|
Graduation
NTD trả lời Time
Nguồn
tiếng Anh
The arrest of two reporters
who covered a high-profile corruption scandal within the transport
ministry has
been seen as a blow against anti-corruption efforts.
The
arrest of the two
journalists has nothing to do with the fight against corruption. Vietnam
is a
rule-of-law state, in which all citizens are equal before the law,
protected by
the law and their violations shall be punished in accordance with the
law, no
matter who they are. (1)
The
U.S. State Department has
removed Vietnam
from its list of countries that it says are violating religious
freedom. Do you
think Vietnam
can make similar progress on other human rights issues?
It is
[the government's] top
priority to respect and protect human rights, seeing the people as a
central
factor for achieving sustainable development and the goal of building Vietnam
into a
strong country with wealthy people and a just, democratic and civilized
society. Vietnam
stands
ready to talk with the U.S.
on issues of mutual concern. The U.S.
side has acknowledged positive progress in Vietnam.
I am convinced that we
need to increase contacts and dialogues in order to enhance mutual
understanding on issues of differences. (1)
(1)
-Việc bắt giữ hai ký giả do tường thuật xì căng đan tham nhũng có vẻ
như chửi bố chủ trương chống tham nhũng?
Bắt hai thằng này không mắc mớ gì đến chống tham nhũng. Việt Nam là
nước sống theo pháp luật, mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, được
bảo vệ bởi pháp luật, và vi phạm là bị trừng trị theo pháp luật, bất kể
ai.
-Mẽo đã bỏ VN ra khỏi danh sách những quốc gia vi phạm tự do tôn giáo.
Liệu VN có nên chơi vài cú ngoạn mục trong vấn đề nhân quyền?
Đây là ưu tiên hàng đầu của VN: Tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, coi con
người là yếu tố trung tâm trong phát triển để VN trở thành một xứ sở
mạnh, dân chúng giầu có, xã hội trung thực, dân chủ và có văn hóa...
Trả lời như thế quá đúng bài bản, vậy mà cũng bị thiến!
Khó hiểu thật. Chính cái sự thiến đó, khiến câu trả lời trở thành "cù":
Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, chứng cớ là ngay cả tui cũng bị
thiến, thấy không?
Euro 2008
Những đứa
con của tiểu thuyết
Chuyện vặt
Tin Văn Cù
Tiểu
thuyết của Koestler cho thời của chúng ta
Gấu
có nhớ nhà không?
Có lẽ
anh Tường nghĩ công
chúng Huế xứng đáng được hưởng nhiều hơn những gì anh Sơn đã đưa đến
cho họ, hoặc
ngược lại, anh Sơn phải được công chúng Huế đón chào nồng nàn hơn thế
nữa.
Nguồn
Cái vụ
TCS về lại Huế, đi cùng
HPNT, ra mắt dân Huế lần đầu sau "Cách Mạng", chỉ hát một bài hát vô
nghĩa [Em
là bông hồng nhỏ], và, sự kiện, HPNT khóc, cho thấy, hậu quả của
vụ Tết Mậu Thân.
Gấu không tin, dân Huế tha
thứ cho cả hai ông này, khác hẳn dân Sài Gòn, qua sự kiện, khi TCS mất
đi và được
hàng ngàn người đưa tiễn.
Gấu có ông bạn quí, cũng quen TCS, sau 1975, có gặp, nghe TCS than, ở
ngoài ấy khó thở quá, ông bạn quí của Gấu bèn biểu, thì lại vô đây,
[Lưu Kim Cương không còn, thì còn.. tao, khúc này Gấu phịa ra, nhưng
nghe nói, sau ông bạn quí có lần tính thoi TCS, may quá, có người can,
khúc này thì có thiệt, vì người can hai bên, là một họa sĩ, bạn của
Gấu, bạn thiệt, bạn thường, không phải bạn quí.]
Những ngày TCS
Tưởng niệm TCS
*
Hồi này trai gái 16 tuổi trở
lên đều vào dân quân, đêm nào cũng tập trung ngủ một chỗ, sẵn sàng
chiến đấu.
Con trai ngủ ngoài đồng, con gái ngủ ở nhà kho hợp tác. Làng Đông Dương
có ba
đội, ba nhà kho đêm nào con gái cũng sắp hàng ngủ cả dãy dài.
