|
Tứ Tấu Khúc
Wimbledon 2008
Ana Ivanovic:
Tennis's Next Megastar
Reared in the war-torn Serbia
of the 1990s, Ivanovic has
risen from her home country's ashes to become the best in the game, the
leader
of the unlikely Serbian revolution that includes Jelena Jankovic, the
second-ranked woman in the world, and Novak Djokovic, No. 3 on the
men's side.
At 20, Ivanovic has all the assets of a megastar-in-the-making: looks,
power
and a healthy dose of humility.
*
Chi tiết a "healthy dose of humility" thật tuyệt!
Đây là cái thiếu nhất của các nhà văn siêu sao Mít, những "Megastar Mit
Writers", trong cũng như ngoài nuớc!
Time
Euro 2008
Fàbregas
finally puts Italy
out of their misery!
Fàbregas sau
cùng đã giải thoát Italy
ra khỏi
cơn thống khổ của họ!
Độc,
độc!
*
Đúng ý Camus:
Tôi học đạo hạnh ở sân cỏ,
chứ không phải ở
giảng đường Đại học!
*
Lạc
thú rỗng.
Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao những dân như
Mít chúng
ta chẳng hạn, mê bóng đá đến như khùng như điên?
Gấu đưa ra ‘vấn nạn’ và đợi xong mùa Euro 2008, mới
trả lời.
Nếu có độc giả nào nóng ruột, xin đọc bài viết của
Llosa, The empty pleasure,
trong Making waves.
Trước
cuộc truy hoan
John Fowles, trong The Aristos: A
Self-Portrait in
Ideas, Poems... nhân mùa World Cup 1966, đã đưa ra nhận xét: "Bóng đá
gồm
22 cây gậy [của tên ăn mày, như các cụ thường nói], đuổi theo một cái
âm hộ;
cái chày của môn chơi golf là một dương vật cán bằng thép; vua và hoàng
hậu
trong môn cờ là Laius và Jocasta, mọi chiến thắng đều là một dạng, hoặc
bài
tiết hoặc xuất tinh."
Có thể nói, văn chương nghệ thuật Tây phương bắt
đầu, bằng cuộc tranh giành một nàng Hélène de Troie.
[Laius là cha, Jocasta là mẹ mà Oedipus bị
lời nguyền
của con nhân sư, phải giết đi và lấy làm vợ. Jocasta sau treo cổ tự tử,
Oedipus
tự chọc mắt, làm người mù chống gậy đi lang thang giữa sa mạc]
Khung thành là một cái âm hộ qua đó, một cầu
thủ, một
đội banh, một sân đất, một xứ sở, cả nhân loại, "bất thình lình xả hết
sinh lực tạo giống của ‘chúng mình’ vào đó."
Khi trái banh vừa mới lăn, là bạn đã chọn
bên. Và khi
nghe ông Huyền Vũ, chuyên viên bình luận bóng đá trên đài phát thanh
Sài Gòn
ngày nào reo như muốn vỡ cái la dô: Màng trinh đội bạn đã bị thủng!,
thì bất cứ
một ai trong chúng ta đều cảm thấy, một cách hãnh diện, và cũng thật
đầy nam
tính (hay Việt tính?): Chính tớ đã làm cú đó đó!
Bởi vì theo LLosa, mọi xứ sở đều chơi bóng
đá, đúng
cái kiểu mà họ làm tình. Những mánh lới, kỹ thuật này nọ của những cầu
thủ, nơi
sân banh, đâu có khác chi một sự chuyển dịch (translation) vào trong
môn chơi
bóng đá, những trò yêu đương quái dị, khác thường, khác các giống dân
khác, và
những tập tục ân ái từ thuở "Hùng Vương lập nước"- thì cứ thí dụ vậy
- lưu truyền từ đời này qua đời khác tới tận chúng ta bi giờ! Ông đưa
ra thí
dụ: Những cầu thủ Brazil
mân mê trái banh thay vì đá nó. Anh ta không muốn rời nó ra, và thay vì
đá trái
banh vào khung thành – tức cái âm hộ - anh ta lao cả người vô theo,
cùng với
trái banh. Ngược hẳn với cầu thủ người Nga, buồn bã, u sầu, và hung
bạo, hứa
hẹn những pha bộc phát không thể nào tiên đoán được và cũng thật là đầy
chất
tranh luận! Mối liên hệ giữa anh ta và trái banh làm chúng ta liên
tưởng tới
những anh chàng yêu đương dòng Slav, với những cô bạn gái của họ: đầy
thơ ca và
nước mắt, và tận cùng bằng những pha bắn súng.
Những đứa
con của tiểu thuyết
Chuyện vặt
Tin Văn Cù
Laughing at Lenin
Câu chuyện cù về Bác, do Gấu phịa ra, kể cho
mấy anh
quản giáo trại Đỗ Hải Nhà Bè nghe, không hiểu sao, khi về đời, mỗi lần
tính kể
là rét, lạnh cẳng. Quái quỉ thế.
Về già Gấu mới ngộ ra, do Gấu sợ, không gặp hên
như lần đầu!
Thì cũng giống Bá Nha, Tử Kỳ!
