Cao
Thoại Châu
Mưa
còn rơi trên bến xe chiều
Dung
nhan mới
NGUYỄN
LƯƠNG VỴ
HUYẾT ÂM TÂY TẠNG
Cali_08
Có vẻ như, bài trả lời RFA là để phản bác những nhận
định của Gấu, về một nhà thơ chuyên "ăn mày ăn xin tình yêu" ?
DTL trả lời phỏng vấn RFA
Gấu vs
Hồ Nam
Lèm bèm về
dòng văn
học "Lạc Đường"
Nỗi
buồn Istanbul
[Sài Gòn-Vũng Tầu-Đà Lạt]
Mỗi
lần đọc Trăng trên vịnh Bosphorus là mỗi
lần tôi buồn lạ lùng, tiếc hùi hụi, giá như mình có mặt tại đó, nhập
vào những
đam mê, nhập vào niềm im lặng ”thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt”, thay
vì phải đọc
qua một tác giả, rồi tôi sướng mê tơi khi nghĩ đến chuyện, làm sao,
bằng cách
nào, nhà văn, bị nỗi hoài nhớ thúc bách đến trở thành mù loà và cứ thế
chìm xuống
những dòng nước ngầm đen thui, quỉ ma của cái thiên đàng đã mất của
ông. Vào những
đêm trăng, khi những lá thuyền tụ lại ở một khoanh biển yên tĩnh, tiếng
nhạc
tắt ngấm, vào lúc đó, ngay A.S. Hisar cũng cảm nhận ra điều này: “Những
lúc
không một hơi gió, làn nước, đôi khi, như một cơn chuyển mình từ bên
trong, lao
xao, khiến mặt nước óng ánh như mặt lụa.”
Ngồi
trên thuyền cùng với bà mẹ, hình như đối với tôi,
những màu sắc trên những ngọn đồi Bosphorus không phản chiếu thứ ánh
sáng bên
ngoài. Những cây judas và vạn niên thanh, những cánh chim hải
âu vỗ vùn
vụt khi bay qua chúng tôi, những bờ tường kho chứa ghe thuyền, lở chỉ
còn chừng
một nửa, tất cả như phản chiếu một thứ ánh sáng mờ nhạt từ bên trong.
Ngay cả
vào những ngày nóng nực nhất, khi những đứa trẻ con nhà nghèo nhẩy từ
con đường
nơi bến tầu xuống mặt biển, mặt trời ở đây có vẻ như cũng không hoàn
toàn làm
chủ khí hậu và phong cảnh. Và tôi thật mê, trong khi cố cắt nghĩa, cảnh
tượng,
vào lúc ráng chiều mùa hè rớt xuống, cũng là lúc Bosphorus trộn bầu
trời đỏ rực
vào với sự bí ẩn của riêng nó về bóng tối. Tôi mê mầu nước thay đổi khi
nó
chuyển mình, như được bứt ra khỏi sự cầm giữ, và sủi bọt sùng sục, càng
trở nên
hung hãn khi những con thuyền cắt ngang nó. Nhưng ngay ở bên dưới mớ
bọt biển
kia, là phần biển mềm mại hơn, mầu sắc của nó không thay đổi gì nhiều,
nhấp nha
nhấp nhô, giống như bể hoa súng trong tranh Monet.
Vào
giữa thập niên 1950, trong khi học tại Robert Academy,
tôi dành khá nhiều thì giờ, đứng giữa đám người đợi xe buýt buổi sáng
tại
Besiktas-Sariyer, nhìn lên những ngọn đồi phía bờ biển Á Châu, trong
lúc
Bophorus chập chờn như một biển cả bí mật, thay đổi mầu sắc cùng với
mặt trời
lên. Vào những buổi chiều xuân sương mù, khi không một cọng lá nào ở
trong thành
phố rì rào lao xao, vào những đêm hè không một cánh gió, không một
tiếng động,
một người đàn ông lặng lẽ bước một mình sau nửa đêm dọc theo bờ biển
Bophorus,
anh ta chỉ nghe tiếng bước chân của chính mình, và khi anh ta vòng vòng
ở khu
Akinti Burnu, rồi đi quá Arnavukoy, hay khi anh ta đi tới ngọn hải đăng
ở chân nghĩa
trang Asiyan Cemetery, đúng lúc đó, anh sẽ nghe thấy tiếng gầm thật
hạnh phúc, thật
đáng sợ và thật sung mãn của con nước, và gật gà gật gù, những đợt khói
sóng, mớ
bọt biển kia, chẳng biết đến từ nơi nao, và tự hỏi, như Hisar đã từng,
và tôi
cũng đã từng tự hỏi, liệu chăng Bosphorus có một linh hồn.
