*
Happy Birthday to U, Richie
5.7.08

Minh Huy Tran đoạt giải thưởng Gironde
với cuốn Trương Chi & Mỵ Nương


Ngoài ra, còn đoạt giải thưởng
Prix Riviera
Và có thể, vài giải khác nữa, trong có Goncourt dành cho cuốn đầu tay.

La Princesse et le pêcheur

"La princesse et le pêcheur" est un conte vietnamien dont les deux héros de ce roman très autobiographique sont une illustration moderne.
Lan et Nam sont tous deux originaires du Vietnam mais ont deux histoires très différentes.
Lan est née en France de parents vietnamiens. Si ses parents ont laissé derrière eux une histoire douloureuse en quittant leur pays natal, ils l'ont oubliée et en ont peu parlé à leur fille, car tous deux ont poursuivi un seul objectif : s'intégrer et réussir professionnellement.
Grâce à eux, Lan bénéficie d'une existence douillette et confortable. Pourtant c'est une adolescente timide et solitaire, qui vit dans ses rêves et n'a que des livres pour amis.
Jusqu'au jour où, sur un ferry qui l'emmène en Angleterre, elle fait la connaissance de Nam.
Lui est arrivé depuis peu en France, c'est un boat people. Mais de sa vie au Vietnam ou de sa famille laissée là-bas, il parlera peu.
Les deux adolescents n'ont rien en commun sauf ce pays, le Vietnam. Ils vont pourtant devenir amis, une amitié bizarrement déséquilibrée puisque la jeune fille est amoureuse et attend un geste tendre, alors que lui se contente de la traiter en petite soeur.
Grâce à cette rencontre, Lan va s'interroger sur son identité et la place qu'occupe le Vietnam dans sa vie.

En écho au récit principal, le livre fait une large place aux contes traditionnels vietnamiens.
Très soutenu par les libraires, qui le classent parmi leurs 40 livres préférés (21ème selon une enquête de Livres Hebdo de septembre 2007), La Princesse et le Pêcheur fait partie des trois premiers romans les mieux vendus de la rentrée (d'après une enquête de Livres Hebdo d'octobre 2007).
Outre le Prix Gironde-Nouvelles écritures, organisé par le Conseil Général de la Gironde et l’hebdomadaire régional Courrier Français, il a remporté le Prix Riviera, organisé par la FNAC de Nice, et figure dans les sélections du Goncourt du Premier roman, du Prix Emmanuel Roblès et de la Bourse de la Découverte de la Fondation Pierre de Monaco.
Nguồn
*
*

“Vivre d'autres réalités”
“Sống những thực tại khác”
Minh Huy Tran trả lời phỏng vấn

Ngoài Haruki Murakami, những tác giả nào ảnh hưởng đến cô?

