|
One who feels his heart
beat neither in sadness nor in joy cannot be considered a true human
being.
(Selma Lagerlof, The Emperor of Portugallia).
*
... yêu bảo yêu, ghét nói ghét; buồn nói buồn, vui bảo mình vui, hay
là, "người nào không cảm thấy trái tim của mình đập, hoặc bằng nỗi
buồn, hoặc bằng niềm vui, người đó không "thực" là người".
Mi có biết ta là ai không? Tzvetan Todorov, trong bài viết "The Labor
of Love" (tạp chí Partisan Review, số 3, 97), khi nhận định về một
trong những cuốn tiểu thuyết đẹp nhất của thế kỷ 20, cuốn của Lagerlof
kể trên, đã nhắc tới Alexandre Kojève, một triết gia trẻ, di dân Nga
sống ở Paris, vào những năm 30. Trong một buổi nói chuyện, ông giải
thích ý nghĩa "biện chứng chủ tớ" nổi tiếng của Hegel (dialectic of
master and servant), trong Hiện tượng luận về Tinh thần. Sau chiến
tranh, một thính giả của buổi nói chuyện, nhà văn Pháp Raymond Queneau,
đã cho xuất bản tác phẩm "Đọc Hegel: Một Dẫn Nhập". Cuốn này có một ảnh
hưởng lớn lao ở nhiều tác giả đương thời. Trái ngược hẳn với "biện
chứng vui buồn" của Lagerlof, Kojève tin rằng sự khác biệt giữa con
người và loài vật: Loài vật hành động theo bản năng sinh tồn; con người
cũng hành động như vậy, nhưng không ngưng ở đó. Nó còn đòi "kẻ khác"
thừa nhận giá trị của mình. Đòi hỏi mang tính sinh lý, do sinh tồn đưa
đến đòi hỏi mang tính người: Mi có biết ta là ai không? Kojève kết
luận, "hiện hữu con người, đóng rễ vào lịch sử, tự ý thức về chính nó,
chỉ có thể khả hữu khi có những cuộc chiến đổ máu, chết người, những
cuộc chiến vì uy thế" (wars of prestige). (Trịnh Nguyễn phân tranh, một
cuộc chiến vì uy thế "gia trưởng". Lúc đó chưa có chiêu bài "nước Việt
Nam là một", vì phần đất miền Nam mới "xí phần" từ Chiêm Thành, từ biển
cả). Chiến tranh, chứ không phải tình yêu, đã làm cho con người "đặc
biệt" là người. Marx đã giản lược ý niệm trên, như là cuộc đấu tranh
giai cấp. Merleau Ponty, trong di cảo mới xb, Notes de cours,
Gallimard, 1997, cho rằng Marx thực chất vẫn là một "hégélien"; con
đường từ những bản viết khi còn trẻ cho tới Capital "y hệt" con đường
từ Hiện tượng luận tới Luận lý, và Marx thất bại khi toan tính nối kết
triết học và phi-triết học. Điều này, giáo sư Trần Văn Toàn cũng đã chỉ
ra, trong cuốn sách tuy mỏng, nhưng là một tài liệu quí giá vô cùng,
Hành trình vào triết học Các Mác : Cái bóng của Hegel không những phủ
kín Marx, và còn kéo dài ra mãi.
Sẽ chẳng có con người, nếu không có sự thừa nhận tha nhân, xã hội...
nhưng, "Thưa ông Hamil, người ta có thể sống không tình yêu được
không?", đứa nhỏ Momo, trong "La vie devant soi" (Cuộc đời trước mặt)
của nhà văn Pháp Romain Gary, hỏi. "Được chứ", ông ta trả lời, và "cúi
gục đầu, như tủi nhục." Thế là đứa nhỏ bật lên khóc. Không cần tình
yêu, con người vẫn sống, nhưng thiếu sự thừa nhận, nó hết còn là người
Truyện
ngắn, tình yêu, và chiến tranh
*
Mi có biết chúng ông là ai không?
Thưa, biết. Chúng ông anh là một lũ Yankee mũi tẹt!
