|
Happy Birthday to U,
Richie
5.7.08
Minh Huy Tran đoạt giải thưởng Gironde
với cuốn Trương Chi & Mỵ Nương
“Vivre d'autres réalités”
“Sống
những thực tại khác”
Minh Huy Tran trả lời phỏng vấn
Ngoài
Haruki Murakami, những
tác giả nào ảnh hưởng đến cô?
Murakami
chiếm một chỗ quan
trọng trong quyển sách này, vì với tôi, nói đến Murakami là nói đến
tuổi trẻ,
đến cái đà không cưỡng lại được của tuổi mới lớn, khi các cô các cậu đó
nghĩ
rằng, thế giới đang mở ra trước mặt họ, và mọi chuyện đều ở trong tầm
tay. Theo
tôi, quyển “Bài Ca của sự bất khả” và “Phía nam biên giới, phía tây mặt
trời”
là hai quyển sách tiêu biểu, hai ngọn hải đăng, của tuổi trẻ. Khi 20
tuổi, tôi
thích Fitzgerald qua khía cạnh lãng mạn của ông, nhưng có ai, ở vào cái
tuổi 20
đó, mà không mê Fitzgerald! (Cười). Sau đó, tôi không nghĩ mình có
những ảnh
hưởng nào nhất định, tôi đọc nhiều nhưng tôi không có một đam mê đặc
biệt với
một tác giả nào. Đúng hơn là những câu văn hay, những hình ảnh góp nhặt
đây đó
đánh động tôi và đi theo tôi. Chẳng hạn với quyển “Cô Công Chúa và
chàng chèo
thuyền”, lúc đó trong đầu tôi đang nghĩ về một quyển tiểu thuyết ngắn
“Sự im
lặng của biển cả” của Vercors, quyển này chẳng ăn nhập gì đến quyển tôi
đang
viết. Bởi vì nó dùng ẩn dụ: bề mặt đại dương rất yên tĩnh, rất trong
suốt nhưng
dưới đáy là cuộc chém giết của những thuỷ quái... Khi viết, tôi giữ
trong tôi,
viễn ảnh này, và tôi muốn viết với một giọng văn rất trong sạch, tránh
mọi khía
cạnh bệnh lý để nói lên, một cách tốt nhất, thảm kịch, những điều xé
lòng mà
một số nhân vật phải chịu đựng.
*
Tôi cho
rằng, chúng ta sống
trong một thế giới, cái thế giới “này” (“ce” monde), trong khi còn có
những thế
giới khác cận kề ngay bên cái thế giới “này” đó. Nếu bạn thực tình mong
muốn,
bạn có thể chui qua tường, nhập vào một vũ trụ khác. Một cách nào đó,
có thể
vượt cái thực, cõi thực này. Đó là điều tôi cố gắng làm, ở trong những
cuốn
sách của tôi. Đây là một quan niệm rất Đông phương, rất Á châu, theo
như tôi
hiểu được. Ở Nhật Bản, ở Trung Quốc, người ta coi như có hai thế giới
song
song, và có những chiếc cầu nhỏ cho phép, không khó khăn là mấy, qua
lại giữa
hai bên. Ở Tây Phương, làm gì có một quan niệm như vậy, thế giới-này là
thế
giới-này, thế giới-kia là thế giới-kia. Sự cách biệt thật là quyết
liệt, thật
là khắt khe, tôi muốn nói giữa “này” với “kia” đó. Bức tường quá cao,
làm sao
vượt, làm sao trèo qua? Nhưng trong văn hóa Á Châu, khác hẳn. Và “mono
no
aware” diễn tả, theo như tôi cảm nhận được, tình huống này. Trong Bài
ca của sự
bất khả, có sáu nhân vật. Ba sống sót, ba biến mất và qua thế giới bên
kia - họ
tự tử. (1)
Ba kẻ còn lại trong thế giới này, sau cùng
biết, hiểu ra là, cũng nhấp nha nhấp nhổm (instable), vô thường, tạm bợ
mà
thôi. Đó là một hình thức của “mono no aware”. Điều lạ, là, khi tôi bắt
đầu
viết Bài ca của sự bất khả, tôi có ý tưởng theo đó, ba trong sáu nhân
vật sẽ
biến mất, nhưng không biết là ai. Trong khi viết tôi tự hỏi chính mình,
ai
sống, ai chết.
Murakami trả lời Le Magazine
Littéraire
Minh Trần Huy phỏng vấn Murakami
*
(1)
Thanh Tâm Tuyền, chắc
chắn chẳng hề biết, và, chưa từng đọc Murakami, khi viết Một Chủ Nhật
Khác,
nhưng đã để nhân vật Kiệt của ông, đưa tiễn người tình, Hiền, tới "chỗ
đó", rồi lại trở về. Độc giả Một Chủ Nhật Khác, dù tò mò cách mấy, cũng
không hiểu được, và đều như Duy, bạn của Kiệt, đều muốn hỏi Kiệt, Hìền
đâu rồi.
