|
Hết tuyết rồi!
NYRB số 1 Tháng
Năm:
Tibet: Hòa bình của Nghĩa Địa
Bush:Tổng thống tra tấn. Tông tông khủng bố
George W. Bush can seek his God's mercy for
trying to legitimize torture by Americans. But here on earth he cannot
escape judgment. For me he will always be the Torture President.
But the rest of us do not
have to resign ourselves to being a Torture Nation. The Washington
Monthly devoted its current issue to the subject of torture as American
practice, publishing brief essays by figures across the political
spectrum. Colonel Lawrence B. Wilkerson, US Army (Ret.), who was chief
of staff to Secretary of State Colin Powell, wrote:
We must start now to
recognize our crimes and our complicity. We are all guilty, and we must
all take action in whatever way we can. Torture and abuse are not
American. They are foreign to us and always should be. We need to
exorcise them from our souls and make amends.
Bụi Rậm có thể xin yết kiến Thượng Đế để được hợp thức hoá thú vui tra
tấn của người Mẽo. Nhưng ở trên trái đất này, ông không thể tránh được
sự xét đoán. Với tôi, ông ta luôn luôn là Tông Tông Tra Tấn.
Nhưng cả nước Mẽo không thể cúi đầu thần phục để trở thành Nhà Nước Tra
Tấn.
*
Thế còn Tông Tông "bịt miệng là không đúng",
thì sao?
*
Nhưng cả nước
Mít không thể cũng đành được bịt miệng.
Hãy trẻ, và câm
miệng lại!
Chú hình: Trích báo Người
Quan Sát
Mới, của Tây, số 10-16 Tháng Tư, 2008, đặc biệt về "Hai mươi
tuổi vào năm 2008". Cái bóng đằng sau là de Gaulle, nhưng với Mít, bất
cứ một anh Công An mà chẳng được!
*
Còn đây là thông điệp cho đám Mít già:
Liệu có một cái gọi là đạo đức Cộng Sản?
Second, associating the
family with morality and the 'Stalinist regime' with its absence may
give us a
comfortable feeling that we are on the right side of history, but
historians
have a responsibility to try to explain what those alien beings from
the past thought they were doing. This is
not a matter
of 'tout comprendre, c'est tout pardonner,' but of granting Stalinists
- yes,
even Stalinists - the capacity to believe they were acting morally.
Claudia
Koonz entitled her book The Nazi Conscience: why is the notion of a
Communist
morality impermissible? Figes puts the words in
inverted commas and asserts the impossibility
of being 'a Stalinist in public life' without letting 'the morals of
the system
infect personal relationships'.
Đây
không phải là vấn đề biết
hết thì [có thể] tha thứ hết, nhưng mà là vấn đề, liệu có thể, VC Liên
Xô hành động một cách đạo đức? Claudia Koonz đặt tên cuốn sách
của mình là Ý thức Nazi: Tại
làm sao ý niệm về một thứ đạo đức VC lại không thể
nào được phép?
…. [Ấy là bởi vì] làm một anh
VC giữa công chúng, giữa thanh thiên bạch nhật, mà có một cái cục lương
tâm sạch
như của me-xừ Đào Hiếu, hay me-xừ Vũ Thư Hiên là chuyện không thể. Là
chuyện bố náo
bố nếu!
[Đoạn tiếng Anh, trên, trích Điểm Sách London, số 10 Tháng Tư, 2008,
trong bài điểm cuốn Những kẻ nói
thầm: Đời sống riêng tư trong nước Nga
của
Stalin, của Orlando Figes, nhà xb Allen Lnae, 740 trang, 25 Anh
Kim.
Tin Văn sẽ giới thiệu bài viết, trong những ngày tới]
Giấc
mơ dân làng Ding
Đọc cuốn tiểu thuyết
của Yan Lianke gây một hiệu quả thần kỳ ở nơi tôi: Cuốn tiểu thuyết,
chính là cái phóng sự mà tôi toan tính viết.
Vũ
Thư Hiên vs Koestler
Ở đâu ra cái tít Đêm
giữa Ngọ, của Koestler?