Nguồn (1)
(1) Tay chủ blog đang bị CA làm thịt trên net, chắc blog không thọ, mạn
phép ông, Gấu khuân một số bài viết có vấn đề vô đây
*
Đọc,
nhớ Brodsky, những ngày ông
bị lưu đầy nội xứ, tại vùng Hắc Hải, và cuộc sống của dân làng ở vùng
này.
Có một cái gì đó rất đỗi tương
tự giữa tâm hồn Nga, và tâm hồn Yankee mũi tẹt, trong cuộc sống
theo kiểu bộ lạc thời tiền sử, khi đọc những dòng trên, và mường tượng
ra. Đây có thể là lý do tại sao Miền Bắc rất mê văn học Nga?
Nhưng, Brodsky vẫn nhìn ra chất người ở những nơi chốn cái ác chỉ chờ
dịp để xổng
chuồng… This is sad, of course, and horrendous, but, on the other hand,
at
least, there is something human left in people.
Trò chuyện với Brodsky,
của Volkov, chương Lưu đầy xứ Bắc
*
Nào bây giờ hãy nói về chuyến lưu đầy xứ Bắc của ông đi.
Không đúng thứ Russian North người ta thường nói tới trong văn chương
nghệ thuật, cái xứ Bắc Nga mà dân Nga có học mê như điên đâu, tuy vẫn
là nó.
...
Volkov: Còn sex, thì sao? [What about sex life?]
Brodsky: Làm gì có thứ của quí ở đó [None whatsoever].
Sao? Làm sao ông trải qua một năm rưỡi ở đó?
-Cũng cỡ đó, năm rưỡi. Thì cũng nhờ Chị Năm thôi [My hands went into
action].... Nói chung, loạn luân là chính, bởi vì chỉ có chừng một số
gia đình ở cái làng nhỏ xíu đó. Mọi người đều là bà con với nhau, cách
này cách nọ. Trong khi ông chồng đang làm ở ngoài đồng, thì ông chủ
tịch bèn viện cớ này, cớ nọ, chạy vội về nhà để gặp bà vợ của cái ông
đang làm ngoài đồng kia. Mọi người đều biết rõ điều này....
*
Người làm Gấu ngộ ra
được, khi đọc những bản văn của Kafka, mà trước đó, mù tịt, là nhà văn
Do Thái, Amos Oz, trong bài viết của ông, trên tờ Partisan Review, khi
ông đọc song song, một truyện ngắn của Chekhov, và một của Kafka: Y Sĩ
Đồng Quê.
Gấu đã từng đọc Y Sĩ Đồng Quê. Tờ Văn, trước 1975, đã từng đi một số
đặc biệt về nhà văn này, trong số đó có bản dịch Y Sĩ Đồng Quê của
Nguyễn Mạnh Côn. Ông Côn viết, đại khái, dịch thì dịch nhưng chẳng hiểu
thằng chả nói gì!
Đọc bài của Oz, Gấu ngộ ra được nọc độc Kafka. Ngộ ra điều: Kafka viết
dưới bóng tối Lò Thiêu, [khi đó chưa xẩy ra], Gấu đọc ông, dưới bóng
tối Lò Cải Tạo.
Đừng nghĩ là Gấu này 'cường điệu'. Bạn thử đọc truyện Y Sĩ Đồng Quê,
rồi tưởng tượng ra, anh nông dân Bắc Kít khù khờ của nhà văn Lê Lựu,
anh cu Sài, thí dụ, trong ba lô có cái bát quí dành cho Miền Nam, hay
nữ văn công kiêm nhà văn DTH, mà chẳng thấy y chang ông y sĩ đồng quê
của Kafka, nghe báo động hoảng, có bệnh nhân thập tử nhất sinh, vượt
mưa gió, đêm đen, bão tuyết, tới bên giường bệnh, thì mới biết là mình
bị bịp.
Đâu có khác gì DTH ngồi bên vệ đường than khóc, mình bị Đảng lừa?
Anh Sài của Lê Lựu làm gì có cái bát dành cho Miền Nam!
Chỉ có vài cái ba lô mang sẵn từ Miền Bắc, để nhét chiến lợi phẩm!
*
Nhưng
đọc Brodsky, nhất là thời thơ ấu, mới lớn của ông, ở trong thành phố
St. Petersburg, thì Gấu mới thấy thấm thía những năm tháng Bắc Kỳ của
thằng Mõ Phố mắt lác, là Gấu ngày nào!
Trần
Thanh Hà
Tưởng niệm
Xuân
Sách
Chân Dung Nhà
Văn
Tâm sự của Xuân Sách
*
Chân Dung Nhà Văn
Lời bàn Gấu nhà văn
Ui chao, tuyệt nhất
là giai thoại về Đặng Thai Mai, và chân dung của ông mà Xuân Sách chưa
hề viết.
