|
@ Niagara Falls
*
Happy Birthday to U, Mom
13.4.2008
Richie & Jennifer
Tạp Thơ
6
Đài Sử
Vũ
Thư Hiên vs Koestler
Vòng
tròn ma thuật
Giới thiệu Nhật thực
qua bản dịch từ tiếng Anh của dịch giả Phạm Minh Ngọc với nhan đề Vòng
tròn ma thuật kì này, chúng tôi mong muốn gửi đến độc giả Việt Nam
hi vọng về một tương lai trong đó chúng ta vĩnh viễn không bao giờ phải
trải qua những kinh nghiệm như được miêu tả trong tác phẩm cay đắng này
nữa.
*
Vấn đề theo Gấu, không phải là, "hy vọng về một tương lai trong đó
chúng ta vĩnh viễn không bao giờ phải trải qua", mà là, "chúng ta đã
thực sự đau thương trải qua rồi", thì, làm sao "sống" ["deal" - như đám
Mít hải ngoại thường nói], với chúng?
Trên
NYRB số đề ngày 23 tháng Mười, có bài điểm cuốn sách mới nhất của
ông, The Hooligan's Return, một hồi ký. Angela Jianu dịch từ
tiếng Romania [nhà xb Farrar, Strauss and Giroux, 385 trang, $30.00].
Theo tác giả bài điểm sách, Charles Simic, Manea
là người có dư thành công lực để trả lời những câu hỏi về một hoàng kim
thời đại của hận thù. The Hooligan's Return là một memoir của một thời
ma quỉ như thế.
Một trong những luận điểm quan trọng của cuốn hồi ký của ông là: Một tự
vấn thật nghiêm khắc về quá khứ - cách tốt nhất để bảo vệ nhân loại
chống lại bất cứ một chủ nghĩa toàn trị - đã bị vờ đi, giản dị chỉ có
vậy. Bởi vì chẳng có giống dân nào lại muốn khoe khoang, trong lịch sử
mang gươm đi mở đất, dân tộc "ta, mình..." đã làm cỏ bao nhiêu giống
dân khác?
Một lý thuyết lịch sử, theo đó, nhân loại sẽ "tha thứ" cho bất cứ một
tội ác, bởi vì, thí dụ, "tội ác" 1975 đã đẻ ra một dân tộc Việt Kiều
Hải Ngoại... một lý thuyết lịch sử như thế, đúng là một khởi đầu hứa
hẹn, nhưng chưa đủ, theo Manea...
Tác phẩm của Manea là từ ba nguồn kinh nghiệm,
như ông nói với nhà sử học người Ý, Marco Cugno:
"Khi bạn khám phá ra, mình là người Do Thái, ở trong
trại tù, vào lúc 5 tuổi, như vậy là mọi lựa chọn kể như tiêu: cái thảm
kịch tập thể, xa xưa bám dính lấy bạn. Như vậy là, ngay từ lúc nhỏ xíu,
kinh nghiệm Lò Thiêu là một dẫn nhập tàn nhẫn đưa tôi vào đời. Sau đó,
tới chủ nghĩa Cộng Sản. Chủ nghĩa toàn trị có nghĩa là loại trừ và đảo
ngược truyền thống. Tới tuổi già, lưu vong đem trả cho tôi thân phận
một kẻ trôi sông lạc chợ, và theo tôi, để vượt được nó, phải bám chặt
vào ngôn ngữ và văn hóa của mảnh đất tôi sinh ra."
Nhật Ký Tin Văn
*
Và liệu cái vòng tròn ma thuật là vòng tròn này:
“Rắn cắn làm
hư cái đầu. Bên trong cái vòng
tròn huyền hoặc, cái đầu
luẩn quẩn trong một thế giới ảo. Cái đầu tin vào những lời dối trá, và không thể phân
biệt thực với ảo.”
(A snake bite disables the mind. Inside
a magic circle, the mind moves in a fictitious world, believes in lies,
and cannot distinguish reality from illusion).
Ông cho rằng, những mắc míu của tầng lớp
trí thức với chủ nghĩa cộng sản, gia nhập rồi rời bỏ – trong chán
chường và vỡ mộng: “thời điểm vỡ mộng có lẽ là quan trọng nhất” (“the
moment of disullusion is perhaps the most important”).
Milosz: Cầm Tưởng
Ui chao, vậy là gần một năm rùi!