Từ Milton, nhưng không phải do tác giả chọn, như những dòng sau đây,
trong Kẻ Lạ Ở Quảng Trường cho
biết:
Chính là khi ở Pentonville mà tôi nhận được bản in thử của Darkness at Noon, và lần đầu tiên
biết được cái tít tiếng Anh của cuốn sách - dựa trên một trích dẫn từ
Milton, mà Daphne đề nghị, và tôi rất thích. Đúng là một sự trớ trêu, ở
trong tình trạng tù đọc bản in thử của một cuốn tiểu thuyết về một
người đàn ông ở trong tình trạng tù. Nhưng tôi may mắn hơn, vì ở tù ở
Pentonville thì chắc chắn hơn hẳn ở Lubianka [nhà tù nổi tiếng của Liên
Xô].
Đêm giữa Ngọ, cái tít đúng là như vậy.
Ngọ, Noon ở đây, là chỉ hiện tượng nhật thực, giữa trưa mà trời đất đen
thui.
*
O dark, dark, dark, amid the blaze of noon,
Irrecoverably dark, total eclipse
Without all hope of day!"
Nguồn
Những dữ kiện như trên, cho thấy, không dễ gì mà có được cái
tít Đêm giữa ban ngày.
Từ đó suy ra, không dễ gì, mà không tin, Ngài VTH cầm nhầm cái tít của
Koestler!
*
Khi cuốn sách của VTH xb ở hải ngoại, và nó nổi lên như cồn, Gấu đã
nghi rồi, nhưng thấy cũng chẳng đáng khui ra, nhưng bi giờ, hàng nhái
lại trở nên bảnh hơn đồ zin, đồ xịn, thì đành phải lên tiếng. Chán
thật! NQT
The Urge to Self-Destruction
Homicide
committed for
personal reasons is a statistical rarity in all cultures, including our
own.
Homicide for unselfish reasons, at the risk of one's own life, is the
dominant
phenomenon in history. Even the members of the Mafia feel compelled to
rationalize
their motives into an ideology, the Cosa Nostra, 'our cause'.
Làm thịt người khác vì những lý do cá nhân thì hơi bị ít, trong mọi văn
hóa. Làm thịt người khác do những lý do không có tính vị kỷ, thì nói mẹ
ra, vì nghĩa cả, vì đường ra trận mùa này đẹp lắm, vì đốt sạchTrường
Sơn cũng phải đốt, thì cái mạng nhỏ này nhằm nhò gì, cái đó mới bỏ mẹ!
Ngay cả những thành viên của Mafia cũng có nghĩa cả của chúng, nữa là
Bắc Bộ Phủ!
*
Several inspirations have been suggested for Rubashov.
According to George
Orwell, "Rubashov
might be called Trotsky, Bukharin, Rakovsky or
some other relatively
civilised figure among the Old Bolsheviks".[1]
Koestler arguably drew on his own experience of being
imprisoned by Francisco
Franco during the Spanish Civil War.
Like Rubashov,
he was in solitary confinement, expected to be executed, paced his cell
constantly, was permitted to walk in the courtyard in the company of
other prisoners, was not beaten himself but knew that others were
beaten.
Wikipedia
Rubashov,
nhân vật chính trong Đêm giữa ban ngày, Kẻ Tử Đạo: Đạo Cộng Sản, là
tổng hợp của rất nhiều nhân vật có thực ở ngoài đời. Cái xen ông bị
bắt, mở ra truyện, Koestler dựa vào kinh nghiệm của chính mình, khi bị
bắt trong Cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha. Tuy nhiên, ít ai ngờ, nhân vật nữ
đồng chí trong truyện, người tình của R., có thực ở ngoài đời, và là do
nhà nước Liên Xô cung cấp cho ông, trong những ngày ông tham quan cái
nôi của Cách Mạng vô sản. Ông làm xong công tác, trả lại cho KBG thủ
tiêu.
