|
Chuyện vặt
Tin Văn Cù
Laughing at Lenin
Sartre xuống đường, đi bán báo tại Paris,
cùng với em de Beauvoir. Ông là người đầu tiên, chắc hẳn, hiểu ra rằng,
biến cố Tháng Năm 1968 thông báo cái chết của cơ cấu luận và đánh dấu
sự trở lại của lịch sử, của cái nghĩa, và của chủ thể.
Tiểu
thuyết của Koestler cho thời của chúng ta:
Arthur Koestler and the ‘Political Libido’
Koester và cái gọi là "Li-bi-đô Chính trị"
Ui chao, lại nhớ đến cái "chính trị phải
đạo" của một em Mít viết phê bình bằng tiếng Tẩy!
Có nhớ, nhưng nhớ nhất, là nhớ
Nhà Hội
Nhà Hội,
với Gấu, là cuốn sách tuyệt cú mèo. Buồn
buồn, là lôi ra đọc. Là nhớ Phạm Văn Cội, Củ Chi. Nhớ Đỗ Hải, Nhà Bè.
Nhà Hội ra lò,
đúng lúc Booker Prize đang coi giò coi
cẳng những ứng viên. Như Người Kinh
Tế viết, cuốn sách mãnh liệt chẳng thua gì Ô Nhục của
Coetzee, vậy mà tác giả của nó, qua nhà xb, đếch thèm đưa sách tới,
xin được ban giám khảo sờ, và Booker năm đó đã về tay Kiran Desai, với
cuốn"Gia tài của mẹ để lại cho con,
một lũ khùng khùng", The
inheritance of loss [Di sản của sự mất mát].
*
"We are born, so to speak, provisionally, it
doesn't matter where; it is only gradually that we compose, within
ourselves,
our true place of origin, so that we may be born there retrospectively."
Rilke.
Chúng ta sinh ra theo kiểu dự phòng, thì cứ nói như thế,
bởi thế, sinh ra ở đâu đâu có quan trọng. Ấy là nhẩn nha, dần dần mà
chúng ta cấu
thành, ở bên trong chúng ta, cái nơi chốn thực thụ của cội nguồn của
chúng ta,
và như thế, chúng ta sinh ra ở nơi đó, theo kiểu nhìn lại, hồi tưởng.
Hoặc:
Sinh ký, tử qui, thì cứ nói như vậy, thành thử sinh ở
đâu, thì cũng được thôi. Cứ dần dà, cứ nhẩn nha, vừa sống, chúng ta vừa
chiêm
nghiệm, và sau cùng chọn ra được nơi chốn mình ra đời...
Tưởng niệm
Xuân
Sách
Lèm bèm về
dòng văn
học "Lạc Đường"
Đào Hiếu chọn lãnh tụ, thay cho quê hương
Miền Nam
của ông.
Chọn như thế khôn quá, vì có ai so được với… Bác
Hồ?
Những lãnh tụ của Miền Nam, như ông chỉ ra, đều là bồi
Tây, bồi Mẽo, tại sao những thằng Ngụy lại chọn chúng?
Hỏi tức là trả lời vậy.
Ông có vẻ khoái câu nói của tay Cộng sản Milovan
Djilas, “Hai mươi tuổi mà không theo
cộng sản là người không có trái tim. Bốn mươi tuổi mà không bỏ cộng sản
là
người không có cái đầu."
Và ông khẳng định:
"Tôi không có gì phải phản tỉnh về việc mình đã
làm trong quá khứ. Đó là một quá khứ đẹp, một chọn lựa đẹp."
Không lẽ tình cảnh đất nước bây giờ, thảm kịch
biến thành ruồi, không có phần đóng góp của ông?
Nếu có, thì quá khứ làm VC nằm vùng không thể đẹp
được. Chọn lựa không thể đẹp được.
Và đó là lý do “phản tỉnh”.
Đâu có phải "tự nhiên" mà một người như Cao Bồi, "đi" không được.
Cỡ đó mà còn phản tỉnh nữa là!