Ở cái tuổi gần đất xa trời, một năm là... ngàn năm!
Chớp
bể mưa nguồn
*
Trang thơ Cao Thoại Châu
ừ thôi trí nhớ rồi
như gió
đêm thổi từng cơn qua biển đông
em vui áo lụa mềm lưng phố
có động lòng thương kẻ cuối đường ? (*)
Du Tử Lê
(*) Có bản chép như hai câu trích của bác.
[Blog Tin Văn]
1. Hai cặp thơ trên, lạ.
Không thể làm sao hiểu nổi tại làm sao chúng lại đứng cặp với nhau để
thành một khổ thơ?
2. Em đi hay Em vui?
Gấu này nghĩ Em đi, mới đúng [mới hợp tình hợp cảnh Gấu]
*
Em đi áo lụa mềm lưng phố
Có
động lòng thương kẻ cuối đường...
Có những câu văn, thơ, được viết ra, không phải
để được đọc liền tù tì, mà là để đợi một độc giả độc nhất, độc giả độc,
độc giả xịn, độc giả tri âm tri kỷ của nó.
Tao chỉ đợi mày, tao còn sống đây, là vì mày...
Tao đây nè, đọc, đọc đi để tao hoàn tất cái đời của tao.
Hoàn tất theo nghĩa, trở thành bình thường như mọi câu văn câu thơ
khác.
Cho đến một lúc nào đó, lại thức giấc và lại đợi.
Hai câu thơ trên của Du Tử Lê, là như thế đối
với Hai Lúa.
Ghê gớm hơn nữa, nó liên quan đến một nơi chốn, của Sài Gòn.
Cũng cái cảm giác như thế, Hai Lúa nghe, lần
đầu tiên trong đời, bản nhạc Ngày Mai
Đi Nhận Xác Chồng, tại trại cải tạo Duyên Hải, khi cuộc chiến
kết thúc đã từ đời thưở nào, chẳng còn ai đi "lượm" xác chồng...
Bản nhạc vừa cất lên một cái là thằng Hai Lúa rùng mình, toát mồ hôi,
chân tay bủn rủn, nó đây rồi, nó là của mình, không của ai khác, ông
nhạc sĩ sáng tác ra cho riêng thằng Hai Lúa này. Mấy người khác chỉ
nghe ké, thưởng thức ké, đau khổ ké....
Viết tới đây, bỗng Hai Lúa nhớ đến một ý của Benjamin. Ông này nói, có
những cuốn sách nằm ngủ ở trong thư viện, để cho bụi đắp đầy mình, chờ
có khi hàng ngàn năm, độc giả của nó khật khừ tới, và đánh thức nó
dậy...
Have you ever seen
the rain?
Lần đầu nghe câu hát này, Hai Lúa giật mình tự hỏi, tại sao lại có một
lời ca lạ kỳ như vậy.
Rồi chẳng bao giờ Hai Lúa tìm hiểu những lời tiếp theo.
Bởi vì câu hát đó, đến đó, là trọn vẹn đối với Hai Lúa.
Câu hát trọn vẹn của nó đối với Hai Lúa là như vầy:
Em có bao giờ nhìn thấy mưa rơi trên tóc, trên mặt, trên má em, bữa hai
đứa mình đứng trú mưa, tại vỉa hè đường Lê Lợi, ngay trước rạp hát, kế
bên Nhà Thương Đô Thành... (1).
Làm sao em nhìn thấy được!
Và bây giờ, sau bao nhiêu năm, làm sao em nhớ được!
Chỉ có một mình anh nhớ, cho cả anh và em.
Và cũng chẳng ai thèm nhìn, thèm để ý, trừ cái thằng ngố đứng sững như
trời trồng, buổi sáng bữa đó.
Đâu có thua gì Barbara, của Prévert.
Cũng có một cuộc chiến chó đẻ, rình rập.
Cũng cố vội vàng, hạnh phúc.
Đoạn mới viết đó, là để trả lời cái mail của Du Tử Lê, khi Hai Lúa hỏi,
trọn bài thơ trong có hai câu trên nó ra làm sao. Anh kiếm cả buổi, nhớ
cả buổi, không làm sao kiếm được, nhớ ra được, thế rồi anh chậc chậc,
mày đâu cần cả bài thơ? Cần làm quái gì?
Hai câu là đủ rồi, cha nội!
