|
Tạp Thơ
6
Đài Sử
Nỗi
Buồn Istanbul
Nỗi
buồn Istanbul
[Hà Lội]
Nhìn
thành phố qua mầu đen
trắng của nó là nhìn nó qua vẻ xám xịt, xỉn xìn xin của lịch sử: Vẻ gỉ
sét của
cái già khằn, cái nhạt nhòa, chìm dần vào hư vô, vào quên lãng, và
chẳng còn
làm cho phần còn lại của thế giới thắc mắc làm chi cho mệt. Ngay cả cái
kiến
trúc Ottoman lớn lao nhất như thế rút cục đành tỏ ra khiêm tốn, thôi
thế thì
thôi, trong cái vẻ u sầu, ủ ê tận cùng đế chế, dưới cái nhìn chằm chằm
ra vẻ
khinh khi, coi thường của Âu Châu và sự nghèo đói từ đời thuở nào cứ
thế kéo
dài giống như một căn bịnh vô phương cứu chữa. Chính tình cảm nhẫn
nhục, cũng
đành đó, đã nuôi dưỡng phần “hồn lại nhìn hồn” xót xa của Istanbul.
Muốn tóm được cái linh hồn
đen trắng của thành phố muốn ngắm nhìn thềm sương mù ngồi xổm lên trên
nó, muốn
thở ở trong nỗi buồn mà những cư dân của nó ôm khư khư như số mệnh
chung của
họ, bạn chỉ cần bay từ một thành phố Tây phương giầu có, và cứ nhắm
những con
phố đông đúc mà hướng tới; nếu là mùa đông, bạn chỉ cần đi lên cầu
Galata
Bridge, và sẽ thấy một lũ người cùng mặc một thứ quần áo nhợt nhạt,
buồn bã,
giống như những bóng ma. Những người của Istanbul cùng thời với tôi, họ
rất ít
khi xỏ vào người thứ quần áo sặc sỡ, mầu đỏ, mầu vàng tươi, hay mầu
xanh, mà
những tổ tiên ngạo nghễ, tự hào của họ đã từng mặc; với những du khách
ngoại
quốc, nếu mới tới, vừa nhìn thấy họ lần đầu tiên, là sẽ nghĩ rằng, cái
kiểu ăn
mặc như thế, là để tỏ ra cố gắng không muốn làm phiền ai, cố gắng tỏ ra
họ là
những con người khiêm tốn giản dị, để được điểm đạo đức! Họ như muốn
nói với du
khách người nước ngoài, vâng chúng tôi ăn mặc đen trắng như thế là để
cùng u
sầu buồn bã với thành phố của chúng tôi, trong nỗi buồn đi xuống của
nó, ở cái
thời điểm tận cùng của một đế chế kéo dài một trăm năm mươi năm.
Và những du khách Tây Phương
thế kỷ 19, từ Lamartine tới Gérard de Nerval tới Mark Twain, tất cả đều
phụ họa
thêm vào nỗi bi hài, ấy là vì họ miêu tả mấy chú chó lang thang trên
những
đường phố Istanbul, với cùng một nỗi say mê và hào hứng như nhau, và
như thế,
lại càng nuôi dưỡng thêm cho cái tình cảm đen trắng của tôi về thành
phố của
mình. Khi quân đội làm một cú đảo chính, chẳng chóng thì chầy, một ông
tướng sẽ
nhắc tới sự đe dọa của chó; nhà nước, nhà trường thực thi không biết
bao nhiêu
là chiến dịch nhằm xoá sạch hình ảnh chó trên đường phố, nhưng cứ như
bắt cóc
bỏ dĩa. Đáng sợ như là đáng sợ, với những hàm răng nhe nhơn nhởn hướng
về bạn,
đoàn kết như là đoàn kết, để chứng tỏ chúng coi thường, thách thức nhà
nước.
Làm sao mà tôi không thương hại những con vật mất mát, điên khùng cố
bám lấy
linh hồn chó Thổ từ thuở xa xưa của chúng?