Cũng một thứ 'di chúc Kafka', chăng?
Điều
tôi không ngờ là cụ Đặng Thai Mai cho người gọi tôi đến nhà bảo tôi đọc
thơ chân dung cho cụ nghe. Con người nổi tiếng uyên bác thâm trầm ấy
ngồi đặt cầm lên đầu gối cười khục khục. Đột ngột cụ ngước cặp mắt tinh
anh lên nhìn tôi: “Thế còn Đặng Thai Mai?” Tôi lúng túng: “Viết về bác
rất khó, cháu đang suy nghĩ thưa bác”. Dường như ông cụ không tin lời
tôi. Ít lâu sau cụ lại gọi đến: “Anh viết về tôi rồi chứ?” Trước tôi
chỉ nghĩ cụ không để ý đến cái trò chơi chữ ngông nghênh này, hoá ra cụ
quan tâm thật sự khiến tôi vừa cảm động vùa thích thú. Nhưng biết sao
được, viết về cụ thật là khó và đến nay tôi vẫn chưa viết được.
*
Chúng ta tự hỏi, điều gì làm ĐTM muốn, khi mong được Xuân Sách đi cho
vài đường về ông?
Hỏi tức là trả lời vậy!
Lèm
bèm về
dòng văn
học "Lạc Đường"
Ở đâu, Hitler được thần tượng
hóa hơn hết thẩy?
Ở Liên Xô.
Mark Harrison phán, trong
“Những trái lựu đạn cuối cùng”, điểm cuốn “Cuộc chiến tuyệt đối,
Absolute War:
Liên Xô trong Đệ nhị chiến”, của Chris Bellamy, 813 p. nhà xb
Macmillan, 30 Anh
kim, trên tờ TLS, số đề ngày 20 Tháng Sáu 2008.
Hitler có thể đã giết rất
nhiều người Nga, nhưng chẳng thấm vào đâu, so với giết Do Thái, và đó
là lý do
người Nga mê Hitler.
Theo Bellamy, tác giả cuốn
sách, nếu Đệ nhị chiến là biến cố trụ cột của thế kỷ 20, thì kết cục
của nó như
hiện nay đã được quyết định ở Liên xô chứ không phải ở nơi nào khác.
Liên
xô đã
đóng góp phần lớn lao nhất trong việc chấm dứt tham vọng của Hitler.
Và Đệ nhị chiến, nói một cách
nào đó, vẫn còn tiếp diễn cho tới bây giờ, với mức độ bạo lực khác
trước: Liên
Xô vs Chechnya,
Đông Ukraine vs Tây
Ukraine…
Solz đi tù vì chê tài cầm
quân của Stalin, nhưng trong cuốn mới mẻ này, về vai trò của Liên Xô
trong Đệ
nhị chiến, tác giả cho rằng, nếu không có Stalin là giấc mộng của
Hitler kể như
xong. Stalin bị kết án, bỏ qua tất cả những lời cảnh cáo và đã để cho
Hitler
xâm lăng bất thình lình vào sáng sớm ngày 22 tháng Sáu, 1941. Trong
Cuộc chiến
tuyệt đối, Chris Bellamy cho rằng, "Stalin khùng, nhưng đây là một thất
bại về giải thích chính trị [politican interpretation] những ý hướng
thực của
Hitler, [true intentions], không phải là thất bại về tình báo."
Cái thất bại lớn lao nhất, về
tình báo, lại do người Đức phạm phải, khi quá coi thường Liên Xô. Đây
là một
trong hai thất bại lớn lao nhất trong toàn lịch sử nhân loại, tác giả
viết.
Đọc tới đây, Gấu mới nhận ra
sự vĩ đại của Cao Bồi, khi ông đánh bức điện, vô lẹ lên.
Ông "đi" không
được, "phản tỉnh", vào những giây phút cuối cùng của đời mình, chính
là vì bức điện khủng khiếp và vai trò của ông trong việc chấm dứt cuộc
chiến,
theo Gấu.
Và như thế, có vẻ như ông
không được tự hào cho lắm, so với Đào Hiếu.