(1) Rạp Vĩnh Lợi, nhớ ra rồi. Còn Lê Lợi là rạp chiếu phim thường trực,
ở sau chợ Sài Gòn, gần trường Văn Khoa cũ, nơi có lần Hai Lúa rủ em đi
coi movie, hết ghế, chật cứng người, phải đứng coi ngay gần cửa, chưa
đầy phút, em đã đi ra, nói, có một thằng khốn nạn đứng phía sau em.
Have you
ever seen the rain?
Someone
told me long ago there's a calm before the
storm,
I know; it's been comin for some time
When it's over, so they say, it'll rain a sunny day,
I know; shinin down like water
I want to know, have you
ever seen the rain?
I want to know, have you
ever seen the rain?
Comin down on a sunny day
Yesterday, and days before, sun is cold and rain is hard,
I know; been that way for all my time
til forever, on it goes through the circle,
fast and slow,
I know; it can't stop, I wonder
I want to know, have you
ever seen the rain?
I want to know, have you
ever seen the rain?
Comin down on a sunny day
Yeah!
I want to know, have you
ever seen the rain?
I want to know, have you
ever seen the rain?
Comin down on a sunny day
Someone told me long
Notes
on Writing and the Nation
Salman Rushdie
*
Tuyên ngôn Độc lập
A DECLARATION OF INDEPENDENCE
Writers
are citizens of many
countries: the finite and frontiered country of observable reality and
everyday
life, the boundless kingdom of the imagination, the half-lost land of
memory,
the federations of the heart which are both hot and cold, the united
states of
the mind (calm and turbulent, broad and narrow, ordered and deranged),
the
celestial and infernal nations of desire, and-perhaps the most
important of all
our habitations-the unfettered republic of the tongue. These are the
countries
that our Parliament of Writers can claim, truthfully and with both
humility and
pride, to represent. Together they comprise a greater territory than
that
governed by any worldly power; yet their defenses against that power
can seem
very weak.
Salman Rushdie
Anh
có chịu chút ảnh hưởng nào của tư tưởng bố vợ anh khi nhìn về những vấn
đề lịch
sử của Việt Nam
không? (“Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ
đánh
thuê” là câu nói nổi tiếng của ông Nguyễn Cao Kỳ khi trả lời phỏng vấn
Báo
Thanh Niên Xuân Ất Dậu, ngày 25 tháng 12 năm 2005 - theo Wikipedia
tiếng Việt -
NV)
Nguồn
Đúng giọng lính tẩy.
Cũng bảnh, khi dám phán như vậy.
NY Times đọc
Những Con Quỉ của Dos 1932:
The Flood From the Soul
*
Theo bước chân của Dostoevky:
UN ÉTÉ À BADEN-BADEN
LEONID TSYPKIN
Một mùa hè ở Baden-Baden:
Một cuốn sách lạ, hiếm.
218 p., Christian Bourgois,
18 €
C'est
miracle que ce roman
écrit entre 1977 et 1980 par un écrivain russe, médecin de son état,
qui n'a
jamais obtenu de visa pour sortir du territoire, soit parvenu jusqu'à
nous. Il
aura fallu la ténacité d'un ami qui l'a fait publier dans Novaya
Cazeta, un
hebdomadaire new-yorkais pour émigrés russes, huit jours avant que
l'artiste ne
décède à 56 ans d'une crise cardiaque. Puis, la main heureuse de
l'intellectuelle américaine Susan Sontag découvrant, bouleversée, ce
livre chez
un bouquiniste londonien.
Un été à Baden-Baden
est donc un livre rare. Et
précieux, exaltant, par son sujet et sa façon. Leonid Tsypkin y raconte
la vie
de Dostoïevski, son périple tumultueux en Europe en 1867 et, plus
particulièrement, l'amour généreux, incandescent, qui unit Fédia et
Anna.
“L'originalité du roman de Tsypkin tient à sa manière d'osciller entre
la vie
itinérante des Dostoïevski et le récit autobiographique du narrateur,
anonyme
de bout en bout de ce voyage à travers les mornes paysages de l'URSS
contemporaine. Un passé fiévreux continue d'éclairer les ruines
culturelles du
présent. Le voyage de Tsypkin le mène à Leningrad,
mais il traverse aussi l'âme et le corps de Fédia et d'Anna. L'empathie
relève
ici du prodige”, explique Susan Sontag dans la préface de ce récit
merveilleusement mouvant qui commence en hiver dans un train pour Leningrad et
s'achève, en
hiver encore, dans un tramway de Saint-Pétersbourg. C.A.
