*
*
Under construction!

Mikhail Bulgakov's classic The Master and Margarita has been reborn as a graphic novel.
See what happened the day Satan came to Moscow
Ngày Satan tới Mát Cơ Va:
Kiệt tác của Bulgakov tái sinh dưới dạng hoạt họa
.
*
Đúng là một trùng hợp ly kỳ. Phụ trang Văn học, tờ Thế giới, Tháng Bẩy & Tám, 2008,
là về những hóa thân của hoạt họa, BD [Bande Dessinée].

Trong có bài viết tuyệt vời: Ông con vinh danh ông bố, kẻ sống sót Lò Thiêu bằng tranh hoạt họa!
*
Cha tôi chảy máu Lịch sử: Mon père saigne l'histoire!
Đúng là một việc làm nguy nàn: vẽ hoạt họa Lò Thiêu!
Tôi muốn tìm hiểu cơ chế của sự sống sót, vào thời điểm ghê rợn đó, của lịch sử,
qua số phận một con người bình thường, không phải một anh hùng, và rõ ràng là người này, cha tôi, thật khó mà sống sót Lò Thiêu!

*
Barack Obama mặc đồ Hồi Giáo và vợ


Russian revelations
Guy Dammann talks to Orlando Figes, whose fifth book, The Whisperers: Private Life under Stalin's Russia, is a favourite for tomorrow's Samuel Johnson prize
Những kẻ nói thầm: Đời sống riêng tư dưới thời Xì Ta Lin có thể ẵm giải thưởng Samuel Johnson

Minh Huy Tran đoạt giải thưởng Gironde
“Vivre d'autres réalités”
“Sống những thực tại khác”
Minh Huy Tran trả lời phỏng vấn
Minh Trần Huy phỏng vấn Murakami

Gấu đọc tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, biết đến Minh Huy Tran, là từ bài phỏng vấn trên. Mê quá, rồi dịch, giới thiệu. Giữa hai nữ danh tài, Mít, của tờ này, Tran Minh Huy dễ thương hơn nhiều, so với Linda Lê. Bà này ở Tây, viết văn bằng tiếng Tây, cưu mang trong mình một đứa trẻ đã chết, là Việt Nam, đọc toàn những thứ dữ, thứ văn chương chỉ xúi người ta tự tử, khác hẳn Tran Minh Huy, với anh chàng Trương Chi của cô [làm nghề chèo thuyền, buông câu, thành thử cũng dễ vượt biên!]
Bài phỏng vấn này đã hân hạnh được talawas để mắt đến. Bà chủ quán hỏi, làm sao đi một đường giới thiệu Tran Minh Huy. Chịu thua. Lúc đó, Gấu nghĩ, cô chỉ là một nữ phóng viên của tờ báo. Đâu ngờ làm lớn!
Đọc tên, Minh Huy Tran, lại cứ nghĩ là đực rựa! NQT
*
Re: Murakami.
Đọc bài viết về ông, trên tờ Người Nữu Ước, khi ông vừa cho ra lò cuốn Ký sự chim vặn dây cót.
Sau viết bài giới thiệu ông, đăng trên tờ Sóng Văn, ở Mẽo

Giữa hai lần mặc khải là câu chuyện lạ thường của một nhà văn mơ tưởng chuyện hải hồ, "lưu vong", nhờ vậy lại khám phá ra quê hương của mình. Một điều kỳ cục, đó là tính bạo động, sự độc ác, của chiến tranh, trong The Wind-Up Bird Chronicle, không liên quan gì tới những tác phẩm trước đó. Tác giả tuyên bố: Nếu ông không sống ở Mỹ, tức là ở nước ngoài, ông không làm sao có thể viết nổi tác phẩm đó. Như thể ông bắt buộc phải rời bỏ quê hương, rồi mới tìm thấy con đường trở về. Kinh nghiệm, quê hương tìm thấy lại của ông thật là quí báu đối với chúng ta. Nên nhớ, Murakami mặc khải là nhà văn vào Tháng Tư, 1978. Vài năm trước đó, như một số sinh viên Nhật, ông tin rằng người Nhật có thể đem lại một giải pháp hòa bình cho Việt Nam.


Trại viết Suối Hoa
Blog NQL trên Tin Văn
Lèo nhèo NQL
+ Đọc blog của Nguyễn Quang Lập (cái này chắc ai cũng biết rồi chẳng cần quảng cáo thêm): ngày xưa tôi đọc Những mảnh đời đen trắng thấy chán, xem mấy cái phim thấy sến, giờ đọc kiểu viết blog thấy nhiều cái hay, đầy tài năng, nhưng là tài năng của cái nhìn phía dưới đầu gối, thỉnh thoảng cũng nâng lên trên, cách được khoảng hai gang tay.
Nhị Linh's Blog.

