Hết tuyết rồi!

*
Tại sao Trung Quốc bốc lửa đến thành khùng?
Mi sẽ bị thù hận bởi 1.3 tỉ dân Trung Quốc. Sẽ có ngày có người nhổ vô mặt mi.

Poland's Anne Frank
*
Anne Frank của Ba Lan.

Feb. 6, 1943

SOMETHING HAS BROKEN IN ME. WHEN I pass by a German, everything shrinks in me. I don't know whether it is out of fear or hatred. I would like to torture them, their women and children, who set their doggies on us, to beat and strangle them vigorously, more and more. When will this day arrive which Nica talked about ... that's one matter.

And now another matter. I think my womanhood has awoken in me. That means, yesterday when I was taking a bath and the water stroked my body, I longed for someone's hands to stroke me ... I didn't know what it was, I have never had such sensations until now ...


*
BB ra tòa vì tội kỳ thị, khi viết thư ngỏ cho Tông Tông Pháp,
kết án di dân Hồi huỷ hoại xứ sở của bà.

Cali_08
*
Một ông bạn đi chợ cũ vớ được cuốn La Peau,
nhưng mất bìa, bèn gửi trang này qua, cho đỡ nhớ Sài Gòn!
Tks NQT
Cái bìa, tranh Nguyễn Trọng Khôi, lái sách vượt biên mang theo.
**
*
Note: Anh bạn mail, cho biết, có hai bản, một còn bìa, nhưng rách bươm, một, mới mua, còn tốt, nhưng mất bìa.
Tks again. Đúng là quá quí nhân ngày 30 Tháng Tư. NQT

Nỗi buồn Istanbul

Trong “Triết học về sự Soạn thảo”, Edgar Allan Poe, trong khi lan man suy tưởng theo cùng những dòng thơ máu lạnh như của Coleridge, đã viết, điều ưu tư số một của ông, trong khi loay hoay viết Con Quạ, là, làm sao tạo ra “một giọng buồn”. “Tôi hỏi chính tôi – trong tất cả những chủ đề buồn, cái nào, theo như sự hiểu biết của nhân loại, là cái buồn nhất, buồn ơi là buồn, buồn đến chết đi được? Cái chết, đích thị chính nó.” Và ông tiếp tục giải thích, bằng cái sự thành thạo của một viên kỹ sư, đó là cái lý do tại làm sao ông đặt ngay cái chết của một cô gái tuyệt đẹp ở trái tim của bài thơ.
Bốn nhà văn đụng con đường của tôi rất nhiều lần trong thời thơ ấu tưởng tượng của tôi, trong tâm tưởng của họ, chẳng bao giờ đi theo luận lý của Poe, nhưng họ tin tưởng, họ chỉ có thể tìm giọng đích thực của họ nếu họ nhìn vào quá khứ của thành phố và viết về nỗi buồn nó gợi ra. Khi họ nhớ lại vẻ huy hoàng của thành phố Istanbul cổ, khi con mắt của họ đặt lên cái đẹp chết nằm ở bên bờ đường, khi họ viết về những điêu tàn quanh quẩn chung quanh họ, họ đem đến cho quá khứ một niềm vinh quang thơ mộng. Và như vậy đó, cái viễn ảnh chiết trung này, mà tôi gọi là “nỗi buồn của điêu tàn” khiến cho họ có vẻ là những con người quốc gia theo một đường hướng thích hợp với mong muốn của nhà nước áp bức, trong khi cùng lúc đó, nó còn cứu họ thoát khỏi toàn sức mạnh từ những đạo luật của nhà nước, ứng xử với những người đồng thời với họ, khi những người này quan tâm, cũng như họ, tới lịch sử thay vì văn chương. Điều cho phép chúng tôi thưởng thức những hồi tưởng của Nabokov mà chẳng thèm bực bội gì với sự tinh khiết và giầu có của gia đình trưởng giả của ông, đó là, ông thật rạch ròi trong chuyện, các bạn đang lắng nghe một nhà văn nói một ngôn ngữ khác hẳn, về một thời khác hẳn.