[Trích báo Đọc, Lire, Tháng
Hai, 2003]
Dọn
Ông Nguyễn Văn Lục này, có khi
chưa từng đọc Sáng Tạo, hoặc có đọc,
nhưng chẳng hiểu mô tê gì hết. Giá như mà trước khi viết về nhóm này,
ông Lục lục talawas đọc lại mấy cuộc họp bàn tròn của nhóm, thì cũng
biết sơ sơ về họ, và về chuyện tại làm sao họ cố tình tìm đủ mọi cách
để thanh toán Tự Lực Văn Đoàn, và văn học tiền chiến.
Giả như, họ thành công, biết đâu, chúng ta có một nền văn học ý thức về
thời của mình, ý thức về cuộc chiến mà hai miền đâm đầu vào...
Biết đâu, lịch sử có thể khác đi?
Nếu. Giả như mà.
Tuyết
08
TCS vs LS
Blessed is he who visited this world
In its fatal moments
Akhmatova: Third Elegy [1945]
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi,
Vào đúng lúc thê thảm như thế này.
Nỗi buồn nhạc Trịnh,
hay là âm điệu tủi thân và mất nước: Huzun: Buồn
*
Huzun, tiếng
Thổ, nghĩa là buồn, [melancholy, tristesse].
Gốc tiếng Ả Rập, nó xuất hiện
trong kinh Koran (như huzun, trong
hai câu thơ, và như hazen trong ba
câu khác), nó có nghĩa đúng như trong tiếng Thổ bây giờ. Nhà tiên tri
Muhammad,
khi nhắc tới năm bà vợ, Hatice, và ông chú, Ebu Talip, mất, đã gọi năm
đó là “senetul huzn [năm của nỗi buồn], điều
này cho thấy, từ này chuyên chở tình cảm mất mát sâu xa về tinh thần.
Nhưng những
gì mà tôi đọc được khiến tôi hiểu ra điều này: nếu huzun
bắt đầu cuộc đời của nó như là một từ để chỉ mất mát, và cùng
với nó, là đau thương, là thổn thức, thì, nó cho thấy có một bất đồng ý
kiến
nho nhỏ, mang tính triết học, trong vài thế kỷ tiếp theo sau sự xuất
hiện của
từ này, trong lịch sử Hồi giáo. Cùng với thời gian, chúng ta nhận ra,
có hai huzun, rất khác nhau, và với mỗi huzun
khác nhau đó, là một truyền thống
triết học khác nhau.
Theo truyền thống thứ
nhất,
chúng ta trải nghiệm huzun, khi quá
gắn bó với thế giới trần tục, với những lợi lộc và những thú vui vật
chất. Từ
đó, là hệ lụy: “Nếu bạn chưa quá lậm vào thế giới tạm bợ này, nếu bạn
là một
người Hồi giáo tốt, thực, thì bạn sẽ không để ý gì đến những mất mát
trần thế”.
Truyền thống thứ nhì,
thoát
thai từ chủ nghĩa thần bí Sufi, đem đến cho chúng ta một sự hiểu biết,
hướng
thượng hơn, và dễ thông cảm hơn, về thế giới, và vị trí, địa vị của mất
mát và
đau thương ở cõi đời. Với những người theo chủ nghĩa thần bí Sufi, huzun là nỗi đau tinh thần mà chúng ta
cảm thấy, do chúng ta không thể nào gần gụi - gần gụi tới một mức độ
nào thì
cũng vẫn chưa coi là đủ được - với Đấng Allah, và, do chúng ta không
thể nào
làm đủ, cho Đấng Allah. Với một Sufi, người đó sẽ không để ý đến những
âu lo,
những quan hoài của thế gian, thí dụ như cái chết, chưa nói đến ba cái
thứ linh
tinh như của cải, hay sở hữu; người đó đau nỗi đau, đau nỗi trống rống,
và đau nỗi
bất toàn, bởi vì người đó cảm thấy mình chẳng bao giờ có thể ở ngay
dưới chân
Đấng Allah, bởi vì người đó cảm nhận, mình cảm nhận bao nhiêu về Đấng
Allah,
thì cũng vẫn là chưa đủ. Hơn nữa, không phải sự thiếu vắng, mà là sự có
mặt của huzun, đã là nguồn cơn của mọi
chuyện. Do thất bại, không trải nghiệm huzun
khiến anh cảm thấy nó; anh ta đau khổ, bởi vì anh ta đau khổ chưa đủ,
và chính
là do đi theo con đường lập luận như thế cho tận cùng mà văn hóa Hồi
giáo đã
coi trọng huzun. Nếu huzun là trung
tâm của văn hóa, thơ ca,
và cuộc đời thường nhật của Hồi giáo trong hai thế kỷ vừa qua, nếu nó
trấn ngự
âm nhạc của chúng ta, thì, chí ít, ấy là do chúng ta coi nó như là một
vinh dự.