Có bao giờ, ông tự hỏi, tại sao tụi nó, những
tâm hồn
ngày nào đầy nhiệt huyết, nay biến thành ruồi, còn ông thì không?
Ông viết, đâu đó, ông chọn lựa, làm VC nằm vùng là do đọc hiện sinh.
Nếu thế ông phải biết Camus đã từng vô Đảng, và không đợi đến "trong
một tháng, trong một năm", đã chuồn.
Đâu cần phải đợi đến lúc 40 tuổi?
*
Khi ông biệt động Đào Hiếu thẩy bom vô đồn gác, ông có tự hỏi, liệu có
đứa bé nào trong đó không?
Có thể có lắm chứ. Con mấy người lính, mò ra đồn chơi với bố, thí dụ.
Câu hỏi này, chỉ có Camus trả lời được.
Tôi nghĩ ông nên đọc lại Les Justes
của tay nhà văn hiện sinh này. NQT
*
Còn Dieter?
-Trời biết Dieter muốn gì. Thanh danh, tôi nghĩ vậy.
Và một thế giới xã hội chủ nghĩa. Smiley nhún vai. "Họ mơ tưởng hoà
bình
và tự do. Và bây giờ, họ là những tên sát nhân, những tên gián điệp."
-Trời đất!
Smiley im lặng một lát:
-Tôi không hy vọng bạn hiểu. Bạn chỉ nhìn thấy tận
cùng của anh ta. Tôi đã nhìn thấy khởi đầu. Anh ta là một trong những
người xây
dựng thế giới. Những người tưởng là xây dựng, nhưng thật ra là hủy diệt.
Đêm Thánh
Vô Cùng
"Họ
mơ tưởng hoà
bình
và tự do. Và bây giờ, họ là những tên sát nhân, những tên gián điệp."
Câu này áp dụng cho Đào Hiếu, cũng đặng.
Một độc giả talawas đọc Lạc Đường, và rất tâm đắc, cái cảnh người thực
việc thực nhà văn thực nhà biệt động thành thực, Đào Hiếu tà tà phóng
xe trên đường phố Sài Gòn, và đi qua một trạm gác của cảnh sát hay nhân
dân tự vệ, hay đồn quân cảnh... nhẹ nhàng thẩy gói chất nổ vô, và tà tà
đi tiếp. (1)
Gấu này đã từng được hưỏng hai trái bom của
Đào Hiếu hoặc của bạn của ông. Cũng chuyện nhỏ, nhưng chuyện lớn là,
một nhà văn như Đào Hiếu, có khi nào phản tỉnh cái chuyện giết người
khơi khơi như vậy không?
Văn Cao, chỉ giết có một người, một tên "Việt gian", mà sau đó, hết làm
nhạc được.
Còn Đào Hiếu thì sao? Chắc ông tự hào?
Rất tự hào và không hề phản tỉnh?
(1) ... Nhiều chi tiết rất
ấn tượng, ví dụ ông tả “phi vụ” của biệt động Sài Gòn, (tác giả) dùng
xe Honda
chạy ngang bốt gác và hất trái mìn hẹn giờ vào phía chân bốt gác, tiếp
tục chạy
mà không tăng tốc độ, hồi hộp chờ nghe trái mìn... phát nổ v.v…, quả là
những
trang hồi ký rất thực và quý hiếm. Một vài chi tiết cảm động khác như
chuyện
ông về thăm ngôi nhà mẹ ông, rồi đề cập đến những nhân vật cùng thời
với ông và
còn đang sống. Thái độ của ông rất thẳng thắn, sòng phẳng. Những điều
ấy làm
toàn bộ cuốn hồi ký có một giá trị chân thực cao, chiếm được niềm tin
của độc
giả ở thời buổi vàng thau lẫn lộn, khi nhiều người viết sẵn sàng đưa
những chi
tiết không thể kiểm chứng vào trong bài viết của mình để qua đó tự đề
cao mình,
hoặc vì một dụng ý nào khác.
