|
Gấu
có nhớ nhà không?
Có
nhớ, nhưng nhớ nhất, là nhớ
Nhà Hội
Nhà Hội, với Gấu, là
cuốn sách tuyệt cú mèo.
Buồn buồn, là lôi ra đọc. Là nhớ Phạm Văn Cội, Củ Chi. Nhớ Đỗ Hải, Nhà
Bè.
*
Mùi
của Gulag
Tuyệt thật: Mùi của
Gulag!
Mùi của bà vợ, vượt ngược Trường Sơn đi thăm chồng cải tạo.
Ui
chao, thảo nào Nã Phá Luân Đại Đế, từ chiến trường, viết thư cho nàng
Joséphine, ra
lệnh, ba ngày nữa Trẫm về. Không được tắm, chờ Trẫm về "hửi" cho đã
thèm!
Nhân
vật là định mệnh.
Pitched as a voice from beyond the grave, the
posthumously edited testimony of an old Russian émigré and Gulag
survivor, it
offers double-tracked narrative, in which private public histories blur
and
contend, all the more strongly given the particular situation the
recalls - one
in which fiction's traditional points of focus might become dislocated:
Yes, so far as the individual is concerned
Venus, it may very well be true that character is destiny. And the
other way
round. But on the larger scale character means nothing. On the larger scale, destiny is demographics;
demographics is a monster. When you look into it, when you look into
the
Russian case you feel the stirrings of a massive force, a not only
blind but
altogether insentient, like an earthquake or a tidal wave.
"Character is destiny" brings a distant
memory, not only of Saul Bellow's A March, but of Thomas Hardy's The
May
Casterbridge, remembering George Eliot's Mill on the Floss, remembering
Novalis. The borrowing that Amis lends his narrator simultaneously
alerts a
reader to a line of fictional wisdom, and hints at the obsolescence of
wisdom
amid the enormities of Stalinist terror. Likewise, the central plot of
House of
Meeting is one of the oldest stories, a love triangle...
TLS September 29, 2006
Nhà Hội
Bons
baisers de Russie
Tờ Lire đọc Nhà Hội, của Martin Amis, bản tiếng
Tây:
Những nụ hôn bồng bồng từ
Liên Xô: Cái tít này, là từ Ian Fleming. Thành thử thật khó dịch
từ "Bon", vì nó còn liên quan đến James Bond.
Tên tôi là Bond. James Bond.
Tên tôi là Gấu. Gấu nhà văn.
Tưởng niệm
Xuân
Sách
Lèm bèm về
dòng văn
học "Lạc Đường"
Liệu có thể cắt nghĩa thái độ, ‘khăng khăng
nói không
với phản tỉnh’ của Đào Hiếu?
Liệu có một thứ đạo đức Cộng Sản?
Trên Tin Văn đã từng giới thiệu cuốn Những kẻ
nói thầm:
Đời sống riêng tư trong nước Nga của Stalin, của Orlando Figes, qua bài
viết
Witness Protection [Bảo vệ chứng nhân] của Lewis Siegelbaum, trên tờ
Điểm sách London.
số 10 Tháng Tư
2008.
Cuốn sách trên 700 trang của Figes, cũng nêu trường hợp,
có những con người nhất định không chịu phản tỉnh, thí dụ nhân vật
chính của cuốn
hồi ký trên, “cũng nhà văn, nhà thơ” như Đào Hiếu.
Đó là tác giả bài thơ nổi tiếng tại Liên Xô, và tại
Bắc Việt, Đợi anh về:
Konstantin Simonov (1915 -79)
Đợi anh dzề em nhé
Mưa có rơi dzầm dzề
Ngày có dzài nê thê….
Gấu đã có thời cũng rất mê bài này, hình như Tố Hữu dịch ra tiếng Việt?
