|
The
Cellist of Sarajevo
Cuộc chiến Chechnya của một người lính
In one scene, a young Russian
soldier is stabbed in the throat and bleeds slowly to death while his
comrades
watch, pinned back by Chechen snipers:
Trong một xen, một người lính "Hồng Quân" bị đâm vào cổ, và máu cứ thế
ộc ra, trong khi đồng đội ngắm nhìn, dưới sự canh chừng của du kích bắn
sẻ Chechnya
Dịch
như trên là không đúng ý
. Cái cảnh trong nguyên tác cố tình nói đến cái dã man của bọn Chechnya.
Bọn
bắn sẻ đã thọc cổ một gã lính trẻ Nga , để cho máu chảy từ từ mà chết
trong khi
chúng ghìm những đồng chí của gã lại, bắt phải chứng kiến cái cảnh ấy .
K
Tks. Gấu không coi lại, đang
mải tìm lỗi của em TH. NQT
TB: Sai nặng là từ "ồng ộc".
Mấy từ kia, watch, chứng kiến, pinned back, ghìm lại, đúng hơn. Nhưng
dịch
như của Gấu, cũng... được!
*
Hi hi. Nói cho vui vậy thôi
chứ có đọc toàn bài đâu mà biết. Tuy nhiên, thấy dịch "bleeding
slowly" thành "máu chảy ồng ộc", "watch" thành
"ngắm nhìn", và "pinned back" thành "canh chừng"
thì phản ứng tự nhiên là xăn tay áo, chứ chưa chắc mình đã đúng và
người khác
đã sai !!
K
*
Bây giờ thì Gấu nhớ ra, tại
sao lại dịch như vậy.
Ấy là vì, Gấu đọc bài điểm sách
trên TLS, cùng lúc đọc bài trả lời phỏng vấn của ông nhà văn Lê Lựu,
trên
VieTimes, thái độ của ông ta, về cuộc chiến, về lũ Ngụy…
Với ông
Lê Lựu,
thì Nguỵ cũng tàn ác như du kích Chechnya, nhưng với Ngụy và Chechnya
thì những
người lính như trong Thời Xa Vắng,
Cuộc chiến của một người
lính, là lũ ăn
cướp.
Tuy nhiên, thê thảm nhất, là thái độ của tác giả, sau khi trải qua
cuộc
chiến:
"I
wasn't
meant to become the Babchenko I am today, but I
like him all the same”.
Chúng ta, Ngụy, [hãy nhớ lại, đã tàn nhẫn dã man như thế nào, qua các
cách mô tả của những nhà văn Cách Mạng như Bảo Ninh, như Lê Lựu... và
qua báo chí, phương tiện truyền thông Tây Phương...] cũng đành
phải bắt chước tác giả, và thương Ngài Lê
Lựu, cũng như anh chàng Sài của ông ta!
*
Khi scan bài viết, Gấu tính dịch, nhưng lu bu quá, quên luôn, cho đến
khi bạn K lôi ra chỉnh.
Cám ơn, nhờ vậy mới nhớ ra, nguyên uỷ của chỉ một bài điểm
sách! NQT
*
Bài điểm sách mở ra mà chẳng thê
lương, đáng sợ sao:
One
Soldier's War in Chechnya is an alarming and deeply
affecting book. For its author, Arkady Babchenko, who will relive these
stories for the rest of his days, this is a considerable literary and
psychological feat. Its translator, Nick Allen, has skillfully
preserved in English a voice that is fiercely intelligent without being
intellectual, masculine but not macho
... Đối với tác giả của nó, người sẽ phải sống đi sống lại mãi những
câu
chuyện này trong suốt quãng đời còn lại của ông ta....
Với những ông như ông Lê Lựu chẳng hạn, có bao giờ ông ta nghĩ ông ta
là thằng ăn cướp đâu? NQT
*
Nói về những dã man tàn ác trong thời chiến.
Gấu làm radiophoto operator cho hãng UPI, và đã từng gửi những bức hình
dã man tàn bạo, của phe ta, trong thời gian chiến tranh. Những cảnh
lính gốc Miên trong quân đội VNCH khi đi hành quân về, hai người lính
gánh kẽo kẹt những chiếc đầu lâu, những chòm tai người, là chuyện thực
sự xẩy ra. Những vụ như Mỹ Lai, đều có chứng tích. Tuy nhiên, đây mới
chính là phần 'nhân bản' của phe ta.
Còn lính Cụ Hồ, chưa từng phạm một tội
ác! Đấy là phần "phi nhân" của họ, theo nghĩa họ là những vị thần!
