Mẽo đổ bộ Đà Nẵng, tới những ngày làm Trùm UPI tại Saigon, sau về
làm cho Time].
From:
Date: Thursday, July 21, 2005 11:36:18 PM
To: Nguyen_Quoc_Tru
Subject: Re:
It's wonderful to hear from you Tru. How are you?
We missed you at the reunion in Saigon in May.
*
Cuộc hội ngộ vào tháng Năm, the reunion in Saigon in May, là vào năm
1985, khi VC kỷ niệm Mười Năm Đại Thắng Mùa Xuân. Mời mấy anh ký giả
Mẽo tới, trong có Dirck.
Hai Lúa lúc đó ở trong Trại Bà Bèo, sau chuyến đi Vàm Láng thất bại,
như đã kể sơ sơ trong một bài viết.
Khi về được Sài Gòn thì lễ lạc đã qua. Tình cờ gặp Tám, nhân viên phòng
tối. Anh nói, thằng Dirck hỏi thăm mày, nhưng tao với nó phải đứng xa
nhau cả mười mấy thước, ở ngay trước Tòa Đô Chính, chỗ bùng binh phun
nước.
Sợ mấy ảnh, đầy đường lúc đó.
Tám nói, cũng là tình cờ tao nhìn thấy thằng Dirck từ đằng xa. Chính nó
kêu tao.
Tám, nhân viên phòng tối, trốn lính, suốt ngày đêm đóng đô tại văn
phòng UPI. Bữa đó, cuồng cẳng quá, mò ra ngoài, lang thang mấy snack
bar kế bên văn phòng tại đường Ngô Đức Kế, phía đi ra Nguyễn Huệ, bị
tóm liền.
Bữa sau, Hai Lúa xuống văn phòng, gặp Tư Râu, người chuyên đưa hình lên
Đài cho HL chuyển đi. Anh nói, mở mấy ngăn kéo riêng của thằng Tám,
thấy toàn xú chiêng, quần lót của bướm!
Dirck cũng từng đề nghị với Hai Lúa, mày có muốn đi làm tại văn phòng
UPI Tokyo, tao lo cho. Đó là lúc cuộc chiến "hứa hẹn những điều khủng
khiếp".
Lạ một điều, Hai Lúa chưa từng có ý định rời bỏ Sài Gòn, chờ cho cuộc
chiến qua đi, rồi lại mò về. Đi tu nghiệp hai năm thì được. Nhưng do
làm UPI, HL từ bỏ một hai cơ hội tu nghiệp Huê Kỳ. Nhớ lại, lúc đó, chỉ
mong được đi Tây.
Cho Gấu tí Paris
Để Gấu làm thi sĩ!
Đại khái vậy!
Chuyến đi "liên can" tới lễ kỷ niệm 10 năm đại thắng Mùa Xuân, của
những người CS. Người bạn đi cùng ông già mang theo những danh sách,
những bản tin, những tài liệu về miền Nam sau mười năm, phóng sự về
những sĩ quan đi học tập, tình cảnh vợ con ở nhà, và ... MIA.
Viết là Khiếp
Lèo
nhèo NQL
Gấu
có nhớ nhà không?
Cái gọi là văn
chương Miền
Nam, trước 1975, ngày càng lộ ra như một toàn thể, không một nhà văn
nào có thể
bị chia cắt ra khỏi một nhà văn nào, trừ những anh VC nằm cùng, tất
nhiên.
Gấu đọc D.M. Thomas,
viết về
tiểu sử Solzhenitsyn, và ngộ ra điều trên.
Alexander Solzhenitsyn: Thế kỷ
ở trong ta.
Trong bài tựa, D.M. Thomas viết,
Solz đã giúp trong cái chuyện hạ gục nền độc tài vĩ đại nhất thế giới,
kể từ trước
tới nay, ngoài ra còn dậy cho Tây phương biết, Cái Ác đầy đủ của nó
khủng
khiếp ghê rợn là dường nào, its full horror. Không nhà văn nào của thế
kỷ 20 có
một tầm ảnh hưởng như ông trong lịch sử.