*
Về chuyện nhà văn kiêm đao phủ, như trường hợp Đào Hiếu, Todorov có lèm
bèm, như sau:
G. Lukács, bản thân không dính dáng gì tới
việc bẩn,
dirty business, khẳng định: Bổn phận cao cả nhất, đạo đức cách mạng
Cộng Sản,
đó là chấp nhận sự cần thiết phải hành động một cách vô đạo đức. Đây là
hi sinh
lớn lao nhất cách mạng đòi hỏi ở chúng ta. Niềm tin của người Cộng Sản
chính
hiệu, đó là, ngay cả cái ác, tự thân nó, thông qua cách mạng, cũng biến
thành
ân sủng, hạnh phúc thánh." (P. Hollander trích dẫn). Orwell, qua
Torodov,
coi đây là "tội ác cần thiết", bắt buộc phải có. Nhưng ông tin rằng,
những người giết người "trên giấy", tức là những người chưa từng
chính mắt nhìn thấy người giết người, chưa từng cận kề một cái xác
chết, chỉ
những người đó mới ngợi ca tội ác cần thiết. "Điều này chỉ được miêu tả
bởi một kẻ, giết người thiết yếu chỉ là một từ. Nếu có người nghĩ trái
lại, thì
đó không phải là một trí thức lỗi lạc, mà đây cũng là một viên cảnh
sát, hay là
một người lính".
Về trại tù.
Một xã hội
không có trại tập trung cải tạo không thể được coi là một thế giới toàn
trị.
Đây là con ách chủ bài của nó, nơi hiện thân, của "địa ngục có thực".
Hơn cả cái chết, nó được sử dụng như là nền tảng của khủng bố. Nó là xã
hội
toàn trị được cô đặc lại, được yếu tính hoá, khuôn vàng thước ngọc cho
cái thế
giới xô bồ rộng lớn ở bên ngoài. Ai bị đưa đi trại cải tạo? Kẻ thù của
nhân
dân. Nhưng kẻ thù đều đã bị trừ khử hết rồi. Nhà nước đành phải coi là
kẻ thù
tất cả mọi người. Trại cải tạo ở Bulgarie có tên là: Tổ ấm, nơi phục
hồi con
người thông qua lao động. Hậu quả ra sao, xin ghi lại nhận định của
David
Rousset, từ năm 1951: "Nhằm nhò chi ba chuyện đau khổ, chết chóc trong
thế
giới trại cải tạo. Thê thảm hơn thế nhiều: con người sống ở đó. Đó là
nơi con
người biến thành một cái rẻ rách, hoàn toàn vứt đi, đối với chính họ.
Không
phải tù nhân, mà luôn cả cai tù cũng chịu đựng cuộc "hóa thân" khủng
khiếp này. Những nhà nước, xứ sở có trại cải tạo đều thối rữa đến tận
xương
tuỷ".