Giấc mộng của Hitler đúng là
giấc mộng toàn cầu hóa: Ông muốn một đế quốc thuộc địa ở Âu Châu, chạy
tới
Urals, đó là nơi những xưởng, trại Đức sẽ sản xuất thực phẩm, và vật
liệu mà
nhân công là những nô lệ đói khổ, để cung cấp cho nền kỹ nghệ và những
công
nhân Đức. Đổi lại, những chủ trại xưởng sẽ mua sản phẩm của Đệ Tam
Reich. Để
cân bằng mức cung cầu, Hitler có ý định giảm dân số của Ukraine,
và của
phần đất Nga ở Âu châu, bằng cách giết hàng triệu người Do Thái, tạo ra
nạn đói
cho số còn lại, và lùa hàng chục triệu con người qua bên phần đất Á
châu. Đây
là một cuộc chiến tận diệt.
Hồng Quân đã ngáng đường
Hitler.
*
J-P Sartre, trả lời
tờ Libération
về chuyến đi thăm Liên Xô của ông, đã nói với tay phỏng vấn, “Công dân
Xô Viết
tha hồ chỉ trích nhà nước, mà có hiệu lực hơn nhiều, so với chúng ta
[Tây]. Có
một sự tự do hoàn toàn về phê bình ở Liên Xô”. Họ không đi du lịch ra
nước ngoài,
không phải do bị cấm đoán, mà chỉ vì không muốn rời đất mẹ thân yêu…
Vài năm
sau, tên bác học đần độn này [this idiot savant] thú nhận, đó là
một lời dối
trá, do ông không muốn làm phiền chủ nhà [Liên Xô].
D.M.
Thomas: Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong
ta.
*
Tại sao hải ngoại không chịu đọc văn học Nga, như
trong nước đã từng đọc, một ông nhóc phán.
Ui chao, trong nước đã từng đọc Solz, Akhmatova, Brodsky, đã từng biết
đến một giống sinh vật có tên là Homo Sovieticus?
Thổi đu đủ thì cũng vừa vừa thôi. NQT
*
Nếu bạn tò mò một
chút, chắc là nhận ra, trong hầu hết những hồi ký của đám biệt động
thành sống sót trong vụ Tết Mậu Thân, đều có chi tiết này: họ đều được
dặn dò, hãy quyết tử, hãy bám trụ, đừng rút lui, đừng đầu hàng, sẽ có
đại quân tiếp viện.
Nhưng,
như "lịch sử" cho thấy, làm gì có đại quân tiếp viện.
Hai
Lúa có đọc đâu đó, rằng thì là, vụ Tết Mậu Thân là một cú nướng người
anh em giải phóng, của VC miền bắc. Có thể như vậy.
Nhưng,
những nông dân miền bắc, những trai làng, liệu chính họ, cũng bị nướng?
Và đó là lý do thực sự của cuộc chiến: Huỷ sạch, tẩy sạch đám nông dân
ngu đần, để có giai cấp mới, con người mới?
Chuyện
đã từng xẩy ra, tại Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Vô Sản.
"Bởi
vì đối với Stalin, như Khrushchev cho chúng ta biết, nông dân chỉ là
cặn bã, và đám cặn bã này, là 90% dân chúng Nga."
"Nhà
nhân bản [The humane] Maxime Gorky, vào năm 1922, đã
diễn tả niềm ao ước của ông, 'đám dân chúng không văn hoá, ngu đần,
huênh hoang, bốc phét, ở trong những làng mạc Nga, sẽ chết sạch, tất cả
cái đám dân ngu cu đen đáng khiếp, đáng sợ này.... và một giống mới, có
học, biết đường hơn thiệt, có nghị lực, sẽ thế chỗ.'"
"Ao
ước của ông đã được Stalin ngó xuống, chấp thuận, và biến thành hiện
thực."
D.M.
Thomas: Solzhenitsyn, thế kỷ trong ta. Chương 9: Một Con Sói đối với
Con Người. Sự ngu xuẩn của cuộc sống làng xã [The idiocy of village
life... Karl Marx]
D.M.
Thomas cho rằng sự chuyển hoá từ Christ qua Demon, [ông viết, Christ và
Devil đổi chỗ cho nhau], Kẻ Cứu Rỗi thành Quỉ Sứ, đã xẩy ra vào thời kỳ
đầu Cách Mạng Vô Sản ở Nga, và được khắc họa, bằng những tác phẩm văn
học, như "Demons" của Pushkin, "Twelve" của Blok (1), và Bài Thơ Không
Có Anh Hùng, "Poem Without a Hero", của Akhmatova. Trong khi tại Việt
Nam, vào lúc kết thúc cuộc chiến. Sau một đêm 30 Tháng Tư, ngủ dậy,
thay vì thấy một cái nhà Việt Nam to đẹp hơn, một con người Việt Nam
hạnh phúc hơn, thanh thản hơn, thì chỉ có một con bọ. Nguyễn Huy Thiệp
đã nhìn thấy sự chuyển hóa này qua con quỉ chuồng heo [cũng một hình
tượng văn học khác, từ Kafka, trong Y Sĩ Đồng Quê], biến thành con bọ
phố phường.
