|
Trang thơ
Zagajewski
Tưởng Niệm
Czeslaw Milosz [1911-2004]
Trí Tuệ và Những Bông Hồng
Adam Zagajewski
Lần qua Cali mới rồi,
buổi tối sáng sớm hôm sau
trở về
Xứ Lạnh, Gấu
ngồi uống rượu với mấy ông bạn, thật cũ, có, cũ, có, mới có, thật mới
tinh, có, nhân bàn về thơ, về một nhận xét của DT về TTT: Không có
truyền nhân, một ông nhà thơ cùng ngồi nhậu sửng cồ, không có truyền
nhân thì đã sao? Cần đếch gì truyền nhân!
Gấu này vẫn bị băn khoăn về lời phán của DT đối với cõi thơ TTT, cho
đến khi đọc Milosz, và đọc bài viết tưởng niệm ông, trên.
Thơ TTT có gì giống thơ Milosz, cái mùi vị của nó là từ trí tuệ, chứ
không chỉ là hương hoa hồng.
Bữa hôm sau, trên chuyến máy bay về lại Xứ Lạnh, Gấu ói đến mật xanh
mật vàng.
Vì bữa rượu chăng, Gấu tự hỏi?
*
Trong Native Realm chúng ta thấy có
những chương về lịch sử,
và luôn cả, kinh tế, như thể Milosz muốn nói, tôi sẽ chỉ ra cho bạn
thấy, là,
thơ có thể được làm từ không-thơ [nonpoetry], là, tứ thơ mạnh là nhờ
được nuôi
dưỡng tẩm bổ bởi những thức ăn của trần gian, chứ không phải do chúi
mãi vào
vùng nội tại, cõi riêng tư. Không bay bổng, cũng không “bỏ chạy” như là
Đảng buộc
tội, nhưng thẩm thấu, đó là phương pháp của Milosz. Không thẩm thấu khô
khan
nghèo nàn [sterile], giống như người ta tiêm nước biển ở bệnh viện,
không khách
quan, không bắt chước – người ta làm thì mình cũng làm như vậy. Nhưng
đây là
một phương pháp thẩm thấu cá nhân, và theo một nghĩa nào đó, nó mang
tính đạo
hạnh, tới mức có thể coi đây là một phương pháp tu thân, tu đạo, bởi vì
thơ là
nhắm tới hiểu cái không thể hiểu, một phương pháp tri hành mà tôi muốn
gọi là
“nhân văn, nhân bản” [humanistic], nhưng từ này đã bị người đời quá lạm
dụng ở
trong những sảnh đường đại học, nên nó đã bị tổn thương, hư hại.
Đặc biệt hơn, Milosz nhắm tới
chuyện,
không loại bỏ đối
nghịch, xung đột. Những tài năng kém cỏi hơn thường chọn và phát triển
khuynh
hướng trùm chăn, hay mũ ni che tai, hay sên chui vào vỏ, để trốn tránh
những
luồng gió trái nghịch, những tư tưởng đối đầu, và ở trong túp lều,
trong vỏ sò,
họ sáng tạo những bài thơ nho nhỏ, những tiểu phẩm. Vừa như là một nhà
thơ, vừa
như là một nhà tư tưởng, Milosz can đảm ôm trọn cả một cánh đồng, một
môi
trường để thử nghiệm chính mình, chống lại những kẻ thù, như thể ông tự
nói với
chính ông, ta sẽ sống sót thời của ta, bằng cách nuốt trọn lấy nó, tiêu
huỷ nó
ở trong ta, thẩm thấu nó, coi nó như là một món ăn mầu mỡ, [để nuôi
mình và
nuôi thơ]. Tuy nhiên, những kẻ thù đó, thường xuyên tấn công ông, vào
những lúc
không chờ nhất, chẳng đợi nhất. Và chàng sinh viên ở Đại học Wilno
chẳng thể
nào tưởng tượng ra được, biết bao trở ngại mà anh ta phải hiểu ra, chấp
nhận,
và vượt qua, biết bao lần thấy mình kề cận bên cái chết, sự câm lặng,
và tuyệt
vọng, chán chường…
Trí tuệ và những bông hồng
*
Mới đây thôi, Gấu thấy trên net, một
ông nhà thơ Việt Nam "va chạm" với Milosz, nhưng ông không cho biết,
"nguyên
tác", hoặc, bản tiếng Anh (1), thành thử thật khó nói. Vào cái thời net
như hiện nay, tốt nhất, nên có nguyên bản kèm bản tiếng Việt, như vậy
đỡ va
chạm bậy. Trên Tin Văn, cố làm như vậy, vừa dễ cho bạn đọc, khi cần tra
cứu
nguyên gốc, vừa đỡ cho dịch giả, khi có độc giả chỉ cho biết, bản dịch
chưa
đạt.
