*
*
*


Cao thoại Châu
NHỮNG NGÀY NẰM BỆNH
Và lúc này ở đâu đó đang mưa?
Tứ Tấu Khúc

*
Gấu đứng chống nạnh, trên đỉnh tòa building số 5 Phan Đình Phùng, cc 1963
gau

Gấu đứng chống nạnh. Người ngồi quay lưng lại, là Trần Bảo Thạch,
trưởng đài VTĐ thoại quốc tế, số 5 Phan Đình Phùng, Sài Gòn.
 

Nơi tôi làm việc là tầng lầu trên cùng một building, bất động sản của người Pháp; tôi là chuyên viên kỹ thuật lo sửa chữa máy móc, trông coi đường dây liên lạc vô tuyến điện thoại, viễn ký, viễn ảnh từ Sài Gòn tới những thành phố lớn, thủ đô các quốc gia trên thế giới. Do hoàn cảnh địa dư, buổi sáng tôi có thể chào buổi chiều, "Good Evening", với một đồng nghiệp ở California; nếu rảnh rang, tôi có thể hỏi thăm hoặc bông đùa đôi câu với một nữ điện thoại viên ở Hongkong, hoặc Tokyo… Buổi chiều, tôi có thể biết thời tiết một Paris buổi sáng; tôi hỏi thăm những đồng nghiệp không bao giờ gặp mặt, có phải tuyết bắt đầu rơi, mùa đông ở nơi xa xôi đó có gì tương tự với những ngày giá lạnh của miền quê hương cũ…
Những ngày ở Sài Gòn (1965)


Chuyện vặt

Tin Văn Cù
 Laughing at Lenin

Tiểu thuyết của Koestler cho thời của chúng ta:

Arthur Koestler and the ‘Political Libido’
Koester và cái gọi là "Li-bi-đô Chính trị"
Ui chao, lại nhớ đến cái "chính trị phải đạo" của một em Mít viết phê bình bằng tiếng Tẩy!


Gấu có nhớ nhà không?

Bùi Minh Quốc
Hai câu thơ của Chế Lan Viên và chút trải nghiệm riêng của tôi 

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn
(Chế Lan Viên – Ánh sáng và phù sa) 

Hồi còn là sinh viên, tôi mê hai câu thơ này của Chế Lan Viên lắm, lâu lâu lại khẽ ngâm ngợi một mình, rất lấy làm tâm đắc. Chắc ai yêu thơ Chế Lan Viên cũng đều có cùng sự tâm đắc như tôi. Hai câu thơ nói được cái tâm trạng thường có ở con người, ghim vào lòng ta bằng hai biểu cảm tương phản đất ở và đất đã hoá tâm hồn, câu trên dẫn dụ ta bằng một ý hiển nhiên, câu dưới là một sự bùng nổ của cảm xúc và tứ thơ.

*

Gần 1200 năm trước, Giả Đảo đời Đường bên Trung Quốc đã có một bài với cảm xúc và cấu tứ na ná thế, ai đọc thơ Đường đều nhớ mãi, rung động mãi:

Khách xá Tinh Châu dĩ thập sương
Quy tâm nhật dạ ức Hàm Dương
Vô đoan cánh độ Tang Càn thuỷ
Khước vọng Tinh Châu thị cố hương 

Tản Đà dịch: 

Tinh Châu đất khách trải mươi hè
Hôm sớm Hàm Dương bụng nhớ quê
Qua bến Tang Càn, vô tích nữa
Tinh Châu ngoảnh lại đã thành quê 

Giả Đảo thời trẻ đã từng đi tu, rồi hoàn tục, đi thi nhiều lần mới đỗ, lúc làm quan thì bị dèm pha, bị biếm đi những chốn xa xôi. Thân phận ông thế thì ông coi những nơi ông ở chỉ như đất khách, là chuyện dĩ nhiên, ấy vậy mà đối với cái đất khách Tinh Châu, khi vừa rời xa, ông liền cảm thấy nó đã thành cố hương. Tâm trạng này trong đời sống bình thường ai cũng có đôi lần trải nghiệm, và sau Giả Đảo gần 1200 năm lại được nói hộ một lần nữa qua hai câu thơ Chế Lan Viên.
Thế rồi, sự tâm đắc buổi đầu của tôi đối với hai câu thơ Chế Lan Viên dần dần không còn nữa, khi đời sống tôi đã khác, tâm trạng tôi đã khác, trải nghiệm của tôi đã khác, ấy là khi tôi vào chiến trường khu 5, chiến trường Quảng Nam, thời chống Mỹ.
Tại chiến trường, ở bất cứ vùng đất nào, tôi cũng mang tâm trạng đêm nằm, năm ở. Mà có khi chả đến một đêm. Chỉ vài giờ, thậm chí vài phút, tấp vào núp một căn hầm nào đó cho qua trận pháo, qua cơn sốt, được một bà mẹ, một cô em nào đó rót cho bát nước, được một bàn tay mẹ, bàn tay em đặt lên vầng trán nóng như lửa với tiếng thở dài đầy lo lắng… Cho nên, không một vùng đất nào khiến tôi cảm thấy chỉ là đất khách, đất ở, mà bất cứ nơi nào tôi đặt chân tới, ngay phút đầu đã cảm thấy đất hóa tâm hồn. Bởi bất cứ giờ phút nào, ở bất cứ nơi nào cũng có những con người cưu mang đùm bọc tôi, sẵn sàng đổ máu bảo vệ tôi, và chính tôi bất cứ giờ phút nào cũng có thể thình lình ngã xuống nằm lại đó vĩnh viễn.
Tự nhiên, hai câu thơ Chế Lan Viên rung lên trong tôi một cảm xúc khác, một tình tự khác, gần như ngược lại, cũng với nhạc điệu ấy:
Khi ta ở đâu chỉ là đất ở
Máu thiêng rơi đất trĩu nợ tâm hồn.