*
Simonov là một nhà văn tài năng và có nhiều mê đay nhất. Và đã lãnh
thẹo do gần gụi với quyền lực. Dòng dõi quí
tộc [so với Khải, con quan], và nhà binh. Ông sống sót bằng cách tái
tạo ra mình
[reinventing himself] khi nhập vai một anh thợ tại một cơ xưởng, trong
khi đó,
mần thơ. Nghề văn của ông cất cánh trong thời kỳ xẩy ra những vụ thanh
trừng, [Khải
vào lúc này, cũng có tác phẩm để đời là cú
đập Vũ Bão] nhưng đạt đỉnh cao, vào
thời chiến tranh với bài thơ Đợi anh
về. Tuy ông thoát chết, nhưng không hoàn
toàn lành lặn: Vào năm 15 tuổi, ông chứng kiến bố dượng bị bắt, năm 19,
ba bà cô
phiá bên mẹ của ông bị tống ra khỏi Leningrad, hai bị đưa đi lao động
cải tạo,
và một bị bắn. Trong hồi ký, ông nhớ lại những nỗi đau này nhưng cho
biết, ông
phục hồi khi nghĩ tới hình ảnh món trứng “ôm lết”, muốn ăn món này, thì
phải đập
bể vỏ trứng, và nhờ thế vượt lên những bất công giáng xuống đời ông.
Hình ảnh món
"vừa ôm vừa lết" trở đi trở lại nhiều lần trong hồi ký. Sau khi chiến
tranh chấm dứt ông
là biên tập viên, và là một viên chức trong Hội Nhà Văn. Ông có thể
biện hộ, và chống
đỡ cho một số nhà văn Do Thái, trong có vài người là bạn của ông, nhưng
ông không
làm, khi họ bị buộc tội phản động, bất trung. Có người giải thích: Ông
quá
dâng mình cho Stalin, quá si mê hào quang quyền lực.
Nhân đọc bút ký
chính trị của Nguyễn Khải
Cái sự kiện Nguyễn
Khải hay lảm nhảm về Thượng Đế, theo Gấu, sau khi bói mu rùa, là có
liên quan tới Ba Ngôi:
Đảng-Bố-Thượng Đế.
Do bị Bố từ chối, ông chọn Đảng thay thế, và liên hiệp với Đảng, chống
lại Thượng Đế, một ông Bố tối thượng.
Đó là lý do ông đóng vai hiệp sĩ, xông vào hang ổ Ky Tô giáo ở Bắc
Việt, khi khởi nghiệp văn.
Về già, phát giác Đảng cũng chỉ là một thứ Bố dởm, ông trở lại với
Thượng Đế, và tự hỏi, liệu Ngài có cười và tha thứ cho Khải này?
*
Nên nhớ, Kepler, khám phá ra Mặt Trời là trung tâm thái dương hệ, là từ
ý niệm Ky Tô giáo: Chúa ban phát ánh sáng tới cho muôn loài.
*
Note:
Sau khi bói mu rùa, phán một quẻ về Nguyễn Khải, như trên, kiểm tra lại
quẻ, ứng nghiệm 100%.
Chứng cớ:
Tôi cô độc bẩm sinh. Nếu không có cách mạng, chắc tôi là tu sĩ. Một lần
tôi đến tìm ông cha tìm hiểu về Vatican 2 để viết sách tôn giáo. Trong
lúc chờ, tôi ra mua thuốc lá. Người bán thuốc nhìn tôi hỏi: "Cha mua
loại nào? Con biếu cha bao diêm". Chắc mặt tôi giống linh mục.
Nguồn
Ui
chao, đành phải "tự sướng, tự khen" Gấu một phát!
*
Có bao giờ ông ân hận hay tiếc nuối vì những gì mình đã viết, và chưa
viết?
(Với câu hỏi này, nhà văn Nguyễn Khải im lặng. Ông không trả lời. Sợ
làm phiền ông, cũng ngại đụng đến một nỗi niềm nào đó mà ông chưa muốn
tỏ bày, tôi gấp cuốn sổ ghi chép lại...)
|