Graduation

*


NTD trả lời Time
Nguồn tiếng Anh

Bản tiếng Việt buồn cười quá đi mất. Thí dụ câu này:
Obama or McCain? McCain has more history [with Vietnam] but Obama spent part of his childhood in Indonesia. Who would you prefer as U.S. President?
[Laughing] We hope to work closely with whomever is President.
- Thưa ông, giữa Obama và McCain: McCain có quá khứ gắn với Việt Nam nhiều hơn, trong khi Obama thời niên thiếu đã sống ở Indonesia. Ông thích ai trở thành Tổng thống Mỹ?
(Cười) Chúng tôi hy vọng được làm việc thân mật với bất kể ai là Tổng thống.
*
"Closely" nên dịch là mật thiết, chặt chẽ... Dịch "thân mật", dân Mẽo lại tưởng hai ông này "gay"!
Người dịch không dành tiếng… Việt! Vẫn tình trạng buồn cười đó!
Thí dụ từ “factor” đúng ra phải dịch là “yếu tố”. Dịch “nhân tố”, yếu tố con người, human factor, đâu có đúng, ở đây?
Còn nhiều tức cười lắm. Tin Văn sẽ dịch toàn bài, vì "tội" cho me xừ Dũng quá: "Của ông" dài, mà tụi nó thiến mất một khúc!


Euro 2008

Những đứa con của tiểu thuyết

Chuyện vặt

Tin Văn Cù
Tiểu thuyết của Koestler cho thời của chúng ta

Gấu có nhớ nhà không?

Trần Thanh Hà

 Tưởng niệm Xuân Sách

Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"

Cái anh Tẫu phán, thà thí cho nhân loại một sợi lông chân, mà thiên hạ thái bình, ta cũng không thà, hẳn đã tiên tri ra được những chuyện, Hitler sẽ cho người đốt tòa nhà Quốc Hội Đức, để lợi dụng bầu nhiệt huyết của những Đào Hiếu Đức, Lindon Johnson cho bịa ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ để dội bom Bắc Việt, Bush bịa ra tin tuyệt mật, Iraq có vũ khí huỷ diệt, để xua quân xâm lăng nước này... Làm sao không thể xẩy ra trường hợp mấy anh Yankee mũi tẹt thí cô hồn mấy anh VC miệt vườn đang nằm nghỉ mát ở Phú Lợi, rồi vu vạ cho Diệm, lấy cớ thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam?
Anh VC nằm vùng Đào Hiếu phán, anh đâu có lạc đường, mà lịch sử lạc đường. Lịch sử nào lạc đường?

 Cũng một anh Tẫu khác, là nhà văn Kim Dung, đã cho nhân vật của ông là Mộ Dung Bác, phao tin Khiết Đan sẽ cho người vô Thiếu Lâm ăn cắp sách, gây ra vụ thảm sát Nhạn Môn Quan, mở ra một trường bi hận, là cuộc đời thê thảm của Kiều Phong, kẻ không biết mình là Hán, hay là Khiết Đan, và khi có dịp trả thù Đại Hán, là những kẻ đã giết cha mẹ mình, ông đã từ chối, đâu có như mấy tên Yankee mũi tẹt, đói khổ, nhục nhã ở xứ Bắc, bỏ chạy vô Nam, rồi bán đứng miền đất này.

 Kim Dung là bậc đại tài. Có thể ông đã nhận ra vụ thảm sát Nhạn Môn Quan bi thương quá, nên đã chuộc lỗi, và cbo cặp Kiều Phong - A Châu gặp gỡ nhau tại đúng nơi này, và xóa đi thảm kịch bằng cái cảnh thật là tuyệt vời, Kiều Phong tung A Châu lên trời, rồi đợi nàng rớt xuống, ôm vào lòng, mà nói rằng, hai ta ra quan ngoại chăn dê, từ bỏ chốn giang hồ gió tanh mưa máu.

*

Bậc kỳ tài còn là bậc đa tình. Đọc Kim Dung, có cảm tưởng như ông viết, chỉ để chờ, được viết tới đoạn, như trên.

Điều này, chính ông nói ra, không phải Gấu.

Bạn có nhớ, khi công chúa Tây Hạ nhớ người tình trọc đầu Hư Trúc quá, bèn bầy ra cuộc tuyển phu, và một trong những câu hỏi đưa ra, là, hãy kể ra giây phút tuyệt vời nhất trong đời bạn.

*

Have U ever seen the rain?

*

Et pourtant le miracle se poursuivait. Le monde durait, pudique, ironique, et discret (comme certaines formes douces et retenues de l’amitié des femmes). Un équilibre se poursuivait, coloré pourtant par toute l’appréhension de sa propre fin.