Gặp bão
như Nargis, đồng bằng
sông Cửu Long sẽ tan hoang
Trước tổn thất tới 100.000
người chết và mất tích sau bão Nargis của Myanmar, ngày 17/5, những cán
bộ làm
công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn đã bày tỏ lo ngại nếu
đồng bằng
sông Cửu Long gặp một bão Nargis thứ hai thì sẽ tan hoang. Việc cứu nạn
không
tránh khỏi lúng túng.
Vn_Express
Nếu chẳng may vậy, thì bắt chước Miến, yêu cầu thế giới gửi hàng tới,
địa chỉ "Bắc Bộ Phủ phiá Nam", cấm người tới. NQT
The
Cellist of Sarajevo
Cuộc chiến Chechnya của một người lính
In one scene, a young Russian
soldier is stabbed in the throat and bleeds slowly to death while his
comrades
watch, pinned back by Chechen snipers:
Trong một xen, một người lính "Hồng Quân" bị đâm vào cổ, và máu cứ thế
ộc ra, trong khi đồng đội ngắm nhìn, dưới sự canh chừng của du kích bắn
sẻ Chechnya
Dịch
như trên là không đúng ý
. Cái cảnh trong nguyên tác cố tình nói đến cái dã man của bọn Chechnya.
Bọn
bắn sẻ đã thọc cổ một gã lính trẻ Nga , để cho máu chảy từ từ mà chết
trong khi
chúng ghìm những đồng chí của gã lại, bắt phải chứng kiến cái cảnh ấy .
K
Tks. Gấu không coi lại, đang
mải tìm lỗi của em TH. NQT
TB: Sai nặng là từ "ồng ộc".
Mấy từ kia, watch, chứng kiến, pinned back, ghìm lại, đúng hơn. Nhưng
dịch
như của Gấu, cũng... được!
*
Hi hi. Nói cho vui vậy thôi
chứ có đọc toàn bài đâu mà biết. Tuy nhiên, thấy dịch "bleeding
slowly" thành "máu chảy ồng ộc", "watch" thành
"ngắm nhìn", và "pinned back" thành "canh chừng"
thì phản ứng tự nhiên là xăn tay áo, chứ chưa chắc mình đã đúng và
người khác
đã sai !!
K
*
Bây giờ thì Gấu nhớ ra, tại
sao lại dịch như vậy.
Ấy là vì, Gấu đọc bài điểm sách
trên TLS, cùng lúc đọc bài trả lời phỏng vấn của ông nhà văn Lê Lựu,
trên
VieTimes, thái độ của ông ta, về cuộc chiến, về lũ Ngụy…
Với ông
Lê Lựu,
thì Nguỵ cũng tàn ác như du kích Chechnya, nhưng với Ngụy và Chechnya
thì những
người lính như trong Thời Xa Vắng,
Cuộc chiến của một người
lính, là lũ ăn
cướp.
Tuy nhiên, thê thảm nhất, là thái độ của tác giả, sau khi trải qua
cuộc
chiến:
"I
wasn't
meant to become the Babchenko I am today, but I
like him all the same”.
Chúng ta, Ngụy, [hãy nhớ lại, đã tàn nhẫn dã man như thế nào, qua các
cách mô tả của những nhà văn Cách Mạng như Bảo Ninh, như Lê Lựu... và
qua báo chí, phương tiện truyền thông Tây Phương...] cũng đành
phải bắt chước tác giả, và thương Ngài Lê
Lựu, cũng như anh chàng Sài của ông ta!
*
Khi scan bài viết, Gấu tính dịch, nhưng lu bu quá, quên luôn, cho đến
khi bạn K lôi ra chỉnh.
Cám ơn, nhờ vậy mới nhớ ra, nguyên uỷ của chỉ một bài điểm
sách! NQT
*
Bài điểm sách mở ra mà chẳng thê
lương, đáng sợ sao:
One
Soldier's War in Chechnya is an alarming and deeply
affecting book. For its author, Arkady Babchenko, who will relive these
stories for the rest of his days, this is a considerable literary and
psychological feat. Its translator, Nick Allen, has skillfully
preserved in English a voice that is fiercely intelligent without being
intellectual, masculine but not macho.