*
Sau này Duy hiểu buổi tối ấy
đang hồi nguy kịch của đôi tình nhân. Họ quyết định chia tay vĩnh viễn.
Họ đã
không thể bình thường từ biệt nhau. Cũng không ai đủ can đảm rời bỏ
trước. Mọi
quyết định đều gian nan. Duy giúp họ lìa tách làm hai. Để họ một mình
với quyết
định đau đớn chưa rõ những ngày cuối của cuộc tình ấy như thế nào. Họ
có thể
liều lĩnh nhắm mắt lao tới như kẻ ngu ngốc, nhưng họ cũng có thể tháo
lui vội
vã như kẻ tội lỗi. Cả hai đường đều tồi tệ, phủ nhận những ngày họ đã
sống, phủ
nhận điều mà họ đã tin là tình yêu của họ qua bao năm tháng. Duy nghĩ
thế...
Em là đàn bà, em hãy tưởng
tượng về một người đàn bà… Nàng đã đi rồi, không bao giờ trở lại. Không
bao
giờ, thật như thế… Nàng đã trả anh về cho em. Nàng giữ anh cho em, nếu
không
anh đi mất đất rồi. Nàng đẩy anh trở về, còn nàng ở lại, nàng ở lại một
mình… Anh
chỉ đưa nàng đến đó, còn anh trở về với em, trở về mãi mãi với em. Anh
hy vọng
em hiểu….
Cuộc đời thứ nhì của Gates [không phải Gấu!]: Làm một nhà từ thiện.
Ngay cả kẻ thù dữ dằn nhất của ông, cũng chúc ông thành công trong cuộc
đời thứ nhì này.
Tiểu thư Gates
Blog NQL [trên Tin Văn]
The Real Kafka
F. Kafka,
Everyman
Kafka's
Jewishness was a kind of dream, whose authentic moment was located
always in the nostalgic past.
Chất Do Thái của K. giống như mộng, như mơ, khoảnh khắc chân thực của
nó luôn ngự trong quá khứ hoài nhớ.
*
Ui chao, sao giống cái chất Bắc Kít của Gấu thế!
Graduation
Tứ Tấu Khúc
Tiananmen's wake
Tiểu
thuyết của Koestler cho thời của chúng ta
Gấu
có nhớ nhà không?
Trần
Thanh Hà
Tưởng niệm
Xuân
Sách
Chân Dung Nhà
Văn
Tâm sự của Xuân Sách
Lời bàn Gấu nhà văn
Lèm
bèm về
dòng văn
học "Lạc Đường"
Trường
hợp đồng chí Đào Hiếu
Đúng là trường hợp
đồng chí Đào Hiếu thực!
Vì những chương sách đều như tiên tri ra một ông Lạc Đường!
The Sword Is Blind: Gươm mù, cũng như những trái bom Đào
Hiếu thẩy vô đồn cảnh sát Ngụy:
Chúng cũng mù!
To Build is to Perish: Xây Dựng là Tiêu Táng Thòng!
Là biến thành Ruồi!
Journey into Defeat: Hành trình vào Thất bại.
Let Purity be Treason. Hãy để cho Trong sạch là Phản quốc.
*
Tình cờ vớ được nó, trong một tiệm sách cũ.
Cứ như buồn ngủ gặp chiếu manh! NQT
Nhân đọc bút ký
chính trị của Nguyễn Khải
Nếu đúng như
Nguyên
Ngọc nhận
xét, Nguyễn Khải là tay bảnh nhất trong đám, thì thảm quá. Ông này chưa
hề bao
giờ nói ra được một lời về cái ác tuyệt đối của VC: Lò Cải Tạo.
Bút ký chính trị,
được viết
năm 2006, tức là lúc chót đời, vẫn chỉ là một cú tự sướng, trước khi đi!
*
Tôi là một đứa trẻ
khi bước
vào đời có nhiều điều thua thiệt nhưng tôi đã biết níu chặt lấy thời
thế mà leo
dần lên. Tôi nói thế chả phải vì cái thói cơ hội, thời này có mấy ai
thích nói
mình thành tài là nhờ cách mạng. Nhưng có nhiều người được cách mạng ôm
hẳn vào
lòng nâng niu, vỗ về mà vẫn không nên người thì sao?
Nguồn
Câu
văn này, thoạt đầu Gấu
không hiểu nổi, tại sao vào lúc chót đời, viết di chúc chính trị, văn
chương mà
còn vặc các bạn văn cay đắng như thế, nhưng sau nhận ra, vẫn là cuộc
chiến giữa
Cha và Con, Con và Con Ghẻ, suốt đời làm khổ Nguyễn Khải.
Với Bố ruột, vì dòng con thứ,
nên bị rẻ rúng, nay chọn Đảng thay Bố, cũng chẳng khá hơn!
