|
Những chứng cớ mới đây cho
biết, lòng thù hận Do Thái của ông ngược lên tới thời kỳ Đệ Nhất Thế
Chiến. Với
rất nhiều người, tên ông ngang hàng với Plato, Kant... Có cả một kỹ
nghệ xb
Heidegger, "đời ta sử viết hàng ngàn trang", đưa vô máy tính mà cũng
không đủ chỗ...
Than ôi, "trò"
Steiner kết luận bài viết về "sư phụ":
By what blindness and vanity
could men of such stature become enmeshed in the politics of the
inhuman?
Mù loà nào, hư danh
nào khiến
một thế giá như thế lấm bùn chính trị phi nhân?
Mảnh trời xanh trên thung
lũng
Tiêu Dao Bảo Cự
*
Dòng chảy quằn quại âm thầm
và mãnh liệt của một suy niệm
tới cùng về tình yêu , chính trị và tâm linh
*
Những con người, những
tiếng nói đơn độc và bất khuất trong một
chế độ độc quyền tư tưởng và chân lý.
*
Một mảng màu u ám trong
toàn cảnh bức tranh đa sắc của đất nước Việt Nam
trên đường mở cửa và đổi mới.
* Một tác - phẩm - viết "tiểu thuyết phi
tiểu thuyết "
- Nhà
Xuất Bản Văn Mới PO Box 287, Gardena Ca
90248. Điện thoại (310)3666867.
- Nhà
sách Tự Lực
14318 Brookhurst St
Garden Grove CA 92843
Tel: (714) 531-5290 / 893-3456
Fax:
(714) 531-2280 /
893-7107
E-mail:
buybooks@tuluc.com
*
Trân trọng giới thiệu
Graduation
Tứ Tấu Khúc
Cao
Thoại Châu
Ba bài thơ mới
Tiananmen's wake: Sự thức tỉnh của Thiên
An Môn
A novel of hope and
cynicism
Một
cuốn tiểu thuyết của hy
vọng và sự đểu cáng.
Pankaj
Mishra
đọc
Beijing Coma [Hôn mê Bắc
Kinh]
của
Ma Jian
Người
Nữu Ước, 30
June, 2008
Với Tây Phương, sinh
viên
Thiên An Môn có vẻ đoàn kết, nhưng dưới mắt Ma Jian, qua cuốn tiểu
thuyết của
ông, họ ích kỷ, tự cao tự đại, và ưa gây gổ.
Cho
đến giờ, cũng khó mà biết
được bao nhiêu thường dân bị giết. Con số những tên phản động, bị Quân
Đội Nhân
Dân trừ khử, chẳng bao giờ được công bố. Cấm thân nhân không được tưởng
niệm
giữa công cộng. Mọi toan tính tưởng niệm, mỗi năm, vào ngày xẩy ra vụ
tàn sát,
đều bị dập tắt từ trứng nước. Cấm nhắc tới, trong giới truyền thông. Vụ
tàn sát
rơi vào quên lãng, chẳng ai còn nhớ đến nó nữa.
Tác
giả, Ma Jian, một cựu cư
dân Bắc Kinh, tự chọn lưu vong, hiện đang sống ở Luân Đôn. Nhân vật kể
chuyện
của ông, bị hôn mê trong nhiều năm, do bị bắn vào cổ bởi Quân Đội Nhân
Dân,
trong vụ thảm sát, kể thật tỉ mỉ, những biến cố xẩy ra, gần như không
thêu dệt
thêm, và sự biến mất của chúng, trong hồi ức của người Trung Quốc.
Cuộc
chiến đấu của
con người
chống lại quyền lực, là cuộc chiến đấu của hồi ức chống lại sự lãng
quên, như
Kundera đã từng phán, về cái trò ma quỉ, xóa sạch hồi ức của chủ nghĩa
CS.
Euro 2008
Những đứa
con của tiểu thuyết
Chuyện vặt
Tin Văn Cù
Tiểu
thuyết của Koestler cho thời của chúng ta
Gấu
có nhớ nhà không?
