|
The
lost life of things
Cuộc đời mất đi của những sự vật.
Chỗ đứng của Sebald, trong truyền thống kể chuyện và làm ra sách, trong
đó,
những đồ vật được tạo ra, như là những chứng tích.
Marina Warner
At one
point in W. G.
Sebald's last novel, the eponymous Austerlitz
asks, "In what way do objects immersed in time differ from those left
untouched by it?". Sebald finds his answer by reconnecting such things
immersed in time to people who have been lost to time and oblivion,
especially
to people drowned by history. Personal memories have been obliterated,
and with
their loss they have themselves slipped the moorings of our
consciousness. Unrecounted, a
posthumously published
book of small poems, responds to the photo-realism of his artist friend
Ian
Peter Tripp. Here Sebald writes,
What matters in Tripp's still
lifes is ... the autonomous existence of things to which, like blindly
furious
working animals, we stand in a dependent and subordinate relationship.
Because
(in principle) things outlast us, they know more about us than we know
about
them: they carry the experiences they have had with us inside them and
are - in
fact - the book of our history opened before us.
TLS
July 11, 2008
*
Đây là bản viết, edited version, bài diễn văn về Sebald, được đọc trong
buổi trao giải thưởng của TLS về dịch thuật, năm vừa qua. Toàn bản văn
sẽ được xb vào cuối tháng này, July, 2008, dưới nhan đề "Những từ
khác", Other Words.
Marina Warner nhìn ra sự tương đồng giữa Sebald và Simone Weil, khi
Weil cho rằng, chính sức mạnh đã biến con người thành sự vật, the
force that turns anybody who is subjected to it into a thing.
Chingiz
Aitmatov
A Kyrgyz writer, his
books
were translated into 150 languages
Mark
Yoffe
Tuesday
July 15, 2008
The
Guardian
Chingiz
Aitmatov,
nhà văn Kyrgyz, mất,
thọ 79 tuổi, là người đại diện bảnh nhất của quốc gia thảo nguyên và
núi đồi, dân cư 5 triệu, ở ngay trái tim Trung Á, vốn là một xứ cộng
hòa Xô Viết cho tới năm 1991. Thành thạo môn song thủ hổ bác
[Song ngữ và song văn hóa], Aitmatov viết tản văn và kịch,
bằng cả hai thứ tiếng, bản địa và tiếng Nga, và được dịch qua hơn 150
ngôn ngữ. Được báo chí Liên Xô mô tả, như nhà văn của “chủ nghĩa xã hội
thần kỳ”, ông
là một cao thủ trong việc hoà nhập những yếu tố dân gian trong những
chuyện cổ, cùng chất sử thi của xứ sở quê hương của ông với chủ nghĩa
hiện thực truyền thống
của Nga.
Russian revelations
Guy
Dammann talks to Orlando
Figes, whose fifth book, The
Whisperers: Private Life under Stalin's Russia, is a
favourite for tomorrow's Samuel Johnson prize
Những kẻ nói thầm: Đời sống riêng tư dưới
thời Xì Ta Lin có thể ẵm giải thưởng
Samuel Johnson (1)
Trại viết Suối Hoa
Blog
NQL trên Tin Văn
Lèo
nhèo NQL
*
Đọc
NQL viết về Bác, Gấu lại
nhớ ông bạn thi sĩ mới gặp lại ở nơi xứ người. Ông cho biết hiện nay,
“đề tài” Bác đi vào
văn học dân gian và không còn là một cấm kỵ. Sau
những "D.M. thằng BH", "Con ở [Ô sin] Miền Nam ra thăm Lăng Bác", “Ôi
chà chà coi cái thằng Bác diễn ngu chưa kìa”,
có vẻ như đây là cái “chết tự nhiên”của "kỳ lân" chăng?
Hồi ở nông trường
lao động cải
tạo Đỗ Hải, Nhà Bè, Gấu sống sót bằng cách kể chuyện tiếu lâm. Danh nổi
như cồn.
Hễ trại viên nào có thăm nuôi, là buổi tối hôm đó, Gấu được mời làm
khách danh dự.