... Đối với tác giả của nó, người sẽ phải sống đi sống lại mãi những
câu
chuyện này trong suốt quãng đời còn lại của ông ta....
Với những ông như ông Lê Lựu chẳng hạn, có bao giờ ông ta nghĩ ông ta
là thằng ăn cướp đâu? NQT
Trân trọng trình diện bạn đọc Tin Văn: Đứa
con thất lạc tìm lại được.
Cám ơn talawas. NQT
Nguyễn
Du giữa chúng ta
Gấu có một kỷ
niệm về
bài viết. Khi ra lò, nhà thơ Du Tử Táo, trong một lần ngồi Quán Chùa,
phán, bài mày viết, là để trả lời phản ứng của Nguyên Sa, sau khi mày
chê tập truyện ngắn Mây Bay Đi của ông ta.
Đọc Mây Bay Đi, là nhận ra, Nguyên Sa là nhà văn dễ dãi và sung sướng!
Gấu này quả có ý đó, khi viết về Nguyễn Du, Hồng Sơn Liệp Bộ.
*
"Cuộc đời trăm năm rách nát với văn
chương" (thơ chữ Hán, Nguyễn Du). Đâu khác chi Kafka, khi khẳng
định: "Ông Trời ‘năn nỉ’ tôi đừng viết nhưng tôi phải viết" ("Dieu
ne veut pas que j'écrive, mais moi je dois"). Nguyễn Du, thời gian
"trốn đời, ở ẩn", khiêm tốn gọi mình là một tên thợ săn ở núi Hồng Sơn
(tài liệu từ cuốn thơ chữ Hán của Nguyễn Du, in ấn ở miền bắc, lọt vào
miền nam do ngả Paris, người viết được đọc trước 1975); lúc này ông
già, yếu, đói, bịnh, và đói, nhưng "nhằm nhò chi ba cái lẻ tẻ", cuộc
đời trăm năm đã dành cho "mắt xanh" mất rồi, đâu có thời giờ đi kiếm
tiền chữa bịnh!
Ông than van, ông cầu mong; nhưng "bạn của ông", nhà văn người Pháp,
Gustave Flaubert, thì không "hiền khô" như vậy: Flaubert đã từng phát
điên lên, tại sao ‘con điếm’ Bovary cứ sống hoài, trong khi ta nằm
đây, chết như một con chó ghẻ? (Flaubert cried out against the paradox
whereby he lay dying like a dog whereas that ‘whore’ Emma Bovary, his
creature… continued alive. G. Steiner, The Uncommon Reader). Đời
đọc tính theo giờ, đời sách tính bằng thiên niên kỷ. Pindar là người
đầu tiên nhận ra sự trớ trêu này: Khi thành phố mà tôi ca ngợi, đã
lụi tàn, khi những con người mà tôi hát hỏng, đã chìm vào quên lãng,
những con chữ của tôi vẫn còn hoài. Đây chính là "sợi chỉ xuyên
suốt", khởi từ Horace với khẳng định ‘exegi monumentum’* tới Mallarmé,
với giả dụ rằng: thế giới hiện hữu là để tiến tới một cuốn sách, cuốn
sách sau cùng, bản văn vượt thời gian (the final book, the text that
transcends time. George Steiner).
Ba trăm năm sau
*
Sau bài
điểm sách của Gấu,
trên tờ Văn, phê bình, khác tờ Văn, sáng tác,
Nguyên
Sa đi
một thư trên nhật báo Sống, gửi "Nguyễn quân", Gấu còn nhớ, yêu
cầu trả lời một số điểm trong bài điểm sách, nhưng chủ yếu, hỏi:
Tại sao mày dám chê tao?
Gấu không trả lời. Liền sau
đó, là loạt bài của Duyên Anh, ký tên Thương Sinh, chửi Gấu hàng ngày,
kéo dài
đâu cũng nửa năm, cỡ đó.