Sự sụp đổ đế quốc Cộng Sản xuất hiện một số tác phẩm
của những người đã từng "ăn nằm" với nó. So với những hiểu biết tương
đối nhiều về Nazi - sự tầm phào, dung tục của cái ác (the banality of
evil),
đao phủ bàn giấy, cá nhân quyền thế, vâng lời cấp trên... bây giờ người
ta mới
được biết về mặt sau "cung đình", nhưng trớ trêu là, những tài liệu
mới mẻ này thường "trái ngược" nhau. Mới đây thôi, trùm mật vụ
Nicaguara, Tomas Borge, còn "mê hoặc" nhà văn Đức Gunter Grass, và
rất nhiều du khách Hoa-kỳ. Paul Hollander, tác giả bài viết "Bạo động
chính trị trong hệ thống Cộng Sản" (Partisan Review 3, 97), cho biết,
bạn
của ông, một giáo sư triết học, đã coi Borge là một thi sĩ "tốt", và
là chủ nhân một nhà tù tiến bộ nhất thế giới. Lương tâm trùm KGB cuối
cùng,
Vladimir Krychkov, người toan tính cách "mạng" Gorbachev vào năm
1991, cũng thật là trong sáng. Ông nói chuyện với David Remnick, ký giả
Mỹ: Nếu
cần sám hối, hãy cho mọi người được sám hối. Thái độ của tôi đối với
Stalin rất
rõ ràng: Tôi kết án sự đàn áp, kết án những hình thức tập trung quyền
lực ông
ta đã phát triển... Khi ông ta lên cầm quyền, chỉ có người thay trâu
cày, khi
ông ta ra đi, nước Nga có bom nguyên tử... Tin tôi đi, chỉ trong vòng
hai mươi
năm nữa thôi, ông ta sẽ được nhắc tới như một vị thánh"
Kẻ bán xới
Nhân đọc bút ký
chính trị của Nguyễn Khải
Cynthia Ozick, trong “Tính Ích Kỷ của Nghệ
Thuật” [The
Selfishness of Art], viết, tiểu sử, hay gọi nó là cuộc đời, mắc míu tới
một dúm
nhà văn - nhưng, chỉ với một dúm nhà văn
- với sự kỳ lợm ma quái của một hồn ma: lịch sử, câu chuyện về cuộc đời
của họ,
cứ mờ dần đi và lẩn vào ngụ ngôn, biến thành giai thoại.
Ai nghĩ về một Scott Fitzgerald mà bỏ qua bệnh điên
của bà vợ, Zelda?
Nguyễn Tuân, bỏ đi cây ba tong của ông?
Cây gậy, có thực, cũng biến
thành huyền thoại, chẳng có khác gì cái hộp hổ phù đựng thuốc lào của
một tay
anh chị trong Vang Bóng Một Thời.
Có thể, chính vì nghĩ như vậy, Trần Dần chẳng hề
“delete” những cái độc, cái ác, những ngày ông và bạn bè trải qua, sau
Cách
Mạng Mùa Thu.
Chính cái đời tư của ông trở thành một địch thủ đáng
sợ của tác phẩm của ông.
*
Gấu cứ luẩn quẩn với câu hỏi, tại làm sao Trần Dần
không “đánh bóng” Sổ Ghi, làm cho nó dịu dàng đi, bớt độc đi, cho đến
khi đọc
những dòng trên của Ozick.
Thành thử cái gọi là thông điệp, nếu có, ở những con
người như Hoàng Cầm, như Trần Dần, lại chính là cuộc đời riêng tư của
họ.
Chính cuộc đời của họ, và những cay đắng nhục nhã họ
phải chịu đựng khi nói "Không" với quyền lực, đã tố cáo chế độ, mạnh
hơn tác phẩm của họ.
Thơ của tôi không cần thông điệp, [Hoàng Cầm phán], là
còn theo nghĩa đó.
*
Nhìn như thế, cuộc đời theo kiểu tự thuật, của Nguyễn
Khải, sẽ là tấm gương soi chế độ, ở mặt sau của nó?
Hay nói như Akhmatova, "Khi một người đàn ông
chết, những bức chân dung của người đó thay đổi":
Chân dung Nguyễn Khải cứ méo xệch mãi ra, sau khi ông
mất?
Và nếu như thế, chúng ta sẽ đọc Trần Dần, Hoàng Cầm
song song với Nguyễn Khải, và sẽ tìm ra được con đường dẫn vào mặt sau
của
những cung đình Bắc Bộ Phủ?
[Nguyễn Khải chẳng đã từng làm điều này, khi viết về
mặt sau của Hà Nội, qua một cô Hiền nào đó?]
*
Khi Nguyễn Hoàng sợ Trịnh Kiểm làm thịt, bỏ chạy đất
Bắc, tin theo lời ông thầy bói Trạng Trình, Hoành Sơn Nhất Đái Vạn Đại
Dung
Thân.... và thành lập ra Đàng Trong, ông không hề có ý định trở về thăm
Đàng
Ngoài, nhưng Đàng Ngoài không hề quên ông, và lẽ nhiên, không thể không
thèm
nhỏ nước miếng, ấy chết, nước rãi, cái miền đất phì nhiêu này.