*
Nói về Khải nhát, Trên net, có bài về ông, của một anh bạn thuở thiếu
thời ở Hà Nội, có đưa ra nhận xét về ông, và gia đình, hình như ở phố
Chợ Hôm. Tuy nhiên, nhút nhát, hơi chút thì kiếm một góc để ngồi khóc,
ai bằng me-xừ Shararov, như Rushdie nhận xét, khi đọc cuốn tiểu sử của
ông. Nhưng khi cần, ông vứt mẹ ba thứ hèn nhát, yếu đuối, và dõng dạc
noí không với chế độ toàn trị, một mình một ngựa làm kẻ chống đối chế
độ.
Thành thử, khó nói lắm.
*
Tôi được dậy dỗ từ
những trường Xô viết; ở đó, những nghiên cứu xã hội và giáo trình lịch
sử Đảng Cộng Sản Xô Viết, là bắt buộc. Sau đó, tại trường y, tôi nghiên
cứu triết học (lẽ dĩ nhiên, chủ nghĩa Mácxít-Lêninít), và kinh tế chính
trị. Tôi chẳng tự hỏi chính mình, rằng có tí sự thực nào ở trong đó
không. Khi qua được kỳ thi, nếu thiếu nó, tôi chẳng thể nào có bằng và
trở thành bác sĩ, tôi quên tất cả những gì đã học.
Phải mất nhiều năm tôi mới hiểu, do không chịu nghiên cứu những môn học
vượt quá mức yêu cầu, tôi đã bỏ qua một phần quan trọng, và có lẽ, phần
cơ bản, về nhân văn, và trở thành một con người không có một cái nhìn
hiểu biết [mang tính tri thức], về thế giới.
Tôi đang nói về chính mình, bởi vì làm gì có một trường hợp ngoại lệ
cho tôi ở đây. Hầu hết những người thuộc thế hệ cha mẹ của tôi, và của
tôi, đã có chung một kinh nghiệm tương tự. Chúng tôi sống và trưởng
thành trong một bầu không khí của một sự sợ hãi toàn diện, vậy mà
thường xuyên không nhận ra. Lớp học tôi có 23 đứa, 11 đứa có cha mẹ bị
bắt. "Khủng bố là yếu tính thực sự của cái kiểu chính quyền này",
Hannah Arendt viết như vậy, trong "Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn
trị".
Cái chết của Stalin và sự sụp đổ của chủ nghĩa toàn trị chẳng làm cho
nỗi sợ này biến mất. Nó như trở thành một phần trong cấu tạo cơ thể của
chúng tôi và cứ thế truyền từ đời này qua đời khác. Đó là lý do tại sao
không hề có một phong trào sinh viên học sinh nào ở Liên bang Xô viết.
Nói chung, xã hội chúng tôi là một xã hội không có những niềm tin tưởng
thực sự, cốt lõi. Tôi không
nói tới một ý thức hệ quốc gia – bây giờ chúng tôi không có, và chúng
tôi chẳng cần có! – nhưng mà là sự thiếu vắng một nguyên tắc đạo đức,
sự thiếu vắng khả năng phân biệt sự thực so với những điều dối trá, cái
tốt so với cái xấu.
Và chỉ có một ít người, như Sharakov, có thể phát triển một hình ảnh
mang tính nhân bản, gói trọn cả vũ trụ con người ở trong đó, về một thế
giới vứt bỏ hoàn toàn những lời dối trá.
Tàn
Dư Của Chủ Nghĩa Toàn Trị
Chính là sự thiếu vắng một nguyên tắc đạo đức, đã biến đám VC thành bọ,
thành ruồi!
Người Hùng: Hồ sơ KGB của Andrei
Sharakov.
Cái vụ việc
'biên tập' và
cho xuất bản nhật ký Trâm Thạc của đàn em Việt Nam, đàn anh Liên Xô
cũng có làm, nhưng ở một tầm mức cao hơn nhiều. Anne Applebaum [thuộc
ban chủ biên của tờ Washington
Post, tác phẩm của
bà, Gulag: Một lịch sử,
đã đoạt giải 2004 Pulitzer, non-fiction], khi điểm cuốn Hồ sơ KGB của Andrei Sharakov,
[nhà xb Yale University Press] trên tờ Điểm Sách Nữu Ước số đề ngày 20
Tháng Mười, 2005, cho rằng, kể từ khi trở thành tổng thống,
Putin đã cố gắng 'biên tập' hồi ức của nhân dân Nga, về thời kỳ Xô
Viết, làm sao cho hướng thượng [positive], hoài nhớ [nostalgic], hơn,
so với người trước ông. Mục đích của ông, theo Applebaum, là làm sao
cho những người Nga lại hãnh diện về họ, lại tìm ra những vị anh hùng
của họ, để mà thờ phuợng, để mà 'vơ vào' [chữ của Vương viên ngoại].
Tuy nhiên, một việc làm như thế, tỏ ra rất là nguy hiểm....
Bếp Lửa
trong văn chương.
1 2 3 4
Chuyện
dài
anh Sáu Dân
|