*
Nỗi buồn Istanbul
[Sài Gòn-Vũng Tầu-Đà Lạt]
Mỗi lần
đọc Trăng trên vịnh
Bosphorus là mỗi lần tôi buồn lạ lùng, tiếc hùi hụi, giá như mình có
mặt tại
đó, nhập vào những đam mê, nhập vào niềm im lặng ”thuyền mấy lá đông
tây lặng
ngắt”, thay vì phải đọc qua một tác giả, rồi tôi sướng mê tơi khi nghĩ
đến
chuyện, làm sao, bằng cách nào, nhà văn, bị nỗi hoài nhớ thúc bách đến
trở
thành mù loà và cứ thế chìm xuống những dòng nước ngầm đen thui, quỉ ma
của cái
thiên đàng đã mất của ông. Vào những đêm trăng, khi những lá thuyền tụ
lại ở
một khoanh biển yên tĩnh, tiếng nhạc tắt ngấm, vào lúc đó, ngay A.S.
Hisar cũng
cảm nhận ra điều này: “Những lúc không một hơi gió, làn nước, đôi khi,
như một
cơn chuyển mình từ bên trong, lao xao, khiến mặt nước óng ánh như mặt
lụa.”
Ngồi trên thuyền cùng với bà
mẹ, hình như đối với tôi, những màu sắc trên những ngọn đồi Bosphorus
không
phản chiếu thứ ánh sáng bên ngoài. Những cây judas và vạn niên thanh,
những
cánh chim hải âu vỗ vùn vụt khi bay qua chúng tôi, những bờ tường kho
chứa ghe
thuyền, lở chỉ còn chừng một nửa, tất cả như phản chiếu một thứ ánh
sáng mờ
nhạt từ bên trong. Ngay cả vào những ngày nóng nực nhất, khi những đứa
trẻ con
nhà nghèo nhẩy từ con đường nơi bến tầu xuống mặt biển, mặt trời ở đây
có vẻ
như cũng không hoàn toàn làm chủ khí hậu và phong cảnh. Và tôi thật mê,
trong
khi cố cắt nghĩa, cảnh tượng, vào lúc ráng chiều mùa hè rớt xuống, cũng
là lúc
Bosphorus trộn bầu trời đỏ rực vào với sự bí ẩn của riêng nó về bóng
tối. Tôi mê
mầu nước thay đổi khi nó chuyển mình, như được bứt ra khỏi sự cầm giữ,
và sủi
bọt sùng sục, càng trở nên hung hãn khi những con thuyền cắt ngang nó.
Nhưng
ngay ở bên dưới mớ bọt biển kia, là phần biển mềm mại hơn, mầu sắc của
nó không
thay đổi gì nhiều, nhấp nha nhấp nhô, giống như bể hoa súng trong tranh
Monet.
Vào giữa thập niên 1950,
trong khi học tại Robert
Academy,
tôi dành khá
nhiều thì giờ, đứng giữa đám người đợi xe buýt buổi sáng tại
Besiktas-Sariyer,
nhìn lên những ngọn đồi phía bờ biển Á Châu, trong lúc Bophorus chập
chờn như
một biển cả bí mật, thay đổi mầu sắc cùng với mặt trời lên. Vào những
buổi
chiều xuân sương mù, khi không một cọng lá nào ở trong thành phố rì rào
lao
xao, vào những đêm hè không một cánh gió, không một tiếng động, một
người đàn
ông lặng lẽ bước một mình sau nửa đêm dọc theo bờ biển Bophorus, anh ta
chỉ
nghe tiếng bước chân của chính mình, và khi anh ta vòng vòng ở khu
Akinti
Burnu, rồi đi quá Arnavukoy, hay khi anh ta đi tới ngọn hải đăng ở chân
nghĩa
trang Asiyan Cemetery, đúng lúc đó, anh sẽ nghe thấy tiếng gầm thật
hạnh phúc,
thật đáng sợ và thật sung mãn của con nước, và gật gà gật gù, những đợt
khói
sóng, mớ bọt biển kia, chẳng biết đến từ nơi nao, và tự hỏi, như Hisar
đã từng,
và tôi cũng đã từng tự hỏi, liệu chăng Bosphorus có một linh hồn.