Nhưng câu chuyện của
ông không
phải của chỉ đơn độc một thế kỷ. Khi Alexander Tvardovsky, chủ biên tờ Novy
Mir
cho người vời nhà văn vô danh tới, để thảo luận về bản thảo Một
ngày trong đời
Ivan Denisovich, trên đường tới
gặp, Solz bèn ghé Quảng trường Strastnaya, đứng
bên dưới tượng Pushkin, chơi một pô hình, một phần, mong thi sĩ phù hộ
[support: hỗ
trợ], một phần, hứa hẹn: Đàn em biết con đường phải đi theo. Và sẽ đếch
thèm xin thuận buồm xuôi gió! [I knew the path I must follow and would
not stray from it].
Một
thứ cầu nguyện, theo
Thomas.
Không phải theo kiểu thường nhân ghé đứng chụp hình kế bên Shakespeare,
vừa tưởng niệm vừa hưởng tí vinh dự: Solz nhìn ở Pushkin như người đồng
thời của
mình.
Nhưng cái cử chỉ, hành động ghé tượng Pushkin đã khiến Thomas có một vision về cuốn sách mình sẽ viết.
Nó làm ông nhớ đến bài thơ hách xì xằng của Pushkin, Kỵ Sĩ Đồng, 1833.
Ui chao, lạ làm sao, nó làm Gấu nhớ tượng Đức Thánh Trần và ngón tay
của Người chỉ ra cửa biển Vũng Tầu!
Đài gương soi đến dấu bèo
Bài đọc thêm: Cái Lỗ
Hổng
Lèm
bèm về
dòng văn
học "Lạc Đường"
Hãy cho qua đi những
ngày đã qua. Hãy cùng nhau nhận ra sự quan trọng “cho nhau vì nhau” của
chúng ta. Hãy tiếp tục giúp đỡ lẫn nhau, trong việc hàn gắn vết thương
chiến tranh, không phải bằng cách quên đi sự can trường được bầy tỏ,
hay nỗi bi thương mà ba bề bốn bên cùng gánh chịu, nhưng bằng cách ôm
lấy tình hoà giải, và sự can đảm xây dựng một ngày mai tốt đẹp hơn cho
con em chúng ta.
Clinton: Diễn văn đọc tại Hà Nội [Blog Tin Văn]
Người
cha ôm xác con hỏi
lính VNCH: Tại sao? (1)
(1)
Nhân đọc bài trên talawas liên quan tới bức
hình trên của Faas. Chú thích cho thấy, đây là binh sĩ VNCH.
Note: Server cho
biết, bức hình trên được nhiều người, nhiều website trích dẫn nhất, của
Tin Văn.
Thử tưởng tượng anh Mít nào nhìn, mà bầu nhiệt huyết chẳng sôi sục lên,
thế là rơi vào cái bẫy của cú ngụy tạo "đầu độc tù Phú Lợi"!
Than ôi, ba triệu người chết vì những cú Lê Văn Tám như vậy đó.
*
V/v
đầu độc tù Phú Lợi.
Theo như Gấu được biết, diễn
tiến của nó, là, Diệm thu gom đám VC nằm vùng, không chịu ra Bắc tập
kết, nhốt
vô trại tù Phú Lợi. Sau đó có tin tù bị Diệm cho người đầu độc, và MTGP
được thành
lập, nhằm đối phó với Mỹ Nguỵ.
Giả như Diệm, thay vì đưa vô nhà nghỉ mát Phú Lợi, rồi... đầu
độc,
cứ tóm được anh nào làm thịt anh đó, như Nam Hàn, liệu Miền Nam có
thoát cú
giải phóng?
*
Sau đây là một số sự kiện liên
quan tới vụ làm thịt VC Bắc Hàn nằm vùng tại Nam Hàn.
AP IMPACT: Thousands Killed
in 1950 by US's Korean Ally
Đỗ Kh.
Chuyện nhỏ của chiến tranh Triều
Tiên
Trần Hùng Nghĩa v/v bài của Đỗ Kh.
Tác
giả Đỗ Kh. đã có một bài
viết (phần chính là trích dịch) chứa nhiều thông tin về những cuộc tàn
sát phi
lý trong cuộc chiến tranh tại Hàn Quốc, mà cũng có thể xảy ra trong
nhiều cuộc
chiến tranh khác trên thế giới. Đó là những tội ác không thể không lên
án. Một
thiện chí đáng khen.
