*
CM

With Love & 20-20 Vision
Comin' Thro the Rye

- Bài dự thi đạt giải nhất cuộc thi
"Quyển sách làm thay đổi cuộc đời"

THE LAST ROSE
You will write about us on a slant
J. Brodsky 

With Morozova I should bow and obey,
I should rise with the smoke from Dido's pyre,
I should dance with Salome,
And thus be again with Joan in the fire. 

Oh Lord! You see how tired one grows
Of resurrection, and dying, and living,
Take it all except this crimson rose-
Let me feel the freshness of the gift it's giving.
1962

F. P. Morozova: 1632-1675, called Feodora after she became a nun,
a saint in the Old Believers' church.
She was a follower of Avvakurr and died in prison as a martyr.
*

Like a white stone in the depths of a well,
One memory glimmers deep within my soul.
I can't, I don't want to fight its spell,
Joy and pain together make up its whole. 

It always seems to me that he who looks
Deep in my eyes will see it without fail,
Become more thoughtful, sadder than in books,
Than someone listening to a mournful tale. 

For gods, I know, it's not a great endeavor,
Turning people to things for easy glory.
So that wondrous sadness may live forever,
You've been turned into my memory.
1916
Akhmatova

Note: To U, Crimson Rose!
You've been turned into my memory.

NQT

*
Bắt trẻ đồng xanh I

*&
Le Magazine Littéraire Avril 2008
"Kẻ nào toan tính đi gặp thánh nữ [tôn giáo], phải suy tưởng về thơ ca". Yves Bonnefoy

Note: Thảo nào, những dòng văn Gấu viết về BHD cứ như thơ!
*
Niên học cuối của Lan Hương ở bậc trung học bắt đầu bằng những buổi sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ tôi tìm lại Hà Nội, tôi thức giấc sớm, thân thể rét run, bàng hoàng tưởng như đang run rẩy trong một buổi sáng nào đó trong Hà Nội, tưởng như chiến tranh đã hết.
Những ngày ở Sài Gòn

Chỉ có những người vội vã rời bỏ Sài-gòn ngay những ngày đầu, họ đã không kịp sửa soạn cho mình một nỗi nhớ Sài-gòn. Còn những ai ở trong tâm trạng sắp sửa ra đi, đều tập cho quen dần với cơn đau sẽ kéo dài. Đều lựa cho mình một góc đường, một gốc cây, một mái nhà... để cười hay để khóc một mình. Một mẩu đời, một đoạn nhạc, một bóng chiều, một giọt mưa, một sợi nắng... để gọi thầm trong những lúc quá cô đơn. Để mai kia mốt nọ, trên đường tha phương cầu thực, nơi đất khách quê người, những khi ngọn gió heo may bắt đầu thổi, những khi ngồi bó gối bên trời, nhìn lá vàng rơi đầy, lấy tay che thời gian không nổi, hay những đêm tàn nghe bếp lửa réo gọi... sẽ nhâm nhi những cọng cỏ tưởng tượng của quê hương. Ôi,"Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới". Hãy cho tôi thăm lại con phố Bonard, nơi có bót Hàng Ken, chú bé di cư ngày nào ngơ ngác, rụt rè làm quen, tự mình khám phá Sài-gòn. Gần gốc cây chỉ còn trong cậu bé ngày xưa, một người đàn ông đánh đập dã man một người đàn bà. Không quên bài học Công Dân, chú bé chạy vào trong bót. Chú bị ăn bạt tai, cùng những lời sỉ vả, người ta đánh vợ, mắc mớ chi tới mày. Đồ con nít Bắc kỳ di cư, vô đây làm tàng. Ôi bài học đầu tiên khi tìm cách làm quen thành phố, được thời gian gọt giũa trở thành một nốt ruồi son đáng yêu biết là chừng nào trên khuôn mặt cô bé. Trên khuôn mặt Sài-gòn. 

Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó.
Lần Cuối Sài Gòn
*

Cuộc hành trình thi ca của ông khởi đi, tính tới nay là sáu chục năm, từ cuộc cắt đứt với chủ nghĩa siêu thực, bằng đối thoại không đứt đoạn với hội họa, với âm nhạc, và bằng đào bới thi phẩm qua ngả tiểu luận, phê bình. Công cuộc tra vấn, xác tín, giải thích này, liệu cần thiết, do cuộc khủng hoảng thi ca thế kỷ 20?

Bonnefoy: Bạn làm tôi sướng điên lên, vì câu hỏi thứ nhất này đụng tới sự thiết yếu. [Vous me voyez heureux de cette première question, parce qu’elle touche à l’essentiel….]