Murakami chiếm một chỗ quan trọng trong quyển sách này, vì với tôi, nói đến Murakami là nói đến tuổi trẻ, đến cái đà không cưỡng lại được của tuổi mới lớn, khi các cô các cậu đó nghĩ rằng, thế giới đang mở ra trước mặt họ, và mọi chuyện đều ở trong tầm tay. Theo tôi, quyển “Bài Ca của sự bất khả” và “Phía nam biên giới, phía tây mặt trời” là hai quyển sách tiêu biểu, hai ngọn hải đăng, của tuổi trẻ. Khi 20 tuổi, tôi thích Fitzgerald qua khía cạnh lãng mạn của ông, nhưng có ai, ở vào cái tuổi 20 đó, mà không mê Fitzgerald! (Cười). Sau đó, tôi không nghĩ mình có những ảnh hưởng nào nhất định, tôi đọc nhiều nhưng tôi không có một đam mê đặc biệt với một tác giả nào. Đúng hơn là những câu văn hay, những hình ảnh góp nhặt đây đó đánh động tôi và đi theo tôi. Chẳng hạn với quyển “Cô Công Chúa và chàng chèo thuyền”, lúc đó trong đầu tôi đang nghĩ về một quyển tiểu thuyết ngắn “Sự im lặng của biển cả” của Vercors, quyển này chẳng ăn nhập gì đến quyển tôi đang viết. Bởi vì nó dùng ẩn dụ: bề mặt đại dương rất yên tĩnh, rất trong suốt nhưng dưới đáy là cuộc chém giết của những thuỷ quái... Khi viết, tôi giữ trong tôi, viễn ảnh này, và tôi muốn viết với một giọng văn rất trong sạch, tránh mọi khía cạnh bệnh lý để nói lên, một cách tốt nhất, thảm kịch, những điều xé lòng mà một số nhân vật phải chịu đựng.
*
Tôi cho rằng, chúng ta sống trong một thế giới, cái thế giới “này” (“ce” monde), trong khi còn có những thế giới khác cận kề ngay bên cái thế giới “này” đó. Nếu bạn thực tình mong muốn, bạn có thể chui qua tường, nhập vào một vũ trụ khác. Một cách nào đó, có thể vượt cái thực, cõi thực này. Đó là điều tôi cố gắng làm, ở trong những cuốn sách của tôi. Đây là một quan niệm rất Đông phương, rất Á châu, theo như tôi hiểu được. Ở Nhật Bản, ở Trung Quốc, người ta coi như có hai thế giới song song, và có những chiếc cầu nhỏ cho phép, không khó khăn là mấy, qua lại giữa hai bên. Ở Tây Phương, làm gì có một quan niệm như vậy, thế giới-này là thế giới-này, thế giới-kia là thế giới-kia. Sự cách biệt thật là quyết liệt, thật là khắt khe, tôi muốn nói giữa “này” với “kia” đó. Bức tường quá cao, làm sao vượt, làm sao trèo qua? Nhưng trong văn hóa Á Châu, khác hẳn. Và “mono no aware” diễn tả, theo như tôi cảm nhận được, tình huống này. Trong Bài ca của sự bất khả, có sáu nhân vật. Ba sống sót, ba biến mất và qua thế giới bên kia - họ tự tử. (1)
Ba kẻ còn lại trong thế giới này, sau cùng biết, hiểu ra là, cũng nhấp nha nhấp nhổm (instable), vô thường, tạm bợ mà thôi. Đó là một hình thức của “mono no aware”. Điều lạ, là, khi tôi bắt đầu viết Bài ca của sự bất khả, tôi có ý tưởng theo đó, ba trong sáu nhân vật sẽ biến mất, nhưng không biết là ai. Trong khi viết tôi tự hỏi chính mình, ai sống, ai chết.
Murakami trả lời Le Magazine Littéraire

Minh Trần Huy phỏng vấn Murakami
*

(1) Thanh Tâm Tuyền, chắc chắn chẳng hề biết, và, chưa từng đọc Murakami, khi viết Một Chủ Nhật Khác, nhưng đã để nhân vật Kiệt của ông, đưa tiễn người tình, Hiền, tới "chỗ đó", rồi lại trở về. Độc giả Một Chủ Nhật Khác, dù tò mò cách mấy, cũng không hiểu được, và đều như Duy, bạn của Kiệt, đều muốn hỏi Kiệt, Hìền đâu rồi.
*
Sau này Duy hiểu buổi tối ấy đang hồi nguy kịch của đôi tình nhân. Họ quyết định chia tay vĩnh viễn. Họ đã không thể bình thường từ biệt nhau. Cũng không ai đủ can đảm rời bỏ trước. Mọi quyết định đều gian nan. Duy giúp họ lìa tách làm hai. Để họ một mình với quyết định đau đớn chưa rõ những ngày cuối của cuộc tình ấy như thế nào. Họ có thể liều lĩnh nhắm mắt lao tới như kẻ ngu ngốc, nhưng họ cũng có thể tháo lui vội vã như kẻ tội lỗi. Cả hai đường đều tồi tệ, phủ nhận những ngày họ đã sống, phủ nhận điều mà họ đã tin là tình yêu của họ qua bao năm tháng. Duy nghĩ thế...