Thứ
đó khiến mùa thi đại học,
thí sinh ngoại tỉnh lên Hà Nội tìm trường thi, hỏi thăm nên rẽ đường
nào mà
cũng bị người ta bắt trả tiền. Trả tiền thì mới chỉ đường cho! Đó
là thứ nhân khi người ta ngã
đập đầu xuống đường thì xông tới cướp tiền bạc đồng hồ điện thoại túi
xách kể
cả xe máy của nạn nhân. Chỉ thèm được hôi của mà không thấy cần cứu
người. Đó
là thứ khiến những người
rải đinh trên đường cao tốc không ghê tay, không run sợ đời mình kiếp
mình hay
chính con trai mình có ngày cán vào đinh mài mặt xuống đường mà chết
thảm. Đơn
giản nhẹ nhõm nhất là
khiến người ta chen ngang không xếp hàng mọi lúc mọi nơi. Nặng
nề nhất bỏ thuốc độc vào
thức ăn hàng ngày của người khác, mọi loại thức ăn, từ tươi sống tới
bàn tiệc,
bao gồm cả thuốc sâu, tăng trọng, phóc-môn thậm chí ngay cả mì chính. Lãng
mạn hơn thì là hình ảnh
nhà thơ B. hí hửng bẻ được cành hoa anh đào ở Lễ hội hoa anh đào vừa
rồi. Bức
ảnh được chụp cho lên mạng mà không ai dám sửa thơ "Thêm một bông bị
bẻ.
Thế là thành nhà thơ!" vì căn bản không ai dám tin gương mặt quen thuộc
đó
lại là...
*
Profile
Information
About Me: Xã hội sẽ tiến lên
nhờ những cá nhân xuất sắc, lao động vượt trội và dám thay đổi hiện
trạng, chứ
không phải nhờ một bầy đàn tập hợp hô hào chào cờ trên mạng.
Blog
Trang Hạ
*
Băng hoại của xã hội
Miền
Bắc, có lần Gấu được nghe một ông Yankee mũi tẹt giải thích, là do bị
Miền Nam
hủ hoá. Trước 1975, Miền Bắc thấy của rơi ngoài đường không ai dám
lượm. Do lấy
được Miền Nam mà thành hư. Mấy trò tham nhũng hối lộ là do Miền Nam đưa
ra Miền
Bắc!
Gấu nghe, lại nghĩ
đến câu
chuyện tiếu lâm đen, người Đức thù Do Thái vì vụ Lò Thiêu.
Trần
Thanh Hà
Tưởng niệm
Xuân
Sách
Chân Dung Nhà
Văn
Tâm sự của Xuân Sách
*
Chân Dung Nhà Văn
Lời bàn Gấu nhà văn
Lèm
bèm về
dòng văn
học "Lạc Đường"
Nhân đọc bút ký
chính trị của Nguyễn Khải
PV: Thưa nhà văn Nguyễn Đình
Chính! Cuốn sách về cha ông: "Nguyễn Đình Thi - bí mật cuộc đời" bị
dừng phát hành là do nội dung hay vì nguyên nhân gì khác?
NV Nguyễn Đình Chính: Việc
dừng phát hành xuất phát cuốn sách là từ thái độ nghiêm túc của NXB Văn
học khi
phát hiện ra những lỗi moras đáng tiếc sau khi mới in được 200
cuốn để
phục vụ hội thảo về Nguyễn Đình Thi.
Nguồn
Ông con làm sách
về ông bố, mà đầy lỗi, phải thu hồi!
Lỗi moras là lỗi gì?
Từ tiếng Tây này, viết là morasse, đã được Việt hoá là mo-rát, lỗi
mo-rát là
lỗi in
sai.
[Làm Gấu nhớ thi sĩ TDT,
"coup de grâce" viết lộn là "coup de grasse"! Cú ân huệ biến thành cú
béo!]
Vậy mà,
khi bố còn sống, cứ
có dịp là muốn chơi trội!
Nguyễn Đình Thi là Thầy "hàm
thụ" của Gấu. Năm học Dự Bị Triết, Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Gấu lỡ
chọn ông này, nên bỏ Thầy NVT!
Gấu đọc được Mác xít là nhờ
ông, và
bước vô luôn được cõi Triết, khiến đám bạn quí, hay không phải bạn quí,
những
ông cử nhân Triết, học trò Thầy NVT tức điên lên!
Cái thằng "thư ký nhà giây
thép" [chữ của Hồ Nam tặng Gấu] mà triết trét gì nó!
Nhưng NDT quả đúng là một tay
Mác học. Chẳng thua gì Lefèbvre.
Những lời Bác tự khen Bác, cái gì gì "áp dụng thông minh và thiên tài
chủ
nghĩa Mác vào..." Đông phương, đúng ra là nên dành cho NDT, khi
ông
sử dụng quan niệm tĩnh động của Dịch để đọc Mác xít.
Tuyệt!
Tưởng niệm NDT
Hãy để chủ nghĩa duy vật lịch sử hiện ra trước
mắt anh, như một cột lửa trong đêm trường tư bản....
George Steiner: Tuyệt Bi (Absolute Tragedy)
*
PV:
Trong cuốn sách này, có
những bài ông viết về cha mình - một nhà văn lớn rất được công chúng
ngưỡng mộ,
nhưng ông lại nói những điều có thể khiến thần tượng trong nhiều người
bị lung
lay, ông có cảm thấy áy náy không?