Với chúng tôi, chúng tôi luôn biết rõ, cái thời đó đã biến mất từ lâu, và chẳng bao giờ trở lại.
Những trò chơi thời gian và hồi nhớ như vậy thật thích hợp với những kiểu của Bergson về thời đại, chúng gây ảo tưởng mơ mơ màng màng, quá khứ thì vẫn còn sống, ít ra, như một thú thẩm mỹ. Bằng những thủ pháp, kỹ thuật cũng như vậy, bốn nhà văn buồn bã của chúng tôi khơi lên một thành phố Istanbul cổ, từ những điêu tàn của nó.
Sự thực, họ trình bầy ảo tưởng này như một trò chơi. Một trò chơi trộn lẫn ở trong đó nỗi đau, nỗi chết và cái đẹp. Khởi điểm của họ, là, những cái đẹp của quá khứ đã mất. Vĩnh viễn, hằng hằng.

Khi Abdulhak Sinasi Hisar thổn thức nhớ thương cho điều mà ông gọi là “văn minh Bosphorus”, ông đôi khi ngưng lại, và (như thể tư tưởng sau đây chỉ thoáng hiện ra ở nơi ông), đưa ra nhận xét, “Tất cả những nền văn minh thì đều thoáng qua, như là những con người nay đang nằm ở nghĩa địa. Và cũng như thế, chúng ta phải chết, và vì vậy, chúng ta phải chấp nhận, không có cái gọi là trở về với một nền văn minh, tới và qua đi, từ đời nảo đời nào rồi.”
*
Ui chao 30 Tháng Tư mà đọc những dòng trên, bèn cứ nghĩ là Pamuk đang thổn thức về một thiên đàng đã mất:
Miền Nam. Sài Gòn! NQT



Ba thằng lăng nhăng?