Những
Phù Đồng Thiên Vương, như Trần Bạch Đẳng đã từng hót.
Thành thử thật khó mà so sánh, giữa thần và người.
Ngụy chúng ta đã thất bại, vì là con người. Chúng ta đã phạm tội ác,
như con người.
Cái phần Ác Cực Ác, của VC, chỉ đến sau 30 Tháng Tư, chúng ta mới được
biết.
*
Trên tờ Người Quan sát Mới, Le Nouvel Observateur, số 8-14 Tháng Năm,
2008, có bài phỏng vấn Y Hua, nhà văn Trung Quốc, tác giả cuốn Anh Em,
"Brothers", khi được hỏi, có phải ông phịa những cảnh ghê rợn, dã man
tàn bạo như được miêu tả trong truyện, ông trả lời:
Tôi có phịa ra một số, thí dụ như cái xen, một tay khốn khổ, bị tra tấn
dã man vì tội phản cách mạng, đã tự sát bằng cách lấy một cái đinh to
tổ bố, đóng vào sọ mình. Nhưng ở Trung Quốc, bạn biết đấy, thực tại
vượt quá tưởng tượng. Một độc giả, buộc tôi tội "đạo", vì cái
cảnh ghê rợn đó, đã do chính ông bố của người đó thực hiện, bởi vì ông
ta không làm sao kiếm ra một phương tiện nào khác, để chấm dứt chuỗi
ngày đau khổ.
Đúng là một thời kỳ khùng điên. Trong một tờ báo thuộc thời kỳ đó, tôi
đọc được cái tin, Peng Zhen, thị trưởng Bắc Kinh, đã rất ư là nghiêm
túc trình lên Mao, xin ý kiến về chuyện phá huỷ Tử Cấm Thành, và xây
dựng lên tại đúng nơi đó, những chuồng xí, chuồng tiểu thật lớn lao, để
toàn thể thế giới đến đó ỉa đái lên đầu đám vua chúa ngày nào, tại đúng
nơi chốn họ đã từng ăn ngủ, sinh sống.
Than ôi, điều trên đây, vua Gia Long đã từng thực hiện đối với những
cái sọ của vua chúa triều đại Tây Sơn!
Và cái nơi chôn cất họ, được
nhân dân thân thương gọi là Mả Ngụy.
10
Questions.
Song of
Solomon should be required reading for all African American boys. How
did you
know what is in our heads?
Ira Levi, TULSA, OKLA.
That was a leap for me. I really wanted to do that book, about the
education of
a middleclass black man, about his ancestry, and I couldn't. And then
my father
died, and it was earthshaking for me. I remember saying to myself, I
wonder
what my father knew about these men? And I have to tell you, I felt
access. I
knew I could get there if I thought about him.
[
- "Song of Solomon"
là cuốn sách thể hiện dường như mọi điều về những chàng trai người Mỹ
gốc Phi.
Làm sao bà biết hết những gì diễn ra trong đầu họ?
- Đó là một nỗ lực vượt bậc
của tôi. Tôi đã muốn viết cuốn sách đó - một tác phẩm về sự trưởng
thành của
những thanh niên da đen trung lưu, về tổ tiên của họ. Nhưng tôi không
viết
được. Thế rồi bố tôi qua đời. Đó là một chấn động lớn đối với tôi. Tôi
tự nhủ,
tôi có thể kể cho độc giả những điều bố tôi biết về những con người
này. Từ đó,
tôi tìm thấy đường đi. Tôi viết được mỗi khi tôi nghĩ đến bố. Thanh
Huyền, eVăn.]
Bài
ca Solomon
[tên một tác phẩm của Morrison] nên được đề
nghị đọc, đối với toàn thể những đứa con trai Mỹ gốc Phi châu. Làm sao
bà biết cái
gì ở trong đầu chúng tôi?
-Đây là bước nhẩy
vọt đối với tôi. Tôi thực sự muốn viết cuốn sách đó, một cuốn sách về
giáo dục,
học vấn của một người đàn ông da đen, tầng lớp trung lưu, và về tổ tiên
của anh
ta, và tôi không thể viết ra được. Thế rồi cha tôi mất, và đây là một
cú địa
chấn đối với tôi. Tôi nhớ, đã nói với tôi như vầy, không biết cha tôi
biết gì
về những người đó? Và tôi phải nói với bạn, tôi cảm thấy lối vô cuốn
sách. Tôi
biết tôi có thể viết được cuốn sách, nếu tôi nghĩ về cha tôi.
Cây bút "đầy
uy lực" trong dòng văn học viết về người da đen: Câu này không biết ở
đâu lòi ra!