NV
Nguyễn Đình Chính: Tôi chả
có gì phải áy náy mà nghĩ gì thì viết thế! Hơn nữa, hình ảnh của Cụ
càng đẹp
lên. Người ta chỉ đẹp nhất khi thật nhất. Tôi vẫn nói, về thơ, triết
học và
nhất là nhạc của cha tôi rất bài bản, nhất là khi sáng tác 2 bài Diệt
phát xít
và Người Hà Nội thì những nhạc sĩ lớn cũng phải ngã mũ kính chào, nhưng
văn ông
thì không hay.
Ông làm
chính xác hóa tiếng
Việt, nhưng câu chữ hay ngôn ngữ của ông chỉ nhiều thông tin mà không
gợi cảm.
Ông là người có kiến thức xuất sắc trong những người thuộc thế hệ ông
và cũng
đa tài, nhưng hạn chế của ông chính là dàn trải mà bản thân ông cũng đã
thừa
nhận. Ông cũng rất thương con, nhưng vụng về trong thể hiện.
PV:
Nhưng dù sao cha ông cũng
là người đáng được kính trọng?
NV
Nguyễn Đình Chính: Sự kính
trọng của đám đông, tôi nói thật, phải đánh một dấu hỏi, còn uy tín của
nhà văn
phải được tạo nên bởi thời gian.
*
Sự thất bại về văn xuôi của
NDT, theo Gấu, không đúng như ông con phán. Đúng ra phải nói, đây là
thất bại
chung của dòng văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa. Dùng một hình ảnh
để minh
họa, đây là thứ văn chương đặt cái cày trước con trâu. Chưa viết đã
biết kết
cục ra sao rồi. Chính vì thế mà khi đọc
Lý thuyết về tiểu thuyết của Lukacs,
Gấu tá hoả tam tinh, vì cứ thử tưởng tượng ra một cuốn nào trong đầu,
là đã có
ở trong "bảng tuần hoàn" của ông rồi!
Đó là nỗi thất vọng thứ nhì
của Gấu, sau nỗi thất vọng, tự mình khám phá ra phương trình đường
thẳng,
đi khoe với bạn, mới hay, nhân loại biết tỏng từ đời nào rồi!
*
Gấu,
thú thực, chưa từng đọc
văn của thầy Thi, nhưng cứ theo như nhời ông con chê, thì sợ là, ông
con khen ông bố, mà
không biết, nếu chúng ta thử tìm hiểu sơ sơ thế nào là văn chương hiện
thực chủ nghĩa, qua Roland Barhes, trong 'Văn chương hôm nay’, khi ông trả
lời tờ Tel Quel:
… Liệu
ông có thể đưa ra một định
nghĩa của ông, về văn chương hiện thực chủ nghĩa thứ thực [… your
definition of
a true literary realism].
-Chủ
nghĩa hiện thực được định
nghĩa, nhiều phần là bởi nội dung hơn là kỹ thuật của nó; cái thực, trước hết,
là cái khảm, cái tầm phào, cái dàn trải, cái thấp hèn; nhìn rộng ra
hơn, cái được
coi là hạ tầng xã hội, bị tước đoạt đi, cái thăng hoa, tuyệt vời, cái
bằng chứng
ngoại phạm của nó [the supposed infrastructure of society, disengaged
from its
sublimations and its alibis]; chẳng ai hồ nghi, văn chương chỉ là chép lại
[copied] một cái gì đó, và tuỳ theo mức độ của cái gì đó, mà nó
được coi là hiện
thực hay không hiện thực.
Roland Barthes: Tiểu luận về phê
bình,
bản dịch tiếng Anh [Critical Essays]
Như Gấu
này được biết, cái gì
đó mà NDT chép lại là xã hội Miền Bắc và cuộc chiến mà ông dâng mình
cho nó, cuộc
chiến chống Pháp. Những tác phẩm của ông “hình như” được coi như là sử
thi của
cuộc chiến đó?
Như thế, làm sao không dàn trải?
Văn không hay? Nói vậy thì biết
vậy. Khi phán như vậy, là đành đầu hàng.
Vì “rắm ai vừa mũi người đó”.
Giá mà Gấu được đọc văn thầy hàm thụ của mình, biết đâu lại thấy hay!
Nhưng Gấu có đọc một tí văn của
ông con: Văn không hay. Lên gân quá. Nổ quá. Thực chất thì chẳng có gì.
Đây là
lỗi của ông bố, theo Gấu. Bởi vì ông NDT không biết đạp cho con một
cái, cho nó
tập bay!
Ẩn dụ
Bếp Lửa
trong văn chương.
1 2 3 4
Chuyện
dài
anh Sáu Dân
|