*
Note: Bài trên đã được delete ở nguyên gốc.
Sorry, if any inconvenience!
NQT
*
Nguyễn quang
Lập (đứng dậy, chống hai tay vào hông cho đỡ nóng): Tôi muốn hỏi lại,
các anh đã bị đưa ra khỏi Hội Nhà Văn ba năm, sau đó thành ba mươi năm.
Tại sao khi người ta yêu cầu các anh viết đơn để được vào lại, thì các
anh lại viết?
Trần Dần: Lúc ấy tôi thật khó xử. Nếu theo mạch của tôi, thì tôi ghi
vào phản-nhật-ký, là đốt hết và chết luôn, như nhà sư tự thiêu. Nhưng
nghĩ lại, mình tuổi già đã hết cái máu ấy rồi. Sáu mươi ba tuổi, nếu
được hoạt động hai năm nữa cũng quý rồi, cố mà ra khỏi đó. Nhưng tôi
biết, phục hồi thì cũng vô thưởng vô phạt, chỉ là hình thức thôi. Sau
đó nhiều người chất vấn tôi mà tôi không trả lời được. Như thế quả là
hèn thực. Ðáng lẽ là một Silence de la mort. Ðó là cách trả lời mini
nhất.
(Tan cuộc, nhìn lại đã gần mười hai giờ khuya.)
Trần Dần (chống gậy khập khiễng ra cổng, lầu bầu): Lại mất ngủ!
Bến Ngự đêm 14-5-1988
*
NQL viết, là tiếp tục công việc của Trần Dần, như ý câu trên suy ra?
Nhưng cái vụ tự đục mấy bài, như bài về Bác, thì hơi bị yếu.
Lạ, là bị đục rồi, còn có người lôi từ đống rác Google ra, để tố!
Gấu
có nhớ nhà không?
Nhớ
lại hồi mới đầu
quân cho “ta
là gì”, bị đòn hội chợ, cũng có một số người viết, hay độc giả, thương
hại, đỡ đòn
giùm, bà chủ quán mắng, già rồi hả, hay là hiền quá? Tui khác anh, tui
ham
vui.
Ui
chao hiền quá!
Gấu,
khi ra được ngoài này, đã
tự hứa, sẽ chẳng bao giờ vướng vào chốn giang hồ, vậy mà đâu có yên
thân!
*
Trong những người viết cho ta là gì, suýt nữa sinh mệnh chính trị tiêu
táng thòng, là bạn văn VC của Gấu, PXN. Lạ, là khi có một đám
tang một ông nhà văn nhà thơ VC, chính bạn ta là người đại diện ta là
gì khệ nệ khiêng vòng hoa đi viếng tang!
Khó hiểu thật.
Hay là đánh thương, không phải đánh thiệt!
Càng được bị đánh, càng xúm lại, viết cho ta là gì?
Thời gian đám bạn bè nhà văn VC của Gấu còn dám meo miếc cho Gấu, sau
này cạch, Gấu một lần meo hỏi thăm, một ông trả lời, vưỡn bình thường,
trừ PXN, đang bị làm thịt, nhưng chuyện này thì chắc anh rành hơn tụi
tui!
Ra ý, anh cũng đã từng bị làm thịt mà!
*
Lần xẩy ra sự cố Hoặc Ngữ, Gấu đang đàn đúm với đám bạn văn VC ở Hà
Nội. Không, Gấu đã vô Sài Gòn rồi.
Gấu Cái phôn, chọc quê, sao đau không? Vậy mà tui lại sợ anh dzề, bị VC
làm thịt!
Lần bị tra hỏi, có mấy NQT, mới dzui!
Nhưng cũng đau!
Mỗi lần là mỗi lần phải cho qua máy soi!
Một chai vang đã cạn. Tôi lấy
trong bọc ra cuốn sách tập hợp một số bài viết gần đây, tất cả đã xuất
hiện ở
các website hải ngoại, được đặt cho một cái tên chung : Tưởng nhớ một
người anh
em, phổ biến trong nước như một tài liệu chuyền tay và ký tên tặng ông.