Tạp Ghi
*
Như
thế, cái vụ nướng VC miệt vườn, những anh nông dân Bắc Kít ngu đần, là
cũng do quan thầy mà ra?
Nhân đọc bút ký
chính trị của Nguyễn Khải
Tôi đưa bài thơ cho
Nguyễn Khải.
Anh đọc xong trên mặt có thoáng chút ngạc nhiên và nghiêm nghị chứ
không cười như tôi chờ đọi, anh bỏ bài thơ vào túi chứ không chuyển cho
người khác. Đến giờ giải lao chúng tôi ra ngồi quanh gốc cây sấu già,
Nguyễn Khải mới đưa bài thơ cho Hồ Phương đọc. Mặt Hồ Phương hơi tái và
cặp môi mỏng của anh hơi run. Nguyễn Khải nói như cách sỗ sàng của anh:
-Thằng này (chỉ tôi) ghê quá, không phải trò đùa nữa rồi!
*
Bữa trước Gấu nhớ lộn, viết, Khải tái cả mặt. Nay coi lại, người tái
mặt là Hồ Phương. Khải bảnh hơn nhiều!
Ẩn dụ
Những
phát giác
quan trọng nhất, về thơ, của Jakobson, qua
Roland
Barthes, mà chúng ta có được:
Jakobson
đã ôm lấy Văn chương
bằng ba cách.
Trước tiên, ông tạo ra, ngay chính bên trong môn ngôn ngữ
học,
một bộ phận đặc biệt, "Thi học"; bộ phận này (và đây là điều mới mẻ
trong việc làm của ông, phần đóng góp lịch sử của ông), ông không định
nghĩa
nó, từ Văn chương (như thể Thi học vẫn còn phụ thuộc vào 'thơ tính' hay
vào
'thi ca'), nhưng từ nghiên cứu những nhiệm vụ của ngôn ngữ: mọi hành
động nói
(speech-act), nhấn mạnh tới hình dạng của thông điệp, là thơ; từ
đó,
ông có
thể, "khởi từ vị trí ngôn ngữ học", gia nhập, tiếp nối những dạng
thức sinh động nhất (và thường là đầy chất giải phóng), của Văn chương:
quyền
hàm hồ của nghĩa (meanings), hệ thay thế, system of substitutions, mã
hình
tượng, code of figures (ẩn dụ và hoán dụ,
metaphor and metonymy)
.…
“nghĩa
của ký" (a sign's
meaning), chỉ là sự phiên dịch của nó (its translation) vào một ký hiệu
khác,
nó xác định "nghĩa", không "một lần rồi xong", nhưng là một
mức độ "nghĩa" khác (which defines meaning not as a final signified
but as "another" signifying level).
Món quà tuyệt vời
*
Những phát giác quan
trọng, chúng ta cần, ở đây, là:
1. quyền hàm hồ của “nghĩa” [meaning].
2. nghĩa của một ký hiệu ở trong sự chuyển dịch của nó, vào một ký
hiệu khác.
Thành
thử, lấy thí dụ, khi Phạm Duy làm bản nhạc của ông, về lá diêu
bông, và Hoàng Cầm nói, ông không hiểu lá diêu bông của tôi, như vậy
không có nghĩa, PD hiểu sai HC.
Đã có sự chuyển dịch về nghĩa, ở ký hiệu 'lá diêu bông', chúng ta
có thể nói như vậy. Đẩy thêm một mức, PD không có ý định "hiểu" Hoàng
Cầm. Ông đẩy [chuyển dịch] lá diêu bông của Hoàng Cầm vào "hệ thay
thế", là hệ âm nhạc, thí dụ.
Ông ban cho lá diêu bông một nghĩa mới, nghĩa âm thanh.
[Note:
To K. Art2all nhân vụ Lá Bâng
Khuâng].
Ẩn dụ mới về Lá Diêu Bông
Bếp Lửa
trong văn chương.
1 2 3 4
Chuyện
dài
anh Sáu Dân
|