Tiểu
thuyết của Koestler cho thời của chúng ta
Tưởng niệm
Xuân
Sách
Lèm bèm về
dòng văn
học "Lạc Đường"
Victor
Serge, tác giả cuốn "Trường hợp đồng chí Tulayev", là người nghĩ ra từ
"toàn trị" để gọi nhà nước Xô Viết
Minh Thùy: Ở chương 18 có tiêu đề: Lời thú
tội của một
sát thủ. Anh viết:
Trong bối cảnh “toàn cầu hóa” hiện nay, thân phận của
các nước nghèo chẳng khác nào một cô gái điếm: vì nghèo, vì không có
trình độ
nên muốn tồn tại chỉ còn cách bán đi cái “vốn tự có” của mình. Đó là
dầu thô,
là cao su và những tài nguyên thiên nhiên khác. Chua chát thay nhân dân
chỉ
được hưởng một phần nhỏ lợi tức do “vốn tự có” mang lại. Phần lợi lớn
đều chảy
váo túi những mụ tú bà là các tập đoàn kinh tế Anh, Mỹ, Pháp, Đức,
Nhật… và
những tên ma cô dắt mối là chính quyền bản xứ. Tôi thấy câu này anh kết
tội dữ
dội, nhưng cũng xác đáng và đúng....
Đào Hiếu: Đó là một trong những ý quan trọng của tác
phẩm.
Minh Thùy: Và tôi thấy anh dám thẳng thắn viết ra như
vậy là dũng cảm lắm.
Đào Hiếu: Thì mình nghĩ vậy thì phải viết vậy, rồi nó
ra sao thì ra thôi...
Đào Hiếu trả lời Da mầu
*
Gấu này, sở dĩ “đọc triết đọc chiếc”, "đọc Mác đọc Miếc",
là để đặt ra những giới hạn cho mình, như là một “Gấu, nhà văn”, khi
đụng tới
những vấn đề ở ngoài phạm vi văn học,
theo nghĩa, nhà văn là kẻ được thông tri ‘tốt’ về thời của mình, tránh lâm vào tình trạng dốt
đặc
cán táu, "sáng tạo" ra những gì nhân loại biết từ khuya! Cứ thử tưởng
tượng, một ông chẳng hề biết gì về môn tâm lý học, viết tiểu thuyết tâm
ný!
Sở dĩ mấy tay chê Gấu không có bằng cử nhân
triết,
không
phải đệ tử Nguyễn Văn Trung, không phải giới khoa bảng mà dám bàn loạn
cào cào về
triết,
không rành tiếng Tây mà đòi đọc sách Tây, là do đố kỵ, tất nhiên, và do
ngu quá, không hiểu nhà
văn là “nhà”
gì!
Ngay cả Thầy Nguyễn Văn Trung, khi phán thằng
cha Gấu không biết gì về hiện sinh, là cũng hiểu "sai" về cách hiểu
hiện sinh của Gấu. Ông có bao giờ biết, Gấu này chỉ đọc trần có một câu
trong Buồn Nôn mà.. khỏi bịnh! Và bắt đầu viết!
Những lời phán của Đào Hiếu như trên, về toàn
cầu hóa,
là rơi đúng vào trường hợp ếch ngồi đáy giếng.
Thảm nhất là chính vì những sự ngu dốt như thế, ông đi
theo Mặt Trận. Không chỉ riêng ông.
Cái tình trạng theo MT của những người như ông, đúng là bán "vốn tự
có", [bầu nhiệt huyết], do "không có trình độ", mà ra!
Gấu giả dụ như thế này: Giả dụ như chính Miền
Bắc gây
ra cuộc chiến thứ nhì, thì sao? Chính họ tìm đủ mọi cách để cho Mẽo
phải nhẩy vô Miền Nam
thì sao?
Vụ Maddox, nhân loại đã có câu trả lời,
vụ này [đầu độc tù Phú Lợi, đổ tội cho Diệm, thành lập MT],
thì muôn đời!
Nhà văn là nhà gì?
Nhà văn là nhà dám đặt ra những câu hỏi như thế đấy!
Nhà văn không phải là kẻ chẳng biết một tí gì
về kinh tế học, về toàn cầu hóa, ếch ngồi đáy giếng, tưởng tượng ra
những anh Lã Bất Vi tân thời!
Có ông mù tịt về tôn giáo, đòi giải thiêng Đức Phật!
*
Nhà văn Lê Lựu, phán, chúng vào nhà ta, chúng hãm hiếp vợ con ta, làm
sao để yên?
Nhưng chúng đâu có vào nhà ông đâu. Và chúng ở đây sợ chính là một ông
như ông Lê Lựu. Ông này đuổi cổ gia đình Ngụy ở ngay bên cạnh nhà Gấu,
vứt hết đồ đạc ra ngoài đường, để chiếm nhà, ngay sau ngày 30 Tháng Tư
1975 một ít lâu!
Cũng là một "cas" đặc biệt. Chủ nhân căn nhà
tên Q. trưởng phòng hành chánh [hình như vậy] trường Quốc Gia Bưu Điện.
Ông ăn cướp nhà, tên Đ. Nhà là nhà của Bưu Điện, cho nhân viên ở, tới
khi về hưu thì trả lại cho BĐ. Ông Đ. tuy từ Hà Lội mới dzô, nhưng rất
rành luật Ngụy, bèn tống ông kia ra, lấy nhà, sau khi "hoá giá", bán
lại cho tư bản Đỏ, kiếm đâu cả ngàn cây. Vào năm 2000, về Sài Gòn, Gấu
không nhận ra chúng cư NBK đã từng ở từ khi ra trường Bưu Điện, 1963
tới 1988.
Bếp Lửa
trong văn chương.
1 2 3 4
|