Gấu vẫn vờ.
Tiếp theo, Nguyên Sa đi loạt
bài trên báo Sống, và sau đó, trên tờ Trình Bầy [hình như vậy], Một
bông hồng
cho văn nghệ, Một mình một ngựa, phạng Gấu.
Gấu không trả lời, nhưng Trần
Phong Giao có lên tiếng, trong mục Tin Văn của tờ Văn, "Bông hồng hay
bông
cứt lợn". Sau bài viết, Nguyễn Đình Vượng ra lệnh ngưng, như Gấu được
biết.
Mãi tới khi Văn ra số đặc
biệt về Nguyễn Du, nhân đang đọc Kafka, Blanchot, Sartre [viết về
Faulkner],
Gấu bèn đi một đường về "choses nocturnes", chữ của Blanchot, để chỉ
thứ văn chương đoạn trường, văn chương về đêm, văn chương sau Lò Thiêu,
văn chương của sự câm
lặng...
*
Tại sao cái cửa sổ mở sang
khu vườn tình ái thơ mộng (mở sang khu vườn Thuý), lại bị đóng chặt mãi
mãi chỉ
vì “một tên xưng xuất, tại thằng bán tơ”: Câu này 'thuổng' Sartre, viết
về Âm
Thanh và Cuồng Nộ của Faulkner, đại ý: Tại sao cái cửa sổ mở ra Âm
Thanh... lại
là ý thức của một tên khùng? (1)
(1) A PROPOS DE “LE BRUIT ET
LA FUREUR”. LA TEMPORALITÉ CHEZ FAULKNER
Quand on lit Le Bruit et la
Fureur, on est frappé d’abord par les bizarreries de la technique.
Pourquoi
Faulkner a-t-il cassé le temps de son histoire et en a-t-il brouillé
les
morceaux? Pourquoi la première fenêtre qui s'ouvre sur ce monde
romanesque
est-elle la conscience d'un idiot?
Về Âm thanh và Cuồng nộ. Thời
tính trong tiểu thuyết của Faulkner.
Khi đọc Âm thanh và Cuồng nộ,
người ta bị đập bởi những rắm rối, kỳ quặc của kỹ thuật.
Tại sao
Faulkner lại bẻ nát thời gian của câu chuyện, và làm rối tung những mẩu
đoạn?
Tại sao cái cửa sổ đầu tiên mở ra thế giới tiểu thuyết đó lại là ý thức
của một
tên đần độn?
10
Questions.
Do you regret referring
to Bill Clinton as the first black President?
Justin Dews CAMBRIDGE, MASS.
People
misunderstood that phrase. I was deploring the way in which President
Clinnton was being treated, vis-à-vis the sex scandal that was
surrounding him. I said he was being treated like a black on the
street, already guilty, already a perp. I have no idea what his real
instincts are, in terms of race.
Có
bao giờ
bà cảm thấy hối
tiếc vì đã coi Bill Clinton là "vị Tổng thống da đen đầu tiên"?
- Mọi người đều hiểu ý câu
nói đó. Ông cũng từng bị đối xử như một đứa trẻ da đen trên phố. Ý tôi
không
bàn đến vấn đề xuất thân hay chủng tộc. Nhưng tôi lấy làm tiếc vì cách
người ta
xử sự với cựu tổng thống khi ông dính vào scandal sex.
Thanh Huyền
eVăn
*
Câu này 'em' Thanh Huyền 'hiểu sai'.
Độc giả Time hỏi, có bao giờ bà [Morrison] hối tiếc vì đã có lần coi
Bill Clinton như là một vị tổng thống da đen đầu tiên.
Và bà Morrison bèn trả lời, người ta hiểu sai câu của tôi. Tôi không hề
coi thằng cha da trắng này là một thằng cha da đen, nhưng mà tôi thấy
cách mọi người đối xử đối với ông ta, y hệt như đối xử với một tên da
đen, trong cái vụ scandal sex của ông ta.
"Tôi nói, ông ta bị đối xử như một tên da đen ở ngoài đường phố, coi
như đã hoàn toàn có tội rồi..."