Tôi
nói về mầu của những cây bách, của những khu rừng
âm u ở những nếp gấp của những thung lũng, của những yah hoang phế,
trống rỗng,
bị con người bỏ bê, tôi nói về thơ ca của những con tầu và những yali
của
Bophorus mà chỉ những ai đã từng tiêu hết, đốt hết cuộc đời của họ ở
hai bên bờ
thì mới hiểu được, tôi nói về sự khám phá ra niềm vui của cuộc sống
trong những
điêu tàn đổ nát của một nền văn minh khi nó đã đạt tới một cung cách
rất ư là
đặc thù, của riêng nó, tôi nói về sự ngần ngại, không làm sao quyết
định, những
đau khổ, những niềm vui và những kinh nghiệm của điều mà người ta gọi
là cuộc
đời, ở một nhà văn năm chục tuổi, và sự khát khao được sung sướng hạnh
phúc, và
được vui thích như là một đứa trẻ con mà với nó, Lịch sử và những văn
hóa chẳng
là cái thá gì, với niềm khao khát hiểu biết cuộc đời bằng sự chân
thành. Tuy
nhiên, ngay khi tôi bắt đâu gợi ra vẻ đẹp và thi ca Bosphorus, của
những con
phố âm u Istanbul, một giọng nói ở trong tôi dè chừng, này, đừng có
cường điệu
những vẻ đẹp của thành phố mà tôi sống ở đó, như thể, nó muốn tôi giấu
diếm
ngay cả với chính tôi cái bất toàn không viên mãn của cuộc đời mà tôi
sống, có
lẽ sự thiếu vắng cái đẹp ở trong chính cuộc đời của chính tôi là nông
nỗi này:
Nếu tôi nhìn thành phố và thấy nó đẹp, nó hớp hồn, nó mê hoặc, thì cuộc
đời của
tôi bắt buộc cũng phải như vậy. Rất nhiều nhà văn những thế hệ trước
tôi rớt
vào thói hư tật xấu này, khi viết về Istanbul: ngay cả khi họ suýt xoa,
hít hà
vẻ đẹp của thành phố, khiến tôi mê mẩn với những câu chuyện của họ, rốt
cuộc
thì tôi cũng hiểu ra rằng thì là họ đâu có còn sống ở nơi chốn mà họ
miêu tả,
và họ thèm đến rỏ nước miếng những tiện nghi hiện đại của những đô thị
Tây
phương. Từ những đấng đàn anh này, tôi hiểu ra rằng, một khi có kẻ ngợi
ca vẻ
đẹp của Istanbul, điều đó có nghĩa, kẻ này đã tếch mẹ nó khỏi thành phố
từ đời
nảo đời nào rồi, và không phải là không có tí mặc cảm tội lỗi: Với một nhà văn suốt ngày lảm nhảm về những điêu
tàn, về
nỗi buồn của thành phố, của Bosphorus, kẻ này chẳng hề có khi nào thắc
mắc, về
thứ ánh sáng ma quỉ giáng xuống cuộc đời của chính anh ta, ui chao, ta
đã làm
chi nửa sau đời ta? Để mà bắt kịp, với tới, hay xứng đáng, với những vẻ
đẹp của
Bosphorus, là phải luôn luôn nhớ điều này: có một sự khác biệt rất lớn
lao,
giữa cuộc đời dơ dáng, thảm hại, nhếch nhác, sa đọa của chính cá nhân
một con
người, một
cựu cư dân của thành phố, với những thành quả, chiến thắng, những vẻ
đẹp
huy hoàng
của quá khứ [của Sài Gòn].