*

Tứ Tấu Khúc

Je t'aime parce que tu veux l'impossible.
Ta thương mi bởi vì mi muốn điều không thể.
BHD
 Bất giác, lại nhớ đến bạn C., một trong Thất Hiền. C. nhận xét, mỗi lời nói của BHD với bạn Gấu ta, đúng là một sấm ngôn!

Quả có thế!
Chỉ một sấm ngôn, của BHD, mà Tzvetan Todorov viết cả một cuốn sách về nó:
Những kẻ phiêu lưu đi tìm Tuyệt Đối, Les Aventuriers de l’absolu.

*
*

Trong hàng bao thiên niên kỷ, nhân loại gọi tuyệt đối bằng cái tên BHD!
Tzvetan Todorov



Gấu có nhớ nhà không?

Cái phần đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó rồi: Thơ của tôi.
Joseph Brodsky
Cái phần đẹp nhất của Gấu, thì đã ở đó rồi: "Những Ngày Ở Sài Gòn"

*

Va, petit livre, et choisis ton monde.
Topffer
Hãy lên đường, cuốn sách nhỏ bé, và chọn lựa cái thế giới của mày
Note: Cái bìa, nguyên là một bức tranh của Nguyễn Đồng. Bọn lái sách thay bằng hình Chợ Sài Gòn.
Bìa sau, Gấu nhớ, có một câu thật trứ danh, do Gấu sáng tác:
Những rung động của một tuổi trẻ, của một thành phố, hay chỉ là những rung động của những chữ.
Bảnh, bảnh thật.
Thảo nào mấy đấng bạn quí phát điên lên!


Tưởng niệm Xuân Sách

Ẩn dụ
Ẩn dụ đề nghị một nối kết, giữa hai sự vật.
Thi ca được trao cho thi sĩ. (Poetry is given to the poet).
Borges

Bếp Lửa trong văn chương.
1 4

Cách đây ba năm, trong một bữa ăn tối ở Sài Gòn, tôi có nêu vấn đề trách nhiệm lịch sử đó và yêu cầu ông Kiệt lên tiếng xin lỗi dân Sài Gòn. Ông Kiệt đã bức xúc đứng dậy giữa bàn tiệc, tay cầm ly rượu, nói những lời gần như vậy: "Anh Liêm phải biết rằng, ở những năm 1978-80, khi tôi là bí thư thành uỷ Sài Gòn, có những đêm, hai ba giờ sáng, tôi phải lái xe jeep một mình từ Sài Gòn ra Long Thành để can thiệp giúp những người mà tôi quen biết đang bị bắt về tội vượt biên. Tôi không thể làm gì được hơn trong hoàn cảnh với những chính sách của cơ chế thời đại. Vâng, tôi chịu trách nhiệm chứ! Tôi có lỗi chứ!"
talawas
Cám ơn triết gia NHL. Nhờ thư ngắn của ông, Gấu được biết:
1.
   Sáu Dân có tí bức xức…
2.
  Triết gia đã từng nhậu nhẹt với “lịch sử”!
*
Ui chao, đọc cái thư bênh vực Thầy NVT của học trò nổi danh NVK, thấy ông, nhân dịp thổi ống đu đủ Thầy, bèn thổi luôn cho cả Trò, đã có bằng này, bằng nọ, tác phẩm này, tác phẩm kia… mà thấy ngượng cho cả Thầy lẫn Trò!
*
Bây giờ tới lượt triết gia!
*
Đến như Bác Hồ, nếu có dịp, cũng "bác bác tôi tôi" với "lịch sử", nữa là ba thứ cắc ké!
Bức xức mà làm chi hở Gấu?
*
Thảo nào Hồ Nam chửi Gấu, khai thác tối đa cái chết của ông anh!
Có mỗi ông anh, cứ mang ra khoe hoài!

*
Nhìn tủ sách, toàn hàng mã, để trưng cho sang,
là biết khát vọng trí thức của Sáu Dân!
“Anh Sáu Dân” và khát vọng tri thức (SGTT 13-6-08) --  Huy Đức

Nhà nước bật đèn xanh rồi! Tha hồ mà viết về anh Sáu Dân!
Than ôi, càng viết bao nhiêu, thì cái khoảng trống trước khi bật đèn xanh càng rõ lên bấy nhiêu!
Bảnh nhất, là đếch có viết, thế mới ghê chứ! (1)
Thế, Gấu này mới phục chứ!
*
Nếu có viết thì viết cái cảnh Sáu Dân nhậu lai rai, có nàng Kiều họ Trịnh gẩy đờn giúp vui thì mới bảnh chứ!
*
(1) "Không viết": Gấu bỗng nhớ đến Steiner và bài viết "Sự tháo lui của chữ"  [La retraite du mot], trong Ngôn ngữ và Câm lặng.
Cái không thể xóa được thì vượt quá bờ ngôn ngữ.
Cái tiếng vỗ của một bàn tay, phải chăng, là vào lúc này, khi nhà văn, thay vì cởi trới, khi được lệnh, thì tự buộc tay mình, cùng cây viết?
*
Khởi đầu là từ: Ngôn ngữ
Khởi đầu là vô tự: Sự câm lặng.
*
Fuentès viết: “Những tiểu thuyết gia đem đến cho thực tại từ cái phần chưa được viết ra của thế giới”, và ông giải thích thêm:
“Mỗi tiểu thuyết gia đều biết rằng bên cạnh thế giới thực, còn có một thế giới khác chưa được viết ra. Cuốn tiểu thuyết thì giống như một bóng ma của thế giới mà chỉ có tiểu thuyết gia mới có thể nhìn thấy”
Giá như, thay vì "không viết", những nhà văn Mít ở trong nước viết về cái "bóng ma của thế giới", mà chỉ có họ mới nhìn thấy, thì thích nhỉ!