(1) "Điều khác biệt giữa những
nhà thơ
Bắc Mỹ và những
nhà thơ Đông Âu và Châu Mỹ La-tinh là những nhà thơ Bắc Mỹ dùng bản
thân như
một nguồn gốc, trong khi những nhà thơ kia dùng bản thân như một dụng
cụ…".
Trích Da Mầu
Câu trên, bị cắt ra khỏi nội dung của nó, thành thử không thể nào mà
hiểu được, và càng thật vô phương, coi nó là "thức ăn của tư tưởng".
Nhà thơ Việt nói trên, biết Milosz qua bản dịch của Diễm Châu, mà ông
này, thú thực, Gấu không dám tin ở tài dịch của ông, ấy là vì ông dịch
đủ thứ thơ, đủ thứ thi sĩ, và dịch nhanh, dịch giỏi, chính những
điều hay điều giỏi của ông làm Gấu nghi ngại.
Bởi vì thơ không dễ dịch, ngay cả việc, hiểu một bài thơ tiếng Việt,
làm bởi
một người Việt.
Nói một cách khác, một khi bạn, Mít, đọc, một bài thơ Mít, mà "cảm" nó,
như vậy là bạn đã "dịch" nó.
Hiểu, có nghĩa là dịch, là vậy!
Theo nghĩa này, Coetzee khuyên, không nên đọc hết, hiểu xong, một bài
thơ, rồi mới bắt tay vào việc dịch. Cứ dịch tới đâu, hiểu tới đó. Nghĩa
của bài thơ từ từ lộ ra, khi được chuyển qua một ngôn ngữ khác. (1)
(1) The translator does not first need to understand
the text
before he translates it. Rather, translating the text becomes part of
the
process of finding - and making - its meaning; translating turns out
to be
only a more intense and more demanding form of what we do whenever we
read.
Coetzee: Rainer Maria
Rilke, in “Stranger
Shores”.
Gấu biết đến Milosz và
một
số nhà văn
bỏ chạy thiên đàng
khác, thí dụ Manea, là qua tờ
Partisan Review. Đây là những nhà văn nhà
thơ mà
dân Mít cần đọc, và Gấu tự hỏi, tại sao không có một tay nào như họ, ở
trong
đám những ông Yankee mũi tẹt bỏ chạy thiên đàng, và liệu đây
có phải là lý do đất nước Mít
của chúng
ta thật khó rũ bỏ nọc độc Mác xít? (1)
(1) Kinh nghiệm của Milosz, khi
sống dưới chế độ CS, thật quá quí báu
cho chúng ta. Không chỉ riêng ông, mà còn của vài người như ông, thí dụ
Manea.
Ông rất buồn, khi nghĩ rằng, ta được người đời biết đến, chỉ như là tác
giả, của cuốn Cái đầu bị cùm!
Thí dụ, kinh nghiệm sau đây, của ông, mà chẳng thú
sao?
January 9, 1988
Two days ago I saw Bertolucci's film The Last Emperor.
It is about the beneficent influence of prison
pedagogy, which, after ten years of brain-washing, is capable of
transforming
even a
former emperor and collaborator with the Japanese into an honorable
citizen. A
hymn in praise
of ispravitel'notrudovye lageri
[Russian for "corrective labor camps"] in their Chinese incarnation. I
remember the film A Path into Life
about the superb pedagogues of the NKVD. But the American public,
enchanted by
the of the stage sets, does not even notice the thesis that is being
served up
to it and assimilates only the information that the Japanese were
naughty and the
collaborators were punished humanely (gumanno).
Milosz: A year of
the
hunter
*
Ui chao, Gấu đọc, và lại nhớ tới những bài tự kiểm nổi
tiếng của mấy ông sĩ quan cải tạo, vinh danh nhà nước ta!
Và nhớ, những ngày làm báo Cách Mạng của chính Gấu, thời gian ở công
trường cải tạo Đỗ Hòa!
Thú thực, đó là những ngày tuyệt vời nhất, trong đời Gấu!