Chính lý do "kinh tế" đó đẻ ra cuộc chiến
Trịnh Nguyễn ngày nào.
Hồi nhỏ, thằng bé Bắc Kỳ là Hai Lúa đọc những truyện
ngắn của Tô Hoài, và thật là thèm, như ông Tô Hoài, và những nhân vật
của ông
thèm, cái thiên đường, nơi chỉ có nắng ấm, mưa rào thật nhanh và tạnh
cũng thật
nhanh, và hơn thế nữa, cơm đầy đường, hay nói như ngay sau ngày 30
tháng Tư
1975, TV - TV chứ không phải Honda - chạy đầy đường.
Giấc mộng lớn đó, biến ước mơ thành hiện thực, sỏi đá
thành cơm gạo, nhờ những người như Cao Bồi, sau bao nhiêu năm xâm nhập
miền
nam, không nằm gai nếm mật, mà ăn uống thỏa thuê, nếm toàn sâm banh với
rượu
vang đỏ, đã hoàn tất, kể như là từ ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Nước Việt
Nam
từ nay là
một.
Những người như Cao Bồi, khi họ làm chuyện này, là
mong cái điều thật là tuyệt vời: Biến cả nước Việt Nam thành thiên
đường, như
thiên đường Miền Nam.
Than ôi, giấc đại mộng của họ bị đảo ngược: Cả nước
biến thành một xứ Bắc Kỳ, còn khốn nạn, đen tối, thê thảm hơn tất cả
những thời
đại Bắc Kỳ đã từng có, kể từ khi miền đất này được thành lập, từ bùn đỏ
sông Hồng.
Nhật ký Tin Văn
Ẩn dụ
Bếp Lửa
trong văn chương.
1 2 3 4
Chuyện dài anh Sáu Dân
NQL kể chuyện Sáu Dân
Note 1: NQL khác NQT.
Cũng hơi bị tui tủi. Gấu viết chuyện dài anh Sáu Dân,
mô phỏng bài hát Đỏ, "Có anh Ba Hưng" gì gì đó, vậy mà chẳng ai thèm
đưa vô Quang Phổ cả!
Tủi thật!
Thật!
Note 2: Trên Tin Văn đã từng post lại bài của NQL, khi
đăng trên VHNT.
Bài viết về Quảng Trị, tuyệt cú mèo!
Cục Uất
Tuyệt cú mèo hơn nữa, với riêng Gấu, là nó
làm Gấu nhớ
tới một cô em đẹp tuyệt trần, và giấc mơ của Gấu, được làm anh con rể,
tò tò
đằng sau cô con gái của miền đất, đi thăm từng vết thương, cho đến ngày
này vẫn
còn tấy lên của Quảng Trị!
Tôi đã
kể chuyện
Lời
giới thiệu.
"...
Là cái truyện có anh chàng lính đảo ấy à? Nếu thế thì thấy nhại NHT rõ
quá, và các chi tiết thì sượng so với đời sống thực. Ví như chi tiết
một cô gái ở cách thị xã heo hút những mấy chục cây số mà lại mặc váy
hở đùi. Có vẻ như lẫn lộn về bút pháp và chưa chín trong cảm xúc và
điều này khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay trong số người
viết trẻ.
Nhưng nói thế vì đánh giá cao NHT. Chỉ tiếc một điều là truyện nào của
cô ấy [TTH] cũng lẫn vào một chút cảm xúc chưa chín hẳn..."
*
"Tên Chiến, hành nghề bộ đội là đúng rồi, nhưng ..."
"Mới vào truyện, thấy quen quen... Có người nói, ảnh hưởng Nguyễn Huy
Thiệp. Đọc kỹ, như không phải, nhất là chi tiết biển, và cú tát..."
Và liệu đoạn văn, “Tôi hôn Quỳnh, môi Quỳnh rất nóng. Cả hai chúng tôi
đều cố gắng đạt đến một độ trơ trẽn nào đó..”, là để sửa soạn cho cú
tát sau đó...?