Tôi nói về mầu của những cây
bách, của những khu rừng âm u ở những nếp gấp của những thung lũng, của
những
yah hoang phế, trống rỗng, bị con người bỏ bê, tôi nói về thơ ca của
những con
tầu và những yali của Bophorus mà chỉ những ai đã từng tiêu hết, đốt
hết cuộc
đời của họ ở hai bên bờ thì mới hiểu được, tôi nói về sự khám phá ra
niềm vui
của cuộc sống trong những điêu tàn đổ nát của một nền văn minh khi nó
đã đạt
tới một cung cách rất ư là đặc thù, của riêng nó, tôi nói về sự ngần
ngại,
không làm sao quyết định, những đau khổ, những niềm vui và những kinh
nghiệm
của điều mà người ta gọi là cuộc đời, ở một nhà văn năm chục tuổi, và
sự khát
khao được sung sướng hạnh phúc, và được vui thích như là một đứa trẻ
con mà với
nó, Lịch sử và những văn hóa chẳng là cái thá gì, với niềm khao khát
hiểu biết
cuộc đời bằng sự chân thành. Tuy nhiên, ngay khi tôi bắt đâu gợi ra vẻ
đẹp và
thi ca Bosphorus, của những con phố âm u Istanbul, một giọng nói ở
trong tôi dè
chừng, này, đừng có cường điệu những vẻ đẹp của thành phố mà tôi sống ở
đó, như
thể, nó muốn tôi giấu diếm ngay cả với chính tôi cái bất toàn không
viên mãn
của cuộc đời mà tôi sống, có lẽ sự thiếu vắng cái đẹp ở trong chính
cuộc đời
của chính tôi là nông nỗi này: Nếu tôi nhìn thành phố và thấy nó đẹp,
nó hớp
hồn, nó mê hoặc, thì cuộc đời của tôi bắt buộc cũng phải như vậy. Rất
nhiều nhà
văn những thế hệ trước tôi rớt vào thói hư tật xấu này, khi viết về
Istanbul:
ngay cả khi họ suýt xoa, hít hà vẻ đẹp của thành phố, khiến tôi mê mẩn
với
những câu chuyện của họ, rốt cuộc thì tôi cũng hiểu ra rằng thì là họ
đâu có
còn sống ở nơi chốn mà họ miêu tả, và họ thèm đến rỏ nước miếng những
tiện nghi
hiện đại của những đô thị Tây phương. Từ những đấng đàn anh này, tôi
hiểu ra
rằng, một khi có kẻ ngợi ca vẻ đẹp của Istanbul, điều đó có nghĩa, kẻ
này đã
tếch mẹ nó khỏi thành phố từ đời nảo đời nào rồi, và không phải là
không có tí
mặc cảm tội lỗi: Với một nhà văn suốt ngày lảm nhảm về những điêu tàn,
về nỗi
buồn của thành phố, của Bosphorus, kẻ này chẳng hề có khi nào thắc mắc,
về thứ
ánh sáng ma quỉ giáng xuống cuộc đời của chính anh ta, ui chao, ta đã
làm chi
nửa sau đời ta? Để mà bắt kịp, với tới, hay xứng đáng, với những vẻ đẹp
của
Bosphorus, là phải luôn luôn nhớ điều này: có một sự khác biệt rất lớn
lao,
giữa cuộc đời dơ dáng, thảm hại, nhếch nhác, sa đọa của chính cá nhân
một con
người, một cựu cư dân của thành phố, với những thành quả, chiến thắng,
những vẻ
đẹp huy hoàng của quá khứ [của Sài Gòn].
*
Doc bai dich tren blog hay
qua .
Anh Tru dich "mướt"
lam roi .
K
Biet khi nao VN moi co mot
tac pham nhu the .
Tks. NQT
Vũ
Thư Hiên vs Koestler
NY Times đọc
Light in August
&
Cuốn
theo chiều gió
khi vừa ra lò
Ánh Sáng Tháng Tám,
1932.
1937: Orwell bị bắn thủng họng nhưng không chết, khi chiến đấu
chống Phát Xít trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Bình phục, viết:
Homage to Catalonia.
1936: Nobel đầu tiên phát cho Eugene O'Neill, kịch tác gia Mẽo.
Kịch Lôi Vũ của Tào Ngu, là từ Long Day's Journey Into Night. Con
gái của ông này, là bà xã hề Charlot, và do đó, bị bố từ.
Đọc bài ông Hai
Trầu nhớ về VHNT trên lưới mà [Gấu] muốn khóc!