*
Như đã từng kể, hồi nhỏ, nhà nghèo, mỗi lần được người lớn cho ăn một
miếng thịt, thằng cu Bắc Kỳ Gấu không dám ăn liền, mà giấu xuống đáy
bát cơm, để dành, tới giờ chót, tàn bữa ăn tuyệt vời, thì mới mang nó
ra để mà nhâm nhi, thưởng thức cái mùi thịt. Kinh nghiệm này, Gấu
nghiệm
ra, không chỉ ở Gấu, mà còn ở bà nội của Gấu. Vào những ngày Gấu còn
bé, Bà đã ao uớc giùm cho Gấu, khi nào mày được 15 tuổi, mỗi lần giỗ
lớn
của dòng họ Nguyễn, là mày có phần thịt đấy cháu ạ. Trước khi chết, Bà
của Gấu chỉ mong, giá mà có bát phở Trung Hà mà ăn rồi chết, thì thật
là tuyệt, tuyệt!
Thành thử cái ông tiến sĩ kinh tế gì đó, phán, Ngụy tham nhũng gấp 10
lần Cách Mạng, là không hiểu tới tận gốc vấn đề tham nhũng của đám
Yankee mũi tẹt.
Trong cái vụ vơ vét chiến lợi phẩm, tiềm ẩn ở trong đó, có giấc
mơ của bà nội của Gấu!
Ui chao biết bao giờ mới tàn bữa ăn tuyệt vời ăn cướp Miền Nam!
*
Ui chao, biết đến kiếp nào, mới quên được, món ăn đầu tiên được BHD
gắp cho! (1)
*
Căn nhà gỗ, vách ván, nền tráng xi
măng, mái thấp, đứng ở ngoài hiên, hơi kiễng chân có thể lùa tay dọc
theo con máng, lùa mớ lá khô, rồi sau đó, lấy rẻ ướt vét sạch lớp bụi
cát do những chuyến xe đò chạy trên đường lộ lùa tới, lưu cữu dưới lòng
máng sâu, mùi xăng nhớt lẫn trong luồng hơi nóng bị vách ván cùng những
cánh cửa sổ đóng kín, ngăn chặn, quanh quẩn trong hiên, đánh thức những
giấc ngủ trưa chập chờn, bài hoải trên chiếc ghế bố ở cuối hiên, đánh
thức luôn những xúc động nhỏ nhặt, những ước muốn mơ hồ, không rõ
rệt... Một lần giở một khúc máng gỉ nát tính sửa chữa, tình cờ tìm lại
được cả một tập thư tình viết cho L.H. Những bức thư tình viết đầu tiên
trong đời, trong đêm khuya, dưới ánh đèn lén lút chiếu sáng vừa đủ
trang giấy, lo sợ, không phải ánh sáng đèn, nhưng mà là những xúc động
rồn rập (nhiều lúc làm nghẹt thở), làm mọi người thức giấc; càng về
khuya, chữ càng thêm nặng nề, nhưng vẫn không thể nói hết, thỉnh thoảng
viết được một vài điều thật cảm động, (những kể lể sướt mướt, những lời
nói họa hoằn của nàng vẫn còn đọng lại, tiếng cười, cử chỉ của nàng khi
vẫy tay từ giã, hẹn kỳ hè tới sẽ gặp lại...), vội vã tắt đèn, ngồi yên
lặng trong bóng tối, sợ hãi chính nỗi xúc động của mình, chúng có thể
gây nên những tiếng động lịch kịch như tiếng bàn ghế di chuyển, làm
ngọn đèn cháy sáng trở lại, nỗi xúc động giống như nỗi cô đợn nhiều khi
đột nhiên thái quá, làm ngây ngất, khó chịu. Những bức thư viết nhưng
không bao giờ gửi, không phải sự sợ hãi, không phải quá rụt rè khi gặp
nàng, nhưng mỗi lần tính đưa, thì một cử chỉ vô tình của nàng làm khựng
lại, ngay chính người đưa thư cũng nhận ra sự vô ích, thừa thãi, nhưng
tại sao vẫn.... Tưởng tượng nếu nàng đọc những bức thư đó, có cảm giác
chết cứng vì tủi hổ, nỗi cô đơn đột nhiên bị tước đoạt, cảm giác trần
truồng trước mặt nàng, trước người khác... Những bức thư được giấu kỹ
trong đống sách vở, ở dưới đệm giường, ở dưới lòng máng, chỗ an toàn
nhất không sợ chị Thu lục lọi ngăn kéo hộc bàn tìm mẩu viết chì, thỏi
gôm, lật những cuốn tập, vô tình thấy, tò mò đọc, chắc chắn sẽ cười
cợt, chế giễu, nhưng có thể sẽ thương hại; xấp giấy được giấu kỹ như
những món quà, bánh được ba má chia đều cho hai chị em, thường để dành,
tìm chỗ cất giấu, nhiều khi mải chơi, quên luôn, khi nhớ tìm lại, kiến
bu quanh, hoặc chuột đã tha đi đâu mất tích, xấp giấy nay cũng bị gián
nhấm tả tơi, chữ thiếu hụt, chỗ còn mất, nước mưa làm nhiều chỗ trở nên
trắng bệch, mất cả buổi sáng tìm cách vá víu, chắp nối, nhưng không
thể, quá khứ...