Lật qua
vài trang, ông bỗng hỏi tôi một câu mà từ khi biết ông tôi thấy ít khi
nào ông
hỏi : “ Nghe nói Lữ Phương nghiên cứu nhiều về chủ nghĩa Mác phải không
? ”.
Mặt đã hơi bừng bừng một chút, tôi đã nói với ông những lời bỗ bã sau
đây: “
Anh Sáu biết tại sao tôi quan tâm đến chủ nghĩa Mác như vậy không? Đó
là do tôi
nghe lời ông Đồng và ông Duẩn, hai ông này luôn khuyên nhủ cán bộ phải
học tập
chủ nghĩa Mác vì không hiểu chủ nghĩa Mác thì không thể xây dựng thành
công chủ
nghĩa xã hội. Nghe lời hai ông đó, tôi đã quay mặt vào tường trong suốt
10 năm
để tìm hiểu ; anh có biết sau đó tôi đã kết luận như thế nào không ? ”.
Ông
nhướng mắt lên và hỏi : “ Sao ? ” Tôi nhớ đã trả lời ông một cách tỉnh
queo câu
sau đây: Tôi nói hai cha nội đó chẳng biết Mác là con mẹ gì hết ! Không
tưởng
tượng được, sau khi nghe câu nói báng bổ đó của tôi, ông đã cười phá
lên, thoải
mái như chưa bao giờ thoải mái đến như vậy ! Không biết có đúng hay không,
nhưng cái bí mật về chủ nghĩa Mác-Lênin mà không khi nào nói đến khi
gặp tôi,
dường như đã bộc lộ qua những tiếng cười của ông hôm đó.
Lữ Phương [Diễn đàn Forum]
Note: Câu in nghiêng không rõ
nghĩa. NQT
Thú thực, bỏ ra 10 năm nghiên
cứu, rồi phán như vậy về mấy ông Đồng ông Duẩn, thì quả là uổng cả 10
năm.
Thứ nhất, cái sự hiểu của hai
ông, nếu có, sẽ khác hẳn cái sự hiểu của ông Lữ Phương.
Thứ nhì, có quá nhiều cách
hiểu Marx, và Marxism.
Riêng Marx không thôi, đã có
mấy ông, già trẻ khác nhau.
Chủ nghĩa Mác, lại càng có
nhiều! Lại còn Mác-Hiện sinh, Mác-Phân tâm học, Mác cơ cấu... và
Mác học.
Chưa kể Mác giả tưởng: Althusser, trong lúc ngắc ngoải, sắp đi, còn
than, ui chao, tụi mình phịa ra cả một chủ nghĩa Mác xít chẳng hề có!
Lại còn trình độ, góc đọc, vị
trí.. của người đọc Marxism. Dân học
triết sẽ chỉ coi ông như một triết gia. Dấn thân như LP, lại coi ông là
đồng
chí, đồng hành, sư phụ…
Nhè một ông học lớp 1 để nói
về Marxism, rồi cái bí mật của nó nữa, thì nhảm quá!
Vì câu văn không rõ, thành
thử không hiểu LP định nói đến, Bí mật của vô sản là cái chết của tư
bản, của
Marx?
*
Đọc toàn bài viết, vẫn có
cùng cảm giác, như khi đọc Nguyễn Khải. Cũng một cách tự sướng, trước
khi lìa
đời. Tôi đâu có thèm đến với Sáu Dân! Chính Sáu Dân cho vời tôi tới gặp
ổng!
Ngay cả sự thực như vậy, cũng
đếch thèm nói ra, thế mới bảnh chứ!
Bỗng nhớ đến triết gia NHL.
Sao không viết bài này, trước
khi Sáu Dân ngỏm?
Thảo nào, Brodsky phán:
Đọc bất cứ bài tưởng niệm,
thật dễ ngửi ra, mùi hạnh phúc của thằng đang sống, “ngậm ngùi nhớ
thương"
thằng đã chết! (1)
(1) As a theme,
death is a
good litmus test for a poet's ethics. The "in memoriam" genre is
frequently used to exercise self-pity or for metaphysical trips that
denote the
subconscious superiority of survivor over victim, of majority (of the
alive)
over minority (of the dead).