Khi Nguyên Ngọc gọi ba ông đồ tể, là ba thằng lăng nhăng, chúng ta tự hỏi, liệu có sự đánh tráo từ ngữ?
Có, mà, không, theo Gấu.
Sự đổi tên, tưởng như đánh tráo đó, hóa ra là cái mầm, inspiration, đẻ ra tư tưởng “sự tầm phào của cái ác”, của Hannah Arendt, theo Amos Oz, trong cuốn Hai cái chết của bà tôi.
Chủ nhân cái mầm, là Raul Hilberg, một sử gia.
Rất nhiều người buộc ông này, tội, sỉ nhục hồi nhớ những nạn nhân, khi coi họ là những kẻ ngoan ngoãn một cách quái đản, cực kỳ hèn nhát, cứ thế sắp hàng nối đuôi nhau đi vô Lò Thiêu, coi những tên sát nhân, ‘những con người bình thường chẳng có cái ác đặc biệt nào ở trong họ’.
Amos Oz cho biết, khi coi phim Shoah, une histoire orale de l’Holocauste, của đạo diễn Claude Lanzmann, một trong những xen rất ư là bình thường, chẳng có tính điện ảnh, nhưng bám chặt vào ký ức ông. Đó là xen, kéo dài chừng 15 phút, chiếu cảnh Hilberg - ngồi trong căn phòng xinh xắn, tại nhà của ông, ở Vermont, [người ta nhìn thấy, qua cửa sổ, bên ngoài cây cối, tuyết, bên trong, những cuốn sách, ngọn đèn bàn] - giải thích cho nhà đạo diễn Claude Lanzmann, nội dung một tài liệu đánh máy, tiếng Đức, chừng 15 dòng, gồm những dẫy số.
Một “ordre de route”, (lệnh chuyển vận) của chuyến xe lửa số 587, do Gestapo Berlin, chuyển cho Sở Hoả Xa Reich, “lưu hành nội bộ”.
Một bí mật nằm ở nấc thang chót, của bộ máy giết người.
Hilberg giải thích: “Chìa khóa tâm lý của toàn thể chiến dịch, là: không bao giờ được sử dụng những từ có ý nghĩa hoàn toàn rõ rệt. Tối giản tối đa, chừng nào còn có thể tối giản, ý nghĩa của chiến dịch sát nhân, đưa người tới Lò Thiêu. Ngay cả dưới mắt của chính những tên sát nhân.”
Thú thực, trước đây, nói gì thì nói, Gấu vẫn không hiểu tới tận nguồn cơn, tại làm sao mà lại gọi "đi tù" là "đi học tập cải tạo", tại sao lại dùng một mỹ từ như thế, cho một từ bình thường như thế, như thế, như thế... cho đến khi đọc Oz.
*
Shoah, chuyện lời, une histoire orale, của Lò Thiêu, là cuốn phim mãnh liệt nhất, mà tôi [Oz] đã từng coi. Đây đúng là một sáng tạo chuyển hóa [transformer] khán giả. Một khi coi nó, là bạn, khác đi.
Sau khi té xỉu ở vị trí nhân chứng trong vụ án Eichmann, tác giả Ka-Tzenik nói, Auschwitz là một "hành tinh tro" ["une planète de cendres"].
[Vào dịp tưởng niệm 50 năm Lò Thiêu, những người tới đây nhận xét, nước hồ ao quanh Lò Thiêu vẫn còn mầu xám, do tro người đổ xuống, thiên nhiên, sau 50 năm, vẫn chưa thể nào quên, huống chi con người].
Theo ông, sự huỷ diệt dân Do Thái đã xẩy ra tại một hành tinh khác, "hành tinh tro", vì thế, những người không hiện diện, không chứng kiến, muôn đời, đời đời, không thể nào hiểu được.
Cũng vẫn theo nghĩa đó, những nhà giáo sư, những nhân vật quan trọng trong công chúng cố nhét vào đầu chúng ta ý tưởng, rằng, một biến cố phi nhân, ma quỉ, siêu hình, đã xẩy ra, "không thể nói được", "không thể hiểu được".
Cứ như thể Lịch sử bỗng gẫy ra làm đôi, và được đem trồng lại, transplanter, tại một thế giới khác.
Chỉ nội cái từ Lò Thiêu không thôi, là đã nói lên cái tính "bên ngoài-con người", extra-humaine, của sự hủy diệt. Lò Thiêu là một vụ nổ bùng, explosion, của những sức mạnh thiên nhiên, vượt ra ngoài trách nhiệm của con người, một thiên tai như động đất, lũ lụt.
Phim của Lamzmann khởi đi từ một quan điểm hoàn toàn ngược hẳn. Mặc dù sự lựa chọn từ hebreu, Shoah, ông đề nghị, có thể hiểu được sự huỷ diệt có tên là Lò Thiêu, ở bên trong lòng của lịch sử.
*
Biếm họa là chủ yếu.
Đây là một thí dụ về "hài hước Đức thứ thiệt".
Rudolf Vrba, một nhân vật lịch sự, phong nhã, ăn vận đúng mốt, ăn nói đúng điệu, trốn thoát Lò Thiêu ngày 4 Tháng Tư 1944, kể, với một nụ cười chua chát, phận sự của ông, một thư ký, trong trại tử thần:
Đêm xuống. Chúng tôi thức dậy làm việc. Trên sân ga, chừng 10 mét, có một tên SS, với một con chó săn người, và một khẩu súng máy, Đèn chiếu chói chang. Chúng tôi đợi. Xe lửa từ từ vô sân ga, rồi dừng lại. Một trong những tên Unterscharfuhrers tới từng toa tầu mở khóa. Đám người bên trong toa tầu nhìn ngơ ngác. Họ ở trên tầu từ 10 đến 15 ngày. Đói. Khát. Mệt lử. Bên trong toa, người còn sống ngồi bên trên người đã chết, đang ngắc ngoải. Họ cũng không biết, tầu đã vô sân ga, và đây là ga nào. Cái tên Auschwitz chẳng có ý nghĩa gì đối với họ. Rồi họ đổ xuống sân ga. Đám Đức la to: "Raus! Schnell!". Và quất họ bằng roi bằng gậy.