Nhưng để hiểu huzun sau cùng nghĩa là
gì trong thế kỷ đã qua, để chuyên chở quyền lực dài dài của nó, nói đến
vinh dự
là chưa đủ, đối với truyền thống Sufi. Để chuyên chở sự quan trọng tinh
thần
của huzun trong âm nhạc
Istanbul trong 100 năm qua; để hiểu tại sao huzun trấn
ngự không chỉ phong thái, âm
điệu của thơ ca hiện đại Thổ nhĩ kỳ, nhưng mà còn cả tính biểu tượng
của nó,
và, tại sao, như những biểu tượng lớn lao của thơ ca Divan, nó chịu
đựng nỗi đau quá liều luợng, lạm dụng; để hiểu sự
quan trọng trung tâm của huzun
như là quan niệm văn hóa chuyên chở sự thất bại
của cõi dương gian, sự chẳng có gì để mà liệt kê, và sự đau khổ tinh
thần, nếu
chỉ cố nắm lịch sử của từ này, và vinh dự mà chúng ta choàng cho nó, là
chưa
đủ.
*
Khi
Mỹ đổ bộ xuống miền Nam tàn phá xóm làng, gây đau
thương hận thù cho người Việt thì các phong trào chống chiến tranh của
Mỹ bùng lên, lúc đầu chủ yếu do các lực lượng thanh
niên, sinh viên, học sinh tại các đô thị. Không nhớ rõ
chữ phản chiến ra đời vào thời điểm
nào chỉ biết nó dùng để chỉ sự oán ghét cuộc chiến do Mỹ
gây ra đối với nhân dân Việt Nam. Tên tuổi Trịnh Công
Sơn gắn liền với nhạc phản chiến, có thể nói không có Trịnh Công Sơn
nếu không có nhạc phản chiến, không có nhạc phản chiến nếu không có
Trịnh Công Sơn.
Trong bài này tôi tìm hiểu nội dung
của hai chữ phản chiến và hậu quả dai dẳng được lưu lại
cho đến ngày nay. Tương tự như những bài viết khác,
phương châm của tôi là viết thẳng viết thật. Rất mong nhận được
nhiều ý kiến đóng góp, phê bình.
Nguyễn Trọng Văn
Nguồn: Diễn đàn Forum
*
Cái kiểu viết thẳng viết
thật của ông, khiến người khác, nếu muốn viết thẳng viết thật, vô
phương.
Ấy là vì ông không cho người khác, nói khác ông.
Giả dụ như tôi viết như thế này: Chính là vì Miền Nam phản chiến, theo
nghĩa, không muốn chiến tranh, như nhạc TCS nói lên tâm trạng đó, cho
nên Miền Bắc mới tìm đủ mọi cách để nhử làm sao cho Mẽo phải nhẩy vô,
rồi đó, mới tạo đủ thứ đau thương hận thù.... như ông mô tả.
*
Ông nói cuộc chiến do Mẽo gây nên, tôi nói do VC gây nên, ai viết thẳng
viết thật?
Giả như sau khi chiến tranh kết thúc, có cái nhà Việt Nam to lớn hơn
đàng hoàng hơn, thì ông mới có quyền viết thẳng viết thật, như trên.
Nhưng, bởi vì không có cái nhà VN to lớn hơn, mà có mọi cái khốn nạn
hơn, cho nên ông lại viết thẳng viết thật, là, do thằng Mẽo và thế lực
phản động tiếp tục gây đau thương tang tóc...
*
Hơn nữa, ông đổ hết gánh nặng phản chiến lên đầu lên cổ TCS, đúng ra là
phải chia đều cho cả Miền Nam, trừ VC và những anh nằm vùng, như ông!
NQT
Cali_08
Gấu vs
Hồ Nam
Lèm bèm về
dòng văn
học "Lạc Đường"
|