Nguồn
Trong số những người
viết cộng tác với VHNT của PCL, toàn những thứ dữ, như PNH, TTCD... chỉ
nhắc tới hai mạng, một trong, một ngoài
nước, [Gấu thì nhằm nhò gì, chẳng thèm nói tới], vậy mà ông Hai Trầu và
nhà văn nhớn PN vờ hết!
Ui chao, tí quên, còn nhà phê bình HNT nữa chứ!
Ấy là chưa nói đến PCL, và cái Đức chịu đựng các nhà văn, cả nhớn lẫn
nhỏ, trong có ông HT với những lá thư dài hơn cả con kinh gì gì đó của
ông!
Trong mail riêng, khi đóng cửa tiệm, một trong những lý do mà PCL nói
riêng với Gấu, là, hết chịu nổi, không làm sao giao lưu hòa giải giữa
những đấng trong ban biên tập.
Ui chao lại muốn khóc!
ừ thôi trí nhớ
rồi
như gió
đêm thổi từng cơn qua biển đông
em vui áo lụa mềm lưng phố
có động lòng thương kẻ cuối đường ? (*)
Du Tử Lê
(*) Có bản chép như hai câu trích của bác.
[Blog Tin Văn]
1. Hai cặp thơ trên,
lạ.
Không thể làm sao hiểu nổi tại làm sao chúng lại đứng cặp với nhau để
thành một khổ thơ?
2. Em đi hay Em vui?
Gấu này nghĩ Em đi, mới đúng [mới hợp tình hợp cảnh Gấu]
*
Em đi áo lụa mềm lưng phố
Có
động lòng thương kẻ cuối đường...
Có những câu văn, thơ, được viết ra, không phải
để được đọc liền tù tì, mà là để đợi một độc giả độc nhất, độc giả độc,
độc giả xịn, độc giả tri âm tri kỷ của nó.
Tao chỉ đợi mày, tao còn sống đây, là vì mày...
Tao đây nè, đọc, đọc đi để tao hoàn tất cái đời của tao.
Hoàn tất theo nghĩa, trở thành bình thường như mọi câu văn câu thơ
khác.
Cho đến một lúc nào đó, lại thức giấc và lại đợi.
Hai câu thơ trên của Du Tử Lê, là như thế đối
với Hai Lúa.
Ghê gớm hơn nữa, nó liên quan đến một nơi chốn, của Sài Gòn.
Cũng cái cảm giác như thế, Hai Lúa nghe, lần
đầu tiên trong đời, bản nhạc Ngày Mai
Đi Nhận Xác Chồng, tại trại cải tạo Duyên Hải, khi cuộc chiến
kết thúc đã từ đời thưở nào, chẳng còn ai đi "lượm" xác chồng...
Bản nhạc vừa cất lên một cái là thằng Hai Lúa rùng mình, toát mồ hôi,
chân tay bủn rủn, nó đây rồi, nó là của mình, không của ai khác, ông
nhạc sĩ sáng tác ra cho riêng thằng Hai Lúa này. Mấy người khác chỉ
nghe ké, thưởng thức ké, đau khổ ké....
Viết tới đây, bỗng Hai Lúa nhớ đến một ý của Benjamin. Ông này nói, có
những cuốn sách nằm ngủ ở trong thư viện, để cho bụi đắp đầy mình, chờ
có khi hàng ngàn năm, độc giả của nó khật khừ tới, và đánh thức nó
dậy...
Have you ever
seen
the rain?
Lần đầu nghe câu hát này, Hai Lúa giật mình tự hỏi, tại sao lại có một
lời ca lạ kỳ như vậy.
Rồi chẳng bao giờ Hai Lúa tìm hiểu những lời tiếp theo.
Bởi vì câu hát đó, đến đó, là trọn vẹn đối với Hai Lúa.
Câu hát trọn vẹn của nó đối với Hai Lúa là như vầy:
Em có bao giờ nhìn thấy mưa rơi trên tóc, trên mặt, trên má em, bữa hai
đứa mình đứng trú mưa, tại vỉa hè đường Lê Lợi, ngay trước rạp hát, kế
bên Nhà Thương Đô Thành... (1).
Làm sao em nhìn thấy được!
Và bây giờ, sau bao nhiêu năm, làm sao em nhớ được!
Chỉ có một mình anh nhớ, cho cả anh và em.