Mùa Hè Miền Nam
(1) Đang nhớ em đến phát khùng, đọc mấy dòng này, muốn khùng thực:
Mưa Đèo Ngang
Đèo Ngang, mưa. Loay hoay bên Hoành Sơn Quan, tự hỏi, ngày
trước đứng ở đâu mà Bà Huyện có thể nhìn thấy mấy ngôi nhà và những chú
tiều.
Cơn mưa do đợt gió mùa cuối cùng đưa về khiến cho những ngọn gió tháng
Tư trở
nên mềm mại. Nhưng, phải xuống đèo mới thấy, những gì mà nó mang lại
còn ý
nghĩa hơn nhiều.
Chiều, như khói, lam phủ những cánh đồng. Lúa lầm lũi rảo
tận chân núi hoặc trải kín tới những rặng tre. Tự dưng liên tưởng tới
mười năm
trước, trên đường 5, cùng với Vinh, một designer, đi xuống Hải Phòng,
giúp anh
kiếm nhà của người yêu cũ. Giữa thập niên 80, từ Hội An, Vinh vượt
biên, mấy chục
ngày lạc đường lênh đênh trên biển, chứng kiến những ánh mắt hoảng hốt
của
những người sắp chết lo sợ những người còn lại sẽ cố giữ mạng sống bằng
cách ăn
thịt mình. Thế nhưng, Vinh đã sống 4 năm vô vọng trong trại tị nạn Hồng
Kông.
Cao uỷ tị nạn LHQ khi ấy, thay vì tìm một nước thứ ba cho những người
vượt biên
định cư, cố gắng đưa Vinh về nước.
Ở Hồng Kông Vinh quen một cô gái người Hải Phòng. Họ yêu
nhau nhưng cảm thấy tuyệt vọng nếu như cuộc vượt biển đầy chết chóc của
họ bất
thành. Vinh trở về, chấp nhận để cho người yêu nhận lời bảo lãnh từ một
người
đàn ông khác. Cuộc sống đưa đẩy, mãi tới năm ấy nhân nhận lời làm một
tờ báo
cùng tôi, Vinh mới có dịp, lần đầu tiên ra Bắc. Trong buổi chiều đầu
tiên ra Hà
Nội, Vinh có nguyện vọng xuống Hải Phòng. Tôi đã sử dụng tất cả các mối
quen
biết, thế nhưng, không làm sao giúp Vinh kiếm được nhà của cô gái ấy.
Trên đường trở về, tôi một bên, Vinh một bên, cả hai nhìn ra
ngoài cửa xe. Những cánh đồng dọc theo đường 5 chiều ấy cũng như ảo.
Thỉnh
thoảng, những đụn khói lặng lẽ loang ra từ những khóm đốt đồng. Tôi
không nỡ
nhìn vào mặt Vinh, không nỡ hỏi. Tự dưng, có cái gì đó, dâng lên ở bên
trong,
căng căng, nghèn nghẹn. Có lẽ đấy là một cảm giác chia sẻ. Có lẽ, khi
ấy tôi
cũng nghĩ tới người phụ nữ mà tôi đang yêu. Cảm giác nghèn nghẹn cũng
từng xuất
hiện mỗi khi điện thoại không kiếm được em. Và, nhớ da diết mỗi khi em
sơ ý trở
mình dịch xa tôi một chút.
