*

Chớp bể mưa nguồn
*
Trang thơ Cao Thoại Châu

Lễ Hội Anh Đào
Sự cố 30.4.1975, chắc cũng na ná như vậy, và cái Miền Nam ngày nào, thì cũng giống như những bông đào giả, bây giờ!
Bình thường thôi mà. Chuyện có gì mà ầm ĩ?

Trung tâm vs Ngoại vi
Công dân vs Nhà văn
Theo Gấu, cả hai tham luận về Pamuk ở trong nước, của Phạm Viêm Phương và Nguyễn Tiến Văn [đăng lại trên talawas] đều cố tình thổi "mặt yếu" của Pamuk, tức là cố tình nhấn mạnh đến tầm quan trọng về mặt chính trị của một nhà văn như ông, trong thời đại "khủng bố", mà đằng sau nó, là những anh em đồng chí bạn đường của Bin Laden!
Cứ giả dụ như, vì cái vụ Tháp Đôi mà thí Nobel cho ông, thì khốn nạn quá, làm nhục văn học quá.
Cứ giả dụ như, do ông lên tiếng về cái vụ "Mậu Thân Thổ" mà đề cao tính công dân của nhà văn Pamuk, thì có vẻ chửi xỏ nhà nước ta quá!
*
“I care about writing. I am essentially a literary man who has fallen into a political situation.”
[Tôi lo chuyện viết. Tôi đúng là một nhà văn bị vướng mắc vào một hoàn cảnh chính trị.]
Pamuk: Nguồn
*
Sự kiện mất trung tâm, thực sự liên quan đến ngôn ngữ nhiều hơn là chính trị, theo Steiner. Ông gọi đây là cuộc cách mạng ngôn ngữ, (1) mà khía cạnh đập vô mắt chúng ta là sự nổi bật lên của chủ nghĩa đa ngôn ngữ [the emergence of linguistic pluralism], của hiện trượng "đếch có nhà" [unhousedness], ở một số nhà văn nhớn. Những nhà văn nhớn này đứng vào một cái thế lắc lư con tầu đi, stand in a relation of dialectical hesitance, không chỉ với ngôn ngữ mẹ đẻ - như Holderlin hay Rimbaud trước họ - mà còn với một vài ngôn ngữ. Trước đây chưa từng có chuyện này. Chính nó nói lên, một cách rộng rãi hơn, [so với cái kiểu trung tâm đối đầu với ngoại vi. NQT] về một trung tâm đã bị mất. Chính nó khiến Nabokov, Borges và Beckett trở thành ba tay đại diện cho văn chương lưu vong [đúng ra phải thêm tay Conrad, và cả một lô nữa, nhưng đây là ba bậc tiền bối, tiền thân, của những Naipaul, Ru
shdie, Murakami, Linda Lê, Trần Minh Huy......]
(1): Xem Steiner: Ngoại địa, Extra-territorial, Tựa.

The Bookers' favourite
Acclaimed novels, a knighthood and, most tellingingly, the fatwa which forced him into hiding have made him one of the most celebrated, and controversial, authors of our age. His latest book returns to the tortured relationship between East and West; its other obsession is with the power of female beauty. Here he reveals how writing it helped him escape the painful break-up of his marriage to Padma Lakshmi.

Bị tờ Người Kinh Tế chê, Rushdie biện bạch, nhờ viết cuốn đó mà tôi không phát điên vì vợ bỏ đi.

*
Rushdie ex-wife


Tuyết 08

TCS vs LS
Không có thời là không có TCS.
Kỳ trước Gấu, nhân đọc cuốn Heidegger và thời của ông, vớ được một câu đề từ, không có thời là không có đời, bèn áp dụng "một cách thông minh và thần tình" [tính dùng chữ "thiên tài", nhưng xấu hổ quá] vào Miền Nam trước 1975, để "nối vòng tay lớn", ôm tất cả những người dù chính kiến khác nhau vào thời của mình, nhằm 'chiêu hồi' TCS, không ngờ, đây chính là ý của Đặng Tiến, khi ông viết về họ Trịnh, và mới đây, trong bài viết về HPNT, cho biết, câu đó đã bị nhà nước VC thiến bỏ, khi đăng lại bài của ông.