Và cũng chẳng ai thèm nhìn, thèm để ý, trừ cái thằng ngố đứng sững như
trời trồng, buổi sáng bữa đó.
Đâu có thua gì Barbara, của Prévert.
Cũng có một cuộc chiến chó đẻ, rình rập.
Cũng cố vội vàng, hạnh phúc.
Đoạn mới viết đó, là để trả lời cái mail của Du Tử Lê, khi Hai Lúa hỏi,
trọn bài thơ trong có hai câu trên nó ra làm sao. Anh kiếm cả buổi, nhớ
cả buổi, không làm sao kiếm được, nhớ ra được, thế rồi anh chậc chậc,
mày đâu cần cả bài thơ? Cần làm quái gì?
Hai câu là đủ rồi, cha nội!
(1) Rạp Vĩnh Lợi, nhớ ra rồi. Còn Lê Lợi là rạp chiếu phim thường trực,
ở sau chợ Sài Gòn, gần trường Văn Khoa cũ, nơi có lần Hai Lúa rủ em đi
coi movie, hết ghế, chật cứng người, phải đứng coi ngay gần cửa, chưa
đầy phút, em đã đi ra, nói, có một thằng khốn nạn đứng phía sau em.
Have you ever
seen the rain?
Someone
told me long ago there's a calm before the
storm,
I know; it's been comin for some time
When it's over, so they say, it'll rain a sunny day,
I know; shinin down like water
I want to know, have you
ever seen the rain?
I want to know, have you
ever seen the rain?
Comin down on a sunny day
Yesterday, and days before, sun is cold and rain is hard,
I know; been that way for all my time
til forever, on it goes through the circle,
fast and slow,
I know; it can't stop, I wonder
I want to know, have you
ever seen the rain?
I want to know, have you
ever seen the rain?
Comin down on a sunny day
Yeah!
I want to know, have you
ever seen the rain?
I want to know, have you
ever seen the rain?
Comin down on a sunny day
Someone told me long
Notes
on Writing and the Nation
Salman Rushdie
Ghi chú về Viết và Nước
*
A DECLARATION OF INDEPENDENCE
Tuyên
ngôn Độc lập
Writers are citizens of many
countries: the finite and frontiered country of observable reality and
everyday
life, the boundless kingdom of the imagination, the half-lost land of
memory,
the federations of the heart which are both hot and cold, the united
states of
the mind (calm and turbulent, broad and narrow, ordered and deranged),
the
celestial and infernal nations of desire, and-perhaps the most
important of all
our habitations-the unfettered republic of the tongue. These are the
countries
that our Parliament of Writers can claim, truthfully and with both
humility and
pride, to represent. Together they comprise a greater territory than
that
governed by any worldly power; yet their defenses against that power
can seem
very weak.
Salman Rushdie
Nhà văn là công dân của nhiều
xứ sở: xứ sở hữu hạn, có biên giới, của thực tại quan sát được
và đời
sống thường nhật, vương quốc không bến bờ của tưởng tượng, miền đất
mất một
nửa của hồi ức, những liên bang của trái tim, nóng và lạnh, những hiệp
chúng
quốc của cái đầu (êm ả hoặc giông bão, rộng rãi hoặc chật hẹp, ngăn nắp
hoặc
hoặc xô bồ), những thiên đàng hoặc địa ngục của đam mê, thèm muốn, và
có lẽ, xứ
sở quan trọng nhất của tất cả những cư ngụ – xứ cộng hoà không thể nào
bị kìm
kẹp của tiếng nói.
Đó là những xứ sở mà Nghị
viện của những nhà văn có thể tuyên bố, một cách chân thực, và với cả
hai, sự
tủi nhục và lòng tự hào: Chúng tôi đại diện cho chúng. Cộng tất cả
những xứ sở
đó lại, chúng lớn lao hơn bất cứ một lãnh thổ nào được cai trị bởi bất
cứ một
quyền lực nào ở trên trái đất này, tuy nhiên, sự chống đỡ, bảo vệ của
Nghị Viện
Nhà Văn, chống lại quyền lực trần gian kia, xem ra hơi rất bị yếu.
TCS vs LS
Blessed is he who visited this world
In its fatal moments
Akhmatova: Third Elegy [1945]
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi,
Vào đúng lúc thê thảm như thế này.
|