Brodsky
giới thiệu thơ
Akhmatova
Thằng
đang còn sống, viết về
những giây phút anh ta "bỗ bã" với thằng đã chết, và qua thằng này,
với lịch sử, lại càng tởm!
*
Có
vẻ như cả đám khốn nạn
này, đều vô cảm, trước những nỗi đau của toàn dân Mít, sau 1975.
Trong
những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong
tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo
đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi
cái phần đời đó mới đáng kể. Tôi đọc lại Nabokov và lần ra sợi dây máu
mủ, ruột thịt giữa tác giả-nhà văn lưu vong-con vật đáng thương-nàng
nymphette tinh quái. Đọc Koestler để hiểu rằng, tuổi trẻ của tôi và của
bao lớp trẻ sau này, đều bị trù yểm, bởi một ngày mai có riêng một con
quỷ của chính nó: Miền Bắc, Hà-nội.
NQT: Lần Cuối Sài Gòn
Gautier và những cuộc tản bộ
buồn Istanbul
Gautier, nhà văn, ký
giả, nhà
thơ, nhà dịch thuật, và tiểu thuyết gia, là bạn trung học của Nerval.
Hai người
trải qua thời trai trẻ cùng với nhau, cả hai đều mê chủ nghĩa lãng mạn
của
Victor Hugo, và có một dạo, họ ở rất cận kề với nhau, ở Paris, và chẳng
bao giờ
có chuyện sứt mẻ. Một vài ngày trước khi tự tử, Nerval đi thăm bạn, và
khi
Nerval tự treo mình lên một cái cột đèn đường, Gautier viết một bài
tưởng niệm
cảm động, theo dòng “đi tìm một linh hồn”, về người bạn đã mất của mình.
Hai
năm trước, năm 1852,
(chín năm sau chuyến đi và đúng một trăm năm trước khi tôi ra đời),
những biến
động - sau này khiến Nga xô đối nghịch
với Anh, đem nước Pháp đến gần với Đế quốc Ottoman, và mở ra Cuộc Chiến
Crimean
- lại một lần nữa khiến cho những cuộc du hành về phương Đông trở nên
thích thú
đối với những độc giả Pháp. Khi Nerval mơ tưởng một chuyến đi thứ nhì
về phiá
Đông, thì chính là Gautier đã tới Istanbul.
Nhờ tầu thuyền chạy bằng máy hơi nước ở Địa Trung Hải khiến chuyến đi
của ông
xuất phát từ Paris
chỉ còn mười một ngày.
Gautier
ở Istanbul bẩy mươi ngày. Ông
viết về chuyến
đi, lúc đầu, là cho nhật báo, ông là tay chuyên viết fơi ơ tông, [viết
từng kỳ,
liên tiếp cho một nhật báo], và sau đó, cho in thành sách mà ông đặt
tên là Constantinople. Cuốn sách quá phổ
thông và được dịch ra
nhiều ngôn ngữ, và được coi là chuẩn mức cho những cuốn sách viết về Istanbul vào thế kỷ 19 (cùng
với cuốn Constantinopoli,
của Edmondo de Amici, được xuất bản tị Milan, ba chục năm sau).
So
với Nerval, Gautier tay
nghề cao, sắp xếp bảnh, và thông thoáng hơn. Chẳng có gì là lạ: Là một
nhà
chuyên môn viết fơi ơ tông, một nhà phê bình, và một ký giả chuyên về
nghệ
thuật, ông còn viết loại tiểu thuyết từng kỳ cho nhật báo (có lần ông
ví mình như
nàng Scheherezade bắt buộc mỗi đêm phải bịa ra một chuyện). Do phải
viết hàng
ngày như thế, Gautier tạo cho mình được tốc độ, và sự sống động, (và
đây là
điều Flaubert chê ông). Nhưng nếu chúng ta bỏ qua những điều đã trở
thành bản
kẽm, được lập đi lập lại đến trơ ra, về những ông vua Hồi giáo, những
hậu cung
của họ, những nghĩa địa, cuốn sách của ông thật tuyệt về mặt phóng sự.