Lèo nhèo NQL

Gấu có nhớ nhà không?
*
*
Long Vân Tự, Parksé, Lào.
Mặt sau chùa, bên sông Mekong. Trưa nắng Gấu nằm ngủ dưới tượng Quan Công [?].
Thức giấc, lần xuống mé sông, tắm, chờ ngày qua sông, đến trại tị nạn Thái Lan.
Trong khi tắm, Gấu thấy xác người trôi lều bều, lên hỏi Phật, Phật nói, xác mi đó!
&
Gấu Đực & Cái & Nồi bánh trưng Tết
@ Trại tị nạn Thái Lan cc 1990

Đài gương soi đến dấu bèo
Bài đọc thêm: Cái Lỗ Hổng

Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"
Hãy cho qua đi những ngày đã qua. Hãy cùng nhau nhận ra sự quan trọng “cho nhau vì nhau” của chúng ta. Hãy tiếp tục giúp đỡ lẫn nhau, trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, không phải bằng cách quên đi sự can trường được bầy tỏ, hay nỗi bi thương mà ba bề bốn bên cùng gánh chịu, nhưng bằng cách ôm lấy tình hoà giải, và sự can đảm xây dựng một ngày mai tốt đẹp hơn cho con em chúng ta.
Clinton: Diễn văn đọc tại Hà Nội [Blog Tin Văn]

Bạn coi những bức hình ở đây, bức nào của UPI, là do Gấu gửi, bằng phương pháp vô tuyến viễn ảnh, radiophoto.
Dirck Halstead là sếp UPI đầu tiên của Gấu. Anh đến Sài Gòn đúng thời gian phi trường Biên Hòa bị pháo kích, cùng thời gian Bope Hope, danh hề Mẽo, cùng bầy em, "anh tiền tuyến em hậu phương", tới Việt Nam để hát, và diễu cho lính Mẽo nghe. Gấu còn nhớ, báo chí kể, là, Bope Hope, khi nhìn mấy hố pháo kích, [không phải oanh kích, thưa mấy 'bạn hiền' ở Diễn Đàn. Xin coi Oanh kích vs Pháo kích], đã trầm trồ, nơi này làm sân golf thì thật tuyệt!
Phải đến khi Tướng Râu Kẽm trở về quê hương, thì giấc mộng lớn của anh hề Mẽo mới được thực hiện.
Dirck, chủ nhân trang TheDigitalJournalist có lần than thở, chiến tranh VN làm mất tiêu tuổi trẻ của những người như anh. Câu than này còn một ý nghĩa đau xót riêng: Vì chiến tranh VN mà hai vợ chồng anh chia tay.
Mới đây, khi mới liên lạc lại được, hỏi, anh cho biết, tao không có lấy vợ nữa. Chơi bời thì có, nhưng vợ, không, một lần đủ rồi.
*
Người cha ôm xác con hỏi lính VNCH: Tại sao? (1)
(1) Nhân đọc bài trên talawas liên quan tới bức hình trên của Faas. Chú thích cho thấy, đây là binh sĩ VNCH.

Note: Server cho biết, bức hình trên được nhiều người, nhiều website trích dẫn nhất, của Tin Văn.
Thử tưởng tượng anh Mít nào nhìn, mà bầu nhiệt huyết chẳng sôi sục lên, thế là rơi vào cái bẫy của cú ngụy tạo "đầu độc tù Phú Lợi"!
Than ôi, ba triệu người chết vì những cú Lê Văn Tám như vậy đó.
*

Trung là đức tính đầu tiên của những triều đại phong kiến Đông phương đòi hỏi ở thần tử, phải trung với vua. Ngay từ khi nằm nôi, con nít Á Châu đã được học điều này. [Khi nghe tin Stalin chết, đứa trẻ con ngày nào ở trong Tố Hữu sống dậy, và thốt lên, "Tiếng đầu lòng con gọi Stalin", là do đó]. Ngay từ khi còn trẻ, với tôi, trung với vua được thay thế bằng trung với Đảng Cộng Sản. Vào lúc 20 tuổi tôi lao vào cuộc chiến chống Mỹ. Thực tại thực đại làm tôi khám phá ra những trang quá đen tối, đến nỗi tôi lại phải mở ra cuốn tự vựng của mình, để tìm hiểu. Những từ ngữ hiện ra như những xác chết thối rữa, vì không được ướp formol. Tôi bước qua ngả đường nổi loạn.

Khi, vào năm 1991, viên bộ trưởng Nội vụ đến gặp tôi trong nhà tù, ông phải hỏi tôi tại sao dám chống Đảng




Không phải "niềm vui lớn"

Nỗi buồn Istanbul

Vào cuối của một thời gian dài, làn sóng du khách tới Istanbul tìm hứng khởi trở nên thoi thóp, và, bất cứ một du khách nào ghé khách sạn Hilton Hotel là được báo chí địa phương săn sóc tận tình, xin được phỏng vấn, nhà thơ Mỹ gốc Nga, Joseph Brodsky, cho in một bài viết dài trên tờ Người Nữu Ước, nhan đề “Chuyến bay từ Byzantium”. Có thể bị ảnh hưởng bởi một bài viết có tính khôi hài, và có một cái nhìn tàn nhẫn của nhà thơ Auden, khi ông này viếng thăm Băng Đảo, Brodsky bắt đầu bài viết của ông bằng cách kể ra cả lô những lý do khiến ông tới thăm Istanbul (bằng máy bay), như để xin lỗi. Vào thời gian mà tôi ở xa thành phố, như lúc đó, tôi muốn đọc những điều tốt mà người ta viết về nó, giọng điệu chế nhạo của bài viết khiến tôi như bị dội một thùng nước lạnh, tuy nhiên tôi thực là vui khi ông viết, “Ôi từ thuở nào, mọi thứ, mọi chuyện, mọi điều ở đây. Không già, không cổ, ngay cả cổ lỗ sĩ, cũng không, nhưng từ thuở nào!” [How dated everything is here! Not old, ancient, or even old-fashioned, but dated!]. Ông nói đúng quá.