Em là đàn bà, em hãy tưởng tượng về một người đàn bà… Nàng đã đi rồi, không bao giờ trở lại. Không bao giờ, thật như thế… Nàng đã trả anh về cho em. Nàng giữ anh cho em, nếu không anh đi mất đất rồi. Nàng đẩy anh trở về, còn nàng ở lại, nàng ở lại một mình… Anh chỉ đưa nàng đến đó, còn anh trở về với em, trở về mãi mãi với em. Anh hy vọng em hiểu….
Một Chủ Nhật Khác


Blog NQL [trên Tin Văn]
Trang NQL
Lèo nhèo NQL

Trong lời mở ra cuốn tiểu sử Solzhenitsyn, D.M. Thomas nhớ lại cảnh tượng, ngồi uống vodka với một tay mật vụ, cựu đại tá KGB, đã về hưu, và được nhà nước ban cho nhiệm vụ 'đánh bóng' hình ảnh đất mẹ, ở hải ngoại.
Cả hai ngồi tại khách sạn Helsinki, nhìn ra biển đóng băng phía bên ngoài. Khi được hỏi, ông nghĩ sao về một hình ảnh mở ra cuộc cách mạng Nga.
"Hình ảnh nào ư?", ông ta gật gù, nhìn ra Vịnh Phần Lan.
Vài tuần trước đó, con tầu phà Estonia đã chìm ở ngoài đó, đem theo cùng với nó hàng ngàn người. "Crắc" một cách, rồi cứ thế chìm xuống, nhẹ nhàng, êm ru bà rù. Cả hai cùng đồng ý, đó là hình ảnh tuyệt vời, để diễn tả sự tận cùng của Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Nhưng hình ảnh khởi đầu?
Với Cách Mạng Nga, Gấu sẽ kể ra sau, về hình ảnh mở đầu của nó.
Sự cứu rỗi cuối cùng
Hình ảnh mở ra Cách Mạng Nga chính là cái chết của Rasputin, qua bình chọn của tay cựu mật vụ KGB.
Hình ảnh mở ra Cuộc Cách Mạng Mùa Thu, của dân Mít, có lần Gấu đề nghị, là cái chết của Đỗ Đức Phin, dưới tay nhà thơ, nhạc sĩ, kiêm đao phủ thủ Văn Cao.
Và Thiên Thai bặt tiếng kể từ sau đó.
*
Đọc NQL, Gấu nhớ đến Koestler, và “thương hiệu”, "cái giống phải đạo, political libido", mà Patrick McGrath ban cho ông.Thay vì viết dưới sợi chỉ đỏ xuyên suốt, thì NQL viết, dưới sự dẫn bảo của cái libido.
Như ông nói, một ngày mà không nói tục thì nhạt miệng lắm!
Trên tờ TLS, số đề ngày 27 June, 2008, một độc giả trả lời bài viết về Koestler trên TLS, số June 6, đồng ý với Patrick McGrath, K.quả đúng là một nhà văn không giả tưởng, số 1 của thế kỷ 20, one of the finest non-fiction writers of the 20th century, tuy nhiên, ông chê, “political libido” làm méo mó hầu hết những cuốn tiểu thuyết của K, luôn cả đánh giá của Grath, “K bị mắc bẫy ở trong cái vai trò nhà văn chống Cộng”, [that K remains trapped in the limited role of the anti-Communist writer].
*
Biến đau thương thành hành động!
Tuyệt!
Mỗi lần nghe mấy từ này, trong thời kỳ chiến tranh, là Gấu sợ đến teo chim, chẳng làm sao hành động được nữa!
*
Nhưng libido ở đây, với những nhân vật của NQL, cộng với nỗi teo chim của Gấu ngày nào, lạ làm sao, lại là khí giới để chống lại quyền lực toàn trị!
Theo Mishra, những độc giả của Kundera rất dễ nhận ra Ma Jian. Những nhân vật của ông, trong Bắc Kinh Hôn Thụy, (1) luôn sử dụng sexual love, như là một thuốc trị nọc độc Cộng sản, an antidote to totalitarian control. 

(1) Hôn Thuỵ, là chữ của Tô Thuỳ Yên, dịch từ Coma, khi dịch Malraux.  TTT có lần dùng từ này, khi nhận được tin MT đi thoát.
Đầu năm 78, ở Lao Kay lần đầu tiên nhận được thơ nhà, biết tin anh đi xa. (Vợ tôi viết: “Bố nuôi của Thái về quê ngoại sống, không ở Sàigòn nữa”) tôi như người chợt tỉnh sau giấc hôn thuỵ. Bài Nhớ Thi  Sĩ viết vào lúc ấy đề tặng một thi sĩ đã mất và gửi Anh, một thi sĩ lưu lạc khi chúng tôi nghĩ chắc không còn ngày gặp lại. Trong những lời thơ vẳng trong tôi bấy giờ có cả lời thơ của anh.
*
Nhưng, Kafka mới là người đầu tiên sử dụng thứ antidote này, như Kundera chỉ cho chúng ta thấy. Giống như những chi tiết thơ, trong một cõi không thơ, cứ có dịp là nhân vật của K lại vồ ngay lấy, để chạy trốn thế giới toàn trị.
Tôi đứng trước ổ nhện như đứng trước ngôi nhà của người tình thân thương, (Je passai devant le bordel comme devant la maison de la bien-aimée, nhật ký, 1910, đã bị Brod kiểm duyệt.)