Nếu cuốn
sách lúc nào cũng ngân nga ở trong đầu Yahya Kemal và Tanpinar, giúp họ
tạo ra
đuợc một hình ảnh của thành phố, ấy là vì Gautier, ngoài tài năng là
một ký giả
nhà nghề, còn là một người biết nghe lời khuyên của Nerval, để tâm tới
đều mà
bạn ông gọi là “những cánh gà”, lặn lội vào những khu phố tối tăm,
nghèo khổ,
thám hiểm, khai phá những điêu tàn đổ nát, những tối tăm, dơ dáy, để
chỉ cho
những độc giả Tây phương hiểu ra rằng, những khu vục nghèo khổ đó quan
trọng
chẳng thua gì những khung cảnh nguy nga, hoành tráng.
Khi
đi qua đảo Cythera,
Gautier nhớ Nerval nói với ông về một xác chết ông ta nhìn thấy, được
bọc trong
bộ quần áo dính dầu, treo lủng lẳng trên một cây cột (hình ảnh này, cả
hai đều
yêu thích, và một trong hai người sau đó đã bắt chước làm theo, và sau
này, còn
được Baudelaire ứng tác, đưa vô một bài thơ của ông nhan đề “Cuộc hành
trình
tới Cythera”).
Khi
tới Istanbul, Gautier,
giống như Nerval, vận chiếc “áo dài Hồi giáo”, và tàn tàn tản bộ một
cách thật
thoải mái. Như Nerval, ông tới Istanbul
vào mùa lễ Ramadan, và theo như bạn mình, thả mình vào đêm hội của nó.
Ông cũng
mò tới Uskudar ngắm những ông thầy tu Rufai cử hành những nghi lễ bí
ẩn, dạo
chơi nghĩa địa, nhìn những đứa trẻ chơi đùa bên những bia mộ, đi coi
hát bóng
Karagoz, viếng những cửa hàng, lặn lội trong những khu chợ đông đúc của
thành
phố, chăm chú theo dõi những khách bộ hành qua lại. Vẫn bắt chước
Nerval, ông
cố gắng diện kiến từ xa, ít ra một lần, nhà vua Sultan Abdulmecit, trên
đường
đi cầu nguyện vào những ngày Thứ Sáu. Như hầu hết những nhà du lịch Tây
phương,
ông cũng đưa ra những công thức của mình về đàn bà Hồi giáo - cuộc sống
khép kín,
nỗi khốn khó, không làm sao lân la, tới gần được, và sự bí ẩn của họ
(ông
khuyên độc giả của mình: chớ, chớ bao giờ hỏi thăm sức khoẻ của bà xã
của bất
cứ một ông đàn ông Hồi giáo nào!). Nhưng ông thành thực bảo chúng ta,
phố xá
thì đầy đàn bà, ngay cả đàn bà đi một mình. Ông bàn dài dài về Cung
điện Tokapi
Palace, những thánh đường, Nhà Ca Múa Hát, và tất cả những nơi chốn mà
Nerval
gọi là những cái bẫy dành cho khách du lịch. Tuy nhiên, những nơi chốn,
phong
cảnh, và đề tài như vậy, là đều dành cho khách du lịch Tây Phương, họ
đến
Istanbul là để tham quan những nơi chốn đó, cho nên, chúng ta cũng đừng
nên quá
coi trọng nhận xét của Nerval. Mặc dù đôi khi tỏ ra thô lỗ, nhưng nói
chung,
Gautier, do say mê khái quát hoá sự kiện, quan tâm đến chi tiết quái
dị, khác
thường, thật thích thú khi đọc ông, đấy là chưa kể con mắt hội họa của
ông, khi
nhìn ngắm, mô tả sự vật.