Điều trên, Gấu đọc trong một thư độc giả, trên tờ Người Nữu Ước, vào lúc cuốn tiểu sử
của ông vừa ra lò, trong đó có những chi tiết về sức mạnh giống đực của
ông, gặp gái là làm thịt, bất kể là gái nào! Độc giả nói trên, cho biết
tên cô gái, và trường hợp bị thủ tiêu. Milosz cũng nói sơ sơ về tài
năng của K:
Tôi gặp Koestler tại Paris cỡ năm 1951
thì phải. Thể lực của ông giải thích thật nhiều. Rất là cân đối, đẹp
trai, nhưng nhỏ người, týp người lùn, còi, và điều này góp phần giải
thích những tham vọng "Nã Phá Luân" của ông, cùng thói ham đánh lộn,
gây khó khi làm việc trong bất cứ một nhóm. Nói cho cùng, ông là loại
người với ý tưởng, ta sẽ làm việc với các ngươi, tức những nhóm người
thuộc tầng lớp trí thức Đông Âu, để chữa trị cho các người khỏi cái độc
hại của chủ nghĩa Marx. Và Hội nghị vì Tự do Văn hóa tại Berlin vào năm
1950 là một tác phẩm của ông. Rồi tiếp theo, Hội nghị về Tự do Văn hóa
tại Paris, lần này là do bàn tay lông lá của Mẽo đạo diễn, và ông bị
anh Mẽo nhẹ nhàng cho ra dìa, cho ngồi chơi xơi nước. Sau đó, sống ở
Anh, ông hạn chế sự quan tâm của mình vào chủ nghĩa toàn trị ở Đông Âu
dành thời giờ lo tạo dựng một quỹ cứu trợ những nhà văn di dân, và đóng
góp một số tài sản cho quỹ này.
Lạ một
điều, ông được gái rất mê, và có những cuộc tình thật lãng mạn.
Khi ông bị bệnh, và quyết định tự kết liễu đời mình, bà vợ của ông đã
tự nguyện chết theo ông. Kẻ lạ ở
Quảng trường, Stranger on the Square kể cuộc tình, và cuộc chết
của họ.
Notes
on Writing and the Nation
A DECLARATION OF INDEPENDENCE
TCS vs LS
Lèm bèm về
dòng văn
học "Lạc Đường"
Era of the Witness: Thời của chứng
nhân
Lá Huyết Thư, như trong trí nhớ của
tôi còn giữ lại được, hoặc tưởng tượng ra được, là câu chuyện thời
Trịnh Nguyễn Phân Tranh. Chúa Trịnh, một lần vào nam, trong một lần vi
hành, đã gặp một cô gái quê. Thế là một cuộc tình xẩy ra giữa “chàng
trai Bắc”, và “cô gái Nam”. Cô gái có thai, được Chúa Trịnh để lại “lá
huyết thư” (huyết này không biết lấy ở đâu ra, chắc là của cả hai), và
dặn dò, nếu ta chiếm được miền nam, sẽ đón nàng, còn trong trường hợp
ta thua chạy về bắc, nàng và con ra gặp ta…
Thế
rồi lớn lên, theo với cuộc chiến, ở miền nam, tôi cứ bị ám ảnh hoài,
bởi câu chuyện đọc từ hồi còn nhỏ, ở miền bắc. Rồi tôi tự hỏi, tại sao
tác giả cuốn tiểu thuyết lại “tiên tri” được biến cố sau đó, ngay từ
hồi còn thực dân, chưa hề có một “điềm triệu” nào cho thấy cuộc chiến
“người chết hai lần, thịt da nát tan”, mãi sau này…
Tiểu thuyết lịch sử
Liệu có thể coi Lạc Đường của Đào Hiếu, tiểu thuyết lịch sử?
Có thể, nhưng phải xếp chung vào một loại, gồm hai nhánh: Một, của
những anh bỏ chạy, biện hộ cho họ. Đám này thường mượn lịch sử thực,
như là cái đinh, để treo tác phẩm dởm của họ. Cũng Nguyễn Huệ của tôi,
Trịnh Nguyễn phân tranh của tôi... Và một, của những kẻ những kẻ, tham
dự, như Đào Hiếu Hoàng Phủ Ngọc Tường.. chẳng hạn. Đám này, cũng
biện hộ, nhưng hách hơn đám bỏ chạy nhiều. Hách vì đã tham dự. Hách vì
không biến thành bọ, thành ruồi!