Nguyễn Tôn Hiệt
Từ chủ nghĩa tư bản đến... chủ nghĩa tư bản

Năm 1989, lúc khối cộng sản Xô-viết và Đông Âu bắt đầu sụp đổ, có một câu nói “ngoài luồng” được truyền miệng khắp nơi. Có người cho rằng câu ấy xuất phát từ Mát-xcơ-va, kẻ lại nói câu ấy đến từ Hungary, hay Ba-lan, v.v... Thậm chí, có người còn nói câu ấy là của Lech Walesa. Việc xác định xuất xứ của câu ấy có lẽ không quan trọng bằng nội dung của nó.

Câu này có vài dị bản, nhưng nhìn chung có cùng một ý:
- Chủ nghĩa cộng sản là con đường dài nhất đi từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa tư bản.
- Chủ nghĩa cộng sản là con đường dài nhất và đau đớn nhất đi từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa tư bản.
- Chủ nghĩa xã hội là con đường dài nhất đi từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa tư bản.
- Chủ nghĩa xã hội là con đường dài nhất và đau đớn nhất đi từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa tư bản.
talawas
*

Câu trên, của Todorov, trong Kẻ Bán Xới. Gấu đã  trích dẫn trong bài viết  về Todorov.

Ralkolnikov, trong Tội ác và Trừng phạt (Dostoevsky), chủ trương tội ác cần thiết, nhưng khi giết bà già cầm đồ, anh nhận ra sự thực, "tôi đang xả những nhát búa lên chính tôi..."
Bạn của Todorov đã từng than thở với ông, ông ta thấy mình như một nhân vật giả tưởng, trong một truyện ngắn của Maupassant: Người đàn bà mức thu nhập khiêm tốn, mượn bà bạn giầu chuỗi hạt để đi dự đám cưới, không may để mất. Bà ta đã vay mượn một số tiền lớn, mua một chuỗi hạt tương tự, và sau đó kéo cày trả nợ. Khi đã xác xơ, già cằn, gặp lại bạn cũ, bà hãnh diện kể lại câu chuyện..." Tội nghiệp bạn quá, xâu chuỗi của tôi hồi đó là đồ dởm".

Maupassant vẫn bị chê là viết chuyện "cường điệu", biến đời sống thành phường tuồng. Cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa CS, đây là lúc "thanh toán quá khứ". Khi mà người ta còn thấy trước mặt, một sức mạnh không làm sao tránh né, khi đó, sự đau khổ vẫn còn có ý nghĩa. Ngày mà chúng ta chấp nhận ý nghĩ bi thảm, khi tuyên bố, chủ nghĩa CS là con đường nhức nhối (tortueuse) dẫn từ "chủ nghĩa tư bản" đến "chủ nghĩa tư bản", khi đó, những người dân tại những nước cựu-toàn trị chẳng thể nào nhìn ra, ý nghĩa cuộc đời này (Todorov, p.69, sđd).
Kẻ Bán Xới

Vesko, un ami bulgare, me dit qu'il se sent aujourd'hui comme le personnage d'une nouvelle de Maupassant, La Parure. Une jeune femme aux revenus modestes emprunte à une riche connaissance une rivière de diamants pour la porter au bal; par malheur, le collier est volé. La femme met un point d'honneur à rendre le bijou: elle emprunte une somme énorme, et rachète un collier identique. Le reste de sa vie en est bouuleversé : elle la passe à rembourser la dette contractée. Des années plus tard, alors que sa vie est déjà sur le déclin, elle rencontre son ancienne bienfaitrice et lui rapporte fièrement l'incident. «Ma pauvre amie, s'exclame celle-ci, les diamants étaient faux, le collier ne valait rien. »
Au lendemain de l'effondrement du totalitarisme, il faut régler ses propres comptes avec le passé. Tant qu'on pensait avoir en face de soi une force incontournable, les souffrances avaient un sens. Du jour où, selon un mot d'esprit plus tragique qu'il n'y paraît, on déclare que le communisme est une voie tortueuse conduisant du capitalisme au capitalisme, les habitants des pays ex-totalitaires ne voient: plus le sens de cette vie.

