*

*
Gặp bão như Nargis, đồng bằng sông Cửu Long sẽ tan hoang
Trước tổn thất tới 100.000 người chết và mất tích sau bão Nargis của Myanmar, ngày 17/5, những cán bộ làm công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn đã bày tỏ lo ngại nếu đồng bằng sông Cửu Long gặp một bão Nargis thứ hai thì sẽ tan hoang. Việc cứu nạn không tránh khỏi lúng túng.
Vn_Express

Hãy "đề nghị" với chúng, một đề nghị mà chúng không thể nào từ chối.
Đó là policy của Bố Già Mafia, Corleone.
Giữa cơn tthảm họa thiên nhiên, "tai trời", chính quyền Miến Điện, "ách nước", bế quan tỏa cảng mọi viện trợ từ phía bên ngoài, sợ gây ra một cơn "thảm họa nhân đạo", une catastrophe humanitaire. Mục tiêu số một của họ: Làm sao giữ vững chế độ quân sự hoang tưởng, bất lực và tham những.
An offer they can't refuse. Người Mỹ đã có mặt, ở Thái Lan, để sửa soạn một hành lang nhân đạo... trong trưòng hợp.... Cho đến nay, chỉ có hai xe vận tải của LHQ vượt qua được rào cản... Một viên đội Mẽo, vừa châm điếu thuốc lá Thái Lan, vừa nói, tôi có cảm tưởng họ đếch khoái tụi tôi, nhưng chúng tôi có mặt ở đây, đâu phải vì họ, mà vì dân chúng Miến, và khi có lệnh, là
a lê hấp!
Ui chao, chẳng lẽ cũng [lại] mong như vậy, cho xứ Mít của chúng ta!


Nguyễn Duy Ân
Trong bài “Nhật ký ‘Vesak’ 2008”, Trần Kiêm Ðoàn viết: “Tôi vừa hơi ngạc nhiên, vừa vui mừng khi thầy Chơn Phương nhắc đi nhắc lại một câu nói đầy ý nghĩa: ‘Thầy cùng tinh thần với các Phật tử như anh: Theo Phật chứ không theo bên nào cả. Đừng lôi hành chánh vào các lãnh vực thầy tu!’”
Tác giả kết luận: “Kính chúc Vesak 2008 tại Hà Nội Việt Nam đang tiến hành được thành công tốt đẹp.”

Ðoạn phim của SBTN WWW.sbtn.net?catid=193&newsid=27112&pid=157 có phỏng vấn nguyên Thượng tọa Thích Trí Siêu, nay là Giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh Thát, trưởng ban tổ chức đại lễ Vesak 2008. Trả lời về sự tham dự của Giáo hội Phật giáo Thống nhất, ông Lê Mạnh Thát nói rằng nhị vị hoà thượng Huyền Quang và Quảng Độ có được mời nhưng vì già yếu nên không đi (những vị trẻ, khoẻ mạnh không nghe nhắc tới!) mà chỉ có “một số thành phần từ nước ngoài (về tham dự)”.
Cũng theo ông Lê Mạnh Thát thì lễ hội Vesak: “Công tác đối ngoại của chính phủ Việt Nam là chính, Phật giáo thực tế chỉ là phụ, hoạt động có tính chính quyền không hoàn toàn là Phật giáo.”
Không biết sự “thành công tốt đẹp” này đã đạt đúng nguyện ước của ông Trần Kiêm Đoàn hay chưa?
Talawas

Đây cũng là một sự đánh tráo danh từ: hành chánh/ chính trị.
Ý ông TKD này, là muốn nhắn nhủ: Tu là tu, muốn làm chính trị thì đi chỗ khác!
*
Theo Phật? Phật nào? Phật quốc doanh hay Phật hải ngoại? Phật chùa hay Phật bụi?
Hay là sau Tu bụi tới Tu chùa?
Tôi vừa hơi ngạc nhiên, vừa vui mừng.
Vì sao?
"Thầy cùng tinh thần với các Phật tử như anh"!
Đúng là thầy trò cùng "tự sướng"!
Mẹ hát con khen hay!