Cho
đến khi ông đọc những bài
thơ in trong Đông phương của Hugo, vào lúc mười chin tuổi, Theophile
Gautier
vẫn mơ uớc mình sẽ là một họa sĩ. Ông rất được thời của ông ngưỡng mộ,
như một
nhà phê bình nghệ thuật. Để miêu tả những cái nhìn và những phong cảnh Istanbul, ông dựa vào một
cuốn tự vựng phê bình hội họa,
chưa từng được ai áp dụng cho Istanbul. Miêu tả bóng
dáng của Istanbul, và Mũi Vàng,
nhìn từ ngọn đồi, nơi có tu viện Galata Mevlevi Lodge (cũng từ chỗ này,
Nerval
đã từng mô tả thành phố, trước đó chín năm, đây cũng là trạm cuối của
đường xe
điện Macka-Tunel, mà khi còn là một đứa bé tôi được mẹ dẫn đi tới
Beyoglu mua
sắm đồ, và bây giờ là Quảng trường Tunel): “Cảnh đẹp đến nỗi có cảm
giác cảnh
không thực”, và rồi ông tiếp tục mô tả những ngọn tháp, những vòm cung
ở Hagia
Sophia, Beyazit, Suleymaniye, Sultanahmet, những đám mây, những đợt
nước của
Mũi Vàng, những vườn bách ở Sarayburnu, và, đằng sau chúng, là một nền
trời
“xanh nhạt, dịu dàng đến nỗi không thể nào chịu đựng được”, và những
trò chơi
của ánh sáng giữa chúng – ông miêu tả tất cả những nét đó bằng niềm hân
hoan
thích thú của một nghệ sĩ ngắm nghía nét tinh sảo của bức tranh do
chính mình
tạo ra, và bằng sự tự tin của một nhà văn kinh nghiệm đầy mình. Ngay cả
độc giả
chưa bao giờ nhìn thấy cảnh này cũng cảm thấy thích thú. Panpinar, nhà
văn
Istanbul, cực kỳ mẫn cảm trước phong cảnh Istanbul, được coi như là một
“màn
trình diễn rộng lớn của ánh sáng”, người đã tạo ra cho mình cả một bộ
tự vựng,
một con mắt chuyên về chi tiết, được vậy, là nhờ đọc Gautier. Trong một
bài
viết, trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, Tanpinar chỉ trích những tiểu
thuyết gia
khác cùng đàn đúm với ông, về điều, họ không thèm để ý đến “nhìn” và
“mô tả” sự
vật chung quanh và, trong khi vinh danh những nhà văn viết bằng con mắt
của một
họa sĩ như Stendhal, Balzac, và Zola, ông nói thêm, Gautier, chính ông
ta, cũng
là một họa sĩ.
Gautier
hiểu làm thế nào
chuyển những cái nhìn của ông thành những chữ, làm thế nào chuyên chở
những cảm
nghĩ, được khơi dậy bởi những đường nét, chi tiết thật đắt, và trò chơi
ánh
sáng, ở đỉnh cao của quyền năng nghệ thuật của mình, khi kể lại những
chuyến đi
của ông vào những “cánh gà”, của nhà hát Istanbul. Trước khi khởi sự
những
chuyến đi dọc theo những bờ tường của thành phố để ra vùng ngoại vi của
nó,
Gautier, dựa vào những nhà văn đi trước ông, đưa ra nhận xét, những cái
nhìn hoành
tráng, tuyệt vời, về thành phố cần ánh sáng và một khung cảnh nhìn thật
rõ
ràng, bởi vì, cũng giống như những dàn dựng trên sàn hát, chúng sẽ mất
sự quyền
rũ, nếu nhìn thật gần: Khoảng cách đem đến cho phong cảnh sự hoành
tráng, vẻ
tuyệt vời, đồng thời làm nhạt nhòa đi, vẻ tiều tụy, u ám, chật hẹp, quá
quắt,
dơ dáy của những con phố, và những mớ nhà cửa, cây cối hỗn độn, khiến
chúng trở
thành lung linh mầu sắc, nhờ tấm“bảng mầu của mặt trời”.