Đất Việt của tôi, thời tôi, chứ không phải đất Tàu, thời Giả Đảo.
talawas
*
Bàn góp:
Cũng ý đó, Garcia Marquez đẩy lên thêm một tí. 

Bếp lửa trong văn chương
Buendia, trong Trăm Năm Cô Đơn, (Garcia Marquez), muốn bỏ Macondo, tìm một đất lành khác. Anh giải thích: "con người thuộc về nơi chốn, khi dưới đất có một người chết". Ursula, bà vợ dịu dàng, nhưng quyết liệt, "nếu cần một cái mả, tôi sẽ ra đó nằm." Còn nhớ một cụ già, khi nghe tin máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc, bà cụ giật mình, vậy là động mồ động mả, ông bà mình làm sao ngủ yên ?...
*
Nhưng phải đến khi đọc Rilke, Gấu mới "ngộ"
"We are born, so to speak, provisionally, it doesn't matter where; it is only gradually that we compose, within ourselves, our true place of origin, so that we may be born there retrospectively."
Rilke

Chúng ta sinh ra theo kiểu dự phòng, thì cứ nói như thế, bởi thế, sinh ra ở đâu đâu có quan trọng. Ấy là nhẩn nha, dần dần mà chúng ta cấu thành, ở bên trong chúng ta, cái nơi chốn thực thụ của cội nguồn của chúng ta, và như thế, chúng ta sinh ra ở nơi đó, theo kiểu nhìn lại, hồi tưởng.
Hoặc:
Sinh ký, tử qui, thì cứ nói như vậy, thành thử sinh ở đâu, thì cũng được thôi. Cứ dần dà, cứ nhẩn nha, vừa sống, chúng ta vừa chiêm nghiệm, và sau cùng chọn ra được nơi chốn mình ra đời...

*

&
Bữa đó, BMQ nhường sơn nữ cho Gấu,
ngồi kế anh bạn họa sĩ
@ Quán thịt rừng, Hà Nội cc 2001
*
 Tại sao Cách Mạng chết?
'Why Revolutions Die'.

 Đó là câu hỏi thật sự, mà những anh VC nằm vùng phải đặt ra, phản tỉnh hay không phản tỉnh
 *

 Dispatches from the heart of the revolution
 Andreï Makine confirms his status as a major novelist in this moving tale of an African Marxist

Stephanie Merritt
Sunday June 22, 2008
The Observer

Human Love
Andreï Makine
Sceptre £12.99, pp249

 

In Andreï Makine's version of history, a fragment is found among Che Guevara's notebooks after his death entitled 'Why Revolutions Die'. Makine's 11th novel is an extended answer to Guevara's query, and to the related question of what revolutions are for in the first place. 'For what is the point of such liberating turmoil,' asks Elias Almeida, the African revolutionary whose story is narrated here, 'if it does not radically change the way we understand and love our fellow human beings?' 

Makine is not greatly celebrated in this country but in his adopted homeland of France, where he has lived and written in French since seeking political asylum from Russia in 1987, he is considered one of the leading contemporary European novelists. Much of his fiction has focused on Russian lives lived in the shadow of the Soviet experiment and sustained by dreams of the West. In Human Love he turns his attention to the failure of the Marxist ideal in another context: the Soviet-backed revolutions in Africa and their aftershocks that rumble on into the present.
Nguồn