*
If
you had not chosen to
share your gift of writing, what else would you have done?
Michelle Patrick NEW YORK CITY
When I started teaching, I was absolutely thrilled. There's nothing
more
exciting to me than to read books, to talk about books with
students-generation
after generation-who bring different things to them. I loved that. I
would stay
there.
[Nếu
không được trời phú cho tài
văn chương, bà sẽ làm nghề gì?
Khi mới dạy học, tôi vô cùng hồi hộp và xúc động. Không gì thú vị
bằng đọc
sách, rồi chuyện trò với sinh viên về những gì mình đã đọc được - từ
thế hệ này
đến thế hệ khác. Tôi yêu công việc đó. Thanh Huyền, eVăn]
Thay vì
nói về thiên phú viết
văn, bà tính chia sẻ với chúng tôi chuyện gì đây?
Khi bắt đầu dậy học, tôi sợ lắm.
Nhưng rồi tôi nhận ra, không có gì thích thú hơn đối với tôi, ngoài
chuyện
đọc sách, nói về những cuốn sách với sinh viên, thế hệ này tiếp nối thế
hệ kia.
Họ là những con người mang đến cho những cuốn sách những điều khác
nhau. Tôi yêu
chuyện đó, và tiếp tục ở vậy với những chuyện đó.
*
Are there any dreams or goals
that you have yet to fulfill?
Janie Crawford, SYRACUSE,
N.Y.
I have two. Well, three, really. Two involve novels that I'm going to
write and
haven't written. The third is immortality. [Laughs.] I don't mean my
work. I
mean me.
[- Bà còn có ước mơ nào chưa thực
hiện được?
- Tôi có hai ước mơ, thực ra là ba. Hai ước mơ đầu tiên liên quan đến
cuốn tiểu
thuyết tôi phải viết nhưng vẫn chưa viết được. Còn ước mơ thứ ba là
được bất
tử. Tôi không nói về tác phẩm, mà nói về chính bản thân tôi. Thanh
Huyền, eVăn]
*
Bà còn giấc mơ nào, mục đích nào chưa thực hiện được?
Tôi có hai. Thực ra, ba. Hai liên quan tới những cuốn tiểu thuyết sẽ
viết, nhưng chưa viết ra được. Cái thứ ba, sự bất tử. [Cười]. Tôi không
muốn nói, tác phẩm, mà là, tôi.
Câu
chót, được em Thanh Huyền đưa lên làm tít bài viết
"Nhà văn Toni Morrison muốn
được bất tử".
Nhưng, câu trả lời của Morrison làm Gấu nhớ đến Borges, và một nhân vật
của
ông, sắp sửa đi, và anh ta mừng rỡ nói:
Chẳng bao lâu nữa,
ta sẽ
là cả thế giới. Ta sẽ chết.
... Bientôt, je serai tout
le monde. Je serai
mort.
*
Gấu sợ rằng, đó mới là ý của Morrison:
Ta sắp sửa đi. Ta sẽ trở thành... bất tử, bởi vì ta sẽ là cả thế giới!
Mai Thảo cũng đã từng
nghĩ như vậy những ngày tháng sắp đi.
"Đời ta... những miếu đền.. sử chép cả ngàn chương... ", là cũng bất tử
theo nghĩa đó.
Bởi thế, trước khi ông đi, Gấu vội gửi theo ông câu của Borges. NMG đem
vô tận giường nằm, trong nhà thương, chờ đi, nghe đọc
xong, Người gật gù phán, được, được, thằng Gấu này, trước 1975, nó viết
tao không đọc được, giờ viết còn đỡ...
*
Không phải tác phẩm bất tử, mà là tôi bất tử.
Tác phẩm của bà, bất tử, hẳn nhiên rồi, đâu cần phải cầu mong!
Câu trả lời của Morrison làm nhớ đến câu của Steiner:
Flaubert đã từng phát điên lên, tại sao ‘con điếm’ Bovary cứ sống
hoài, trong khi ta nằm đây, chết như một con chó ghẻ? (Flaubert cried
out against the paradox whereby he lay dying like a dog whereas that
‘whore’ Emma Bovary, his creature… continued alive. G. Steiner, The
Uncommon Reader).
*
Được thể , làm tới nhé . K
If you had not chosen to
share your gift of writing, what else would you have done?
Michelle Patrick NEW YORK CITY
When I started teaching, I
was absolutely thrilled. There's nothing more exciting to me than to
read
books, to talk about books with students-generation after
generation-who bring
different things to them. I loved that. I would stay there.
