Nhật Ký Anne Frank
Tưởng niệm Anne Frank 1

Đọc muộn thơ bạn
Tôi Cùng Gió Mùa

Tôi Cùng Gió Mùa, in dưới bảng hiệu nhà xb Văn Học. Khi đó Gấu làm công cho NMG, ông bèn thẩy cho một cuốn.
Thành thử chẳng có lời đề tặng.
Nhưng cái duyên văn nghệ nó lại mắc mớ đến tờ VHNT của PCL, mà trụ sở của nó ở Texas.
Lần bà chủ báo lấy chồng, có mời vợ chồng  Gấu.
Bèn quyết định đi dự, nhân tiện gặp NXT luôn. Khi đó anh làm một tờ báo văn học [Phố Văn?] và Gấu có gửi bài đăng.
Nhưng chuyến đi phải huỷ, vào phút chót, vì cái dịch cúm gà cúm vịt gì đó, phát tác tại thành phố Gấu đang ở.
Đi, chẳng lẽ mang virus theo, gieo họa cho bè bạn ?
Giả như trong đám cưới, có người biết, trong số khách mời có người đến từ "thành phố bị vây hãm", làm sao họ dám tới dự?
*
Vì vậy, gọi là bạn, cũng hơi cường điệu.
Nhưng thực sự, Gấu tin, NXT coi Gấu là bạn.
Ấy là vì một cái thư anh gửi, cám ơn, khi nhận được cuốn sách Gấu gửi tặng. Lời lẽ trong thư khiến Gấu tin như vậy.
*
Bạn văn. Dựa hơi bạn bè.
Sao nghe cứ ra dựa lưng nỗi chết?
Tình trạng của Gấu mới thảm. Hồi mới lớn, mê văn chương, chưa ghê bằng mê bạn. Hoặc hai cái mê đó là một.
Thế rồi, gặp thảm họa, rớt xuống bùn đen. Mấy ông bạn quí mừng quá!
*
Cái cay đắng của mấy đấng bạn thân, bạn quí, bạn hiếm của Gấu, về già Gấu hiểu ra được, nhân một ông cũng tốt nghiệp cử nhân triết, Đại học Văn Khoa Sài Gòn, phán, Gấu không phải thuộc lớp khoa bảng [như ông ta?], là họ đều học triết, và đều nghĩ, chỉ có đám họ mới có quyền nói về triết, về hiện sinh, về phận người, về Camus, về Sartre...
Ông anh nhà thơ của Gấu chẳng đã từng thực sự ngạc nhiên, khi nghe Gấu nói, mê cuốn Buồn Nôn của Sartre, và đã từng bật cười khi nghe thằng em hét: Sẽ viết về thơ của ông anh:
-Ừ thì viết đi!
*
Thành thử, về già, gật gù nói, thằng đó bạn tao, nó khác rất nhiều, so với khi còn trẻ.
*
Trở lại chuyện tra từ điển.
Nhà văn Lâm Chương có lần cho biết, ông không biết nghĩa của từ hận thù, cho tới khi đi tù VC.
Cũng theo ý đó, Léon Bloy viết:
L'homme a des endroits de son pauvre coeur qui n'existent pas encore et où la douleur entre afin qu'ils soient.
Trái tim đáng thương của con người có những vùng chưa hề có, cho đến khi đau thương tiến vào. Và tạo ra chúng.
[W.G. Sebald trích dẫn, làm đề từ cho bài viết "Sự Hối Hận Của Con Tim: Về Hồi Ức và Sự Độc Ác trong Tác Phẩm của Peter Weiss", The Remorse of the Heart: On Memory and Cruelty in the Works of Peter Weis,  trong "Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt, On the natural history of destruction", nhà xb Vintage Canada, Anthea Bell dịch, từ tiếng Đức].
Câu của Bloy, ứng vô trường hợp của Gấu. Có tí khác:
Có những kỷ niệm, hồi ức, mà bạn quên hẳn chúng, chỉ tới khi đau thương bất ngờ thọi cho bạn những cú chết người, và làm bật chúng ra!