Gấu mua cuốn Kẻ Bán Xới, Tháng Mười 1997, tại Vancouver, sau đó, đi liền một bài trên báo Văn Học của NMG.
Cuốn sách của Todorov, nhà xb du Seuil, Tháng Mười 1996.
Theo Gấu, xuất xứ và thời điểm của câu nói khá quan trọng.
Ai là tác giả câu nói, cũng quan trọng.

Kẻ Bán Xới là kinh nghiệm của Todorov, bỏ chạy xứ Bulgarie, và phản tỉnh, sám hối, hoài nhớ nụ hôn đầu như ông Đào Hiếu nói, cái hệ thống toàn trị mà ông ta lớn lên từ đó, như là khuôn vàng thước ngọc, của cái ác [... le régime totalitaire dans lequel j'avais grandi pouvait me servir, en toute cirsonstance, d'étalon du mal].
Gấu không hề có cái kinh nghiệm lên rừng, theo VC như HPNT, hay tà tà đi Honda, thẩy bom vào ổ gác của cảnh sát Ngụy, như Đào Hiếu, nhưng, hậu quả của cuộc chiến khủng khiếp quá, cũng phải đi một đường băn khoăn, phản tỉnh, sám hối về nó.
Vậy mà ông này lương tâm "sạch" như thế?
Lạ thật!

Liệu, ông có bao giờ cảm thấy như ông bạn của Todorov, sau khi nướng hết cả bầu nhiệt huyết cho một cái "hàng có gân"... dởm?
*
Hậu quả cuộc chiến khủng khiếp quá. Ba triệu người chết không nói, con số người chết sau khi cuộc chiến không nói, [vượt biển chết, cải tạo chết... ],  nhưng điều này cần hỏi, dù không thể có câu trả lời:
Liệu đây là một cuộc chiến... dởm?
Theo nghĩa, mấy anh Yankee mũi tẹt cố tình tạo ra nó?


ĐÊM NGHE TIẾNG CHUỘT RÚC
Ba bài thơ mới
Trang Thơ Cao Thoại Châu 1 2
Mừng gặp bạn cũ đầu năm


Mưa bay trắng lá rau tần
Thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa
Có người về khép song thưa
Để rêu ngõ trúc tương tư lá vàng. 

Tôi hỏi: “Rau tần trong thơ Trần Huyền Trân là rau gì vậy bác?”. “Là rau muống” – bà Trân nói. “Vậy sao trong tập Rau tần (1986) vẽ thứ rau mà thực ra là một thứ cỏ, quê cháu vẫn gọi là cỏ bợ?”. Bà cười: “Tôi chẳng biết, đấy là do cách hiểu của người vẽ bìa, chứ với ông Trân, rau tần chính là rau muống. Tôi cũng không hiểu sao ông ấy gọi rau muống là rau tần”.
Nguồn TTVH: Gặp lại cô Mai của "Nửa chừng xuân"
Cô Mai này, là người đóng vai trong một vở kịch phỏng theo tiểu thuyết Nửa Chừng Xuân. Bài này được quá, một kỷ niệm tuyệt đẹp về nhà thơ, nhưng cũng phải đợi sau khi nhà nước công bằng với TLVD mới cho ra lò được, chắc thế?




The Real Kafka
F. Kafka, Everyman

Kafka's Jewishness was a kind of dream, whose authentic moment was located always in the nostalgic past.
Chất Do Thái của K. giống như mộng, như mơ, khoảnh khắc chân thực của nó luôn ngự trong quá khứ hoài nhớ.
*
Ui chao, sao giống cái chất Bắc Kít của Gấu thế!


Graduation

Tứ Tấu Khúc

Tiananmen's wake

Tiểu thuyết của Koestler cho thời của chúng ta

Gấu có nhớ nhà không?