Và những đoạn miêu tả về đảo, người, và biển, làm nhớ tới Camus mà có
lẽ cả hai, NHT và TTH, đều chưa đọc.
*
"Tôi
sẽ không kể gì, vì thực ra chẳng có gì mà kể, ở chung quanh tôi, choáng
ngợp khi tôi thức, khi tôi ngủ, vĩnh hằng là trời nước, mênh mông, thăm
thẳm. Một đôi lần tôi trèo lên mỏm Độc, đấy là mỏm đá cao nhất và lớn
nhất trong thế giới đá ở đảo chúng tôi, ngồi lặng rất lâu để nhìn ra
mặt biển, nước biển thấm vào buổi hoàng hôn, xanh lóng lánh buổi trời
mọc và chói chang nhức mắt buổi trưa bóng đứng, êm đềm và phẫn nộ, và
đều đặn đến tủi thân. Tôi đã không ngồi được hơn mười lăm phút, gió làm
tôi đơn độc, dù gió mát mẻ và dịu dàng biết bao, sự rộng rãi và hào
phóng của biển khiến tôi hoảng sợ.."
TTH
NHT
chỉ mới tới sông thôi. Nghe nói, mới đây, viết truyện dài nhân chuyến
đi đảo... Chờ coi sao...”
Nhưng có thể giống NHT ở chi tiết này: Chiến là một ông tướng về hưu
chưa về hưu...
Xin mời bạn....
Jennifer Tran
*
Jetez-moi dans la mer...
car je sais
que c'est moi qui attire sur vous cette grande tempête.
Jonas, I, 12.
[Hãy ném tôi xuống biển.... bởi vì tôi biết, tôi mang trận bão lớn này
tới với bạn]
Camus: Jonas ou l'artiste au travail.
Trang
Trần
Thanh Hà
Miền Cỏ Hoang
Truyện này, Gấu thấy ở Diễn Đàn Forum, lâu rồi, nay
post lại, tính đi một đường lèm bèm, nhưng sợ hư mất truyện, chỉ lọc ra
vài
câu, tuyệt bút, với riêng Gấu.
Cỏ
léc vẫn rập rờn xanh biếc một màu, ngàn ngàn lớp
sóng xô đuổi nhau chạy qua, xôn xao, khấp khởi. Heo may thổi lồng lộng
buốt lên
tận óc. Lại mưa phùn hay đổ vào buổi chiều tối, giăng mắc lên làng mạc
một màn
sương mờ dày đặc....
Trong
hơi may, trên những triền đồi hoang chỉ còn độc
mỗi lũ trẻ chăn trâu. Chúng co ro trong áo tơi, da tái xám giữa lồng
lộng gió.
Trên muôn triệu lá léc xanh xuyên qua lớp lớp mưa phùn là trong trẻo,
là réo
rắt, là huyền hoặc tiếng sáo. Chưa bao giờ tiếng sáo nổi (1) niềm da
diết đến
thế. Không đứa nào lên tiếng. Chúng nắm chặt tay nhau nhìn về hướng
ngôi nhà
nhỏ bên kia đồi. Phía đó, một làn khói bếp mỏng bay lên, vẽ một đường
cong mềm
mại, rồi tỏa tỏa vào trong chiều muộn.
(1)
Nguyên là "nỗi", Gấu sửa lại là
"nổi", sử dụng như một động từ, giống như "trổi", không
biết có đúng ý của người xưa hay không? NQT
*
Heo
may thổi lồng lộng buốt lên tận óc làm Gấu nhớ đến
câu thơ của Gấu, làm khi vừa đến đất lạnh ải Bắc, đầu địa cầu:
Đi
trong gió,
Nỗi
nhớ Sài Gòn buốt trên đầu ngón tay.
"Truyện của em khác với mấy người kia. Độc
giả
cũng không ưa...,"
có lần mail tâm sự, khi bị gặng hỏi [Có thương ai/anh
chưa?]
|