Những cánh đồng ôm sát bìa làng đã từng nuôi nấng những cảm
giác của tôi. Năm 16 tuổi, tôi vẫn rảo chân bên những rìa làng để gặp
một cô
gái học dưới tôi một lớp. Sáng, tới trường cùng nhau. Trưa, trở về cùng
nhau.
Mà, vẫn nhớ không thể nào chịu nổi. Chiều, vẫn tìm cách vượt một quãng
đồng nhỏ
chạy tới nhà em. Em biết. Em ngồi nhặt rau, xích ra bậc cửa một chút
cho tôi
nhìn thấy. Ngày nào em không nhặt rau, trong tôi, lại có cái gì đó dâng
lên,
gần như nghẹt thở.
Cử chỉ mà tôi vẫn cho là sự dâng hiến của em cho tuổi 16 của
tôi là những ngón tay mảnh mai, dịu dàng, một lần duy nhất, đưa lên mở
chiếc
cúc áo sơ mi trên cùng vốn vẫn được tôi cài kín và nói rất nhỏ: “Như
thế này,
nom cậu nghiêm quá”. Cho tới tận bây giờ, áo tôi mặc vẫn hay cài kín.
Chỉ thỉnh
thoảng, bất giác, tự đưa tay mở chiếc cúc trên cùng. Rất lạ là vẫn thấy
nghẹn
nơi lồng ngực.
Blog Osin
30.4.2008:
Người xa vắng biết đâu nấm nhà
buồn?
Nhân
đọc bút ký chính trị của Nguyễn Khải
Tôi làm sử kinh tế, có
đầy
đủ số liệu chứng minh, họ chịu.
Nguồn
Cái
này, chỉ một mình ông
phán, một mình ông nghe.
Ông làm sử kinh tế? Cái món
này nghe cũng mới đấy. Từ hồi nào? Trước đây, hay là sau này?
Và bộ cứ làm sử kinh tế là có
đủ số liệu chứng minh? Ông lấy ở đâu ra vậy? Hay là cái đám tham nhũng
Miền Nam
ngày nào, mỗi lần bán thuốc Tây cho VC là phải thông báo cho ông?
Nếu đúng như thế, ông còn
bảnh hơn cả Phạm Xuân Ẩn.
Nổ vừa vừa thôi, cha nội!
Ẩn câm như hến, vậy mà chết
còn khó đi, nổ kiểu này, sợ hết đi luôn!
*
Tính hài hước là cái thứ mà
người cộng sản ghét nhất vì nó có thể biến mọi chuyện thiêng liêng
thành trò
cười. Một học thuyết không thể chứng minh sự đúng đắn của nó trong thực
tiễn
thì trước sau sẽ biến thành tôn giáo. Vì tôn giáo là niềm tin, là thói
quen, là
tập quán, là vâng phục, là ở thế giới này chỉ có một chân lý, ngờ vực
nó, đặt
quá nhiều câu hỏi về nó chỉ là kẻ phản đồ, phải bị trục xuất khỏi cộng
đồng,
phải bị cách ly, bị ngồi tù để tránh mọi sự truyền nhiễm có thể.
Nguyễn Khải: Bút ký chính trị
*
Cái sự người CS ghét hài
hước, Kundera đã từng chỉ ra. Những gì ông viết đều xoáy vào đề tài
này. Người
CS ghét nhất nó, chắc chắn, nhưng không "chỉ vì nó có thể....", mà
còn là vì, đây là hiện đại tính, vẫn theo Kundera:
Kundera
coi tiểu thuyết là
sản phẩm của Âu châu. Và nó là một cuộc hôn nhân giữa sự không-nghiêm
trọng và
chuyện chết người. Chúng ta sẽ cùng với ông chứng kiến một cảnh trong
"Cuốn Sách Thứ Tư" của Rabelais. Giữa biển cả, chiếc thuyền của
Pantagruel gặp một con tầu chở cừu của mấy người lái buôn. Một người
trong bọn
thấy Panurge mặc quần không túi, cặp kiếng gắn lên nón, đã lên tiếng
chế riễu,
gọi là anh chàng mọc sừng. Panurge lập tức trả miếng: anh mua một con
cừu, rồi
ném nó xuống biển. Vốn có thói quen làm theo con đầu đàn, những con kia
cứ thế
nhào xuống nước. Bọn lái buôn hoảng hốt, cố níu lại, và bị kéo theo, vì
quá
tiếc của. Panurge cầm cây chèo xua ra xa mỗi lần họ cố bám vào thuyền,
trong
khi rao giảng về những sự khổ đau của cõi này, so với hạnh phúc đời đời
ở nơi
họ sắp tới. Câu chuyện không thực, vô lý, không thể xẩy ra; nhưng liệu
có một
bài học đạo đức từ đó? Phải chăng Rabelais muốn tố cáo sự thô lỗ, tính
bủn xỉn,
keo kiệt của những người lái buôn, và cách trừng phạt họ, của anh, làm
chúng ta
hài lòng? Hay là ông muốn chúng ta phải phẫn nộ, vì sự độc ác của
Panurge? Hay
là tác giả muốn "phỉ báng" tôn giáo? Chúng ta tha hồ đoán, nhưng mỗi
câu hỏi là một cái bẫy.