Tuy nhiên, bài viết của ông,
tiếc thay, lại không nhắc đến một vài chi tiết quan trọng, có ghi rõ
ràng trong
bài báo ông trích dẫn. Thí dụ:
“… và những kẻ xâm lăng (tức
quân đội Bắc Hàn, THN), về phần họ, đã tiến hành những cuộc xử tử các
phần tử
hữu khuynh.” Hay, “Những cuộc tàn sát trả thù của Bắc Hàn tiếp theo đó
tại
Daejeon.”
Và nhất là bài viết của ông
đã không nhắc đến một đoạn quan trọng trong bài báo trích dẫn. Chi tiết
này,
theo tôi, đã thể hiện tính công khai, chính thức thừa nhận lỗi lầm của
người
cầm đầu một chính phủ, dù chỉ là kế thừa. Đó là vào tháng Giêng rồi,
cựu Tổng
thống Roh Moo-hyun của Nam Hàn “đã chính thức xin lỗi dân chúng về hơn
870 cái
chết được xác nhận tại Ulsan, gọi đó là ‘những hành động bất hợp pháp
mà chính
quyền thời đó đã phạm phải.’” Không có phần này, nhưng bài viết của ông
lại có
đề cập (không thiện ý) đến ngân quỹ sắp thiếu hụt của Ủy ban Sự thật và
Hoà
giải (cũng do chính Chính phủ Nam Hàn cung cấp).
Thiết nghĩ, một bài viết mang
tính cân bằng, không định kiến, cần phải có đầy đủ những thông tin
trung thực
cho cả hai mặt của vấn đề. Nhất là khi bài viết lại trích dẫn từ một
hay vài
nguồn, hay bài báo, khác. Một khi bài viết chỉ có những chi tiết được
lọc lựa
theo quan điểm chính trị, nó chỉ có giá trị rất giới hạn của một quan
điểm cá
nhân, dĩ nhiên thiên kiến, của tác giả. Thậm chí thiên kiến có thể làm
mất hết
giá trị của một bài viết mang tính thông tin.
Hy vọng sẽ được đọc thêm
những bài viết “khai quật” lịch sử hữu ích của tác giả Đỗ Kh. Mong ông
sẽ tiếp
tục có những tường trình, đầy đủ và cân bằng, về những cuộc thảm sát
chưa được
điều tra kỹ càng, không chỉ vào thời chiến tranh, mà còn vào thời bình;
không
chỉ với vài trăm ngàn nhân mạng mà con số có thể lên tới vài chục
triệu, đã xảy
ra tại Liên Xô và Trung Quốc.
Không
phải "niềm vui lớn"
Nỗi
buồn Istanbul
Điêu
tàn ư, đâu chỉ Điêu tàn:
Tanpinar và Yahya Kemal trong những Xóm Nghèo Istanbul
Tanpinar và Yahya Kemal
thường sóng đôi, trong những chuyến tản bộ dài, ở những khu vực trơ
trọi, xa
xôi, và nghèo khổ của Istanbul.
Một lần, một mình trở lại những nơi chốn xưa, trong “bốn khu vực rộng
lớn và
khốn cùng giữa Kocamustafa và những bờ tường của thành phố”, trong thời
kỳ Đệ
nhị chiến, Tanpinar bồi hồi nhớ lại, những cuộc đi dạo sớm sủa đó đã
hữu ích
cho ông biết là chừng nào. Cũng là từ những khu vực nghèo khổ này mà
Gautier
nhìn ra vẻ sầu muộn, nỗi buồn tỏa xuống khắp thành phố vào thời gian
1853;
Tanpinar và Yahya Kemal bắt đầu những chuyến dã ngoạn của họ vào “những
năm tủi
nhục đình chiến”.
Khi hai ông nhà văn lớn lao
của Thổ bắt đầu những chuyến tản bộ đầu tiên của họ, bẩy mươi năm đã
qua đi kể
từ những cuộc viếng thăm của hai ông nhà văn Pháp là Neravl và Gautier,
tác
phẩm của họ cả hai ông nhà văn bản xứ đều ngưỡng mộ; vào thời gian đó,
Đế quốc
Ottoman đang từ từ mất dần những đất đai của nó ở vùng biển Balkan và
Trung
Đông, ngày một nhỏ đi, nhỏ đi và sau cùng biến mất, những nguồn thâu
nhập nuôi
sống Istanbul cứ khô kiệt dần; mặc dù làn sóng di dân Hồi giáo chạy
trốn những
cuộc tàn sát diệt chủng tại những nước tân cộng hòa vùng Balkan.
|