Trần Thanh Hà

 Tưởng niệm Xuân Sách
Chân Dung Nhà Văn
Tâm sự của Xuân Sách
Lời bàn Gấu nhà văn


Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"

*
Trường hợp đồng chí Đào Hiếu
Đúng là trường hợp đồng chí Đào Hiếu thực!
Vì những chương sách đều như tiên tri ra một ông Lạc Đường!
The Sword Is Blind: Gươm mù, cũng như những trái bom Đào Hiếu thẩy vô đồn cảnh sát Ngụy:
Chúng cũng mù!
To Build is to Perish: Xây Dựng là Tiêu Táng Thòng!
Là biến thành Ruồi!
Journey into Defeat: Hành trình vào Thất bại.
Let Purity be Treason. Hãy để cho Trong sạch là Phản quốc.
*
Tình cờ vớ được nó, trong một tiệm sách cũ.
Cứ như buồn ngủ gặp chiếu manh! NQT
*
Tôi chỉ là một con gà nuốt dây thun. Suy cho cùng thì trí thức Việt Nam không thiếu những con gà nuốt (hoặc bị bắt nuốt) dây thun. Các anh ở miền Bắc thì cọng thun của các anh là chủ nghĩa Marx–Lenin, chúng tôi ở miền Nam, cọng thun của chúng tôi là “giải phóng dân tộc”. Tôi biết có một số ít người Việt ở hải ngoại, cho đến giờ, lòng vẫn còn trĩu nặng hận thù, và đó chính là “cọng thun” mà họ đã nuốt phải.
Đào Hiếu [talawas]
*
Không biết ông ĐH có ý "viser' Gấu này không, vì "hình như" hải ngoại chỉ có Gấu lèo nhèo về cuốn sách của ông!
Nhưng cái nhận định của ông, nếu thế, về Gấu, 'nặng chĩu thù hận' và coi đó là do sợi thung Gấu nuốt, thì sai.
Giải thích cuộc chiến, Nam Bắc... như trên sao giản dị quá thể.
Cũng như 'nặng chĩu thù hận'.
Cứ nói khác ông Đào Hiếu, và những VC nằm vùng như ông, và đám Yankee mũi tẹt, nhà nước VC, là 'nặng chĩu thù hận'?

Nhân đọc bút ký chính trị của Nguyễn Khải

Nếu đúng như Nguyên Ngọc nhận xét, Nguyễn Khải là tay bảnh nhất trong đám, thì thảm quá. Ông này chưa hề bao giờ nói ra được một lời về cái ác tuyệt đối của VC: Lò Cải Tạo.
Bút ký chính trị, được viết năm 2006, tức là lúc chót đời, vẫn chỉ là một cú tự sướng, trước khi đi!
*
Tôi là một đứa trẻ khi bước vào đời có nhiều điều thua thiệt nhưng tôi đã biết níu chặt lấy thời thế mà leo dần lên. Tôi nói thế chả phải vì cái thói cơ hội, thời này có mấy ai thích nói mình thành tài là nhờ cách mạng. Nhưng có nhiều người được cách mạng ôm hẳn vào lòng nâng niu, vỗ về mà vẫn không nên người thì sao?
Nguồn