Rồi, tới một lúc, một trong những viên sĩ quan nói với đám người mới tới bằng một giọng lịch sự, kiểu cách và cũng thật bất ngờ: "Xin chào mừng", anh ta nói. "Chúng tôi xin lỗi vì những bất tiện của chuyến đi. Một lát nữa, các vị sẽ được phục vụ một tách trà, và sẽ có người săn sóc chăm lo cho các vị. Các vị sẽ rất yên vị ở đây"
Amos Oz: Họ đã được sáng tạo từ hình ảnh của Thượng Đế, trong Hai cái chết của bà tôi, tập tiểu luận.
Liệu chúng ta có thể hiểu, từ "lăng nhăng", của Nguyên Ngọc, theo nghĩa "tầm phào", của Hannah Arendt?
Rằng cái ác CCRĐ, cái ác lăng nhăng, cái ác tầm phào?
Rằng cái việc đi tìm một con quỉ ở nơi chuồng heo, tìm một cái ác Bắc Kỳ nằm ở nơi đáy sâu, của những tầng hoang vắng, của lịch sử miền đất này, hay nói theo tinh thần Lò Thiêu, cái ghê tởm phát sinh ra từ tinh thần Bắc Kỳ [la naissance de l'horreur issue de l'esprit de germanité], là chuyện bố nếu bố náo?
Les mots qui tuent, les mots qui parfois guérissent.
[Những chữ giết, những chữ đôi khi chữa lành]
Nhật ký Tin Văn
Gấu này thực sự tin rằng, cái sự băng hoại ở trong nước, là do chiến dịch bưng bít hoàn toàn cuộc sống Miền Nam, ở Miền Bắc.
Khi họ vỡ ra, là hết tin vào nhà nước nữa.
Chính vì thế mà ông anh nhà thơ, khi khăn gói quả mướp thủ theo 10 ngày lương thực đi trình diện học tập, đã nói với lại với thằng em, Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này.
Làm sao ông nhìn ra được?
*
Giải hoặc
Cảm ơn anh Hòa Nguyễn đã quan tâm đến những bài viết của tôi, đã đọc kỹ bài về Đỗ Kh. Tôi trả lời với tất cả sự nghiêm chỉnh.
Chữ "giải hoặc", tôi dùng theo nghĩa: giải thoát tư duy ra khỏi huyễn hoặc của huyền thoại.
Từ này thông dụng ở miền Nam trước 1975. Nguyễn Văn Trung ưa dùng, có lẽ do chính ông đặt ra để dịch chữ démystification, cũng như ông dùng từ "giải thực" để dịch décolonisation. Từ "giải hoặc", ngoài ý nghĩa nghiêm chỉnh như trên, còn có khi đuợc dùng để đùa vui: "giải hoặc rồi" có nghĩa "sáng mắt ra rồi"; dường như trong kịch vui  Ngộ nhận, mà tác giả Vũ Khắc Khoan gọi là "lộng ngôn", ông có dùng theo nghĩa đùa vui này. Gặp dịp, tình cờ thôi, tôi hồn nhiên dùng lại. Nay anh Hòa Nguyễn hỏi, tôi mới được "giải hoặc": mở các từ điển tiếng Việt hiện hành, không có "giải hoặc", "giải thực" gì ráo! Chuyện nhỏ thôi, nhưng cũng là kinh nghiệm cho người viết văn: những chữ mình cho là đơn giản, vì quen dùng, chưa chắc gì mọi người đã biết.
Về một vài thắc mắc khác: tình yêu là thực chất, có lúc xen vào huyền thoại; bản năng sinh lý, tình dục, dĩ nhiên là thực chất, cũng có lúc xen vào hoang tưởng, nghĩa là thuyền thoại. Đề tài này sâu xa và phức tạp, khó lý giải ở đây – và cả nơi khác.
Về trường hợp Nguyễn Huy Thiệp đã phá huyền thoại này lại rơi vào huyền thoại khác, như tôi gợi ý, là vì ông ấy nghiêm trang. Còn Đỗ Kh. thì tếu. Ông Đỗ Kh. không phải là "bậc siêu xuất" hoặc "bậc giác ngộ", mà chỉ quan sát con người, có lẽ chủ yếu là cộng đồng di dân, rồi đưa ra một vài nhận xét phúng thế.
Tập truyện Đỗ Kh. xuất bản 1993 tại hải ngoại, bài điểm sách của tôi đăng trên một tạp chí hải ngoại 1994: vào thời điểm ấy, bài ấy, sách ấy là cần thiết. Mục đích của tôi không phải là đề cao Đỗ Kh., nhất là "đề cao hơi quá" về mặt nội dung giải hoặc; mà để đáp ứng lại môt nhu cầu tâm lý lúc ấy.
Anh Hòa Nguyễn có thể trách tôi: đưa ra tiêu đề "Đỗ Kh., kẻ giải hoặc", là đã vô hình trung tạo một huyền thoại Đỗ Kh. Nói vậy thì tôi chịu, không cãi vào đâu được.
Nhưng cũng sẽ vui thôi.
Đặng Tiến
Nguồn talawas
*
Bạn hiền nhận xét như thế này, thì hơi bị nhảm, và có tí thiên vị. Đỗ Kh. và NHT là hai trường hợp hoàn toàn khác biệt. Một hơi bị hề, một quá nghiêm trọng, vì động tới mồ tới mả của một miền đất, đụng tới cái gọi là tội tổ tông.
Không phải tự nhiên mà NHT cho NH ra Bắc nhét cái gì đó vào miệng tụi nó cho tao.
Nhét cái gì đó, mà không giải hoặc được, thì lại nhét tiếp!
Có thể, sau này NHT không còn là NHT. Nhưng đâu cần!
Đúng, ông Đỗ Kh không phải là bậc siêu xuất, hoặc bậc giác ngộ. Ông là Đỗ Kh.
Những nhận xét phúng thế? Chưa chắc. Bạn ta, đúng như bạn ĐT nói, chỉ vui thôi mà!
Lạ, trên bạn viết "với tất cả sự nghiêm chỉnh", dưới, bạn "vui thôi mà".
Suy ra, "vui thôi mà" là "nghiêm chỉnh"? NQT
*
Huyễn hoặc của huyền thoại?
Huyền thoại nào? Huyền thoại theo nghĩa của Lévi-Strauss hay Roland Barthes, thí dụ hai ông này?
Khó hiểu quá, thú thực.
Những vấn đề này, đâu có thể giản dị đưa vào khung cửa nhỏ?