Là était tout mon amour de vivre: une passion silencieuse pour tout ce qui allait peut-être m’échapper, une amertume sous une flamme.

... Đó, là tất cả tình yêu sống của tôi: Một đam mê lặng lẽ đối với tất cả những gì có thể vượt khỏi tầm tay tôi, một nỗi đắng cay dưới một ngọn lửa.

Albert Camus: Amour de vivre. L’envers et l’endroit

[Note: To U, CM. NQT]

*

Một anh bạn của Gấu, trải qua 13 năm ở Lò Cải Tạo, biểu Gấu, có sự khác biệt giữa hai cái ác đó, theo tao. Tao ở trong Lò Cải Tạo, lâu như thế, về, không tuyệt vọng về con người đến phải tự tử như Primo Levi, thí dụ vậy. Tâm hồn tao, sau khi ra tù, sợ còn thoải mái hơn trước. Trước, cứ nghĩ mình bậy. Mình là thằng Nguỵ, thằng Việt Gian, thằng Bán Nước. Vô tù, mới ngộ, không phải vậy. Chính cái thằng bắt mình vô tù mới là Đại Việt Gian!

Anh bạn làm Gấu nhớ đến một 'thèse", đề tài, của Cioran: Nhân loại biến mất vào cái ngày người ta kiếm ra được tất cả những thứ thuốc chữa mọi thứ bịnh, thứ ác, thứ độc của con người.

Cioran phán như trên, trong một cuộc phỏng vấn. Và tay phỏng vấn vặc lại: Huxley nói, ở đâu đó rằng, chuyện đó phi lý, bởi vì kinh nghiệm chứng tỏ, thiên nhiên hoạt động theo kiểu, cứ con người kiếm ra được một thứ thuốc trị bịnh, thì một thứ bệnh khác lại nẩy sinh ra, thế vào chỗ vừa rồi.

Cioran: Hay, hay thiệt. Đúng như thế. Tuy nhiên, nói theo lý thuyết, người ta có thể tưởng tượng con người làm ra được một sản phẩm chữa lành tất cả mọi thứ bịnh. Và nếu như thế, thì khủng khiếp quá, bởi vì con người phải chết, dù muốn dù không. Cho dù có sống tới năm trăm năm. Do tiến bộ y học mà con người bây giờ chết một cái chết không tự nhiên. Cuộc sống của chúng ta kéo dài một cách giả tạo, artificellement, cuộc chiến đấu chống thần chết kéo dài mãi ra, và như thế là phi nhân.
...

Trong Faust của Goethe, Quỉ là tên hầu của Thượng Đế. Tôi [Cioran] sợ ngược lại. Có vẻ như vào lúc này, Thượng Đế đang hì hục phục vụ Quỉ đến mệt nhoài!
Nếu Thượng Đế là chủ thế gian, thì sẽ đếch có lịch sử!
Nhưng, giả như Thượng Đế là chủ thế gian, thì những lúc xẩy ra Lò Thiêu, Lò Cải Tạo, Người vắng mặt, nhường chỗ cho Quỉ!
Đâu có sao?
*
Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây. 

"Pride grows in the human heart like lard on a pig".
Solzhenitsyn, Quần Đảo Gulag.
[Kiêu ngạo mọc trong tim người, như mỡ trên con heo].
D.M. Thomas trích dẫn, làm đề từ cho chương "Chiến đấu cho Lênin", trong "Solzhenitsyn, một thế kỷ ở trong ta".

 -Liệu, vụ việc Nguyên Ngọc "ôkê" cho đi mấy truyện ngắn NHT trên Văn Nghệ có thể so sánh với hành động từ bi của vị sư già quét dọn Tàng Kinh Các, nhét kinh Phật xen lẫn Thất Thập Nhị Huyền Công, tức 72 tuyệt kỹ làm thịt người của Thiếu Lâm, nhằm cải hoá hai ông sư giả cầy, trong Lục Mạch Thần Kiếm, chưởng Kim Dung?

-Được!

-Tại sao được?

Vì NN là người đã sáng tạo ra một trong những người anh hùng của “quân đội nhân dân anh hùng của chúng ta”, là anh hùng Núp.

 Đây là "công án thiền": Cởi chuông, là phải người buộc chuông.

Chế độ CS Liên Xô chấm dứt, vào lúc, hai ông đoàn viên Cẩm Sờ Mồm, Komsomol, là Goóc Ba Chóp [Mikhail Sergeyevich Gorbachev sinh ngày 2 tháng Ba, 1931 tại Privolnoye, Stavropol province. Ông học Đại học Moscow, tốt nghiệp Luật. Gia nhập Đảng CS năm 1952, và là Bí thư thứ nhất Đoàn TNCS, First Secretary of Stavropol City Committee of Komsomol, nhiệm kỳ 1955-1958] gặp Schevarnadze Eduard (1928-) trong một cuộc họp đoàn, và hai anh đoàn viên này, do đã đọc Tam Quốc, nhớ cái đoạn Tôn Quyền và Lưu Bị chém đá, bèn chỉ "viên gạch" là chủ nghĩa CS, mà nói: Hai ta phải chém bể viên gạch này.