Câu văn này, thoạt đầu Gấu không hiểu nổi, tại sao vào lúc chót đời, viết di chúc chính trị, văn chương mà còn vặc các bạn văn cay đắng như thế, nhưng sau nhận ra, vẫn là cuộc chiến giữa Cha và Con, Con và Con Ghẻ, suốt đời làm khổ Nguyễn Khải.
Với Bố ruột, vì dòng con thứ, nên bị rẻ rúng, nay chọn Đảng thay Bố, cũng chẳng khá hơn!
*
Nói về Khải nhát, Trên net, có bài về ông, của một anh bạn thuở thiếu thời ở Hà Nội, có đưa ra nhận xét về ông, và gia đình, hình như ở phố Chợ Hôm. Tuy nhiên, nhút nhát, hơi chút thì kiếm một góc để ngồi khóc, ai bằng me-xừ Shararov, như Rushdie nhận xét, khi đọc cuốn tiểu sử của ông. Nhưng khi cần, ông vứt mẹ ba thứ hèn nhát, yếu đuối, và dõng dạc noí không với chế độ toàn trị, một mình một ngựa làm kẻ chống đối chế độ.
Thành thử, khó nói lắm.
*
Tôi được dậy dỗ từ những trường Xô viết; ở đó, những nghiên cứu xã hội và giáo trình lịch sử Đảng Cộng Sản Xô Viết, là bắt buộc. Sau đó, tại trường y, tôi nghiên cứu triết học (lẽ dĩ nhiên, chủ nghĩa Mácxít-Lêninít), và kinh tế chính trị. Tôi chẳng tự hỏi chính mình, rằng có tí sự thực nào ở trong đó không. Khi qua được kỳ thi, nếu thiếu nó, tôi chẳng thể nào có bằng và trở thành bác sĩ, tôi quên tất cả những gì đã học.
Phải mất nhiều năm tôi mới hiểu, do không chịu nghiên cứu những môn học vượt quá mức yêu cầu, tôi đã bỏ qua một phần quan trọng, và có lẽ, phần cơ bản, về nhân văn, và trở thành một con người không có một cái nhìn hiểu biết [mang tính tri thức], về thế giới.
Tôi đang nói về chính mình, bởi vì làm gì có một trường hợp ngoại lệ cho tôi ở đây. Hầu hết những người thuộc thế hệ cha mẹ của tôi, và của tôi, đã có chung một kinh nghiệm tương tự. Chúng tôi sống và trưởng thành trong một bầu không khí của một sự sợ hãi toàn diện, vậy mà thường xuyên không nhận ra. Lớp học tôi có 23 đứa, 11 đứa có cha mẹ bị bắt. "Khủng bố là yếu tính thực sự của cái kiểu chính quyền này", Hannah Arendt viết như vậy, trong "Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị".
Cái chết của Stalin và sự sụp đổ của chủ nghĩa toàn trị chẳng làm cho nỗi sợ này biến mất. Nó như trở thành một phần trong cấu tạo cơ thể của chúng tôi và cứ thế truyền từ đời này qua đời khác. Đó là lý do tại sao không hề có một phong trào sinh viên học sinh nào ở Liên bang Xô viết. Nói chung, xã hội chúng tôi là một xã hội không có những niềm tin tưởng thực sự, cốt lõi. Tôi không nói tới một ý thức hệ quốc gia – bây giờ chúng tôi không có, và chúng tôi chẳng cần có! – nhưng mà là sự thiếu vắng một nguyên tắc đạo đức, sự thiếu vắng khả năng phân biệt sự thực so với những điều dối trá, cái tốt so với cái xấu.
Và chỉ có một ít người, như Sharakov, có thể phát triển một hình ảnh mang tính nhân bản, gói trọn cả vũ trụ con người ở trong đó, về một thế giới vứt bỏ hoàn toàn những lời dối trá.
Tàn Dư Của Chủ Nghĩa Toàn Trị
Chính là sự thiếu vắng một nguyên tắc đạo đức, đã biến đám VC thành bọ, thành ruồi!

Người Hùng: Hồ sơ KGB của Andrei Sharakov.

Cái vụ việc 'biên tập' và cho xuất bản nhật ký Trâm Thạc của đàn em Việt Nam, đàn anh Liên Xô cũng có làm, nhưng ở một tầm mức cao hơn nhiều. Anne Applebaum [thuộc ban chủ biên của tờ Washington Post, tác phẩm của bà, Gulag: Một lịch sử, đã đoạt giải 2004 Pulitzer, non-fiction], khi điểm cuốn Hồ sơ KGB của Andrei Sharakov, [nhà xb Yale University Press] trên tờ Điểm Sách Nữu Ước số đề ngày 20 Tháng Mười, 2005, cho rằng, kể từ khi trở thành tổng thống, Putin đã cố gắng 'biên tập' hồi ức của nhân dân Nga, về thời kỳ Xô Viết, làm sao cho hướng thượng [positive], hoài nhớ [nostalgic], hơn, so với người trước ông. Mục đích của ông, theo Applebaum, là làm sao cho những người Nga lại hãnh diện về họ, lại tìm ra những vị anh hùng của họ, để mà thờ phuợng, để mà 'vơ vào' [chữ của Vương viên ngoại].
Tuy nhiên, một việc làm như thế, tỏ ra rất là nguy hiểm....

*

Bếp Lửa trong văn chương.
1 4

 Chuyện dài anh Sáu Dân