Gấu vs
Hồ Nam
Gấu đã
từng nói dai nói dài nói mãi về cái
lần vô thư viện tình cờ cầm
cuốn Ngôn ngữ và Câm lặng, và từ đó, rắp tâm làm trang Tin Văn, nhưng
nếu không có sự giúp đỡ của PCL, chủ biên tờ VHNT trên lưới, thì cũng
thua.
PCL lúc đầu còn mất công đọc bài, đăng bài sau mở hẳn một account cho
Gấu tự tung tự tác, cho đến lúc PCL gặp khó khăn về vấn đề server, thì
bèn tách ra hoàn toàn.
Nay nhân mấy đấng trên Hội Luận nhớ về VHNT, nhưng thực chất, nhớ về
chính họ, nhớ cái thuở còn hàn
vi, chưa là đại văn hào, cũng một
kiểu áo thụng vái nhau, Gấu bèn nhớ về nhớ về nhớ về.....
Cũng là một cách hội luận với Hồ Nam, tức là với trong nước!
*
Cha đẻ của Hội Luận về Tự Do Văn Hoá, Congrès [hội nghị, hội luận, hội
loạn thì cũng rứa] pour la Liberté de la Culture, là mấy anh Xịa, chứ
không phải VC.
Dưới cái entry như trên
Milosz bốc phét: Tớ rất rành vụ này, và dư sức viết cả một cuốn sách
về nó, nhưng tớ không "mặn". Nói cho cùng, có cả một đống rồi, được gọi
bằng cái tên "âm mưu tự do" [the 'libéral conspiracy'].
Đây là một thời kỳ quan trọng trong Chiến Tranh Lạnh. Chuyện là như
vầy: Thành phố Nữu Ước xặc mùi Mác xít từ trước chiến tranh, và hai
băng đảng Mác xịt và Trột kịt làm thịt nhau hàng ngày. Khi chiến
tranh bùng ra, đám OSS, tiền thân của CIA, bèn mướn một số nhà văn của
phong trào NCL, Non-Communist Left.
OSS hiểu sự quan trọng của ý thức
hệ, nhất là ở Âu Châu. Khi OSS trở thành CIA, cũng là lúc họ có phương
tiện hành động. Nhưng người đưa ý nghĩ, tổ chức một hội luận Chống Cộng
tại Tây Đức vào năm 1950, là Koestler. Ông là viên chức Cộng Sản vào
thập niên 1930, tại chuồng ngựa nổi tiếng Willi Munzenberg. Koestler
làm việc cho trung tâm của Munzenberg. Ở Paris, sau khi cắt bào đoạn
nghĩa với Đảng, ông bèn tơ tưởng chuyện tạo ra một trung tâm tương
tự, nhưng, thay vì ý thức hệ Cộng Sản, thì lèm bèm về ý thức hệ Tự Do!
*
Trong lý lịch trích ngang, do chính ông viết, trong Kẻ lạ ở quảng
trường, ông giải thích tại sao vô Đảng:
1931. Hitler ante portas. (1)
Gia nhập Đảng Cộng Sản Đức, như là một giải pháp ngoài mặt, đối với
Luật Nazi.
1932-33. Du lịch Liên Xô, Caucasus và Trung Á, do Agitprop Komintern
bảo trợ, để viết về Kế hoạch 5 Năm.
(1) Before
the gates: Giống như những binh đoàn
VC ở bên ngoài Sài Gòn, và viễn tượng Biển Máu... Đại khái như vậy.
*
Thành thử những hội luận hội liệc, những WC hay WJC gì gì, nói cho
cùng, thì cũng vẫn Mẽo phịa ra, y như hồi xửa hồi xưa thôi.
Gấu nhắc lại Xịa, chứ không phải VC.
|