Nhân sắp tới Sinh nhật của ông, thiên hạ đang gửi Happy Birthday ì xèo, Gấu cũng xin được chúc ghé.

Không có ông Thánh Khùng này, thì nhân loại còn khổ dài dài với chủ nghĩa CS.

Thánh Khùng là chữ của Tolstaya ban cho ông Goóc.

Xin xem bài tạp ghi Truyện ngắn, tình yêu, và chiến tranh nhắc tới ổng.

Tuổi Bụi

*
Làm sao hy vọng ở những ông VC nằm vùng như Đào Hiếu này, lo cái việc "cởi chuông" đây!

*
Ở đâu, Hitler được thần tượng hóa hơn hết thẩy?
Ở Liên Xô.
Mark Harrison phán, trong “Những trái lựu đạn cuối cùng”, điểm cuốn “Cuộc chiến tuyệt đối, Absolute War: Liên Xô trong Đệ nhị chiến”, của Chris Bellamy, 813 p. nhà xb Macmillan, 30 Anh kim, trên tờ TLS, số đề ngày 20 Tháng Sáu 2008.
Hitler có thể đã giết rất nhiều người Nga, nhưng chẳng thấm vào đâu, so với giết Do Thái, và đó là lý do người Nga mê Hitler.
Theo Bellamy, tác giả cuốn sách, nếu Đệ nhị chiến là biến cố trụ cột của thế kỷ 20, thì kết cục của nó như hiện nay đã được quyết định ở Liên xô chứ không phải ở nào khác. Liên xô đã đóng góp phần lớn lao nhất trong việc chấm dứt tham vọng của Hitler.
Và Đệ nhị chiến, nói một cách nào đó, vẫn còn tiếp diễn cho tới bây giờ, với mức độ bạo lực khác trước: Liên Xô vs Chechnya, Đông Ukraine vs Tây Ukraine
Solz đi tù vì chê tài cầm quân của Stalin, nhưng trong cuốn mới mẻ này, về vai trò của Liên Xô trong Đệ nhị chiến, tác giả cho rằng, nếu không có Stalin là giấc mộng của Hitler kể như xong. Stalin bị kết án, bỏ qua tất cả những lời cảnh cáo và đã để cho Hitler xâm lăng bất thình lình vào sáng sớm ngày 22 tháng Sáu, 1941. Trong Cuộc chiến tuyệt đối, Chris Bellamy cho rằng, "Stalin khùng, nhưng đây là một thất bại về giải thích chính trị [politican interpretation] những ý hướng thực của Hitler, [true intentions], không phải là thất bại về tình báo."
Cái thất bại lớn lao nhất, về tình báo, lại do người Đức phạm phải, khi quá coi thường Liên Xô. Đây là một trong hai thất bại lớn lao nhất trong toàn lịch sử nhân loại, tác giả viết.
Đọc tới đây, Gấu mới nhận ra sự vĩ đại của Cao Bồi, khi ông đánh bức điện, vô lẹ lên.
Ông "đi" không được, "phản tỉnh", vào những giây phút cuối cùng của đời mình, chính là vì bức điện khủng khiếp và vai trò của ông trong việc chấm dứt cuộc chiến, theo Gấu.
Và như thế, có vẻ như ông không được tự hào cho lắm, so với Đào Hiếu.
Giấc mộng của Hitler đúng là giấc mộng toàn cầu hóa: Ông muốn một đế quốc thuộc địa ở Âu Châu, chạy tới Urals, đó là nơi những xưởng, trại Đức sẽ sản xuất thực phẩm, và vật liệu mà nhân công là những nô lệ đói khổ, để cung cấp cho nền kỹ nghệ và những công nhân Đức. Đổi lại, những chủ trại xưởng sẽ mua sản phẩm của Đệ Tam Reich. Để cân bằng mức cung cầu, Hitler có ý định giảm dân số của Ukraine, và của phần đất Nga ở Âu châu, bằng cách giết hàng triệu người Do Thái, tạo ra nạn đói cho số còn lại, và lùa hàng chục triệu con người qua bên phần đất Á châu. Đây là một cuộc chiến tận diệt.
Hồng Quân đã ngáng đường Hitler.


Nhân đọc bút ký chính trị của Nguyễn Khải

Ẩn dụ

 Bếp Lửa trong văn chương.
1 4

 Chuyện dài anh Sáu Dân