Nhưng
con mắt họa sĩ của
Gautier còn tìm ra vẻ đẹp buồn bã, giữa dơ dáy và hỗn độn. Ông chia sẻ
sự hân
hoan, niềm khích động của văn chương lãng mạn trước những điêu tàn của
những
lâu đài thành quách Hy Lạp và La Mã, những cái còn lại của những nền
văn minh
đã biến mất, cho dù ông khinh bỉ sự rạp mình kính sợ. Khi còn trẻ, mơ
ước trở
thành một họa sĩ, ông nhận ra những căn nhà trống rỗng của khu Doyenne
cul-de-sac, và Saint-Thomas-du-Louvre Church (gần điện Louvre, kế bên
nơi
Nerval từng cư ngụ) thật quyến rũ dưới ánh trăng.
Rời
khách sạn (ở Beyoglu bây
giờ), và đi bộ xuống Galata, tới những bãi biển Mũi Vàng, rồi vượt cây
cầu
Galata Bridge (được tái xây cất vào năm 1853, một “cây cầu của những
con
thuyền”, như ông viết), Gautier và nguời Pháp dẫn đường mò mẫm tới
Unkapani,
khu Tây Bắc, chẳng mấy chốc, họ “lặn vào một mê cung của những con
đường nhỏ
Thổ nhĩ kỳ”. Càng đi xa, họ càng cảm thấy bị cô lập, đàn chó đi theo họ
mỗi lúc
một thêm đông, sủa gâu gâu, nhe hàm răng nhơn nhởn của chúng ra. Mỗi
lần tôi
đọc về những căn nhà gỗ sập xệ, không sơn sửa, tối thui, những vòi máy
nước
công cộng bị phá bể, những ngôi mộ không chăm sóc, mái đổ nát, và tất
cả những
gì họ quan sát được, trong khi đi tản bộ như thế, là tôi lại cảm thấy
hoang
mang, ngỡ ngàng, bởi vì những nơi chốn mà tôi nhìn thấy, trong những
lần ngồi
trên xe hơi với cha tôi, một trăm năm sau, y chang như vậy, chẳng có gì
thay
đổi cả, ngoại trừ những hè đường. Ấy là vì Gautier, cũng như tôi, đều
cho rằng
chẳng nghĩa địa nào đẹp, nếu thiếu chúng, chúng ở đây, là những căn nhà
gỗ ám
đen, điêu tàn, hoang phế, những bức tường đá, những con phố rỗng tuếch,
những
hàng tùng, bách… Khi tôi bắt đầu nghi lễ của chính tôi, nghĩa là, bắt
đầu thực
hành những chuyến tản bộ thành phố buồn như vậy, vòng vòng cũng như khu
phố
hoang tàn chưa Tây phương hóa như vậy (buồn thay, lửa và xi măng, gạch,
vữa chẳng
bao lâu sau đó sẽ xóa sạch], tôi nhận ra cảnh vật làm mệt nhoài người
nhìn, như
Gautier, tuy nhiên cũng như ông, tôi vẫn cảm thấy sự hối thúc, “từ
đường này tới
lối kia, từ xóm này qua xóm nọ”. Lời kêu gọi cầu nguyện có vẻ đối với
ông cũng
như đối với tôi sau đó, là nhắm vào những “căn nhà câm điếc, mù lòa,
nằm trong
im lặng và cô đơn”. Ông chắc sẽ nghĩ đến dòng thời gian trôi chảy, khi
ngắm nhìn
một vài khách bộ hành, một vài sinh vật thoáng qua: một bà già, một con
thằn lằn
biến mất giữa đám gạch đá, hai hay ba đứa trẻ ném sỏi xuống một bồn
nước bể nát
(cảnh này làm ông nhớ tới một bức tranh mầu nước của Maxime du Camp,
viếng thăm
thành phố hai năm trước với Flaubert). Khi cảm thấy đói, ông nhận ra
khu này vắng
hoe những tiệm ăn, những nhà hàng, và đành ngắt mấy trái dâu tằm từ
những hàng
cây hai bên đường, chúng đem mầu sắc, hương vị đời sống đến cho những
con phố ở
đây, làm dịu đi vẻ lầm lì của những khối bê tông, ngay từ thời thơ ấu
của tôi,
hay là năm mươi năm sau đó, khi tôi đang viết những dòng này, thì cũng
vậy. Ông
làm quen với không khí làng xã của khu vực lối xóm Hy Lạp Samatya và Do
Thái
Balat, nơi được gọi là Ghetto Istanbul. Mặt trước của những căn nhà ở
Balat thì
đầy những vết nứt nẻ, lở lói, những con phố dơ dáy, bùn bụi, tuy nhiên,
khu phố
Hy Lạp Fener được chăm sóc trông đỡ hơn.