Đọc NQL mà hiểu như vậy, thì hơi khí nặng tay với tác giả.
Phải đọc, như những truyền kỳ, về một thế giới hồ ma của Liêu Trai, hay như những "cửa sổ" nhìn ra thế giới bên ngoài, như cách Kundera đọc Kafka, trong Những di chúc bị phản bội, hay đọc song song với "Ba thằng lăng nhăng" của Tô Hoài...
Biến thái của nó, sau 30 Tháng Tư, (1)  là dòng văn Bóng Đè, dòng thơ Mở Miệng, dòng thơ đóng đinh thập tự của Nguyễn Viện...
Đây cũng là cách Mishra đọc Ma Jian, Tiananmen's wake, coi sexual love là antidote chống lại sự kiểm soát của Đảng!
(1) Nên nhớ NQL là thuộc thế hệ Chống Mỹ Cứu Nước, khác hẳn thế hệ... Nhị Linh. Thay vì chọn cách viết của mấy ông kia, hay những ông như Đào Hiếu, Lữ Phương, ông chọn cách viết "truyền kỳ".
Cũng là một cách nhìn lại thời của ông!


Gấu có nhớ nhà không?

Đài gương soi đến dấu bèo, [vậy mà còn] mè nheo!

Khi tôi viết thư yêu cầu Phạm Thị Hoài cho biết lý do từ chối không đăng bài của tôi thì nhà văn này cho biết bài của tôi “thiếu chất lượng và thiếu những tiêu chuẩn tối thiểu.” Trước đây thì không. Diễn đàn Talawas đã đăng nhiều bài viết của tôi.
NVL [DVC online]

Thú vị thực.
Làm Gấu nhớ đến NDT, sau khi được chê, bèn khoe um lên.
Làm Gấu "lại" nhớ đến chính... Gấu, một lần "chê khéo" một nữ tác giả, bà "mail" cám ơn: Được ông Gấu nhắc tới, chê còn sướng hơn cả khen!
Chắc NDT và NVL ở tâm trạng đó: Được bà chủ quán ngó xuống... bài viết, là đã sướng điên người lên rồi ?
Bản thân Gấu, rất chán cái trò phải quyết định số phận bài của kẻ khác, nên không bao giờ dám ban cho mình cái việc làm cao cả, vì sự nghiệp văn học Mít này. Khen chê với tư cách một độc giả, khốn nạn hơn một chút, nhà điểm sách, thì còn tàm tạm được. Khen chê để quẳng bài vào… lỗ thủng của văn học, không!
Note: Cái vụ này, lý thú lắm, sẽ hầu tiếp. NQT
*
Câu sau đây, thì không... thú vị.
Thú thực, Gấu đọc hoài, mà vẫn không hiểu nghĩa của nó!

Hội Luận Văn Học Việt Nam, về hình thức và nội dung, được ra đời và phát triển như một cuộc hội ngộ để bàn luận; tức là được định vị bởi các ngày tạm chia tay và ngày chia tay.

Ẩn dụ thơ chăng?


Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"

Nhân đọc bút ký chính trị của Nguyễn Khải

 Nỗi buồn Istanbul (3)