Theo K , câu này phải được
dịch như vầy :
Giả thử nếu bà không chọn
(con đường ) chia sẻ tài năng văn chương của bà thì bà nghĩ bà đã làm
gì ?
Hồi mà tôi mới đi dạy , tôi
vô cùng thích thú . Với tôi, thật không có gì khoái cho bằng đọc sách ,
bàn
luận sách với đám sinh viên, hết thế hệ này đến thế hệ khác , (vì) họ
đã đưa ra
những điều khác biệt cho những cuốn sách ấy . Tôi chịu cái đó lắm . Tôi
đã có
thể tiếp tục như thế .
&
Tks. Đúng. Câu này Gấu dịch sai. NQT
Gấu vs
Hồ Nam
Rasim, nhà tạp ghi
Vậy là Ahmet
Rasim trải qua năm chục năm cuộc đời của ông,
chỉ để viết về những chuyện thường ngày ở Istanbul, từ đủ thứ hầm bà
làng rượu
đế, rượu rắn, rượu rùa, và cùng với chúng, là đủ thứ bợm nhậu, cho đến
những
người bán hàng rong trên đường phố, trong những khu phố nghèo khổ, từ
những
tiệm tạp hóa tới những nghệ sĩ tung hứng, những người hát rong, hát
dạo, từ
những vẻ đẹp của những thành phố dọc theo vịnh Bosphorus cho tới những
hầm quán
bát nháo và meyhanes, từ những tờ báo
tin tức hàng ngày tới tin tức thương mại, từ những công viên vui nhộn
cho tới
những cánh đồng, những vườn tược, công viên công cộng, từ những ngày
chợ cho tới
những nét quyến rũ đặc biệt của mỗi mùa, chẳng bỏ qua, thí dụ, vào mùa
đông,
những cuộc đánh lộn bằng banh tuyết, trượt tuyết, cũng như sự phát
triển trong
ngành xuất bản, những câu chuyện rỉ tai, những tin đồn khu vực, địa
phương,
những thực đơn nhà hàng. Ông có tí thiên về hệ thống những bảng danh
sách, liệt
kê, phân loại và có một con mắt thật tốt, khi nhìn vào những thói quen,
những
phong cách riêng của dân chúng. Như một nhà thực vật học trước cây mùa
hoa
trái, Rasim cảm thấy cùng một nỗi háo hức như vậy, trước những cú đập
rộn rã
của thành phố, những biểu hiện Tây phương hóa, những làn sóng di dân,
đột biến
hay tiềm ẩn, những tình cờ của lịch sử, tất cả đem đến cho ông một điều
gì thật
mới mẻ và kỳ lạ, để mà viết về chúng, mỗi ngày. Ông khuyên những nhà
văn trẻ,
luôn luôn thủ trong người một cuốn sổ tay khi dạo phố.
Những bài
tạp ghi hay nhất của Rasim, viết trong thời kỳ
1895-1903, sau được gom lại, in dưới nhan đề “Chuyện Thành Phố”. Ông
không bao
giờ ban cho mình, là ‘nhà bỉnh bút của thành phố’ [the city
correspondent],
ngoại trừ sử dụng nó, có chút tự trào, vào việc phàn nàn hội đồng thành
phố,
đưa ra những nhận xét về cuộc sống thường nhật, đo nhịp đập của thành
phố, ông
mượn thao tác này của người Pháp, được phát triển vào những năm 1960.
Vào năm
1867, Namik Kemal, tên của ông sau này trở thành một thứ kinh điển,
quan trọng
nhất, của Thổ nhĩ kỳ thời hiện đại, là một người ngưỡng mộ Victor Hugo,
không
chỉ về kịch và thơ mà còn về những cuộc bút chiến lãng mạn, và thái độ
dấn thân
của nhà văn Pháp này, ông đã viết một chuỗi những bức thư, trên nhật
báo
Tasvir-i-Efkar, về cuộc sống thường nhật của Istanbul trong những ngày Ramadan. Những thư của ông, hay “cột báo
thành phố” [city columns], như được gọi, đã tạo ra một giọng điệu, một
thứ
nguyên mẫu, cho tất cả những ai muốn nối gót ông, trong việc tạo ra một
giọng
điệu tâm sự, rù rà rù gì chuyện riêng tư, cộng thêm tí đồng loã, “tớ
biết tỏng
chuyện đó rồi”, của một lá thư bình thường. Và như thế, bằng cách gửi
cho những
người nhận, là tất cả những cư dân của thành phố Istanbul, như là những
bà con,
những bạn bè, những người yêu, những lá thư như là những cột báo của
thành phố
đã thành công biến thành phố, từ một chuỗi những làng x
|