Octavio Paz nói: "Không
có diễu cợt, trong Homer hay Virgil; Arosto có vẻ như đã thấp thoáng
nhận ra,
nhưng phải tới Cervantes nó mới định hình... Diễu cợt là phát kiến lớn
lao nhất
của tinh thần hiện đại". Cần phải nhấn mạnh, đây là ý tưởng cơ bản:
Diễu
cợt không phải là một lề thói cư xử (practice), của cổ nhân. Rằng diễu
cợt
(humor) không phải là tiếng cười (laughter), sự nhạo báng (mockery),
châm biếm
(satire), nhưng là một thể loại đặc biệt của "tếu" (comic); Paz nói,
"tếu" đụng tới đâu là làm cho mọi chuyện trở nên hàm hồ tới đó. Những
người chẳng cảm thấy "tếu", về cảnh tượng Panurge rao giảng cõi sau
hạnh phúc, trong khi dìm những người lái buôn xuống biển, họ sẽ chẳng
hiểu một
tí gì về nghệ thuật tiểu thuyết.
Những
đứa con của tiểu thuyết
Một học
thuyết không thể
chứng minh sự đúng đắn của nó trong thực tiễn thì trước sau sẽ biến
thành tôn
giáo. Vì tôn giáo là niềm tin, là thói quen, là tập quán, là vâng phục,
là ở
thế giới này chỉ có một chân lý, ngờ vực nó, đặt quá nhiều câu hỏi về
nó chỉ là
kẻ phản đồ, phải bị trục xuất khỏi cộng đồng, phải bị cách ly, bị ngồi
tù để
tránh mọi sự truyền nhiễm có thể.
NK
Những lèm bèm, như trên, của
Nguyễn Khải nhảm, đại nhảm.
Lạ, là ông khởi nghiệp văn,
bằng cú đánh thẳng vào "hang ổ" của Ky Tô giáo, ở Miền Bắc, là vùng
Quỳnh Lưu, Phát Diệm, nếu Gấu nhớ không lầm.
Russia's iron-willed leader has rebuilt his country
as a
great power-and an irritant to the West
By
Madeleine Albright
I HAVE
FRIENDS WHO PREDICT
THAT VLADIMIR PUTIN WILL FIND HIS NEW POSITION AS RUSSIAN PRIME
MINister a
comedown after eight years as President. I doubt it. Putin is more
likely to
define his job than be defined by it. After our first meetings, in 1999
and
2000, I described him in my journal as "shrewd, confident, hardworking,
patriotic, and ingratiating." In the years since, he has become more
confident and-to Westerners decidedly less ingratiating.
Some
believe Putin's KGB
background explains everything, but his allegiance to the KGB is in
turn
explained by his intense nationalism-which accounts for his popularity
in Russia.
Timing
matters in history, and Putin has had the benefit of high oil prices
and the
contrast with his predecessor, Boris Yeltsin. His vision of Russia
is that
of a great power in the old-fashioned European sense. Such powers have
spheres
of influence and subjugate lesser powers. At home, they celebrate
national
traditions and prize collective glory, not individual freedom.
Tolstoy
described the 19th
century count Mikhail Speransky as a "rigorous-minded man of immense
intelligence, who through his energy ... had come to power and used it
solely
for the good of Russia."
What one found disconcerting, though, "was Speransky's cold,
mirror-like
gaze, which let no one penetrate to his soul [and) a too-great contempt
for
people." It is possible to love the idea of a nation without caring too
much for its citizens.
It is
unlikely that Putin,
55, will wear out his welcome at home anytime soon, as he has nearly
done with
many democracies abroad. In the meantime, he will remain an irritant to
NATO, a
source of division within Europe and
yet
another reason for the West to reduce its reliance on fossil fuels.