Change and Decay: Đổi thay và Suy tàn

Vũ Thư Hiên vs Koestler
Nhân đọc bài Nhân Cách

Notes on Writing and the Nation

A  DECLARATION OF INDEPENDENCE

 TCS vs LS

Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"
Era of the Witness: Thời của chứng nhân

Lá Huyết Thư, như trong trí nhớ của tôi còn giữ lại được, hoặc tưởng tượng ra được, là câu chuyện thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh. Chúa Trịnh, một lần vào nam, trong một lần vi hành, đã gặp một cô gái quê. Thế là một cuộc tình xẩy ra giữa “chàng trai Bắc”, và “cô gái Nam”. Cô gái có thai, được Chúa Trịnh để lại “lá huyết thư” (huyết này không biết lấy ở đâu ra, chắc là của cả hai), và dặn dò, nếu ta chiếm được miền nam, sẽ đón nàng, còn trong trường hợp ta thua chạy về bắc, nàng và con ra gặp ta… 

Thế rồi lớn lên, theo với cuộc chiến, ở miền nam, tôi cứ bị ám ảnh hoài, bởi câu chuyện đọc từ hồi còn nhỏ, ở miền bắc. Rồi tôi tự hỏi, tại sao tác giả cuốn tiểu thuyết lại “tiên tri” được biến cố sau đó, ngay từ hồi còn thực dân, chưa hề có một “điềm triệu” nào cho thấy cuộc chiến “người chết hai lần, thịt da nát tan”, mãi sau này…
Tiểu thuyết lịch sử
 
Liệu có thể coi Lạc Đường của Đào Hiếu, tiểu thuyết lịch sử?
Có thể, nhưng phải xếp chung vào một loại, gồm hai nhánh: Một, của những anh bỏ chạy, biện hộ cho họ. Đám này thường mượn lịch sử thực, như là cái đinh, để treo tác phẩm dởm của họ. Cũng Nguyễn Huệ của tôi, Trịnh Nguyễn phân tranh của tôi... Và một, của những kẻ, "tham dự", như Đào Hiếu Hoàng Phủ Ngọc Tường...  chẳng hạn.
Đám này, trong những tác phẩm lịch sử của họ, cũng biện hộ, nhưng hách hơn đám bỏ chạy nhiều.
Hách vì đã tham dự.
Hách vì không biến thành bọ, thành ruồi!
Than ôi, ruồi bọ thì có khi nào biết chúng là ruồi bọ đâu!
Bởi vì, chúng viết hồi ký, chúng viết tiểu thuyết lịch sử, chúng viết đủ thứ cứt đái, để biện minh cho chúng, trong khi không hề tỏ ra một chút ân hận, về hậu quả của việc chúng làm.
*
Nhưng, liệu có thể coi, Lạc Đường là một thứ tiểu thuyết trinh thám?
Somebody killed something.
Trong một số báo đặc biệt dành cho tiểu thuyết trinh thám, tờ Descant, The Detective Issue, Winter 1985/86, trong lời tựa, người viết vinh danh Poe, coi ông là thủy tổ của loại văn chương này, nhưng, viện dẫn Alice, trong Nhà Gương, the Looking-Glass House,  khi nhận xét, Một người nào đó giết một điều gì đó, tác giả cho rằng, đây là yếu tố cơ bản của truyện trinh thám.
*
Nếu thế, phải coi Lạc Đường là tiểu thuyết trinh thám!
Không phải một người nào đó làm thịt một điều gì đó, mà là, nguyên nhân nào, những dũng sĩ diệt Mỹ Ngụy bị đột biến, biến thành ruồi?


Gấu vs Hồ Nam