Những mẩu đoạn trong một số tranh của Melling làm tôi sững sờ. Họa sĩ nhìn và trình bầy những đồi Istanbul, từ đó bầy ra những đường, phố, nhà cửa, khu thị, phong cảnh ấu thời và cuộc hiện diện của tôi ở trên cõi đời này, khi đó, nó mới trinh nguyên làm sao, như thể chưa từng có người ở, chưa từng có một kiến trúc, một xây dựng, trừ một toà building đứng sừng sững ở trên đỉnh. Nhìn vào những góc cạnh của những bức tranh, với chiếc lúp ở nơi tay, những nơi chốn sau có tên như Yidiz, Macka, hay Tesvikye, khi chúng chưa có người mà chỉ có cây: những hàng dương, tiêu huyền, những vườn rau, tôi thử tưởng tượng, những người dân Istanbul cùng thời với Melling sẽ nghĩ ra sao, khi họ biết những thế hệ sau này đã làm gì với thiên đàng của họ, và tôi cảm thấy mình cũng đau đớn như họ, khi nhìn những khu vườn hoang tàn, những bức tường đổ nát, những mái vòm, những gì còn lại của những tòa biệt thự bị lửa thiêu huỷ. Khám phá ra, những nơi chốn mà chúng ta có, từ khi mới ra đời, được coi là trung tâm điểm thế giới của riêng chúng ta, điểm phát xuất của mọi tri thức; khám phá ra, một trăm năm trước khi tôi ra đời, những nơi chốn đó không hề hiện hữu, những khám phá như thế tạo kinh ngạc, gây sốc, không thể nào chịu nổi, chẳng khác gì một hồn ma nhìn lại cuộc đời mà nó bỏ lại phiá sau. Đó là cái rùng mình kinh ngạc khi đối mặt với thời gian, và ngộ ra điều người xưa gọi là tuồng ảo hoá đã bầy ra đấy.
Cũng sững sờ, bàng hoàng như vậy, là cảm giác của tôi, khi đọc một số trang, trong cuốn Du lịch Đông phương, phần viết về Istanbul, của Gérard de Nerval.
Nhà thơ Pháp tới Istanbul vào năm 1843, một nửa thế kỷ sau khi Melling vẽ những bức họa của ông, và trong cuốn sách của mình, ông nhớ lại cuộc tản bộ từ tu viện Mevlevi Dervish Lodge ở khu Galata, (năm chục năm sau đổi tên là Tunel), tới khu vực mà bây giờ chúng tôi gọi là Taksim – cũng cùng một cuộc tản bộ như vậy, một trăm mười lăm năm sau, tôi đã làm, khi đó chỉ là một đứa bé nắm tay mẹ. Với chúng tôi, khu này bây giờ được gọi là Beyoglu, vào năm 1843, Con Phố Lớn Péra (sau đổi là Istilal, sau khi thành lập nền Cộng Hoà), ở ngay trung tâm của nó, xưa thế nào bây giờ vẫn như vậy. Nerval miêu tả đại lộ, từ tu viện Mevlevi trổ ra, giống như Paris: những tiệm quần áo thời trang, những tiệm giặt ủi, tiệm nữ trang, kim hoàn, những khung cửa kính bầy biện hàng hoá sáng choang, những cửa hàng bánh kẹo, những khách sạn Anh và Pháp, những quán cà phê, những tòa đại sứ. Nhưng, quá nơi chốn mà nhà thơ Pháp gọi là Bệnh Viện Pháp (bây giờ là Trung Tâm Văn Hoá Pháp), thành phố chấm dứt một cách thật là ngỡ ngàng, đáng sợ, theo tôi. Bởi vì nơi chốn hiện là Quảng trường Taskim, trung tâm cuộc đời của tôi, và là quảng trường lớn nhất ở khu này của thành phố, lòng vòng quanh nó là nơi tôi sống suốt cả cuộc đời của mình, thì được miêu tả như là một không gian rộng lớn, nơi tụ tập của những chiếc xe ngựa, những người bán thịt viên, bán dưa hấu, và bán cá. Ông còn nói tới, một nghĩa địa nằm đâu đó, ở trong cánh đồng chạy quá khu giang hồ tứ chiếng trên; một trăm năm sau, tất cả đều không còn.
Nhưng có một câu văn của Nerval mà tôi không bao giờ quên nổi, khi ông tả nơi mà trọn đời, tôi chỉ biết như một dải đất gồm những tòa buildings cũ, “một cánh đồng bát ngát rợp bóng thông, và sung.”
Nerval đến Istanbul khi ông ba mươi lăm tuổi. Hai năm trước đó, ông trải qua những sa sút tinh thần đầu tiên khiến ông treo cổ tự tử muời hai năm sau đó, sau khi trải qua một số nhà an dưỡng dành cho những bệnh nhân tâm thần. Sáu tháng trước đó, trước chuyến đi, nữ nghệ sĩ Jenny Colon, mối tình lớn một chiều của ông, mất. Cuộc “Du lịch Đông phương” đưa ông từ Alexandria và Cairo tới Cyprus, Rhodes, Izmir và Istanbul, nó mang đậm dấu ấn của cuộc tình, và những nỗi buồn nó gây nên, cùng những giấc mơ hương xa cỏ lạ Đông phương mà những Chateaubriand, Lamartine, và Hugo đã nhanh chóng đưa chúng vào, và trở thành truyền thống lớn lao của văn chương nước này. Như những nhà văn trước ông, ông ao ước miêu tả Đông phương, và, kể từ khi Nerval được đồng nhất với nỗi buồn ở trong văn chương Tây, nỗi buồn đó, ông tìm thấy ở Istanbul.
Khi Neval tới Istanbul vào năm 1843, ông thực sự ít quan tâm đến nỗi buồn của mình, mà mê mẩn với những sự vật nhờ chúng ông quên được nó.