*
Cây Khói nghĩa là gì?

The title - we are told carefully, on page 445 - has three biblical referents, to Song of Solomon 3:6, Joel 2:30-31, and most importantly to the "cloudy pillar", or "tree of smoke" which led the Children of Israel out of bondage in Exodus 33. On the other hand, in view of the Intelligence plot, one can  ardly help thinking of "smoke and mirrors": there is no hint of anyone coming to lead the Houstons or the Sandses out of bondage, or not in this world.
One possibility is that Denis Johnson is "sending a message" to the current generation of war managers, or rather - since they are not  going to read novels like this - to people who  might still vote for them, and the message is  something like, "it's not going to work, and  the casualties will be on the home front too".
 Or perhaps Tree of Smoke is the modem Heart of Darkness, only now there can be no "heart", core or centre. The last words  deny Calvin, but the narrative as a whole corroborates him.
*
Tờ Điểm Sách Nữu Ước số 14 Tháng Chạp điểm Cây Khói, cuốn tiểu thuyết của Việt Nam [a novel of Vietnam], của Denis Johnson, truy tìm ý nghĩa của cụm từ Cây Khói, đưa ra ba nguồn gốc từ Kinh Thánh.
Có lẽ, Cây Khói là một Trái Tim Của Bóng Đen hiện đại, nhưng có điều, chẳng có trái tim, chẳng có cốt lõi.
Tuy nhiên, vì không phải là dân Mít, lại không phải Yankee mũi tẹt [như Gấu], nên Tom Shippey, người điểm sách không nhìn ra trái tim của nó, là Hà Nội. Nhưng Coppola, khi làm phim Tận Thế Là Đây, nhận ra điều này: Đây là thảm kịch Việt Nam, thảm kịch nồi da xáo thịt. Bởi vậy Coppola mới ngạo nghễ tuyên bố, như Đinh Linh  trích dẫn, “không phải là về Việt Nam — nó là Việt Nam.”
Ý nghĩa "nó là Việt Nam", là như trên.
Không phải tự nhiên nhiều người, coi đây là đỉnh cao sự nghiệp Coppola:
To many, Apocalypse Now represents Coppola's highpoint, a feat he has been unable to equal or exceed ever since.
Nhưng cái giá phải trả, cũng khá đắt, như ông nói, sau khi quay phim xong: ".... từng chút, từng chút, chúng tôi biến thành khùng". ["We were in the jungle, there were too many of us, we had access to too much money, too much equipment, and little by little, we went insane." ]
Như Littell, tác giả Les Bienveillantes, khi muốn nhập thân vào Cái Ác:
Nhập vai thì cũng dễ, ra mới khó! (1)
*
Cứ tội ác gì cũng đổ cho Mẽo hết, đến một lúc nào đó Coppola, chẳng may vớ được cục tiếng Anh, bèn, như Hitler, vặc lại, nếu không có Lò Thiêu làm sao có nước Israel, nếu chúng tao không nhảy vô Miền Nam, làm sao chúng mày có lý do để mà đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, qui về một mối, cùng nhìn về…  Trái tim Hà Nội?
Bởi vì, không có người Mẽo can thiệp vô Việt Nam, không có cách chi kết thúc cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh, với phần thắng nghiêng về Đàng Ngoài. (1)
(1) Có thể, có anh VC lầu bầu, sao thằng Gấu này ngu quá, sau Trịnh Nguyễn, Gia Long đã thống nhất đất nước, nhưng chính Gia Long thống nhất đất nước, lấy kinh đô là Huế, lại càng làm cho mối thù này nặng thêm lên, nhất là ở đám dân Hà Nội.
Có lần Gấu phán 'ẩu' là, Miền Bắc phải tìm đủ mọi cách cho anh Yankee mũi lõ nhẩy vô Việt Nam, thì mới có lý do phát động, activate, chân lý nước Việt Nam là một, và từ đó mấy anh Yankee mũi tẹt con cháu họ Trịnh ngày nào mới có cơ hội làm thịt Miền Nam.
Dọn Vườn