Về Trịnh Công Sơn, bạn thân của Hoàng Phủ, tôi đã viết "dù đánh giá ra sao đi nữa, nhạc Trịnh Công Sơn cũng là sản phẩm của chế độ Việt Nam Cộng hòa, trong cả hai mặt tích cực và tiêu cực của chế độ này"
[Trích talawas]

Tuy nhiên, về cái chuyện TCS không thể bỏ đi nước ngoài, thì có nhiều "options", theo Gấu. Cho dù chính TCS đã từng tuyên bố, như trong bài viết Ngô Minh cho biết:
Việt Nam là nơi duy nhất tôi có thể sống và sáng tác. Ở nước ngoài, tôi không nghe ra tiếng nhạc trong đầu mình, tôi không nghe được câu thơ tôi viết ra. Tôi thích đi nước ngoài, nhưng nếu ở lâu, tôi sẽ khô cạn và chết mất. Hơi ấm của dân tộc Việt Nam giống như nước cần thiết cho hoa vậy”.
Câu nói của TCS chỉ đúng cho TCS.
Bởi vì, vẫn câu đó, bất cứ một nhà văn Mít lưu vong nào, cũng có thế phán y chang, "chỉ" khi "không ở Việt Nam"!
Vả chăng,
đối với riêng Gấu này, những bài hát của TCS sau 1975, trừ Em còn nhớ hay em đã quên, còn lại đều đồ bỏ!
Không có thời là không có TCS!
*
Nhưng nếu nói đến thời, thì làm sao cắt nghĩa ru mãi ngàn năm, ngàn năm ru mãi?
Và nếu như thế, câu của cô học trò, viết về Thầy và cũng là người tình, lại có vẻ hợp với "ngàn năm, ngàn năm... ru mãi"!

La tempête qui souffle à travers la pensée de Heidegger - comme celle qui vient encore à notre rencontre dans l'oeuvre de Platon, après des millénaires - n'est pas née de notre siècle. Elle vient du fond des âges, et elle laisse derrière elle un accomplissemenr qui, comme tout accomplissement, retourne au fond des âges.
Hannah Arendt
Cơn bão thổi qua tác phẩm của Heidegger - như cơn bão cũng tới viếng thăm chúng ta, qua tác phẩm của Platon, sau hàng ngàn năm - không phải phát sinh từ thế kỷ của chúng ta. Nó tới từ đáy sâu từ vực thẳm từ tầng tầng thời đại, và nó để lại đằng sau nó một sự hoàn tất, và như mọi hoàn tất, trở lại đáy những thời đại.

Cali_08

Gấu vs Hồ Nam
*
Kiểu câu kệ dài thòng, trong văn Mít, trước Gấu, chưa hề có.
Lần đầu đọc Faulkner, Gấu, như Bác Hồ, lần đầu đọc Lenin, la lớn, nó đây rồi!
Bác Hồ thì nhìn ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Mít, Gấu nhìn ra con đường giải phóng văn chương Mít!
Bác cháu ta là nhất, là số một, thưa Bác!
Đây là câu chuyện tiền kiếp của Gấu, mê một em nhà giầu, đài gương chẳng thèm soi đến dấu bèo, bèn bịnh đến đi tầu suốt, trước khi đi, chỉ xin được hửi tay người đẹp, đến mãi mãi kiếp sau sau, đúng vào khi xẩy ra cuộc chiến Việt Nam, trước khi lừng lững khốc liệt đi vô Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, thì được toại nguyện.
*
Hồ Nam viết:
Thực ra với tài viết truyện ngắn của Sơ Dạ Hương, Nguyễn Quốc Trụ chịu sáng tác chịu "cấm phòng" ngồi viết không "bon chen" vung vít, khoe chữ, khoe đọc sách, khoe bạn bè thân quen, khoe cái tôi, NQT chắc chắn là nhà văn ở nước ngoài có vị trí đáng kể ở đời, chứ không phải anh chàng Gấu trên trang nhà Tản Viên thích làm dáng "khụng khiệng" ta đây.
*
Trang Tin Văn, sở dĩ có, là hoàn toàn do... Steiner, như nhiều lần Gấu lèm bèm!



Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"
Xế chiều, chúng tôi đến Trung tâm Nhập ngũ.
Thực chất đó là một trại tập trung.

Đào Hiếu: Lạc Đường

Viết như vậy là sượng. NQT
*
Chắc chắn, với đa số, đây là cuốn số 2, theo tuần tự thời gian, sau số 1, Đêm hay Ngày. Sau một lạc đường ở Miền Bắc, tới một lạc đường ở Miền Nam.
Chắc chắn, cũng sẽ nổi như thế.
Và mắc đúng một lỗi lầm như thế
Vũ Thư Hiên thì đi tù với một bông hồng. Còn Đào Hiếu, làm cách mạng với bóng dáng một Trương Quỳnh Như ở trong hồn.
Tốt thôi, nhưng giá mà ngộ ra được, hồn của mình cũng lấm bùn, bông hồng của mình cũng có mùi quá khứ những ngày huy hoàng Bắc Bộ Phủ.
Vẫn ý của Milosz, và của Oz, sạch quá là hỏng.
Hai cuốn sách đều sạch quá.


Notes on Writing and the Nation



Goi bac Tru bai nay:

http://terresdefemmes.blogs.com/mon_weblog/2005/03/smallstrongla_b.html

Une écriture incisive, « lacérante » qui infiltre l’écriture des auteurs dont elle décortique style et idées. Ses analyses ont une force, une profondeur, une acuité que bien des critiques pourraient lui envier.
[Bài báo này khen bà quá sắc sảo, nhiều nhà phê bình thèm… ]