Albright
is a former U.S.
Secretary of State
*
Time ra
số đặc biệt 100 tay
ảnh hưởng nhất trên thế giới. Đứng đầu là Đức Phật Sống, thứ tới Nga
Hoàng Đỏ,
Putin, mỗi người được viết bởi một chuyên gia rất rành về người mình
viết về.
Bài
viết về Dalai Lama, dưới đây, có
những câu thật thú: "Hàng triệu người nhìn về Ngài, cầu niềm hứng khởi.
Nhưng Ngài nhìn về ai?"
Hay câu
này, của Dalai Lama:
"Tôi không không thích người Trung Quốc, chỉ không thích những hành
động
của họ" [I don't dislike the Chinese, only their actions].
Dalai Lama.
Tibet's beacon of peace maintains a calm
compassion-even as Beijing cracks down on his people
By
Deepak Chopra
MILLIONS OF PEOPLE TURN TO THE DALAI LAMA for inspiration, but to whom
does he turn? He and his people have struggled all their lives with the
audacity of hopelessness. Oppression and exile are their daily bread.
Yet the Dalai Lama, 72, remains calm in the face of cruelty. What does
he think of the human race? "We are the superior species on Earth but
also the biggest troubleemakers," he once told me.
China's rulers aren't like the British masters of colonial India, and
the Dalai Lama's Gandhiesque nonviolent struggle won't give them
twinges of conscience, leading to Tibet's freedom. If anything, Beijing
has grown more ruthless in suppressing Tiibetan aspirations, as we've
seen this Olympic year. And yet he has found a way to think kindly of
those who oppress his people and vilify his name. I found him unwilling
to show any harshness. He said to me, "I don't dislike the Chinese,
only their actions."
To me, the most mystical thing about him is also the most ordinary: the
Dalai Lama is happy. He's happy in the midst of chaos and turmoil. The
most inspiring thing he ever told me was to ignore all organized faiths
and keep to the road of higher con· sciousness. "Without relying on
religion, we look to common sense, common experience and the find· ings
of science for understanding," he said. I do the same thing, but I
still marvel at this model of calm and compassion. I'm sure
neuroscientists would love to know what's going on inside that brain.
To whom, then, does the Dalai Lama turn for inspiration? It's not a
person but a place-beyond I and thou, beyond self and nonself. The
wonder isn't that such a place can be found. The wonder is that one man
makes it look so easy.
*
Chopra, who has met the Dalai Lama several times, is auuthor of more
than 50 books on spirituality and medicine.
*
Gấu, mô
phỏng Ngài, phán:
Gấu
không không thích Yankee
mũt tẹt, chỉ không thích một tên Yankee mũi tẹt: Gấu!
"Điều
thần bí nhất ở Ngài, cũng là điều bình thường nhất: Ngài hạnh phúc!"
Tuyệt!
Nhưng, bất giác, Gấu nhớ đến câu của Gấu, viết về cô bạn, từ trước
1975, đúng những ngày Mậu Thân:
Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại
Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn
bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng
với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn
bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành
phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu
thương cô bạn (một cách bình thường, giản dị) như thế nào cho cân xứng
với cuộc sống thảm thương như vậy...
Ui choa, bình thường thì có,
nhưng không có hạnh phúc!
*
Trong những kỳ tới, Gấu
sẽ nhẩn nha đi vài đường giới thiệu một số trong 100 danh nhân kể trên.
Trong bài viết của Roddick, cao thủ tennis, về Andre Agassi, có trích
câu của Ashe, đều là cao thủ tennis:
Từ cái mà chúng ta có được, chúng ta sống nhờ nó; tuy nhiên, điều mà
chúng ta cho đi, làm nên một cuộc đời.
From what we get, we can make a living; what we give, however,
makes a life.
Khi đàn em Roddick hỏi đàn anh, điều đàn anh ân hận là gì, đàn em nghĩ,
đàn anh sẽ ban cho một lời vàng ngọc về nghệ thuật chơi tennis, không
ngờ đàn anh buồn rầu than, giá mà tớ thành lập cái hội giúp đỡ trẻ em
(1) sớm hơn một tị thì hay biết mấy!
(1) Andre Agassi College Preparation Academy, a school for
disadvantaged children in Las Vegas.
Không có ông hay bà nhà văn nào trong số 100 người do Time chọn.
|