Đây là một câu hay nhất, trong bài phỏng vấn, vậy mà hơi bị được 'hiểu
sai' đi!
Chán thiệt! NQT
Gấu vs
Hồ Nam
Cái yếu của NQT là lấy
sở
đoản làm sở trường, tài của NQT là sáng tác lại không chịu khai thác,
đi viết lăng nhăng những bài điểm sách khoe chữ nghĩa, một kiểu "làm
dáng trí thức".
Chẳng gì NQT cũng cầm bút ngót nửa thế kỷ mà sự nghiệp văn chương lại
chỉ có mấy truyện ngắn thôi sao?
NQT đã sống, đã viết, đã tha phương cầu thực....
Hồ Nam
Tài của NQT là sáng tác!
Khen như thế, chỉ làm cho đám bạn quí của Gấu càng thêm phát điên lên!
*
Tiểu sử Beckett, vừa tiết kiệm vừa nhỏ xíu, chính nhà văn cũng phải hài
lòng. Người viết nó, đã sáng tạo ra một cách kể rất OK, về đời và thời
của Beckett.
Chúng ta hãy đọc thử.
1939. Tháng Chín
1. [Thứ Sáu]. Đức xâm lăng Ba Lan. Điểm Finnegans Wake trên Revue de Paris.
3. Tây tuyên chiến với Đức.
4. Beckett rời Dublin đi Tây.
...
Thú vị nhất, theo Gấu, là cái dòng này:
18. Beckett viết chỉ hai dòng Watt.
Đúng là một chi tiết thần sầu!
[Có thể, có người 'sửng cồ', thần sầu ở chỗ nào, xin thưa, xin đọc dòng
trước đó:
[Ngày] 11, [Thứ Tư] [1943, Nov.]: Đức chiếm đóng nước Tây của ngài
Vichy.
Gấu tôi tin rằng, 'hậu thế', khi viết tiểu sử nhà thơ vừa mới ra đi, sẽ
không thể bỏ qua chi tiết, vừa được VC thả, trên đường về với vợ con,
nhà thơ gập đôi người, chép, những bài thơ chất chứa trong đầu, suốt
thời gian tù đầy!
Còn DTH?
Làm sao bỏ qua chi tiết, người nữ văn công ngồi bệt xuống đường phố
miền Nam, khóc đời mình, và thời của mình, đúng vào ngày 30 Tháng Tư
1975!
PTH?
Chi tiết cắm cờ trên đỉnh... Nam Cực!
Ấy đấy, có những chi tiết, bạn không quên, mà hậu thế lại càng không
quên!
Chi tiết là Thượng Đế ở trong văn chương là vậy!
*
Giả như hậu thế phải đi một cái tiểu sử mini về Gấu, thì Gấu sẽ cài vô
đó, chi tiết nào?
Làm sao bỏ qua cái cảnh chạy theo BHD, khóc ròng, trước cổng Đại Học
Khoa Học Sài Gòn?
The
French writer of the period
whom Serge does resemble-in the starkness of his rectitude, his
incessant studiousness,
his principled renunciation of comfort, possessions, security-is his
younger
contemporary and fellow political militant, Simone Weil. It is more
than likely
that they met in Paris
in 1936, shortly after Serge's liberation, or in 1937. Since June 1934,
right
after his arrest, Weil had been among those committed to keeping alive
"the case of Victor Serge" and making direct protests to the Soviet
authorities. They had a close friend in common, Souvarine; both wrote
regularly
for the syndicalist magazine, La Révolution
prolétarienne. Weil was well known to Trotsky - the
twenty-five-year-old
Weil had had an evening of face-to-face debate with Trotsky on his
brief visit
to Paris
in
December 1934, when Weil arranged for him to use an apartment belonging
to her
parents for a clandestine political meeting -…
Sontag:
The Case for Victor
Serge
Như vậy, Serge đã từng gặp gỡ Simone Weil.
[Note:
Gấu, nhà văn, bận quá,
nhờ Pamuk viết giùm một kỳ Sổ Tay!]
|