NQT
Bụi hay không bụi, chùa hay không chùa, đây là hiện tượng chung của toàn cầu, cùng với web, youtube, trang nhà...  Tin Văn, thí dụ vậy! Sống hạnh phúc, là sống phô ra: "Pour vivre heureux, vivons montrés" [Le Nouvel Observateur, 15-21 Mai, 2008].  "Nếu bạn không nói đến bạn, thì một kẻ khác sẽ làm điều đó, một cách lệch lạc, de travers, thay vì bạn làm".
Mấy ông tu sĩ như TKD này, sau một thời gian khổ luyện ở hải ngoại, về nước, để được phô ra, cũng như mấy ông trong nước, thí dụ thầy Mạnh Phát, biết bao nhiêu thứ tiếng, chẳng lẽ để mai một đi cùng với cỏ cây?

Cuộc chiến Chechnya của một người lính
*
Tay này, có lần Gấu đã lèm bèm, Gấu không đọc được, nhưng có gần như đủ những tác phẩm, mỗi lần mua là một lần nhủ thầm, để đó, đợi đó...
Cho tới lúc ông cho ra lò Nhà Hội!
Obs: Với ông, hẳn nhiên là chẳng bao giờ người ta có thể xong xuôi với Lò Cải Tạo [Goulag]. Cuốn mới nhất của ông Nhà Hội, là một khía cạnh lãng mạn của Koba The Dread, một tiểu luận của ông về Staline. Tại sao?
Hai năm sau khi viết cuốn sách về Staline, tôi đang ở Uruguay và có ý nghĩ viết về Goulag, điều mà tôi cứ lần lữa mãi, để đó, đợi đó... Nó giống như một nguồn dự trữ, để sau này dùng tới, tới khi nỗi đau chịu đựng chín mùi, và bật ra. Tôi đã viết một cuốn về Lò Thiêu, Mũi tên của thời gian... Tôi không thể nào có thể đặt mình vào vị trí của những nạn nhân: Tôi không có quyền. Khi viết một cuốn tiểu thuyết, người ta luôn tìm điều biện minh cho cách viết, và làm cho tác phẩm của mình trở thành hợp pháp, légitime, đặc biệt là trong trường hợp viết về lịch sử, một lịch sử đau thương. Tâm lý mà nói, những phản ứng trước Lò Thiêu rất khác những phản ứng trước Lò Cải Tạo, hay chủ nghĩa toàn trị Liên Xô.
Điều này thật bí ẩn, như thể có một đẳng cấp, nếu nói về nỗi đau và hồi nhớ. Cái thư viện của nhân loại về Lò Thiêu thì thật là khổng lồ, so với của Lò Cải Tạo.... Quả là có một sự có cảm tình thực sự với Liên Xô, và dự án chính trị của nó, kể cả ở những người Nga. Cho đến bây giờ, một nửa dân Nga vẫn mê Staline!
*
Tay Amis này, làm Gấu nhớ đến một ông bạn, Châu Văn Nam, nhiếp ảnh viên UPI. Không hiểu tại làm sao, anh lúc nào cũng tin vào Gấu, ngay cả khi Gấu hoàn toàn tuyệt vọng về mình. Không có CVN, là Gấu không làm sao bỏ chạy được VC!
Sau này, trong những lần gặp lại, anh cười nói, tao rất giỏi về xem tướng người. Lúc nào tao cũng tin là mày sẽ thoát, sẽ làm được một cái gì đó!
Anh làm Gấu nhớ đến một tay khác, cũng tiên đoán như vậy về Gấu. Nhưng trong hai trường hợp hoàn toàn khác nhau. Anh thứ nhì này, cũng ngồi xem tướng Gấu, và phán. Cho vui câu chuyện thôi.
Khác CVN. Cứ mỗi lần có cú lớn, là anh nghĩ đến Gấu, và cho tham dự.
Free!

Nguyễn Du giữa chúng ta

Cũng 'cá mè một lứa', cũng trong dòng suy tư như vậy, mấy ông viết bạo ở trong nước tự nhủ, mình chửi nhà nước thật dữ, là vừa trở thành nhà văn, vừa trở thành lương tâm của dân Mít!
Có những ông, còn chửi cả bố ruột, đã được đời công nhận là nhà văn nhà thơ nhà triết học, thế mới ghê!
Ra cái điều tớ là nhà văn đếch cần cái dù của bố tớ!


Morrison: 10 Questions

Kinh nghiệm Tam Ích

Gấu vs Hồ Nam