Bản tin từ trái tim của cách mạng chuyển đi:
Tại sao Cách Mạng chết bất đắc kỳ tử ngay sau khi thành công?
Tại sao VC nằm vùng biến thành ruồi?
Tại sao Yankee mũi tẹt biến thành bọ?
*
Hãy tìm đọc Tình Người, tác phẩm thứ 11 của Andrei Makine, nhà văn lưu vong Nga.
Trong bản văn viết về lịch sử của ông, một mẩu được tìm thấy ở trong Sổ Ghi của Che, sau khi ông chết, nhan đề là: Tại sao Cách Mạng chết?
Cuốn tiểu thuyết của Andrei Makine là để tìm câu trả lời cho quan tâm của Che, và cho câu hỏi, Cách Mạng, “ba cái trò làm xàm giải phóng này là cái quái gì, nếu nó không thay đổi đến tận cơ bản cách mà chúng ta hiểu và yêu những bạn người của chúng ta?”
Trên Tin Văn đã từng giới thiệu Makine.


&
TTH & NN & NQT & NVH @ Bảo Ninh's cc 2001
Trang
Trần Thanh Hà

Tưởng niệm Xuân Sách

Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"

Khi viết về đồng chí Victor Serge, Sontag đặt câu hỏi, do cái chuyện người đời, làng văn vờ ông:
Liệu có phải chẳng có đất nước nào coi ông là đồng bào của họ chăng?
Is it because no country can fully claim him?
“A political exile since my birth”, một lưu vong chính trị kể từ khi sinh ra, như ông nói về mình.
Bất giác nghĩ tới Đào Hiếu.
VC nào ‘claim’ ông?
Ruồi hay bọ?
 




Bếp Lửa trong văn chương.
1 4

Biển

Buổi chiều đứng trên bãi Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà. 

Sóng đẩy biển lên cao, khi xuống kéo theo mặt trời
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả 

Cát ở đây được con người chở từ đâu tới
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này
Số phận còn thua hạt cát. 

Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời

Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...
 

Gấu viết bài Bếp Lửa trong văn chương, đúng là vì Joseph Huỳnh Văn là tổng thư ký Tập San Văn Chương, để kỷ niệm sự gặp gỡ, nhưng nếu không gặp Joseph Huỳnh Văn, không thể viết được bài này.

Trong một lần lèm bèm về bài thơ Biển, Gấu có khoe, lần được đi thăm bãi biển Wasaga, và anh bạn dẫn đường đã nói về sự tích bãi biển giả của nó. Người ta đem cát ở đâu đến chỗ này đổ xuống, thế là thành cái bãi, để móc tiền cư dân thành phố Toronto.
Bài thơ được thành hình ở trong đầu Gấu, khởi từ ý tưởng đó.

Bài Bếp Lửa cũng vậy. Lần đó, theo Joseph đi gặp Đỗ Long Vân, khi đó là anh lính truyền tin tại Đài Phát Tín Phú Lâm, xin bài viết Truyện Kiều ABC. Hình như Gấu đứng ngay đó, đọc loáng thoáng, vớ được câu này: 

Cái mới nếu có chẳng qua là ở trong một cách đọc… 

Và Gấu biết, bài viết kể như xong: Ta sẽ đọc Bếp Lửa ở mức không độ của nó, vứt mẹ tất cả vào xọt rác, nào ý thức lạc loài, nào thân phận nhược tiểu, nào Malraux...

Trong một lần đi cùng NTiV lên Montreal, nhậu với một tay chuyên về điện ảnh, tay này cho biết, có một người bạn không hề bỏ một bài Tạp Ghi nào của Gấu [khi đó viết cho NMG, trên tờ Văn Học], nhưng Gấu đoán, ông bạn này là chính ông ta.

Trong lúc nhậu, chủ nhà hỏi Gấu, anh viết một bài viết như thế nào. Và Gấu trả lời, tất cả những bài viết của Gấu đều là cóp nhặt, đều là kết hợp của đủ thứ hầm bà làng, cho đến khi Gấu có được một cái "vision" choàng lên tất cả.
Với bài Biển, "vision" của nó, là chi tiết về cát.
Với bài Bếp Lửa, cái vision của Gấu chiếu về cuốn của Barthes: Độ không của cách viết.

*

Bài viết Bếp Lửa kết thúc bằng câu:
Người ta có thể đọc hoài một cuốn sách, nhưng không chỉ có một cách đọc cuốn sách đó.
Nếu người viết có một "viễn ảnh" về bài viết, khi viết, thì người đọc, cũng có một viễn ảnh, về bài viết, khi đọc.
Đọc một bài thơ, bài văn, như thế nào?
Hãy đọc nó, như là một viễn ảnh, của riêng bạn, về nó.
Và như thế, viễn ảnh còn là chìa khoá, password của riêng bạn, để mở ra bài viết
Có lẽ, chẳng ai có thể dậy bạn, đọc một  bản văn.
Có thể, có những gợi ý, nhưng đọc nó như thế nào, là tùy ở bạn.