Nhưng bất cứ khi nào ông nhìn thấy một mảnh tường còn lại của thời kỳ
Byzantine, hay một khúc cống lớn, điều mà ông ngộ ra, là gỗ, tưởng phù
du, tưởng
dễ tiêu trầm theo với thời gian, hoá ra là bền bỉ hơn nhiều, so với
gạch đá.
Những
khoảnh khắc cảm động nhất
trong cuộc tản bộ dài, mệt mỏi, bất thình xẩy ra, khi Gautier bắt gặp
những điêu
tàn, cái còn lại của một thời kỳ Byzantine, chạy dài thấu suốt một cõi
phố xa
xa: Ôi điêu tàn ư, đâu chỉ có điêu tàn!
Gautier
chuyển tải một cách
thật là mãnh liệt, cái sự dầy, cái sự chịu đựng dai dẳng với thời gian,
của mấy
bức tường có từ thời văn minh Byzantine: ôi chúng mới cao ngạo làm sao,
ôi thời
gian sói mòn chúng mới ghê gớm thế nào!Những vết nứt chạy dài trọn
chiều dài của một cái tháp (khi còn là một đứa bé, nhìn, là tôi thấy
khiếp sợ,
làm sao không?), những mẩu vụn nằm lả tả, rải rác ở dưới đáy những bức
tường,
trên mặt đất (giữa thời kỳ Gautier và của chúng ta, trận động đất lớn
vào năm
1894 đã gây tổn hại nặng nề cho những bức tường của thành phố). Ông mô
tả đám cỏ,
ở trong những vết nứt, và những cây vả: những chiếc lá xanh, lớn, của
chúng làm
dịu đi những đỉnh tháp, [làm dịu đi] nỗi u sầu đần độn của những khu
phố đìu
hiu tiếp giáp với những bức tuờng, sự im lặng của những lối xóm và
những căn nhà
xiêu vẹo của họ. “Thật khó mà tin rằng, có một thành phố đang còn sống
ở đằng
sau những ngổn ngang thành quách như thế này”, Gautier viết. “Tôi nghĩ,
chẳng có
một nơi nào trên thế gian, sỏi đá khô cằn, buồn đến cháy da cháy thịt,
như là
con lộ này, nó chạy dài hơn ba dậm, giữa những điêu tàn, ở một bên, và
nghĩa địa,
ở một bên”.
Hạnh
phúc nào tôi lấy ra được,
từ những xác quyết như thế về huzun Istanbul?
Tại sao tôi hì hà hì hục, cố làm sao chuyển tải tới độc giả nỗi buồn mà
tôi cảm
thấy ở trong thành phố mà tôi trải qua trọn cuộc đời của tôi?
Vào
những năm cuối của cõi
150 năm (1850-2000), tôi không còn hoài nghi, không phải chỉ về chuyện
huzun đã
ngự trị Istanbul, mà nó còn trải dài ra những khu vực chung quanh. Điều
mà tôi
cố gắng giải thích, là, những gốc rễ nỗi buồn Istanbul, là từ Âu Châu: Ý
niệm này, thoạt đầu
được khai phá, diễn tả, và thi hóa ở Pháp (bởi Gautier, dưới ảnh hưởng
của bạn
của ông, là Nerval).
Và
nếu như thế, tại sao tôi
loay hoay bận bịu quá nhiều với nó?
Tại
sao bốn nhà văn của tôi lại
‘care’ nhiều như thế về nó? Về cái điều mà Gautier và những nhà văn Tây
phương
khác nói, về Istanbul?
[Note: To U, CM: "Si
je t'oublie, Saigon". NQT]
|